Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “GIÚP HỌC SINH LỚP 5 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ: T ĐỒNG
ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1- Lý do chọn đề tài:
Mở rộng vốn từ một nhiệm vụ hết sức quan trọng của môn Tiếng Việt nói chung
phân môn Luyện từ câu nói riêng. Trong đó Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa
các loại từ quan trọng, được xem như là
Hiện tượng đặc thù của Tiếng Việt. Việc nhận diện hai loại t này đối với người lớn
đã khó, với học sinh lớp 5 lại càng khó hơn nhiều. Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng
nghiệp, sinh hoạt chuyên môn, tôi thấy học sinh rất k khăn khi xác định nghĩa để phân
biệt từ, đặc biệt những từ xuất hiện trong văn cảnh. Chính vậy mỗi nội dung kiến
thức nói chung, kiến thức về Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa nói riêng cần phải được củng
cố củng cố một cách kịp thời, hiệu quả mới hy vọng học sinh nhận diện phân
biệt cũng như s dụng tốt trong nói viết. Việc củng cố kiến thức đó cần được vận dụng
trong mọi nơi, mọi lúc phù hợp thể. Đặc biệt thời gian tăng buổi thời gian thích
hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này. Tuy vậy, để kết quả như mong
muốn thì cũng cần phải c định sử dụng thời gian tăng buổi đó n thế nào? Với nội
dung gì? Đó chính nội dung tôi muốn đề cập đến trong đề tài này phạm vi một tiết
học tăng buổi.
2- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu giáo viên, học sinh lớp 5 (Người dạy người học). Đó
hai yếu tố gắn chặt tác động lẫn nhau.
3- Nhiệm v nghiên cứu:
Qua trực tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh phân biệt Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa
còn rất hạn chế, nên bản thân cố gắng làm sao đó đ đóng góp ý kiến nhỏ của mình cùng
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
với bạn đồng nghiệp tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục những k khăn trong dạy
cho học sinh phân biệt Từ đồng âm và T nhiều nghĩa.
4- Phương pháp nghiên cứu:
- PP đàm thoại.
- PP thảo luận nhóm.
- PP trò chơi.
- PP điều tra.
- PP Thực nghiệm.
- PP nghiên cứu sản phẩm học sinh.
5- Tài liệu nghiên cứu;
- Sách học sinh Tiếng Việt tập 1 Lớp 5.
- Sách GV Tiếng Việt tập 1 Lớp 5.
- Sách thiết kế Tiếng Việt tập 1 Lớp 5.
- Một s tài liệu khác.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1- Thực trạng về việc dạy học Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa:
Sau khi học về Từ đồng âm học sinh nắm được Từ đồng âm những từ giống
nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa ”. Rất nhiều học sinh nêu được định nghĩa này,
thậm chí học thuộc lòng đã biết vận dụng vào việc xác định t đồng âm, mặc
chưa được chính xác, vẫn những học sinh còn ng túng. Nhưng sau những tiết củng
cố, luyện tập trong các giờ tăng buổi, học sinh dần dần nắm được vận dụng được từ
đồng âm. Đến khi xuất hiện từ nhiều nghĩa t học sinh thực sự lúng túng. Lúng túng-
phân vân giữa việc xác định, phân biệt t đồng âm, từ nhiều nghĩa. Nhiều học sinh thậm
chí chỉ biết đoán tìm kết quả.
2- Định hướng củng cố Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa:
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
Khắc phục tình trạng này quả khó Từ đồng âm từ nhiều nghĩa hai nội
dung khá khó, khó phân biệt nhưng không phải không làm được. Quan trọng nhất
phải tìm hiểu nhiều về Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa nhưng không phải trên thuyết
phải bắt đầu từ các dụ. Học sinh phải được làm quen nhiều với việc phân tích dụ để
hiểu hơn về Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để từ đó học sinh hiểu được bản chất của
vấn đề nhằm nhận biết, phân biệt vận dụng chúng một cách linh hoạt. Để được điều
đó thì chỉ vận dụng trong thời gian tăng buổi, hay trong các giờ luyện tập, đặc biệt
việc củng c kiến thức không chỉ ngày một, ngày hai phải c q trình, mọi lúc, mọi
nơi thể. Song sau tiết học v Từ nhiều nghĩa t cần thiết phải tiết củng cố kiến thức
này, củng cố một cách tổng hợp về Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa, vận dụng trong giờ
tăng buổi. Nói củng cố kiến thức chung nhưng cũng phải bắt đầu từ các ví dụ cụ thể,
qua đó đ thấy được chỗ hổng của học sinh để kịp thời củng cố, khắc sâu. Một trong
những tiết củng cố kiến thức đó tiết: Ôn tập về Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa (áp
dụng cho tiết tăng buổi, sau khi học bài Từ nhiều nghĩa ”).
3. Cách thực hiện:
3.1) xác định mục tiêu tiết học:
Giúp hs khắc sâu các kỹ năng:
- Đặt câu từ đồng âm từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt các từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển).
- Xác định được từ đồng âm từ nhiều nghĩa.
3.2) Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng con, bảng phụ.
- a viết sẵn các bài tập đ t chức trò chơi. Bút lông.
3.3) c bước thực hiện:
a) Bước 1: Củng cố kiến thức: (4 phút)
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nêu khái niệm t đồng âm, từ nhiều nghĩa, cho dụ.
- Từ khái niệm đó GV chốt lại cho HS:

