Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu Học
Nhằm giúp các giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm và ý tưởng để hoàn thành tốt công việc của mình, VnDoc.com xin giới thiệu tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học - Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp".
Nội dung công tác chủ nhiệm lớp
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”, đó là niềm tin, sự gửi gắm và kì vọng của Người trước lúc đi xa cho thế hệ trẻ - mầm non tương lai của đất nước qua bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, cũng là lời gửi gắm đầy tin tưởng của Bác, cho chúng ta- những người đang ngày đêm miệt mài với sự nghiệp giáo dục.
Và để không phụ niềm tin tưởng ấy của Người, bản thân tôi đã đặt ra suy nghĩ cũng như sự định hướng đúng đắn cho mình đó là: Việc dạy học cũng giống như trồng cây vậy, chăm sóc nuôi dưỡng thế nào để cho hoa thơm trái ngọt là cả một quá trình dày công và bền bỉ. Vì thế, muốn làm được điều đó đòi hỏi người Giáo viên, nhất là Giáo viên chủ nhiệm phải luôn nỗ lực với ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Chính bởi lẽ đó,đối với tôi, một người giáo viên chủ nhiệm tốt không đơn thuần là người chỉ dạy kiến thức, mà còn phải thấu hiểu tâm tư tình cảm và nguyện vọng của các em, không ngừng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học.
Tuy nhiên, để làm được như vậy là vấn đề không đơn giản. Công tác chủ nhiệm trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Bản thân tôi với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm luôn ý thức rất rõ điều này. Nhưng với tấm lòng yêu nghề cùng tinh thần trách nhiệm, tôi luôn cố gắng bền bỉ và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, như việc duy trì sĩ số 100% và nâng cao chất lượng giáo dục mỗi năm.
Đó không đơn giản là thành tích đạt được của tôi mà đó còn là là động lực rất lớn, để bản thân trong vai trò là một người giáo viên chủ nhiệm không ngừng tìm tòi, học hỏi, tích lũy, làm mới và hoàn thiện mình mỗi ngày, với mong muốn trở thành một tấm gương sáng, một người dẫn đường tận tâm, một người đồng hành tin tưởng của các em. Giúp các em phát triển mọi mặt, làm hành trang vững chắc trên con đường tương lai phía trước. Và để ngày một hoàn thiện hơn nữa, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu:
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích thông qua nó để trải nghiệm thực tế bằng việc nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, để trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Đề tài tập trung tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm, thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp hiện nay tại trường tiểu học ................., bồi dưỡng và giáo dục các kĩ năng sống cơ bản cho học sinh, đồng thời đưa ra một số giải pháp, biện pháp, cách làm mới nhằm trao đổi, góp phần hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp 1.
* Nhiệm vụ:
Nắm vững tình hình chung của lớp cũng như tình hình cụ thể của từng em để từ đó xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học, cách thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm riêng của lớp.
Nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn, một cách khoa học và nghiêm túc, để có thể đề ra những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm bậc Tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp, biện pháp được thực nghiệm trên học sinh các lớp: 1A năm học 2022-2023; công tác giáo viên chủ nhệm của khối lớp Một tại trường Tiểu học …
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài của tôi chỉ hướng vào những tồn tại và giải pháp, biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm nâng cao hiệu quả, hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp 1.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Điều tra thống kê.
