Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục thể chất lớp 5
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục thể chất lớp 5 là sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục thể chất. Mời các bạn cùng tải về và tham khảo.
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 5
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Giáo viên nắm đặc điểm, quan điểm, cấu trúc về môn Giáo dục thể chất lớp 5, một số kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp dạy học, hình thức dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất học tập của học sinh.
- Giáo viên được nắm vững chương trình và yêu cầu cần đạt của môn Giáo dục thể chất, các nội dung cơ bản, các phương pháp dạy học, cách nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 27.
- Học sinh hiền, ngoan chủ động phân chia vai trò các thành viên trong nhóm, tổ và có sự chuẩn bị tốt khi giáo viên giao việc về nhà (VD: sưu tầm tranh, ảnh, bảng phụ, tư liệu có liên quan đến bài học, môn học…)
2. Khó khăn:
- Điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn do có nhiều điểm trường nên trang thiết bị dạy học còn hạn chế ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của các em.
- Trình trạng học sinh không đồng đều, một số em chưa ham thích học Giáo dục thể chất, tỏ ra nhàm chán dẫn đến lười học, kết quả học tập bị hạn chế.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu 1: Dạy học môn GDTC cho học sinh lớp 5 nhằm giúp học sinh:
- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao nhằm phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện và phát hiện năng khiếu thể thao. khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.
2. Mục tiêu 2: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
- Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn – học sinh tự phát hiện chiếm lĩnh nội dung rồi thực hành vận dụng kiến thức theo năng lực của học sinh.
- Tổ chức học nhóm, học cá nhân, thực hành, phát vấn, phiếu bài tập, tổ chức trò chơi vận động…
- Một số quan điểm chung về phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất lớp 5:
+ Phương pháp dạy học giáo dục thể chất lớp 5 được kế thừa những phương pháp dạy học truyền thống và tích cực thường được vận dụng trong dạy học thể dục tiểu học.
- Một số phương pháp truyền thống :
+ Phương pháp thuyết minh.
+ Phương pháp giảng giải, minh họa.
+ Phương pháp gợi mở vấn đáp
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực hành luyện tập.
Đổi mới một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học giáo dục thể chất tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng:
- Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học cũng là mục tiêu cấp bách của tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông các cấp để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện.
- Chương trình môn thể dục lớp 5 có đặc trưng là xây dựng kiến thức chia thành 5 phần. Trong các phần giáo viên cần biết thiết kế các hoạt động phù hợp, sử dụng linh hoạt, nhịp nhàng các phương pháp dạy học đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, thái độ các bài học đặt ra cũng như đáp ứng phần nội dung bài học.
+ Phương pháp luyện tập thực hành.
+ Dạy học hiện nay sử dụng hình thức, cách tổ chức dạy học với nhiều phương pháp dạy học mới đưa vào môn thể dục như :
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp học nhóm.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp luyện tập thực hành.
+ Phương pháp động não.
+ Phương pháp trò chơi.
+ Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên tổ chức, hướng dẫn – học sinh tự phát hiện chiếm lĩnh nội dung rồi thực hành vận dụng kiến thức theo năng lực của học sinh.
+ Tổ chức học nhóm, học cá nhân, thực hành, phát vấn, phiếu bài tập, tổ chức trò chơi…
3. Mục tiêu 3: Về phát triển phẩm chất - năng lực học sinh
Những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được hình thành, phát triển cho học sinh bao gồm:
- Về phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Về năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất:
Chương trình môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển với các thành phần: năng lực chăm sóc sức khoẻ, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao.
* Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất được thể hiện cụ thể trong chương trình như sau:
- Chăm sóc sức khoẻ:
+ Biết và bước đầu thực hiện được vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung và vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao.
+ Biết và bước đầu thực hiện được một số yêu cầu cơ bản của chế độ dinh dưỡng để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ.
+ Nhận ra và bước đầu biết cách vệ sinh trong giờ học: Khởi động, tập luyện, hồi phục, sau tập luyện.
- Vận động cơ bản:
+ Nhận biết được các vận động cơ bản trong chương trình môn học.
+ Thực hiện được các kĩ năng vận động cơ bản.
+ Có ý thức thường xuyên vận động để phát triển các tố chất thể lực.
- Hoạt động thể dục, thể thao:
+ Nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục, thể thao đối với cơ thể.
+ Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao phù hợp với bản thân.
+ Tự giác, tích cực trong tập luyện thể dục, thể thao.
- Biết cách thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện.
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
- Thực hiện được nội dung đội hình đội ngũ; các động tác bài tập thể dục; các tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; các động tác cơ bản của nội dung thể thao và vận dụng được vào trong các hoạt động tập thể.
- Tham gia tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích.
- Bước đầu tự sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.
- Hoàn thành lượng vận động của bài tập.
- Nghiêm túc, tích cực, trung thực trong tập luyện.
- Hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao.
4. Mục tiêu 4: Chia sẻ vận dụng kinh nghiệm:
- Giúp giáo viên nắm nội dung chương trình, nắm được cấu trúc và các chủ đề và lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng dạy môn giáo dục thể chất lớp 5 đạt hiệu quả.
- Biết cách soạn giáo án và thực hành các tiết dạy theo kế hoạch giáo dục
- Chia sẻ bài học và vận dụng kinh nghiệm sau tiết dạy.
III. NỘI DUNG:
1. Nội dung 1: Nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch day học.
a) Nội dung, chương trình môn giáo dục thể chất lớp 5.
- Tổng số tiết: 70 tiết trong đó mỗi tuần 2 tiết.
- Cấu trúc sách và các chủ đề:
Sách gồm có 1 quyển
Cấu trúc nội dung SGK môn giáo dục thể chất lớp 5 gồm có ba phần chính:
* Phần giới thiệu chung về môn GDTC ở lớp 5
* Phần vận động cơ bản
+ Đội hình đội ngũ
+ Bài tập thể dục
+ Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
* Phần thể thao tự chọn (tùy thuộc vào điều kiện nhà trường giáo viên có thể chọn một trong hai môn thể thao để dạy cho học sinh).
+ Thể dục nhịp điệu
+ Bóng đá
b) xây dựng kế hoạch day học
- Xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy.
- Lựa chọn, sử dụng đồ dùng dạy học.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy từng hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập - Vận dụng.
* Biện pháp:
- Giúp HS nắm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học.
- Tổ chức cho HS cùng thực hành luyện tập, nhằm phát hiện kiến thức tự học, tự khám phá tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Giúp học sinh luyện tập - vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh.
2. Nội dung 2: Cung cấp kiến thức và rèn các kĩ năng nhằm phát triển năng lực - phẩm chất.
* Biện pháp:
- Tổ chức cho HS tự khám phá phát hiện kiến thức mới theo khả năng của từng HS.
- Tạo điều kiện cho HS hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS.
- Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, nhận xét kết quả luyện tập - vận dụng.
- HS có thói quen lựa chọn nhiều phương án, nhiều cách giải quyết vấn đề khác nhau trong một tình huống.
- Cho HS thảo luận, trao đổi nhóm về cách giải quyết vấn đề, nhận xét cách làm của bạn, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh.
- HS tự nhận xét bạn, tự kiểm tra đánh giá mình một cách trung thực.
3. Nội dung 3: Quy trình dạy học GDTC lớp 5:
Cấu trúc nội dung một bài học và các tiếp cận nội dung và phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất 5:
- Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập ( cùng tìm hiểu, cùng sáng tạo, mẫu và bài tập lựa chọn), vận dụng.
- Phần luyện tập (sau phần hoạt đông của cùng một bài học) giúp HS củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức trong bài học thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết thực tiễn cuộc sống.
- Phần kết thúc
4. Nội dung 4: Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDTC lớp 5:
Quy định về kiểm tra, đánh giá môn GDTC được nêu tại văn bản Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học như sau:
1. Môn GDTC được đánh giá bằng nhận xét: Hoàn thành tốt (T), Hoàn thành (H), Chưa hoàn thành (C)
2. Việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì kết quả học tập của HS về môn GDTC được quy định:
a) Đánh giá thường xuyên:
- Nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ, đồng thời để GV thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
- Việc đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm : kiểm tra miệng, quan sát HS học tập, bài tập thực hành, kiểm tra viết.
- Số lần KTTX tối thiểu trong 1 tháng đối với môn là 2 lần.
b) Đánh giá định kì:
- Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các cấp quản lí chỉ đạo để quản lí quá trình học tập của HS và giảng dạy của GV; tiến hành sau từng giai đoạn học tập: giữa học kì I (GKI), cuối học kì I (CKI), giữa học kì II (GKII), cuối học kì II (CKII).
- Việc đánh giá định kì được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra định kì (KTĐK), gồm: kiểm tra thực hành trong thời gian 1 tiết. (35 phút)
- Số lần KTĐK môn GDTC ở mỗi lớp (mỗi năm học) là 4 lần: GKI, CKI, GKII, CKII.
* Biện pháp:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động trực tiếp trên các bài luyện tập (động tác, trò chơi… ) học sinh tự làm việc, tự phát hiện (với sự hỗ trợ của giáo viên). Từ đó hình thành kiến thức năng lực và phảm chất
- Củng cố các kiến thức mới thu nhận được thông qua các bài tập vận dụng có gắn với bài tập làm mẫu.