Củng cố kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5 được sưu tầm và chọn lọc bởi VnDoc giúp các giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm và ý tưởng để hoàn thành tốt công việc của mình.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa

1- Thực trạng về việc dạy học Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa:

Sau khi học về phần Luyện từ và câu lớp 5 Từ đồng âm học sinh nắm được “Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”. Rất nhiều học sinh nêu được định nghĩa này, thậm chí là học thuộc lòng và đã biết vận dụng vào việc xác định từ đồng âm, mặc dù chưa được chính xác, vẫn có những học sinh còn lúng túng. Nhưng sau những tiết củng cố, luyện tập trong các giờ tăng buổi, học sinh dần dần nắm được và vận dụng được từ đồng âm. Đến khi xuất hiện từ nhiều nghĩa thì học sinh thực sự lúng túng. Lúng túng - phân vân giữa việc xác định, phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Nhiều học sinh thậm chí chỉ biết đoán mò tìm kết quả.

2- Định hướng củng cố Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa:

Khắc phục tình trạng này quả là khó vì Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai nội dung khá khó, khó phân biệt nhưng không phải là không làm được. Quan trọng nhất là phải tìm hiểu nhiều về Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa nhưng không phải trên lý thuyết mà phải bắt đầu từ các ví dụ. Học sinh phải được làm quen nhiều với việc phân tích ví dụ để hiểu rõ hơn về Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để từ đó học sinh hiểu rõ được bản chất của vấn đề nhằm nhận biết, phân biệt và vận dụng chúng một cách linh hoạt. Để có được điều đó thì chỉ có vận dụng trong thời gian tăng buổi, hay trong các giờ luyện tập, đặc biệt việc củng cố kiến thức không chỉ ngày một, ngày hai mà phải cả quá trình, mọi lúc, mọi nơi có thể. Song sau tiết học về Từ nhiều nghĩa thì cần thiết phải có tiết củng cố kiến thức này, củng cố một cách tổng hợp về Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa, vận dụng trong giờ tăng buổi. Nói là củng cố kiến thức chung nhưng cũng phải bắt đầu từ các ví dụ cụ thể, qua đó để thấy được chỗ "hổng" của học sinh để kịp thời củng cố, khắc sâu. Một trong những tiết củng cố kiến thức đó là tiết: "Ôn tập về Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa” (áp dụng cho tiết tăng buổi, sau khi học bài "Từ nhiều nghĩa").

3. Cách thực hiện:

3.1) Xác định mục tiêu tiết học:

Giúp hs khắc sâu các kỹ năng:

- Đặt câu có từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

- Phân biệt các từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển).

- Xác định được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

3.2) Chuẩn bị đồ dùng:

- Bảng con, bảng phụ.

- Bìa viết sẵn các bài tập để tổ chức trò chơi. Bút lông.

3.3) Các bước thực hiện:

a) Bước 1: Củng cố kiến thức: (4 phút)

- Yêu cầu học sinh tiếp nối nêu khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, cho ví dụ.

- Từ khái niệm đó GV chốt lại cho HS:

+ Từ đồng âm: Nghĩa khác nhau hoàn toàn.

+ Từ nhiều nghĩa: Có mối liên hệ với nhau về nghĩa (Nói cách khác, các từ nhiều nghĩa thường có chung một nét nghĩa nào đó). Nghĩa là với từ nhiều nghĩa trước hết phải xác định nghĩa “gốc” sau đó xác định nghĩa “chuyển”

b) Bước 2: Luyện tập (30 phút).

1. Giáo viên treo bài tập 1 lên bảng:

Cho các cặp từ sau: Chiếu sáng- Chiếc chiếu; kén tằm- kén ăn; chạy ăn- chạy chậm; ăn tối- ăn xăng; đùm mọc- mọc răng; đầu cầu- đầu lưỡi; kho cá- nhà kho.

