Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học giúp các thầy cô hướng dẫn các em có hiểu biết ban đầu về kiến thức và kinh nghiệm đạo đức, lối sống để vận dụng vào ứng xử trong giao tiếp hằng ngày; hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi đạo đức, ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Mời quy thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức tiểu học

1. Tên sáng kiến: Giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về kiến thức và kinh nghiệm đạo đức, lối sống để vận dụng vào ứng xử trong giao tiếp hằng ngày; hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi đạo đức, ứng xử phù hợp trong cuộc sống; bồi dưỡng niềm tin, thái độ tích cực, biết đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái tốt; không ủng hộ làm theo cái xấu, cái sai.

Hiện nay, giáo dục đạo đức, lối sống trong trường tiểu học được lồng ghép tích hợp vào trong các môn tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, … nhưng thời lượng, nội dung chưa đảm bảo thường xuyên liên tục để tạo thành thói quen hình thành các chuẩn mực, hành vi ứng xử đúng mực trong nhà trường, gia đình cũng như ngoài xã hội.

Khi chúng tôi nhận lớp, đa số các em giao tiếp trống rỗng, nói năng chưa lễ phép, chưa đầy đủ thành phần câu. Ứng xử chưa tốt, chưa nói lời cảm ơn, xin lỗi chưa biết giữ trật tự, vệ sinh khi tham gia các hoạt động tập thể. Một số gia đình coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái, nuông chìu con một cách thái quá, sẵn sàng bao che cho những lỗi lầm của con …làm ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình. Phụ huynh chưa thường xuyên nêu gương người tốt - việc tốt, chưa thường xuyên phê phán, lên án, đấu tranh với những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến giáo dục đạo đức. lối sống trong từng tiết học, trong từng hoạt động hằng ngày của học sinh để uốn nắn, nhắc nhở giúp các em có những thói quen giao tiếp, ứng xử tốt với mọi người và môi trường xung quanh.

3.1.1. Hiện trạng giải pháp đã biết

3.1.2. Những ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã thực hiện:

- Ưu điểm:

Trước đây việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách toàn diện. Đạo đức, lối sống là một bộ phận quan trọng trong các hình thái ý thức xã hội. Cung cấp tri thức, giúp học sinh hình thành hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, lối sống ở mức đơn giản, cụ thể, gần gũi với cuộc sống của các em. Giúp học sinh hình thành xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực, bền vững để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn thống nhất với yêu cầu đạo đức, hình thành niềm tin đạo đức. Học sinh được rèn luyện thói quen hành vi đúng chuẩn mực, biết hành động, sống phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội, kế thừa và phát triển truyền thống đạo đức của dân tộc.

Phụ huynh có quan tâm đến việc chào hỏi, ứng xử hằng ngày chứ chưa quan tâm đến những hành vi, thái độ đạo đức, lối sống diễn ra trong thực tiễn. Các em còn gặp khó khi gặp những tình huống, hoàn cảnh, môi trường mới phát sinh không biết làm thế nào cho đúng chuẩn mực. Chưa đề cao coi trọng các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử, làm gương hằng ngày trong gia đình.

Nhà trường chưa coi trọng việc ứng xử văn hóa trong môi trường giáo dục, chưa công khai những việc nên làm và không nên làm khi đến các cơ sở giáo dục. Việc nêu gương, hướng dẫn các em học tập và làm theo những gương tốt, điển hình chưa thường xuyên.

- Hạn chế:

Trong dạy học đạo đức trước đây chưa chú trọng hình thành thái độ hành vi đạo đức, ứng xử, lối sống đúng mực trong cuộc sống hằng ngày, trong các môn học khác, trong các hoạt động giáo dục… mà chủ yếu tập trung khai thác các nội dung truyện kể trong sách đạo đức. Chưa chú trọng lồng ghép trong các môn học liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, … một cách thường xuyên và chưa chú trọng nhiều trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Không ít phụ huynh còn lo làm ăn, ít quan tâm giáo dục học sinh mà chỉ phó thác cho giáo viên, nhà trường. Những tiêu cực, tệ nạn xã hội phát sinh, ảnh hưởng cơ chế thị trường đã tác động đến tâm hồn trẻ, gây khó khăn cho công tác giáo dục như: nghiện game, ti vi, lối sống vì tiền, thực dụng, bạo lực trong gia đình.