Phân tích, tổng hợp
Tổng kết kinh nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
“Chỉ yêu thương trẻ nhỏ là không đủ đối với người giáo viên. Người giáo viên đầu tiên phải yêu và thấu hiểu vạn vật, phải chuẩn bị cho bản thân, và thực sự nỗ lực vì điều đó”. (- Maria Montessori)
Thật vậy, dạy học không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà còn là đem đến những kinh nghiệm ứng xử trong đời sống tới thế hệ học sinh, nhất là đối với học sinh lớp Một là lớp nền tảng, đầu cấp, vì vậy để giúp các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là điều không dễ dàng, bởi vì các em như một tờ giấy trắng, ý thức chưa được hoàn thành. Cho nên vai trò của người giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan trọng, vì là người trực tiếp gần gũi nhất dạy dỗ, dỗ dành và dìu dắt các em. Nếu người giáo viên chủ nhiệm lơ là thiếu quan tâm, thiếu kinh nghiệm thì chất lượng và các hoạt động khác của các em có thể bị lệch hướng. Trong quãng đường cắp sách tới trường của các em chắc chắn sẽ nhớ nhất là cô giáo lớp Một, cô còn cột tóc, cài cúc áo, chỉnh lại trang phục, còn bày cách vỗ tay, xếp hàng, còn dỗ dành khi các em khóc đòi bố mẹ, ... Thay cha mẹ uốn nắn tính nết bướng bỉnh,... đem lại những điều ý nghĩa nhất, tốt đẹp nhất cho các em.
Không chỉ dừng lại ở sự quan tâm những điều nhỏ nhặt nhất của các em mà giáo viên chủ nhiệm còn cần phải chú ý tới những điều quan trọng nhất, bởi vì, công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học cũng như việc hình thành nhân cách đạo đức, phẩm chất, thái độ cho học sinh. Và đương nhiên, đi đôi với sự phát triển của xã hội thì ắt hẳn người giáo viên chủ nhiệm cũng mang trọng trách lớn hơn, bởi sự diễn biến của xã hội cũng vì đó mà trở nên ngày một phức tạp, bởi rất nhiều luồng văn hóa xấu đang đe dọa làm tổn thương những mầm non của đất nước, bởi cuộc sống mưu sinh khiến cho các bậc cha mẹ gần như giao phó con cái cho nhà trường, thầy cô giáo…
Suy cho cùng, giáo viên chủ nhiệm có lẽ là người đóng vai trò nhiều nhất, không chỉ là người truyền đạt và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng những quy định của nhà trường, của Đội thiếu niên Tiền phong đề ra, mà còn là người đề đạt các mong muốn, nguyện vọng chính đáng của các em lên nhà trường, lên hội đồng giáo dục và các tổ chức liên quan khác. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cũng phải có sự liên hệ mật thiết với gia đình, để trao đổi tình hình học tập, biết được hoàn cảnh của từng em, từ đó cùng với gia đình đưa ra biện pháp giáo dục, uốn nắn phù hợp, hiệu quả.
Từ lẽ đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ phải vừa là nhà sư phạm, truyền đạt kiến thức, rèn đức, luyện tài, phải vừa như người làm cha làm mẹ, hiểu rõ tâm tư tình cảm của các em. Không chỉ vậy, giáo viên chủ nhiệm còn phải là người đại diện cho nhà trường, thể hiện cho các em thấy được một môi trường học đường lành mạnh, trong sạch, nghiêm khắc với các chế tài kỉ luật nếu các em mắc lỗi, nhưng cũng luôn thừa bao dung và tin tưởng, để các em sửa chữa và vững vàng hơn mỗi ngày. Thật không quá khi nói rằng, giáo viên chủ nhiệm là người một lúc đóng thật nhiều vai: người thầy, người mẹ, nhà tâm lý học,…
Nhưng để làm được những điều ấy một cách hoàn thiện, chỉn chu nhất là không hề dễ, bản thân người giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng về sự mẫu mực, đạo đức, tác phong nghiêm cẩn, gần gũi hòa đồng. Người giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững và không ngừng trau dồi học hỏi, có năng khiếu sư phạm, có kỹ năng tâm lý học và giao tiếp với học trò. Mỗi cá nhân hoàn thiện sẽ giúp cả tập thể đi lên, và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm, là quản lí, định hướng và giúp đỡ các em trong quá trình hoàn thiện ấy.
Tài liệu dài 24 trang, mời các bạn tải về!
Xem thêm: