Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5
Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo hướng dẫn, giảng dạy tốt bộ môn Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh tiếp thu bài một cách nhanh chóng mà lại nhớ lâu. Mời các thầy cô tham khảo và tải về chi tiết.
Tham khảo thêm:
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy kiến thức hình tam giác, hình thang
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
I. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để các em có thể học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Muốn thực hiện được mục tiêu đặt ra thì nhất thiết các trường Tiểu học cần dạy đủ và dạy tốt các môn học bắt buộc trong chương trình. Trong đó, môn Tiếng Việt được coi là môn học công cụ để học tốt các môn khác.
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu được. Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới một cách chủ động, có điều kiện hưởng một nền giáo dục mà xã hội dành cho họ, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin. Chính vì thế, dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc Tiểu học. Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập; tạo ra hứng thú và động cơ học tập; tạo ra điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng từ chữ viết sang lời nói, có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết sang đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm). Trong điều kiện bình thường, đọc trực tiếp có hình thức chữ viết (có văn bản trước mắt) nhưng cũng có trường hợp đọc không có hình thức chữ viết trước mắt (đó là đọc thuộc lòng).
Tất cả các hình thức đọc này đều đòi hỏi phải có phương pháp đọc thích hợp. Kĩ năng đọc phát triển cùng với kĩ năng hiểu nên phải hiểu nội dung bài tập đọc thì mới đọc đúng, đọc hay. Khi đã đọc đúng, đọc hay thì càng hiểu sâu sắc nội dung của bài đọc.
Việc dạy đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc có ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục và phát triển. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học tiếp tục những thành tựu dạy học mà Học vần đạt được, có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
Chính vì những lí do trên, thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy tập đọc cho học sinh Tiểu học, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Góp phần hoàn thiện và cải tiến phương pháp dạy nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng.
- Nghiên cứu lý luận dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Tìm hiểu thực tế dạy phân môn Tập đọc ở lớp 5.
- Từ đó đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung phân môn Tập đọc trong chương trình Tiểu học ở lớp 5.
- Học sinh lớp 5A2 và học sinh khối 5 của trường Tiểu học Nhân Chính.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp giải thích, so sánh.
-Phương pháp đọc sách
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của việc dạy phân môn Tập đọc ở Tiểu học:
- Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng; đọc lưu loát, trôi chảy; đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc là đọc thành tiếng và đọc thầm.
- Để đọc được một văn bản nghệ thuật yêu cầu bản thân người đọc trước tiên phải đọc đúng ( trôi chảy, lưu loát, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng).
- Đọc diễn cảm yêu cầu người đọc thể hiện được ngữ điệu của từng câu, từng đoạn, thể hiện được tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài.
- Với học sinh lớp 5:
+ Yêu cầu củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đẫ được hình thành ở các lớp dưới ; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh ; khả năng đọc diễn cảm.
+ Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, … để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
+ Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới.
- Một nhiệm vụ cũng rất quan trọng của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
- Bên cạnh đó, qua tập đọc học sinh còn được làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học, được phát triển ngôn ngữ, tư duy và giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ.
Người giáo viên cần cho học sinh thấy được những điều này ngay từ khi các em bắt đầu học đọc và trong quá trình học để các em luôn luôn cố gắng, truyền cho các em sự say mê đọc sách là nhiệm vụ khó khăn đối với tất cả các giáo viên.
2. Điều tra thực trạng kĩ năng đọc của học sinh:
Qua thực tế giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp, thông qua phiếu điều tra và việc dự giờ thăm lớp, tôi cókết quả khảo sát đầu năm học như sau:
2.1. Đọc đúng:
Đa số học sinh lớp 5 của khối có khả năng đọc đúng tốt. Tuy nhiên còn một số ít học sinh phát âm còn chưa chính xác hai phụ âm đầu l - n.
2.2. Đọc diễn cảm:
Một số học sinh sau khi học xong lớp 4 đã có kĩ năng đọc hay tương đối tốt. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Có lớp, số học sinh đọc đúng nhiều nhưng số học sinh đọc diễn cảm chưa nhiều và còn có lớp số học sinh đọc diễn cảm nhiều nhưng số học sinh đọc chưa đúng còn nhiều.
Như vậy, tôi nhận thấy chất lượng học phân môn Tập đọc của khối lớp 4 tương đối tốt, đây là thuận lợi cho việc phát triển rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 5.
Tuy nhiên, tình hình thực tế của mỗi lớp một khác nên việc yêu cầu rèn đọc diễn cảm ở mỗi lớp không thể cứng nhắc giống nhau, cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp để xác định mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn rèn đọc diễn cảm cho phù hợp.
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa dạy Tập đọc ở khối lớp 5:
Tiếp theo chương trình tập đọc lớp 1,2,3,4, phân môn Tập đọc ở lớp 5 được học mỗi tuần 2 tiết. Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi ( 4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ ( có 4 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4.
Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc ( bao gồm các mục giải nghĩa từ, câu hỏi), phân môn Tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản, cụ thể là:
- Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài.
- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.
- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.
Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
Chương trình Tập đọc lớp 5 hướng đến đạt được chuẩn về kĩ năng đọc như sau:
- Tốc độ đọc tối thiểu khoảng 120 tiếng / phút.
- Đọc thành tiếng và đọc thầm:
+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí,…). Biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.
+ Biết đọc diễn cảm một bài thơ hoặc một đoạn văn đã học.
+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.
Còn tiếp