Chưa phối hợp tốt ba môi trường giáo dục trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Chưa công khai văn hóa ứng xử trong trường học, chưa tư vấn tâm lí học đường khi học sinh gặp khó khăn về tâm lí.

3.1.3. Sự cần thiết của việc đề xuất biện pháp mới

Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phải làm sao mang lại hiệu quả cao nhất, được mọi người hưởng ứng, đồng tình cùng hợp tác, phối hợp, tránh khô khan, khẩu hiệu, lý thuyết suông. Học sinh không chỉ học được những bài học về đạo đức, lối sống của nhân loại, của Bác mà còn phải biết thực hành, vận dụng bài học đó vào cuộc sống. Học qua những câu chuyện có thực về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác. Có những tình huống giúp học sinh kết nối từ sách vở đến cuộc sống.

Giúp giáo viên phải thay đổi cách dạy, cách tiếp cận, cách ứng xử, phải nêu gương trong mọi công việc hằng ngày không chỉ giảng dạy mà qua giao tiếp, việc làm, học tập, … Phải xây dựng nhà trường trở thành một môi trường lành mạnh, an toàn, văn minh hơn nữa. Ở đó, mỗi giáo viên là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống trước học sinh, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, làm sao cho “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với học sinh.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3.2.1. Mục đích của giải pháp.

Nêu được thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đưa ra giải pháp để phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Giúp học sinh hình thành được thái độ, hành vi ứng xử đúng mực, văn minh, lịch sự. Có lối sống tự tin, hòa đồng, quan tâm, bao dung, đoàn kết, yêu thương, đối xử tốt với mọi người xung quanh, ứng xử tốt với thiên nhiên với môi trường xung quanh.

Giúp các em từng bước hình thành các kĩ năng tự nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đạo đức, lối sống đúng đắn, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè, mọi người cùng thực hiện để hướng đến “chân, thiện, mĩ”.

Dần dần hình thành trong các em thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

3.2.2. Nội dung giải pháp

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Tăng cường công tác quản lý và chịu trách nhiệm về công tác giáo dục đạo đức, lối sống; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường có phân công cán bộ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lí học đường. Thực hiện tốt, có hiệu quả văn hóa ứng xử trong trường học; những việc nên và không nên làm trong trường học.

Việc tích cực tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh góp phần cùng nhà trường, ngành hướng tới “góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức, lối sống và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ giữa các em với gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và giúp các em biết được ý nghĩa của việc đưa những chuẩn mực đạo đức, lối sống đó vào trong nhận thức, hành động của các em. Từ đó, các em sẽ dần dần hình thành thói quen có lối sống, ứng xử văn hóa, lịch sự với mọi người.

* Giáo dục đạo đức lối sống thông qua các môn học

Như chúng ta đã biết một trong những chức năng của quá trình dạy học là truyền thụ tri thức và hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống cần thiết cho học sinh. Bất cứ một bài học nào ở trường cũng có tính giáo dục sâu sắc, hiệu quả của mỗi giờ dạy còn phụ thuộc vào cách truyền thụ của giáo viên.

-. Đối với môn Đạo đức: Dạy học Đạo đức sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy học Đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kĩ năng mới. Các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai, trò chơi, phân tích, xử lý tình huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng các phần kết cho các câu chuyện có kết cục mở, đánh giá, tự đánh giá hành vi của bản thân, bạn bè và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học; tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống đạo đức của lớp học, của nhà trường, của địa phương như kể chuyện, hát, đọc thơ, vẽ tranh, ... có liên quan đến chủ đề bài học. Học Đạo đức các em sẽ được hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm, biết điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.

Dạy học Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các chuyện kể, tình huống, tấm gương, hình ảnh, ... sử dụng để dạy đạo đức phải lấy từ cuộc sống thật của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em.

