Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả

Tiếng Việt là môn học quan trọng trong trường tiểu học. Nhằm giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệm dạy môn này, chúng tôi xin giới thiệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả". Hi vọng tài liệu này giúp các thầy cô mang đến những tiết học lí thú và bổ ích đến với các em học sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan trọng, ngoài cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu tiếng Việt. Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh Tiểu học trong các nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên. Bởi phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, được vận dụng các tri thức, kỹ năng của nhiều phân môn khác. Phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tiểu học. Thông qua phân Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu tiếngViệt, tình yêu quê huơng đất nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của nhà trường, của mỗi giáo viên. Được phân công giảng dạy khối 4 + 5 nhiều năm, tôi nhận thấy môn Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn được nhiều giáo viên cho rằng rất khó dạy. Đại đa số các em viết văn còn khô khan, nhất là văn miêu tả việc sử dụng các từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa có "hồn" tức là chất lượng học sinh giỏi về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, các em chưa được hướng dẫn quan sát cụ thể, tỉ mỉ nên các em chỉ tưởng tượng để viết bài. Hầu hết các em chưa tự quan sát, tìm tòi khám phá ra được "cái mới" cái nổi bật của đối tượng, các em đang tả để nói và và viết những điều các em tự quan sát và tự cảm nhận được.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Tiếng việt mà đặc biệt là phân môn Tập làm văn lớp 4, bản thân tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm việc hướng dẫn học sinh lớp 4 sử dụng biện pháp nhân hoá khi làm các bài văn miêu tả , nhằm mục đích nâng cao kĩ năng viết văn, giúp các em tự cảm nhận những điều mình quan sát để gửi gắm tình cảm của mình với đối tượng đang tả, giúp cho các em làm văn miêu tả phong phú hơn, sinh động hơn.

Chính vì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng như vậy mà tôi muốn đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh lớp 4 về phân môn Tập làm văn đó là việc giúp học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả. Nhân hoá là một biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh Tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh; bởi nhờ nhân hoá, các con vật, đồ vật trở nên sống động, có hồn, có tính cách như con người, trở thành người bạn thân thiết của các em. Nhân hoá góp phần nâng cánh ước mơ, phát triển năng lực cảm thụ và khả năng tư duy hình tượng cho học sinh.

* Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:

- Sáng kiến kinh nghiệm này viết trong phạm vi môn tiếng Việt.

- Công tác giảng dạy và quá trình thực hiện phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 4A, Trường TH Hoàng Hoa Thám, năm học 2012- 2013.

Đánh giá bài viết
1 5.003
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4

    Xem thêm