Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là đề tài có giá trị được biên soạn bởi những giáo viên giàu kinh nghiệm cũng như đạt thành tích cao trong giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền trong trường mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: "Giáo dục mầm non tốt sẻ mở đầu cho một nền giáo dục tốt". Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích. Vì vậy, trường mầm non cần phải giáo dục trẻ có được những thói quen vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải có một đội ngũ sư phạm lành mạnh, quy củ, thực hiện đúng kỷ cương và mẫu mực từ lời nói đến việc làm. Người quản lý phải chỉ đạo toàn diện về mọi mặt và về chuyên môn phải nhận thức đúng về yêu cầu nhiệm vụ của ngành học, đồng thời cần phải xây dựng rõ quy chế hoạt động trong nhà trường trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt để chỉ đạo tập thể có một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.
Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT đã phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực"; Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22.7.2008 của Bộ Giáo dục Đào tạo; về phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn 2008 – 2013.
Mục tiêu của phong trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để xây dựng môi trường giáo dục dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, của trường, đây là một phong trào thi đua lâu dài với 5 nội dung phong phú và thiết thực được thực hiện trên diện rộng...
Với nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ thị 40/CTBTBGD&ĐT về phong trào "Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực" là người quản lý, bản thân tôi đã suy nghĩ làm sao xây dựng trường mầm non Na Mao phải thật sự đảm bảo an toàn, thân thiện với trẻ, trẻ phải có cảm nhận được "Một ngày đến trường là một niềm vui", CSVC trang thiết bị phải đảm bảo cho các cháu được học tập vui chơi, cô giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của người mẹ hiền thứ hai. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích gây hứng thú, khêu gợi sự tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trên từng lĩnh vực: thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, làm nền tảng cho trẻ học tốt phổ thông sau này.
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại tường mầm non Na Mao năm học 2014- 2015.
II. Mục đích nghiên cứu
Nhằm để có cơ sở tổng kết việc thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong thời gian qua ở đơn vị, để từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm cũng như những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong năm học 2014 – 2015 và những năm tiếp theo, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở đơn vị.
Để trao đổi kinh nghiệm, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ quản lý, vận dụng vào thực tế hoạt động quản lý của người hiệu trưởng ở giai đoạn mới nhằm mang lại hiệu quả, giữ vững và phát triển thành quả nhà trường; khai thác và phát huy tối đa năng lực cá nhân, tập thể trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Huy động sức mạnh tổng hợp, tập trung các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để giải quyết dứt điểm những thiếu thốn về CSVC, thiết bị dạy học...; để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Phát huy sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên, những người làm công tác giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp quản lý, thi đua trong giai đoạn hiện nay. Khai thác và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong học tập, hoạt động một cách phù hợp và hiệu quả.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
2. Phân tích thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"