Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 4 cho các em học sinh.

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “em thích môn toán”

  • Tên người viết sáng kiến:......
  • Chức vụ: Giáo viên

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “ Em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số.

2. Thực trạng của sáng kiến

Trong hệ thống giáo dục, môn Toán ở Tiểu học chiếm số giờ rất lớn, xuyên suốt quá trình học toán là việc thực hiện các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. Dạy tốt các bài toán về so sánh phân số là góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực trí tuệ một cách toàn diện. mỗi bài toán đưa ra là một lần học sinh phải sử dụng rất nhiều các thao tác trí tuệ nhằm giải quyết các tình huống có vấn đề. Các kiến thức trong toán về so sánh phân số đều rất thực tế và gần gũi với đời sống hằng ngày của các em.

Trong chương trình môn Toán ở tiểu học, kiến thức về phân số có một vị trí quan trọng, các dạng toán áp dụng về phân số rất nhiều ,rất đa dạng . So sánh phân số là một dạng toán rất cơ bản về phân số thường xuất hiện khi yêu cầu học sinh luyện tập. Sách giáo khoa môn Toán chỉ trình bày nội dung so sánh phân số bằng cách quy đồng mẫu số các phân số. Trong so sánh phân số ta không chỉ áp dụng cách quy đồng mẫu số mà còn có những “ thủ thuật ” riêng được vận linh hoạt, sáng tạo vào so sánh phân số. Ngoài cách so sánh phân số bằng cách quy đồng mẫu số có thể đưa ra một số cách khác về so sánh phân số.

Để khảo sát mức độ tiếp thu của học sinh, sau khi dạy hết phần so sánh phân số theo phân phối chương trình(tiết 111 Luyện tập chung sgk Toán 4), tôi đã đưa ra bài khảo sát dành cho câu lạc bộ “ Em thích môn toán” và kết quả cho thấy các em trong câu lạc bộ còn nhiều hạn chế ở kĩ năng so sánh phân số.

Chính vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “ Em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số”. Với mong muốn đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục để giúp các em trong câu lạc bộ “ Em thích môn toán” của lớp 4/5 rèn luyện tốt kĩ năng so sánh phân số.

a. Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát, hỗ trợ tạo điều kiện để giáo viên phát huy sức sáng tạo trong giảng dạy.

- Học sinh lớp 4/5; 4/6 rất thích học môn toán và lập ra câu lạc bộ “ Em thích môn toán”.

- Được sự ủng hộ, hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

b. Khó khăn:

- Về phía giáo viên: Học sinh trong lớp sức học không đồng đều để cả lớp nắm được kiến thức so sánh phân số thì đa số giáo viên sẽ hướng dẫn cách giải cơ bản là quy đồng.

- Về phía học sinh: Học sinh làm đúng các bài so sánh phân số vì đây là kiến thức cơ bản, các em đều dùng cách quy đồng mẫu số. Một số em sai do nhầm với so sánh hai phân số cùng mẫu số, các em lấy tử so sánh với tử và mẫu so sánh với mẫu mà quên không sử dụng cách so sánh với 1, sai trong bước quy đồng . Ví dụ khi so sánh hai phân số và các em không linh hoạt vận dụng so sánh với 1 mà lại thực hiện quy đồng để so sánh hai phân số.

Trước thực trạng đó, tôi băn khoăn, suy nghĩ tìm ra cách nào đó giúp câu lạc bộ “ Em thích môn toán” nâng cao chất lượng và rèn kĩ năng so sánh phân số. Tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, các trang mạng, bản thân cũng tự lập nick tham gia giải các bài toán trên Violimpic cùng với học sinh. Sau quá trình nghiên cứu tôi đã nhận ra được nhiều điều quan trọng nhất là tôi đã tìm ra cách dạy cho học sinh cách so sánh phân số. Với cách dạy này học sinh của tôi đã có được kĩ năng so sánh một cách thuần thục. Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện.

3. Nội dung cơ bản của sáng kiến

3.1. Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nắm vững nội dung chương trình.

- Thường xuyên nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn: thường xuyên nghiên cứu, tự giải các bài tập trong tài liệu tham khảo, các đề trên mạng internet,đặc biệt là theo sát các vòng thi của cuộc thi “ Giải toán trên mạng VIOLIMPIC” do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Thường xuyên trao đổi nội dung dạy học khó với đồng nghiệp, các vướng mắc trong các cuộc họp chuyên môn, giờ giải lao.

- Nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm mới để giúp học sinh học tốt hơn cũng như tự nâng cao kĩ năng dạy học.

