Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng

Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng được sưu tầm và chọn lọc bởi VnDoc giúp các giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm và ý tưởng để hoàn thành tốt công việc của mình.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài.

* Tầm quan trọng của vấn đề:

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa, thời kì hội nhập của thế giới vì vậy ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo kịp các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được các tành tựu tiên tiến nhất. Nhằm đưa đất nước Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu mạnh.

Bởi vậy hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới những vấn đề cốt lõi thiết thực đó. Bộ môn Tiếng Anh cũng góp phần rất lớn vào phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh.

* Vị trí của môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học:

Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển tri thức và nhân cách học sinh. Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.

Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm khá nhiều thời gian trong chương trình học của học sinh. Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, nhiều em ít nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ từ phía gia đình. Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi, nhiều các bậc phụ huynh chưa quan tâm và dành ít thời gian để kèm cặp và giúp đỡ các con về kiến thức của môn Tiếng Anh và là môn học khó đối với học sinh.

Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung.

Vì vậy, Tiếng Anh là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế. Ở Việt Nam, nhiều năm nay môn Tiếng Anh đã được đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh.

Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới.

* Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học :

- Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học.

- Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.

- Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán. Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ...để củng cố khắc sâu kiến thức.

1.1.Cơ sở lý luận:

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên những cơ sở lý luận dạy - học môn Tiếng Anh tiểu học, bộ môn ngoại ngữ trong môi trường giáo dục nói chung, quy định những nội dung thiết yếu trên các mặt : Giáo dục, tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Các mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, để thông qua hoạt động dạy học bằng nhiều hình thức tạo cho mỗi học sinh một kỹ năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, giao tiếp tốt thông qua các chủ điểm của từng bài học. Mối tương quan các mặt nội dung với nhau như vậy chính là đặc trưng của bộ môn Tiếng Anh mà người dạy và người học cần nhận thức được trong suốt cả quá trình chiếm lĩnh môn học.

1.2. Cơ sở thực tiễn:

- Qua dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung và các phương pháp để vận dụng trong giờ dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

- Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm, soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài thông qua các tiết dạy.

2. Mục đích nghiên cứu:

Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình thực hành giao tiếp.

Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn thì việc đưa ra các hoạt động để vận dụng các từ Tiếng Anh đã học vào trong gờ học, nhằm mục đích để các em không chán nản môn học, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Đa dạng hoạt động trong giờ học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa.

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.

Trong xu thế hội nhập của nước ta và chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Anh cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới.

Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không có hiệu quả. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học và các cấp học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng cũng cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy, người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Các hoạt động có nội dung phong phú, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các hoạt động các em sẽ lĩnh hội những kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được nhiều hình thức hoạt động trong giờ học Tiếng Anh một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Tiếng Anh sẽ ngày càng nâng cao. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng”. Đây là đề tài tôi đang thể hiện và nghiên cứu.

4. Phạm vi, đối tượng điều tra, khảo sát, thực nghiêm.

Sáng kiến này xuất phát từ việc học sinh chưa say mê, hứng thú trong giờ học tiếng Anh. Bởi do Tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ. Hơn thế, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho thấy học sinh thường hay có cử chỉ sợ sệt và hành động chán học Tiếng Anh.

Đối tượng điều tra, khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 3A3 và 4A3 năm học 2019 – 2020 của trường tôi.

5. Thành phần tham gia nghiên cứu.

Giáo viên tiếng Anh của trường và một số học sinh.

6. Phương pháp nghiên cứu.

- Thu thập tài liệu,khảo sát thực tiễn, đọc sách và các tài liệu tham khảo.

- Điều tra, khảo sát thực tế trong quá trình giảng dạy.

- Sử dụng một số phương pháp khác như: Phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê và xử lý các số liệu thu thập được.

7. Kế hoạch nghiên cứu.

- Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài: Giữa tháng 9 và tháng 10 năm 2019

- Giai đoạn nghiên cứu đề tài: Từ tháng 11/2019 đến tháng 3 năm 2020

- Giai đoạn đúc kết, soạn thảo và viết đề tài: Tháng 4 năm 2020

......

Trên đây là một phần của tài liệu, mời các bạn tải bản đầy đủ TẠI ĐÂY về tham khảo

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng giúp các thầy cô hướng dẫn các em tự luyện, học tốt môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5. Đề tài này góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh để tìm ra phương pháp dạy học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ánh Thư Đặng
    Ánh Thư Đặng

    em không thấy phần Phụ lục, có thể cho em tham khảo phần phụ lục được không ạ?

    Thích Phản hồi 11/08/21
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      Phần Phụ Lục có trong file tải. Bạn click vào nút Tải về để Download file tài liệu kèm Phụ lục đầy đủ nhé

      Thích Phản hồi 23/08/21
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

Xem thêm