Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu Toán lớp 1 tiến bộ
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán lớp 1 tiến bộ là sáng kiến kinh nghiệm môn Toán, giúp các em học sinh còn yếu nền tảng môn Toán học tốt hơn, là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập hay dành cho các thầy cô giáo và phụ huynh tham khảo.
- Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu
- Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán
- Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1: Công tác chủ nhiệm lớp
1. Tên sáng kiến: "Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán lớp 1 tiến bộ"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Học sinh lớp Một đầu năm trẻ mới đến trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập. Các em còn ham chơi. Đặc biệt là lần đầu tiên các em tiếp xúc với các bài toán, các em chưa biết gì về toán. Do đó việc học toán đối với các em là rất khó khăn.
Trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1, qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp về tiết toán, tôi nhận thấy việc hứng thú học môn Toán của HS còn hạn chế, một số em không thích học môn toán, coi việc học toán là một công việc nặng nhọc, căng thẳng,... Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học toán nói riêng và các môn học khác nói chung. Còn riêng ở lớp Một/1, qua 4 tuần thực dạy tôi tìm hiểu về đặc điểm tình hình lớp như sau:
* Ưu điểm:
- Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn dân cư gần trường, dễ liên lạc và phối hợp cùng phụ huynh giáo dục con em.
- Được nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất lẫn tinh thần cho lớp học 2 buổi/ ngày, dành riêng một phòng học tiện cho việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh hoạt động học tập.
- Sách giáo khoa toán có kênh hình rất đẹp, sinh động gần gũi với đời sống của trẻ.
- Mỗi lớp Một đều được trang bị 01 bộ đồ dùng dạy học Toán.
- Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán.
* Khuyết điểm:
- Do nội dung dạy Toán mang tính trừu tượng.
- Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều
- Một số em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng tính toán chậm; khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế không có khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập; thái độ thờ ơ đối với học tập, ham chơi, lười học ngại cố gắng, chưa tự giác, chưa có động cơ học tập còn ỷ lại trông chờ giáo viên.
- Phương pháp giảng dạy giáo viên chưa phù hợp, chưa quan tâm hết các đối tượng trong lớp chỉ chú trọng vào các học sinh khá giỏi; chưa có kế hoạch phụ đạo hợp lí.
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho thầy cô.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích giải pháp:
- Nhằm giúp đỡ các em học sinh yếu vươn lên trong học tập; nắm vững các kiến thức cơ bản về kiến thức và kỹ năng toán 1 để làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên, hăng say trong giờ học toán, nâng cao chất lượng dạy, học; hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu. Đồng thời cũng để trang bị cho tôi kiến thức sau này áp dụng trong quá trình giảng dạy.
- Rèn học sinh tính chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán.
- Chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm về phương pháp dạy phụ đạo học sinh học yếu toán.
3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp đã, đang được áp dụng:
- Lựa chọn phương pháp dạy học toán phù hợp với học sinh yếu qua từng dạng bài bằng nhiều hình thức khác nhau như: phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, thi đua tập ra đề toán, trò chơi tiếp sức, thủ thuật tính nhanh dễ nhớ, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy …
- Xây dựng động cơ học tập cho học sinh.
- Lập kế hoạch dạy phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu.
Nội dung giải pháp:
Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu, ghi chép những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp trong tổ, trong nhà trường cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 1 nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp các em học sinh lớp Một/1 đạt chuẩn kiến thức kĩ, kỹ năng của chương trình toán lớp 1 như sau:
a) Lựa chọn phương pháp phù hợp dạy cho HS.
– Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm, mau quên. Vì thế trong giảng dạy giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, sử dụng máy chiếu … phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em.
+ Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới giáo viên cho học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ dễ lĩnh hội được kiến thức hơn.
*Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng trong phạm vi 7”. Để các em hiểu phép tính, giáo viên cho các em là tự làm việc với que tính tiếp thu bài tốt hơn. Chẳng hạn như:
Dạy phép tính 3 + 4 = 7, giáo viên không nên áp đặt kiến thức hay tự giáo viên thực hiện các thao tác mà phải dạy cho học sinh thực hiện thao tác thêm
Cho học sinh đếm và lấy 3 que tính (tức là vừa đếm vừa lấy từng que tính) : (1, 2, 3). sau đó tiếp tục cho học sinh đếm và lấy 4 que tính . Rồi hướng dẫn học sinh gộp hai nhóm que tính này thành một que tính. Đếm số que tính của nhóm này: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và viết 7 vào bảng con (công việc này gọi là thao tác gộp, giúp học sinh hiểu khái niệm phép cộng một cách chính xác nhất)
Cho học sinh đếm 3 que tính, rồi tiếp tục đếm lấy 4 que tính (không để tách riêng mà gộp luôn vào số đã lấy). Sau đó hướng dẫn học sinh đếm số que tính thu được: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và viết 7 (công việc này gọi là thao tác thêm). Về mặt toán học thì thao tác thêm không khác gì với thao tác gộp. Điểm khác ở đây là thao tác gộp hai nhóm được tiến hành cùng một cách với thao tác đếm lấy 4 que tính.
Dạy phép tính 7 – 4 = 3 thì ta cũng phải cho học sinh thực hiện các công việc sau: Đếm lấy 7 que tính. Từ số 7 que tính này đếm lấy bớt 4 que tính sau đó đếm số que tính còn lại: 1,2,3 Viết 3.
* Ví dụ: Dạy bài số 6 phần nhận biết thứ tự của số 6:
+ Học sinh dùng que tính hoặc hình tròn đếm xuôi, ngược. Sau đó học sinh đếm buông( không dùng đồ vật đếm). Từ đó học sinh nhìn vô dãy số sẽ nhận biết được thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6; số 6 đứng liền sau số 5. Được thực hành trên trực quan giúp các em khắc sâu kiến thức hơn.
* Ví dụ: Tiết 81 - Bài toán có lời văn
Khi sử dụng ĐDDH( bằng giáo án điện tử) tôi đã sử dụng hình ảnh động cho mỗi bài:
- Bài 1: Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa đang đi tới.
- Bài 2: Có 5 con thỏ, thêm 4 con thỏ đang chạy tới.
- Bài 3: Minh hoạ cho đàn gà tôi đã thu âm thanh của gà con.
- Bi 4: Hình ảnh 4 con chim đậu trên cành, có 2 con chim nữa bay đến...
Qua các hình ảnh minh hoạ cho bài học này, tôi thấy bài học rất sinh động, học sinh hào hứng say mê kiến thức mới, nắm bài tốt hơn...
- Giáo viên cần dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức từng bài, từng phần trong chương trình toán 1, tránh làm học sinh bị hỏng kiến thức.
*Ví dụ: Nếu học sinh không thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 thì các em không học được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
- Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học: Giáo viên kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức.
*Ví dụ:
Khi dạy học sinh làm tính cộng: 2 + 3 = 5. Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, các em có thể trả lời ngay được kết quả là 5, song nếu chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ học thuộc các phép tính làm đúng kết quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng bằng các hình ảnh trực quan, động tác hoạt động của học sinh để từ đó rút ra “động tác gộp các nhóm đồ vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính là ý nghĩa của phép cộng.”
– Giáo viên lấy các ví dụ trong thực tế, gần gũi với học sinh để giúp học sinh hứng thú học tập
– Việc tổ chức trò chơi học tập đối với học sinh yếu là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em ham thích học toán.
Còn tiếp, mời các bạn tải về!