- Thường xuyên xin ý kiến, chỉ đạo của Ban giám hiệu, tham khảo các đồng nghiệp qua đó rút ra được một số kinh nghiệm và vững vàng hơn trong chuyên môn.

Qua quá trình tự bồi dưỡng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh tham gia trong câu lạc bộ “ Em thích môn toán” vững tin hơn khi gặp các bài toán so sánh phân số. Tôi đã áp dụng trong giảng dạy cho học sinh và kết quả rất khả quan.

3.2. Phân dạng các bài toán về so sánh phân số.

Qua việc nghiên cứu nhiều tài liệu như sách giáo khoa, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh, chuyên đề về phân số, tỉ số, Tự luyện Violimpic… Các bài toán trong các tài liệu đó cũng rất vừa sức với học sinh. Đây chính là tư liệu tham khảo hữu ích với giáo viên nói chung và với bản thân tôi nói riêng. Tuy nhiên các tài liệu này thường chưa phân dạng toán cụ thể, chưa đưa ra cách làm cụ thể sau từng dạng toán và cách so sánh nào là hợp lý nhất, làm sao để chọn được cách so sánh hợp lý cho từng bài thì đó còn là vấn đề còn “bỏ ngõ” của các tài liệu tham khảo. Trước vấn đề đó, tôi đã nghiên cứu chương trình để phân loại, sắp xếp các dạng bài toán theo các mức độ từ dễ đến khó, hướng dẫn học sinh giải và hướng dẫn học sinh rút ra được cách giải của từng dạng bài. Và cuối cùng tôi đưa ra hệ thống bài tập tương ứng với từng dạng để học sinh rèn luyện kĩ năng tính một cách thuần thục.

Trong chương trình toán Tiểu học, các bài toán về so sánh phân số rất đa dạng và phong phú, nhiều bài cũng khá phức tạp với học sinh. Để giúp các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ tôi phân chia các bài toán so sánh phân số thành 3 dạng:

Dạng 1: So sánh các phân số có cùng mẫu số.

Dạng 2: So sánh các phân số cùng tử số.

Dạng 3: So sánh phân số có mẫu số và tử số đều khác nhau.

Trong chương trình sách giáo khoa thì dạng toán so sánh phân số học sinh được học một tiết bài mới và một tiết luyện tập, dạng bài tập so sánh phân số có cùng tử số được giới thiệu ở tiết Luyện tập, sau cả ba dạng thì có một tiết luyện tập chung. Với thời lượng và sự phân phối chương trình như vậy thì chưa đủ thấm với học sinh nhất là với lứa tuổi “ chóng quên” của học sinh tiểu học.

Nhưng trên thực tế khi so sánh các phân số với nhau, ta có nhiều cách so sánh, trong đó có những cách so sánh phân số nhanh gọn không cần quy đồng mẫu số hoặc quy đồng tử số rất vừa sức với học sinh mà sách giáo khoa chưa đề cập đến. Vì lẽ đó để rèn kĩ năng so sánh phân số cho các em, tôi đã xây dựng hệ thống chương trình và dạy vào buổi 2 của chương trình 10 buổi/tuần. Với chương trình này, tôi đã củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học sau đó mở rộng thêm các cách so sánh khác.

Dạng 1. So sánh phân số có cùng mẫu số.

(Đây là dạng so sánh cơ bản trong SGK nên tôi dạy chắc chắn ngay từ tiết 107 SGK trang 119 trong tiết học chính khóa).

Điều kiện áp dụng:

Dạng này được sử dụng khi các phân số đã có cùng mẫu số hoặc sau khi rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số được các phân số có mẫu số bằng nhau.

Để có được kĩ năng so sánh phân số một cách bền vững trước hết học sinh phải có kiến thức cơ bản về so sánh phân số. Mà muốn học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản thì ngay từ khi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần giúp học sinh hiểu bản chất dạng toán.

Đối với dạng bài này tôi tiến hành dạy như sau:

Bước 1. Hình thành và củng cố chắc kiến thức cơ bản đã học.

Bước 2. Mở rộng kiến thức có liên quan.

Bước 3. Xây dựng hệ thống bài tập để học sinh củng cố kiến thức.

Tôi đã hình thành kiến thức mới như sau:

Ví dụ: So sánh hai phân số \frac{2}{5}và  \frac{3}{5}(SGK Toán 4, trang 119)

Còn tiếp, mời các bạn tải về!

Đánh giá bài viết
1 89
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4

    Xem thêm