- Luyện tập củng cố năng lực-phẩm chất thông qua các bài luyện tập trên các đối tượng
5. Nội dung 5: Chia sẻ kinh nghiệm sau tiết dạy:
Người dự quan sát lớp học, tập trung vào hoạt động của học sinh (cách học, thái độ, vẻ mặt, kĩ năng trình bày, thảo luận,…)
* Biện pháp:
- Người dạy minh họa chia sẻ.
- Người dự chia sẻ qua tiết dạy.
- Thống nhất những nội dung đã chia sẻ, vận dụng linh hoạt vào thực tế lớp mình phụ trách.
* Cấu trúc bài học:
1. Yêu cầu cần đạt: Những yêu cầu HS đạt được sau khi học xong mỗi bài.
2. Khởi động: Những hoạt động dẫn dắt HS vào bài mới.
3. Khám phá:
Hệ thống kiến thức trong mỗi bài có sự chọn lọc, thể hiện sự sinh động, mang tính sư phạm cao; kết hợp với hoạt động học để học sinh đạt yêu cầu cần đạt sau khi học.
4. Luyện tập - vận dụng:
- Gồm các nội dung bài tập luyện và vận dụng để học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng vào thực tiễn.
IV. KẾT LUẬN:
- Trong dạy học môn giáo dục thể chất lớp 5 người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng vận động, vận dụng phương pháp dạy hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học.
+ Tùy thuộc vào từng bài học, mà giáo viên cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Tiết học sẽ sôi nổi học sinh hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức và nhớ bài ngay trên lớp giúp học sinh tập đạt kết quả tốt.
+ Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm riêng. Giáo viên cần phải khai thác một cách triệt để hợp lí, không nên cường điệu hóa một phương pháp nào cả và biến nó thành phương pháp vạn năng.
+ Ngoài ra đồ dùng dạy học là phương tiện không thể thiếu trong những tiết dạy, sưu tầm và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý và có hiệu quả. Tích cực sử dụng nhiều hình ảnh sinh động trong thực tế.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Thời gian: Lúc ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm ....
- Báo cáo chuyên đề: ..........
- Dạy minh họa chuyên đề: .........
- Thư ký: ........
VI. MINH HỌA TIẾT DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày soạn: .......
Tuần: 11
Ngày dạy: ........
Lớp: 5
Môn: Giáo dục thể chất (Tiết 22)
Chủ đề 2: Bài tập thể dục
Bài 3: Động tác vặn mình và động tác toàn thân kết hợp với bóng (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện động tác vặn mình kết hợp với bóng.
1. Về năng lực:
- Bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động tập thể, tổ chức chơi được một số trò chơi rèn luyện bài tập thể dục hợp với yêu cầu.
- Biết sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện: điều chỉnh được hành vi khi chơi trò chơi.
1.1. Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện động tác vặn mình kết hợp với bóng. Phối hợp hình trong sách giáo khoa.
+ Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
1.2. Năng lực đặc thù:
+ Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
+ Năng lực vận động cơ bản: Thực hiện được động tác vặn mình kết hợp với bóng.
+ Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
2. Về phẩm chất:
Có ý thức trách nhiệm với bản thân trong việc tập luyện các động tác bài tập thể dục để nâng cao sức khỏe hằng ngày. Chăm chỉ hoàn thành lượng vận động của bài tập.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trợt, đảm bảo an toàn khi tập luyện.
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Còi, tranh, dụng cụ luyện tập.
+ Học sinh chuẩn bị: Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu, bóng: đảm bảo vệ sinh an toàn và chế độ dinh dưỡng trước trong, sau khi luyện tập.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện cá nhân, tập luyện cặp đôi, tập luyện theo nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Còn tiếp
Tải về để lấy trọn bộ file Chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục thể chất lớp 5.
- Báo cáo đổi mới sáng tạo trong phong trào "Xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực"
- Sáng kiến kinh nghiệm - Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy kiến thức hình tam giác, hình thang cho học sinh yếu lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số Kết nối tri thức
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến
- Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn Tiếng Việt
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng tập luyện đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp dạy học theo nhóm môn Thể dục lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy bài Thể dục phát triển chung của lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn học sinh yếu Toán lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu vẻ đẹp của biện pháp tu từ trong các bài Tập đọc lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy các bài toán chuyển động đều môn Toán lớp 5 đạt hiệu quả cao
- Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy học Lịch sử lớp 5 theo mô hình VNEN
- Sáng kiến kinh nghiệm - Quy đồng mẫu số các phân số
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán Chuyển động của hai kim đồng hồ
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
- Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt cách giải bài toán có lời văn - Lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh thực hành từ loại Tiếng Việt
- Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy Địa lý 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Áp dụng dạy học tích cực để dạy giải các bài toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5