Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2 là tài liệu tham khảo, tích lũy kiến thức giúp thầy cô dễ dàng viết cho mình các bài sáng kiến kinh nghiệm hay và hoàn chỉnh nhất.

MỤC LỤC

Stt

Tiêu mục

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn biện pháp

3

2

Phạm vi và đối tượng thực hiện

3

3

Mục đích của biện pháp

3

PHẦN NỘI DUNG

1

Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3

2

Hiệu quả của biện pháp đã thực hiện

5

PHẦN KẾT LUẬN

1

Bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng biện pháp.

5

2

Kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng biện pháp vào thực tiễn.

6

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC SINH LỚP 2

Họ và tên: ...................... .Nam (nữ): …

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học ..................

Dạy lớp/môn: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2

Điện thoại: .................. Email: ......................

Một số biện pháp Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn biện pháp:

Để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, giáo viên chủ nhiệm phải xác định được vai trò trách nhiệm của mình để “ươm mầm” cho sự nghiệp “trồng người”. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt nhà trường quản lý, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.

Công tác chủ nhiệm là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục tại trường tiểu học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, trước hết cần quan tâm đến công tác chủ nhiệm. Công tác chủ nhiệm tốt thì chất lượng giảng dạy và giáo dục sẽ được nâng lên. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo các lớp tổ chức áp dụng dạy-học theo mô hình trường học mới “đúng bản chất”, “có chiều sâu”; phát huy vai trò tự chủ, tự học của học sinh trong dạy học cũng như trong sinh hoạt tập thể.

II. Phạm vi và đối tượng thực hiện:

1. Phạm vi:Biện pháp áp dụng tại học sinh lớp 2a1 Trường Tiểu học ...................

2. Đối tượng: Học sinh lớp2a1

III. Mục đích của biện pháp:

Bằng lòng nhiệt huyết và lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp, bản than tôi luôn cố gắng nổ lực hết mình để giúp các em trở thành những người có ích cho xã hội,xứng đáng với hình ảnh đẹp mà đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói:“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó đã tạo ra những con người sáng tạo”.

Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp để làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, bản thân tôi cần phải tìm tòi,học hỏi nhiều hơn nữa từ đồng nghiệp, bạn bè, từ các thầy, cô giáo.Chính vì lí do đó, tôi chọn báo cáo biện pháp:Nghiên cứu tâm lý học sinh lớp 2”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Nội dung biện pháp:

Bước 1: Tìm hiểu, về mức độ đặc điểm tâm lí học sinh lớp 2:

Trước hết cần biết được các em có tâm lý như thế nào khi lên lớp 2? Mức độ tiếp thu bài, đọc, viết ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến các em có tâm lý chưa vững vàng . Để giúp các em tiến bộ, thoải mái hơn khi bước lên lớp 2. Trong học tập, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh như đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để các em có thể trả lời được, để giúp các em dễ hiểu và tiếp thu bài tốt hơn. Bên cạnh đó tôi thường xuyên kiểm tra, nhận xét và theo dõi việc học bài, làm nhiệm vụ ở nhà của các em, để giúp học sinh tiến bộ giáo viên luôn gần gũi các em, thường xuyên động viên, khen ngợi kịp thời khi các em có kết quả học tập tốt. Tổ chức cho học sinh hoạt động chia sẽ trước lớp về niềm vui của bản thân.

Bước 2: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực

Trong giờ học tôi thường tổ chức đố vui có thưởng cho các em qua hình thức trò chơi Ngoài ra, tôi thường tổ chức cho các em một số hoạt động vui chơi, lao động qua việc cùng nhau trang trí lớp, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn...để các em cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thích thú khi đến lớp, vui vẻ học tập...

Bước 3: Định hướng tâm lý học sinh qua các tiết học, các hoạt động ngoại khóa

Nhóm 1: Học sinh hợp tác vui vẻ:

- Kích thích học tìm tòi những tình huống khó trong cuộc sống lẫn trong học tập.

- Khuyến khích các em hòa mình với môi trường học tập,tâm trạng thoải mái tự tin với chính mình mạnh dạn bày quan điểm các nhân và những mong muốn học tập lẫn quan hệ bạn bè, thầy cô và trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cũng là tiền đề để các em nhận ra rõ ràng bản thân mình muốn gì và trở thành phiên bản tốt hơn so với chính bản thân mình trước đây.

Nhóm 2: Học sinh chưa hợp tác tâm lý chưa ổn định:

- Định hướng lại cảm xúc của các em. Tạo không khí thoải mái giúp các em bớt căng thẳng khi học tập và giao lưu. Chia sẽ cùng các em những khó khăn mà em gặp phải.

- Giáo dục các em khi gặp phải những tình huống khó thì phải sử lý như thế nào cho phù hơp. Trong giờ học tạo những khoảng thời gian nhỏ để theo sát các em. Tránh tạo cảm giác cô lập giữa các bạn năng động và các bạn hướng nội.

- Chẳng hạn thay vì gọi tên trực tiếp các em khi e đang lo sợ khi mình chưa tham gia hoạt động đó cùng với lớp thì mình có thể tương tác bằng mắt với cơ mặt của giáo viên phải thật thoải mải đẻ bớt hồi hộp lo sợ, tâm lý nặng nề hơn.

- Gv trong giờ sinh hoạt khích lệ học sinh hơn và sưu tầm những câu chuyện ở trong cuộc sống , báo trí hoặc tấm gương năng động biết phát triển bân để các em có thể lấy đó làm động lực hơn.

Bước 4: Rèn luyện kĩ năng, tâm lý phát triển bản thân hiệu quả lồng ghép qua các tiết sinh hoạt lớp, vui chơi

- Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, ... trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ.

- Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường,...Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể.

- Để các kỹ năng, tâm lý trở thành chuẩn mực đạo đức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động phong phú, đa dạng. Tạo nhiều cơ hội để các em cởi mở, tích cực tạo tình huống tâm lý phù hợp với lứa tuổi

Bước 5: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động của Ban cán sự lớp

Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho Ban cán sựu lớp thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó tạo tâm lý thoải mái hơn khi học tập ,hoạt động trải nghiệm sáng tạo hiệu quả hơn.

Bước 6: Thường xuyên tham mưu, phối hơp với nhà trường lẫn phụ huynh về tâm lý học học sinh.

Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động liên kết với một số lực lượng giáo dục để có thể tạo môi trường học tập và tâm lý vững vàng cho các em để các em có thể phát triển toàn diện và hoàn thiện bản thân tốt nhất. Nhà trường nơi hạnh phúc các em ở đây có thể là chính mình và không bị gò bó lẫn áp lực.

2. Hiệu quả của biện pháp đã thực hiện:

Sau khi áp dụng biện pháp trên vào lớp 2a1 năm học 20...- 20..., và thu được kết quả là số học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động ở lớp học và nhà trường phát động, phát huy bản thân hơn trong các tiết học. Tâm lý các em vững vàng hơn không còn lo lắng sợ sệt khi gặp bài khó hoặc đỗ lỗi trốn tránh trách nhiệm. Các em biết lắng nghe và quan tâm mọi người xung quanh hơn. Trưởng thành hơn. Từ kết quả trên đã cho thấy sáng kiến mà tôi đưa ra là thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng, sáng tạo nâng cao chất lượng các sáng kiến linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao.

II. PHẦN KẾT LUẬN

1 . Bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng biện pháp:

- Thường xuyên rèn luyện trau dồi , nâng cao chất lượng dạy học.

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo.Tạo dựng nhiều tình huống từ khó đến dễ để các em tiếp cận

- Phải thật kiên trì, bền bỉ trong việc quan tâm chăm sóc các em ở trường .

- Luôn tạo húng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức như: sưu tầm tranh ảnh, gương người tốt, việc tốt.

- Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc học tập

2. Kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng biện pháp vào thực tiễn.

Để góp phần nâng cao tư duy tâm lý của học sinh đội ngũ nhà giáo cần có các điều kiện:

- Đối với đội ngũ điều trước tiên là phải nhận thức việc tự học nâng cao trình độ chuyên môn tham gia đầy đủ các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay.

- Đối với ngành thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

- Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, chính quyền địa phương cùng với cha mẹ học sinh đầu tư thêm về cơ sở vật chất để nhà trường có điều kiện tốt nhất có thể thực hiện công tác chủ nhiệm chuyên môn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

................., ngày ... tháng .... năm 20...

XÁC NHẬN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Báo cáo biện pháp này áp dụng hiệu quả

và lần đầu được dùng để đăng kí thi Giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.

(ký đóng dấu, ghi rõ họ tên)

TÁC GIẢ

(ký, ghi rõ họ tên)

......................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 2

    Xem thêm