Hãy xếp các từ trên vào bảng sau cho hợp lý:

Cặp từ có chứa từ đồng âm

Cặp từ có chứa từ nhiều nghĩa

……………………………………

……………………………………

……………………………………

………………………………………...

………………………………………

………………………………………

………………………………………

…………………………………………...

+ Yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung bài tập, nêu yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu của bài tập.

+ Đại diện các nhóm nêu kết quả, giải thích lý do, cả lớp theo dõi, nhận xét.

+ GV nhận xét bằng cách phân tích cặp từ, nhấn mạnh ở các đặc điểm cơ bản của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để giúp học sinh dễ hình dung, đồng thời biết vận dụng vào các bài tập khác.

Ví dụ: - “Chiếu” trong “Chiếu sáng” nghĩa là gì?

- “Chiếu” trong “Chiếc chiếu” nghĩa là gì?

- Như vậy “Chiếu” trong “Chiếu sáng” và “Chiếu” trong “Chiếc chiếu” nghĩa có giống nhau không? Vậy nó là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?

+ Làm tương tự với các cặp từ còn lại. (Có thể là giáo viên cho hs tự phân tích), gv chỉ chốt kết quả đúng, đồng thời qua kết quả củng cố thêm lý thuyết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh, giúp học sinh có kỷ năng vận dụng tốt vào thực tế bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

2. Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập 2.

Xác định nghĩa của từ được gạch ở dưới trong các tổ hợp từ sau, rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

a) Đầu người, đầu van, đầu cầu, đầu làng, đầu sông, đầu lưỡi, đầu đàn, đứng đầu, cứng đầu, dẫn đầu.

b) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng giếng, miệng túi, vết thương đã kín miệng, nhà có 5 miệng ăn.

c) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo cáo, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Những từ mang nghĩa gốc

Những từ mang nghĩa chuyển

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………….

……………………………………

……………………………………

……………………………………

…………………………………………

- Với bài tập này cho học sinh thảo luận nhóm 4 và làm vào bảng phụ, sau đó gọi một số nhóm lên đính kết quả. các nhóm khác cùng nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lại ý đúng. Cho điểm các nhóm.

* Ở bài tập này không phải là phân biệt từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa mà chỉ xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, tức học sinh hiểu hơn về từ nhiều nghĩa đó cũng là cơ sở để học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

3. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 3.

Đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và nói rõ nghĩa của từng câu.

- Đối với bài tập này gv cho hs làm bài cá nhân để các em tự do lựa chọn các từ đồng âm, các từ nhiều nghĩa khi đặt câu.

- Học sinh làm bài xong, giáo viên gọi một số học sinh đọc những câu mà các em đã đặt và nói rõ câu nào sử dụng từ đồng âm, câu nào sử dụng từ nhiều nghĩa? Đó là những từ nào?

c) Hoạt động nối tiếp: (6 phút) Trò chơi tiếp sức.

"Tìm nhanh từ đồng âm, từ nhiều nghĩa"

* Mục tiêu:

- Rèn kỷ năng nhận biết nhanh các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

- Luyện trí thông minh và tác phong nhanh nhẹn khi làm bài.

* Chuẩn bị:

GV viết sẵn vào hai tờ bìa bài tập sau:

Trong các từ được gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?

+ Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.

- Tấm lòng vàng.

- Ông tôi mua bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.

+ Bay: - Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

- Đạn bay rào rào.

- Chiếc áo này đã bay màu.

* Cách tiến hành:

- GV đính hai tờ bìa đã viết sẵn bài tập lên bảng.

- GV nói tên trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi.

+ Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của trò chơi.

+ GV nói rõ luật chơi…

+ Gọi hai nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm 3 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm là lần lượt từng thành viên lên viết dưới từ đã được gạch chân là từ nhiều nghĩa (NN) hoặc từ đồng âm (Đ Â), mỗi lần lên chỉ viết dưới một từ, viết xong xuống dưới cùng của nhóm, cứ như thế cho đến hết thời gian. (Lưu ý: Mỗi thành viên trong nhóm phải lên hai lần vì bài tập có 6 từ).

+ Giáo viên nói rõ thời gian trò chơi, nhóm nào tìm nhanh, đúng, nhóm đó sẽ thắng cuộc.

- Khi trò chơi kết thúc, giáo viên có thể gọi một số học sinh dưới lớp nói lại nghĩa của từng câu trong trò chơi để giúp các em một lần nữa nắm chắc kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5

Đánh giá bài viết
1 897
Sắp xếp theo

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5

    Xem thêm