Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học lớp 4
SKKN: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học lớp 4 là tài liệu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đề xuất và áp dụng một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet để đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học lớp 4, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát triển năng lực công nghệ thông tin và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học 4
PHẦN I: LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Trong thời kì cả nền giáo dục đang từng bước chuyển đổi số, việc cho học sinh tiểu học tiếp cận với cách học mới, nhằm kích thích hứng thú, chủ động trong học tập, nắm vững kiến thức là điều rất cần thiết. Tạo cho học sinh tâm lý học tập thoải mái, không có sự gò ép, học tập tự tin hơn, tích cực hơn, kích thích được năng lực tự học ở các em.
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy Tin học tại trường Tiểu học......, tôi nhận thấy các vấn đề sau còn tồn tại, cản trở việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh: đa số học sinh chưa có sự chủ động trong học tập tin học, việc học của học sinh còn mang tính thụ động, bắt chước, chưa mạnh dạn, tích cực. Bên cạnh các học sinh học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn tin học, đặc biệt là đối với các em học sinh không có máy tính ở nhà, các em chưa thường xuyên chuẩn bị bài, ôn bài ở nhà nên hay quên kiến thức. Do đó khi vận dụng kiến thức đã học vào thực hành chưa được nhanh nhạy.
Điều đó làm tôi luôn trăn trở: làm thế nào có thể giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tự chủ? Làm thế nào có thể giúp học sinh học tập thoải mái hơn? Làm thế nào có thể giúp học sinh biết tận dụng các thiết bị có sẵn để học tập? Làm thế nào mà trong khoảng thời gian 35-40 phút giáo viên có thể chia sẻ, đánh giá được hết học sinh trong lớp…
Vì các lí do trên tôi chọn sáng kiến: Một số biện pháp sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học môn Tin học lớp 4, tại trường Tiểu học.......
PHẦN II: PHẠM VI VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng:
Học sinh lớp 4A2 trường Tiểu học...... với tổng số 28 em.
2. Thời gian áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9 năm,…… đến tháng 5 năm.......
PHẦN III: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Thuận lợi:
Tin học là môn học trực quan sinh động, khám phá nhiều lĩnh vực nên học sinh khá thích thú trong việc học Tin học, nhất là những tiết thực hành trên máy tính.
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Đặc biệt là Phòng Giáo dục, nhà trường có 1 phòng máy có kết nối internet được đầu tư, bảo dưỡng thường xuyên.
2. Khó khăn:
+ Một bộ phận học sinh chưa biết tự học ở nhà, chưa hứng thú với việc ôn bài qua sách vở, không thường xuyên ôn lại bài ở nhà, hay quên kiến thức;
+ Học sinh chưa chủ động học tập, khám phá kiến thức môn học;
+ Học sinh chưa biết tận dụng thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập; Phụ huynh còn lo lắng khi giao thiết bị điện tử cho con em mình trong quá trình tự học.
3. Kết quả khảo sát thực tế
Qua nhiều năm dạy học tại trường tôi nhận thấy: học sinh lớp 4 chưa có sự chủ động trong học tập tin học, chưa thường xuyên chuẩn bị bài, ôn bài ở nhà nên hay quên kiến thức. Do đó khi vận dụng kiến thức đã học vào thực hành chưa được nhanh nhạy. Do hầu hết các em không có máy tính ở nhà, các em chưa thực sự hứng thú với việc chỉ xem lại bài hay chuẩn bị bài từ sách giáo khoa với hình ảnh và con chữ đơn thuần.
Trước khi thực hiện sáng kiến tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh trong lớp 4A2 (với tổng số: 28 học sinh) do tôi giảng dạy thông qua các giờ học lý thuyết, thực hành. Khi tổng hợp kết quả như sau:
Mức độ |
TS học sinh |
Trước khi thực hiện biện pháp |
|
Số học sinh |
Tỷ lệ |
||
Ghi nhớ kiến thức chủ động. Thao tác nhanh |
28 |
4 |
14,2% |
Nhớ kiến thức lâu. Thao tác đúng |
12 |
42,9% |
|
Hay quên kiến thức. Thao tác chậm |
12 |
42,9% |
|
Chưa nhớ kiến thức. Chưa biết thao tác |
0 |
0% |
Từ bảng số liệu trên tôi nhận thấy việc học tập và vận dụng lý thuyết vào thực hành của học sinh vẫn còn chưa thực sự hiệu quả, số học sinh sử dụng máy tính tốt, thao tác nhanh còn ít (4 em), gần nửa số học sinh chỉ dừng lại ở thao tác sử dụng đúng (12 em), số học sinh thao tác còn chậm vẫn còn khá nhiều (12 em).
Qua khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa cao của học sinh. Tôi xin đưa ra những biện pháp để nâng cao chất lượng trong học tập môn Tin học của học sinh lớp 4.
Còn tiếp,...
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí 4
- SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế và sử dụng một số trò chơi PowerPoint nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh các môn ở lớp 4
- Biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ Em thích môn toán có kĩ năng so sánh phân số
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng bài tập làm văn cho học sinh lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số Kết nối tri thức
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số
- Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến
- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng chia cho học sinh lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế trò chơi môn Toán lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học ở lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn địa lí lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số trò chơi giúp các tiết dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp bốn đạt hiệu quả
- Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Một số đặc điểm và phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy tốt Lịch sử 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả