Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ theo nhóm

Việc rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp cho học sinh là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của bậc Tiểu học. Chính vì vậy, rèn học sinh viết chữ đúng độ cao là rất quan trọng. Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ theo nhóm là mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 hay dành cho thầy cô cùng tham khảo, nhằm hoàn thiện phương pháp dạy học của mình. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM ĐƯỢC ĐỘ CAO VÀ CÁCH VIẾT CÁC CON CHỮ THEO NHÓM

1. Lí do, sự cần thiết sử dụng biện pháp

Đặc điểm học sinh lớp 3 là lứa tuổi liên kết giữa lớp 1, 2 với lớp 4, 5. Khả năng viết chữ của các em còn chậm. Ở lớp 1, lớp 2 các em đã được học cấu tạo chữ thường, chữ hoa nhưng do đặc điểm lứa tuổi dễ nhớ, mau quên của học sinh tiểu học và không được rèn luyện thường xuyên nên khi lên lớp 3 thì phần lớn học sinh viết chữ chưa đúng quy trình, sai về độ cao, khoảng cách của chữ, viết chữ thiếu dấu, đặt dấu thanh chưa đúng vị trí, tốc độ viết không đảm bảo,… Các tiết Chính tả và Tập viết thường mất nhiều thời gian vì các em viết bài quá chậm. Do đó, việc học các môn trong chương trình gặp nhiều khó khăn.

2. Nội dung biện pháp. Giúp học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ theo nhóm.

· Mẫu chữ cái viết thường: (chia thành 5 nhóm)

+ Nhóm 1: (1 đơn vị) o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, e, ê, c, m, n, v, x, i

+ Nhóm 2: (1,25 đơn vị) r, s nhóm chữ có nét tương đồng là nét cong, nét móc có vòng xoắn.

+ Nhóm 3: (1,5 đơn vị) t

+ Nhóm 4: (2 đơn vị) d, đ, p, q

+ Nhóm 5: (2,5 đơn vị) b, g, h, k, l, y nhóm chữ cái có nét khuyết.

· Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị

· Mẫu chữ cái viết hoa: (chia thành 6 nhóm)

+ Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M

+ Nhóm 2: B, D, Đ, P, R

+ Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê

+ Nhóm 4: I, K, V, H, T

+ Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q

+ Nhóm 6: U, Ư, Y, X

Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái viết hoa G, Y được viết với chiều cao là 4 đơn vị.

· Mẫu chữ số:

+ Các chữ số: (2 đơn vị) 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Tôi giúp các em viết đúng các phụ âm đầu bằng cách đưa ra các hiện tượng chính tả dễ nhầm lẫn để học sinh phân biệt được một cách chính xác.

* Ví dụ: Việc lẫn lộn chữ ghi âm đầu (c/k/q; g/gh; ng/ngh; ng/nh); chữ ghi âm đệm (u/o); âm chính (i, y; ia, ya, iê, yê; ua, uô; ưa, ươ; a, ă;...) và âm cuối (ng/nh; c/ch; i/y; u/o) là do học sinh chưa nắm vững quy tắc chính tả. Trường hợp lẫn lộn d/gi phần lớn là viết tùy tiện, chỉ dựa vào ý chủ quan, ít theo quy tắc.

- c/k/q

+ cót ≠ kót; cối ≠ kối; cuốc ≠ quốc; ...

+ ké ≠ cé; kép ≠ cép; kịch ≠ cịch; kim ≠ cim; ...

+ quả ≠ kủa; quản ≠ quoản; que ≠ coe; quen ≠ quoen; quýnh ≠ quynh.

- d/gi

+ dám ≠ giám; da ≠ gia; dẻ ≠ giẻ, rẻ; dễ ≠ giễ; diều ≠ giều; dù ≠ giù; ...

+ gì ≠ dì; giúp ≠ dúp; giọng ≠ dọng; giữa ≠ diữa; giặt ≠ dặc; giờ ≠ dờ; ...

- g/gh

+ gạc ≠ ghạc; gái ≠ ghái; gánh ≠ ghánh; gắt ≠ ghắt; gõ ≠ ghõ; ...

+ ghé ≠ gé; ghép ≠ gép; ghét ≠ gét; ghê ≠ gê; ghềnh ≠ gềnh; ghi ≠ gi; ...

- ng/ngh

+ ngạc ≠ nghạc; ngập ≠ nghập; nguyên ≠ nguiên; ngôi ≠ nghôi; ...

+ nghe ≠ nge; nghẹn ≠ ngẹn; nghìn ≠ ngìn; nghiêng ≠ ngiêng; ...

* Ví dụ: Lỗi do tiếng có vần khó: buýt ≠ bít, bút, buýp; khuỷu ≠ khủy, khỉu, khỷu, khủi, khửu; khuya ≠ khua, khia, khya; nguệch ngoạc ≠ nguyệch ngoặc, nghệch ngoạt; quét ≠ quyét; quyết ≠ quyếc, quếc, quyêt, quiết, qyết; ...

Đối với những em viết cẩu thả, chưa chịu khó luyện chữ, tôi kiểm tra sát sao, giao bài luyện tập cụ thể cho các em, tôi viết mẫu cho các em luyện tập. Việc viết mẫu của tôi là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, tôi phải viết chậm, đúng theo quy tắc, vừa viết vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, tôi tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của tôi viết từng nét chữ.

Học sinh viết chậm, viết sai hàng ngày, thời gian đầu tôi cho học sinh viết thơ bốn chữ hoặc năm chữ với số lượng ít sau nâng dần lên viết thơ lục bát, đoạn văn. Sau mỗi bài viết tôi đánh giá sản phẩm của học sinh, trực tiếp chỉ chỗ sai cho học sinh từ cách trình bày đến điểm đặt bút và dừng bút của các con chữ. Đối với học sinh viết chữ đẹp rồi thì tôi vẫn hướng dẫn các em kĩ thuật cầm bút, lia bút, rê bút để chữ viết đẹp ở mức độ cao hơn là có nét thanh nét đậm.

3. Hiệu quả áp dụng biện pháp

Sau khi áp dụng giải pháp trên, chữ viết của các em đã được cải thiện, các em năm được độ cao và cách viết các con chữ. Tỉ lệ học sinh viết sai giảm đã có sự tiến bộ rõ rệt: chữ viết tương đối đều, bài viết sạch đẹp, tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên, tình trạng viết sai lỗi chính tả còn ít. Một số em có khả năng viết chữ nghiêng, chữ sáng tạo có nét thanh nét đậm.

4. Kết luận

Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về mọi mặt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam, nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Việc viết chữ đẹp không chỉ là thành tích mà là yêu cầu căn bản của người học trò. Nét chữ thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ của người viết. Những dòng chữ thẳng hàng, đẹp, rõ nét thể hiện sự trang trọng và tính cách cẩn thận của người viết đối với người đọc. Bởi lẽ với bất kỳ môn học nào đều phải đạt được yêu cầu trọng tâm về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ, đức tính kiên trì, bền bỉ, thận trọng và chính xác.

Thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp cho học sinh là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của bậc Tiểu học. Tôi đã áp dụng và thực hiện thành công biện pháp sau: . Giúp học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ theo nhóm.

Xây dựng thành công phong trào viết chữ đẹp là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học. Vì nó sẽ giúp học sinh biết giữ cẩn thận sách vở của mình, có ý thức luyện viết chữ đẹp làm cho việc học tập của các em được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả cao hơn. Để có được nét chữ đẹp, ngoài năng khiếu bẩm sinh, mỗi người phải trải qua quá trình kiên trì, chăm chỉ rèn chữ viết. Bên cạnh đó còn thể hiện được ý thức của con người trong quá trình học tập và rèn luyện,….

-------------------

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3: Biện pháp giúp học sinh nắm được độ cao và cách viết các con chữ theo nhóm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tập viết 3 trong trường Tiểu học. Mời quý thầy cô tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3

    Xem thêm