Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm mần non môn Nhận biết tập nói

Hướng dẫn và dạy cho trẻ ở lứa tuổi (24 – 36 tháng) làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói, nói chung và ở lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng quan trọng và cần thiết vì ở lứa tuổi nhà trẻ. Dưới đây là mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng dành cho quý thầy cô tham khảo để có phương pháp dạy trẻ hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Đề tài:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VÀ HỌC TỐT MÔN NBTN Ở LỨA TUỔI 24-36 THÁNG”

A. MỞ ĐẦU:

I. Đặt vấn đề:

1, Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Đúng vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ chính là công cụ để trẻ nhận thức và giao tiếp góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho trẻ.Vì vậy việc hướng dẫn và dạy cho trẻ lứa tuổi (24 – 36 tháng) làm quen và học tốt môn NBTN nói chung và trẻ lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng quan trọng và cần thiết vì ở lứa tuổi Nhà trẻ, trẻ còn non nớt, vụng về, cần được chăm sóc kỹ lưỡng về mọi mặt: cả tinh thần lẫn thể chất. Nhất là trẻ đang trong giai đoạn bi bô tập nói. Trẻ được ba mẹ và mọi người tập nói, trong đó cô giáo là người chịu trách nhiệm hướng dẫn bảo ban chỉ bảo cho trẻ mọi điều, và việc quan trọng hơn cả là người giáo viên phải chú ý và quan tâm đến trẻ hơn về mặt xem trẻ có nói đúng ngữ pháp không, có đủ câu chưa, có nói ngọng hay không... Qua đó trẻ được làm quen thêm về một số môn học của lứa tuổi nhà trẻ trong đó có bộ môn NBTN là điển hình.

+ Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ

+ Trẻ phát âm chuẩn các vốn từ về các sự vật hiện tượng ở xung quanh trẻ

+ Trẻ được làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng mà hằng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi của lớp, qua các giờ học, và qua cả các tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với những sự vật hiện tượng đó.

Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho một cách tốt nhất thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm cũng như cung cấp thêm vốn từ cũng như hiểu biết để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho chuẩn, cho đúng.

Để làm tốt công việc giúp trẻ nắm được kiến thức cũng như trả lời chính xác các câu hỏi của cô một cách mạch lạc to, rõ ràng là cả quá trình cô phải trao dồi kiến thức cũng như tạo tình huống gây hứng thú cho trẻ tới các hình thức,cũng như giúp trẻ hiểu, nắm vững nội dung của bộ môn NBTN. Vì vậy tôi đã đầu tư suy nghĩ để chọn “một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn NBTN ở trẻ 24-36 tháng”.

2, Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.

- Ý nghĩa: việc dạy trẻ nhà trẻ học tốt môn NBTN sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, nói rõ ý, hiểu và làm theo lời nói của cô giáo và những người xung quanh cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho một cách tốt nhất.

- Tác dụng: giúp trẻ tiếp cận gần hơn với bộ môn NBTN để trẻ hiểu nội dung cũng như hoà mình vào các sự vật hiện tượng có trong tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.

3, Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề bài viết vào Nhóm trẻ, trường Mầm Non Phú Phong.

II, Phương pháp tiến hành:

1, Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.

* Cơ sở lí luận:

- Trong chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ, nôn NBTN là một môn học giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi cung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.

- Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi dã suy nghĩ trình bày thực tế, tìm biện pháp thực hiện.

* Cơ sở thực tiễn:

- Môn NBTN của trẻ nhà trẻ là việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua đối thoại và việc kết hợp trực quan minh hoạ bằng hình ảnh.

- Trong thực tiễn việc dạy trẻ nhà trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ qua môn NBTN như sau:

* Về nhận biết tên gọi:

- Dạy trẻ nhận biết và nói đúng đối tượng. Cho trẻ tập nói nhiều lần theo các hình thức: cả lớp, cá nhân.

- Dạy trẻ nói đúng chính tả: rõ lời, rõ ý.

* Nhận biết các đặc điểm công dụng của đối tượng:

- Dạy trẻ nhận biết các đặc điểm nổi bật của đối tượng sau đó kết hợp cho trẻ tập nói và nói về công dụng của đối tượng đó.

* Về mở rộng kiến thức:

- Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc mở rộng vốn từ, tư duy tưởng tượng cho trẻ liên hệ với thực tế kể về những đối tượng mà trẻ đã thấy.

2, Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.

* Các biện pháp tiến hành:

+ Phương pháp dùng lời nói.

+ Phương pháp hoạt động với đồ vật.

+ Phương pháp trực quan hành động.

+ Phương pháp dùng hình ảnh minh hoạ.

* Thời gian tạo ra giải pháp: Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến tháng 5 năm 2013. Năm học 2012-2013.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

-----------------------

Mời các thầy cô tham khảo thêm nhiều Sáng kiến kinh nghiệm mầm non khác đã được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 4.104
Sắp xếp theo

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non

Xem thêm