Các phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức rất phong phú, đa dạng như: kể chuyện, đóng vai, nêu gương, khen thưởng, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra thực tiễn, giải quyết vấn đề, động não, ... Các hình thức học: cá nhân, theo nhóm, học ở trong lớp, ngoài sân, tham quan, ... Qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn. Từ đó, giúp các em dễ hòa nhập vào nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Kĩ năng giao tiếp, hợp tác của học sinh được phát triển. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của các em theo hướng tích cực. Qua sắm vai, xử lí tình huống những lời nói, việc làm của học sinh được bộc lộ, giáo viên dễ dàng điều chỉnh thái độ, hành vi và phát huy, nêu gương những cách ứng xử, xử lí hay, đẹp, sáng tạo cho các bạn khác học tập noi theo. Đồng thời, rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong từng tình huống. Học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.

Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức rất phong phú, đa dạng Chương trình môn Đạo đức được xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, pháp luật cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc. Yêu cầu giáo viên khi dạy môn Đạo đức là làm cho những tri thức đạo đức, những chuẩn mực về hành vi đạo đức có trong bài học được thấm sâu, bền vững, trở thành kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi học sinh. Muốn vậy giáo viên phải có phương pháp dạy thích hợp với bộ môn, phải chú tâm đi sâu tìm hiểu đặc trưng bộ môn. Ở đây đòi hỏi khả năng tự trau dồi của giáo viên rất lớn. Đưa ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh như thảo luận nhóm, đóng vai, phỏng vấn, vv… Giáo viên cần khai thác những sự kiện, việc làm, hành vi có thực xung quanh các em và gây được ấn tượng nhất đối với các em. Người dạy cần nêu rõ ý nghĩa, tác dụng và cách thực hiện hành vi như là bài học cần thực hiện. Giáo viên cần kết luận ngắn gọn về chuẩn mực hành vi cần thực hiện để các em dễ nhớ, dễ vận dụng; liên hệ với thực tế đời sống của lớp, của học sinh và khuyến khích học sinh thực hiện theo chuẩn mực, hành vi tốt đẹp đó. Trong kể chuyện và nêu gương, giáo viên nêu lại câu hỏi đã đặt ra trước khi kể chuyện để học sinh phân tích, đánh giá nội dung câu chuyện và rút ra kết luận cần thiết cho mình, cần noi theo, học tập. Cần kích thích, khuyến khích động viên học sinh thực hiện theo tấm gương đã học. Tổ chức cho học sinh thực hiện những hành vi, công việc trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động, học tập hằng ngày phải làm thường xuyên có hệ thống vì như vậy mới hình thành được thói quen, tình cảm đạo đức bền vững; cần tạo điều kiện cho các em tự giác, tự quản trong thực hiện.

- Đối với các môn khác: như Tiếng Việt, Lịch sử, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, vv… thông qua các môn học đó, học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng đạo đức, mở rộng và bổ sung cho kiến thức đạo đức càng phong phú, sinh động. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên phải làm sao cung cấp những tri thức về các hành vi đạo đức, lối sống này cho các em.

Ở môn Tiếng Việt giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu đất nước, con người thông qua từng nội dung môn học. Học sinh có những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học Việt Nam. Hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.

Môn Lịch sử cần giáo dục cho học sinh về truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn Đảng, Bác Hồ. Qua các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử khơi gợi trong các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nhớ ơn, cảm phục những hi sinh, khó khăn, kiên trung của nhân dân ta. Đồng thời, biết được giá trị to lớn của sự đoàn kết, hòa bình, độc lập dân tộc. Các em biết được phải làm gì để ghi nhớ, đền đáp công ơn đó. Kính yêu Bác Hồ, tự hào về đất nước, con người Việt Nam; biết ơn những gia đình thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an, yêu quê hương, làng xóm, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa do cha ông để lại. Học sinh có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, con người; những hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử, ... Từ đó, học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống xung quanh, yêu quý tự hào về con người, quê hương đất nước mình.

Đối với môn Tự nhiên vã Xã hội giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại, là vệ sinh môi trường. Ứng xử phù hợp với các vấn đề về sức khỏe, tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp; có ý thức hành vi bảo vệ môi trường. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với học sinh.

..............

Trên đây là một phần của tài liệu, mời các bạn tải bản đầy đủ TẠI ĐÂY về tham khảo

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường tiểu học góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức trong trường Tiểu học. Mời quý thầy cô tham khảo thêm các sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học khác.

Đánh giá bài viết
1 2.643
Sắp xếp theo

Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

Xem thêm