Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền trong trường mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền trong trường mầm non là sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo, giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệm tổ chức hoạt động tuyên truyền, quản lí trẻ hiệu quả. Mời các thầy cô tham khảo.
Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
I/ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
Công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm Non đóng vai trò rất trọng, đặt biệt ở vùng nông thôn, nhận thức việc cho trẻ đến trường Mầm non còn có hạn, một số phụ huynh kinh tế khó khăn chưa cho các cháu 1-2-3 tuổi đến trường mà đa số trẻ đến 4-5 tuổi mới cho ra lớp để đỡ phần tốn kém.
Làm thế nào để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là cấn thiết, hiểu được trẻ ở lưa tuổi càng nhỏ thì sự tác động để phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ lớn, khi đã hiểu thì họ sẵn sàng đưa con em ra lớp chứ không chờ chúng ta phải tuyên truyền vận động nhiều. Chúng ta cần hiểu rằng các cháu như những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn. Vì vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục Mầm non tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu, cùng nhận tốt việc giáo dục các cháu để làm nền tảng cho tương lai sau về nguồn lực con người có đủ “Đức – Trí- Thể - Mỹ” góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay.
Thực trạng vấn đề:
Năm học 2006-2007 được sự phân công của lãnh đạo Phòng Giáo dục, lãnh đạo UBND Huyện Đại Lộc bản thân đựơc điều động từ trường MN Đại Hiệp về công tác tại trường MN Bình Minh, với chức vụ hiệu trưởng, qua một thời gian tìm hiểu, điều tra, nắm bắt thấy số trẻ ra lớp so với các đơn vị khác chưa cao, tuy đây là vùng Thị Trấn, bản thân đề ra kế hoạch cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân, phụ huynh, các ban ngành xung quanh xã nhận thức được việc chăm sóc-giáo dục trẻ tại trường mầm non mà có sự quan tâm hơn, nên tôi đã chọn viết đề tài:
“Vài biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền trong trường mầm non”
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1/ Trao đổi toạ đàm trực tiếp cùng phụ huynh:
Trong công tác giáo dục mầm non, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh là việc làm rất cần thiết mà lâu nay nhiều nhà trường cũng đã tiến hành, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thu hút được sự chú ý, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo, nhà trường đưa ra cho phụ huynh cần nắm bắt, muốn thành công người quản lý phải suy nghĩ sáng tạo xây dựng hình thức và nội dung gặp gở sao cho phong phú, tạo được ấn tượng buổi ban đầu, không nên nặng nề về các khoản đóng góp mà hãy dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặt điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hàng ngày.
Tổ chức kế hoạch gặp gở một cách hợp lý theo hình thức truyền thông theo nhóm, hộ gia đình hoặc tổ chức cuộc họp tuỳ thuộc vào điều kiện thuận lợi của mỗi GV và nội dung cần tuyên truyền ở mỗi độ tuổi có khác nhau..
Ví dụ: Tập trung một nhóm người có con suy dinh dưỡng để tuyên truyền về phòng chống bênh suy dinh dưỡng. Hay đến hộ gia đình để tuyên truyền về kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh.... Hoặc tổ chức cuộc họp giữa năm để tuyên truyền về cách chăm sóc sức khoẻ mùa đông cho trẻ.....
Tiêu chí ở trường mầm non là giáo dục các cháu theo 5 lĩnh vực để phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ, đối tượng chúng ta tiếp cận để tuyên truyền trong công tác dạy trẻ là phụ huynh nên cần chuẩn bị tốt để những kiến thức đến với phụ huynh thật sự có ích. Thông qua chương trình thao giảng chuyên đề ở trường, ngoài việc giúp cho đội ngũ nắm bắt thêm kiến thức về chương trình mầm non mới còn mời phụ huynh đến dự để phụ huynh nắm bắt được những kiến thức mà cô giáo cung cấp cho các cháu qua từng môn học, từng nội dung cụ thể của mỗi bài dạy, ở mỗi đề tài nhằm phát triển, giáo dục cho trẻ được những gì..... chứ không phải cháu đến lớp chỉ biết chơi, ăn, ngủ là xong. Chúng ta cần cung cấp cho phụ huynh biết thêm là: Đối với độ tuổi trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” không nên gò ép cháu phải học viết, học đọc, làm toán nhiều, vì như thế cháu sẽ tiếp thu kém hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cơ tay do phải viết nhiều, ảnh hưởng đến xương cột sống nếu phải ngồi nhiều, cháu sẽ chẵn nhớ gì vì chưa tập trung chú ý tốt....dần dần phụ huynh sẽ hiểu ra và cùng chúng ta thực hiện tốt công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.