Giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 năm học 2022 - 2023
Giáo án lớp 3 theo Công văn 2345
- 1. Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo - Bản 1
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo - Bản 2
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Đạo Đức lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Chân trời sáng tạo
- 2. Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Kết nối tri thức
- 3. Giáo án lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Toán lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
- Giáo án Tin học lớp 3 Cánh Diều
Giáo án lớp 3 theo Công văn 2345 năm học 2022 - 2023 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài học với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh giúp tiết học thêm sinh động hơn. Mời các bạn cùng tải về Giáo án lớp 3 chương trình mới (đầy đủ 03 bộ SGK).
1. Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo
Xem chi tiết:
- Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Đạo Đức lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 1
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo - Đầy đủ các môn
Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Ôn tập các số đến 1 000:
• Đếm, lập số, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị).
• So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự.
• Tia số.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1.
2. Học sinh:
3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp: Thực hành. * Hình thức tổ chức: Cá nhân | |
- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ : + Đếm từ 1 đến 10. + Đếm theo chục từ 10 đến 100. + Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000. - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. | - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ: + 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 + 10, 20, 30, 40, 50, ...100 + 100, 200, 300, 400,...1000 - HS lắng nghe |
2. Bài học và thực hành | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàng * Mục tiêu: - HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Biết được giá trị cấu tạo của các chữ số * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận * Hình thức: Thảo luận nhóm bốn. | |
* Mối quan hệ giữa nghìn – trăm – chục – đơn vị. - GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu: + Đếm theo đơn vị: Đếm 10 khối lập phương – gắn vào tạo thành 1 chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục và viết vào bảng con: 10 đơn vị = 1 chục. + Đếm theo chục: đếm thanh 10 chục – gắn vào tạo thành 1 thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm và viết vào bảng con: 10 chục = 1 trăm. + Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm – gắn vào tạo thành 1 khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn và viết vào bảng con: 10 trăm = 1 nghìn. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hướng dẫn cho các nhóm chưa rõ yêu cầu. - GV gọi HS đứng dậy thực hiện, đánh giá, nhận xét. * Giá trị của các chữ số trong một số - GV đọc số: ba trăm hai mươi ba, yêu cầu HS ghi vào bảng con và nêu cấu tạo của số 323. - GV giới thiệu: “Đây là số có ba chữ số”. Số có ba chữ số ta gọi là số trăm. Ví dụ với số 323 ta có: chữ số 3 ở cột tăm có giá trị là 300 ( gắn ba thẻ 100 lên bảng lớp), chữ số 2 ở cột chục có giá trị là 20 (gắn hai thẻ 10 lên bảng lớp), chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 3 (gắn ba thẻ 1 lên bảng lớp). Như vậy: 323 = 300 + 20 + 3 | - HS hình thành nhóm có 4 người, lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện. - HS đứng dậy thực hành trước lớp - HS lắng nghe câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng - HS tập trung lắng nghe. |
Hoạt động 2. Thực hành nêu giá trị các chữ số của một số * Mục tiêu : HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được giá tị của các chữ số từ số đã cho. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận * Hình thức: Thảo luận nhóm đôi | |
- GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu học sinh: + Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 641, 830, 259. + Viết tổng thành số: · 900 + 60 + 3 · 100 + 1 · 200 + 40 + 7 - Sau khi thảo luận, GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. | HS bắt cặp, thảo luận, tìm ra câu trả lời: + Viết số thành tổng: · 641 = 600 + 40 + 1 · 630 = 600 + 30 + 0 · 259 = 200 + 50 + 9 + Viết tổng thành số: · 900 + 60 + 3 = 963 · 100 + 1 = 101 · 200 + 40 + 7 = 247 - HS lắng nghe |
Hoạt động 3. Sắp xếp các số theo thứ tự * Mục tiêu : Thông qua trò chơi, HS phân biệt được các số lớn và bé để sắp xếp các số theo thứ tự đúng. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận * Hình thức: Thảo luận nhóm bốn. | |
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” - GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm học sinh, mỗi nhóm bốn bạn thực hiện hai nhiệm vụ: + Mỗi bạn trong nhóm viết một số theo yêu cầu của GV. Ví dụ: Viết số tròn chục có ba chữ số. + Mỗi nhóm sắp xếp bốn số vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay khen thưởng. - Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra kết quả hai đội và công bố đội dành chiến thắng.
|
- HS lắng nghe luật chơi, xung phong chơi trò chơi.
- HS lắng nghe GV công bố kết quả |
3. Hoạt động nối tiếp *Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trò chơi, hoạt động cả lớp | |
- GV dán các thẻ số: 1, 5, 9 lên bảng. - GV gọi lần lượt HS đứng dậy đọc một số có ba chữ số được tạo từ 3 số đã cho. - Khi tạo đủ các số có ba chữ số từ 3 số đã cho, GV yêu cầu HS sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học cho tiết học sau. - GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS. | - HS xung phong trả lời - HS tập trung lắng nghe - HS tập trung lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 1: CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới.
- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới.
- HS: mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
TIẾT 1 - 2 | |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Vui đến trường”. - GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Vào năm học mới. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về những việc em chuẩn bị cho năm học mới: sách vở, quần áo, ba lô,… - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: Chiếc nhãn vở đặc biệt. | - HS tham gia múa hát. -HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời. -HS thảo luận nhóm đôi - HS lắng nghe. |
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập. - Mục tiêu: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng - GV đọc mẫu: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi; giọng chị Hai ở đoạn 1 thể hiện tâm trạng háo hức, ở đoạn 4 trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi). - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến thương quá đi thôi. + Đoạn 2:Tiếp theo đến ngày tựu trường. + Đoạn 3: Tiếp theo đến mềm mại hiện lên. + Đoạn 4: Tiếp theo đến hết. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: reo, náo nức,… - Luyện đọc câu dài: Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới thơm dịu/khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường.//; Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/ xinh như một đám mây nhỏ,/ tôi thích quá,/ liền nói://… - Giải nghĩa từ khó hiểu: Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì đó. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào? + Câu 2: Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới? + Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ mong được đến lớp ngay? + Câu 4: Em ước mong những gì ở năm học mới? - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. - GV đọc lại toàn bài. - GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài. - GV hướng dẫn đọc phân vai: người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ. - GV yêu cầu đọc phân vai đoạn từ Chị Hai rủ tôi... đến hiện lên. - GV nhận xét, tuyên dương. | - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. -HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS lắng nghe. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy háo hức. + Hai chị em đã cùng mẹ đi mua sách vở và bọc chúng lại cẩn thận, dán những chiếc nhãn vở xinh xinh. + Bạn nhỏ mong được đến lớp ngay vì muốn khoe với bạn chiếc nhãn vở tự viết; và bạn nhỏ muốn gặp lại thầy cô và bạn bè. + HS trả lời theo ý thích. - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại -HS lắng nghe. - HS trả lời -HS lắng nghe. -HS trong nhóm đọc phân vai trước lớp. -HS lắng nghe. |
3. Đọc mở rộng – Đọc một truyện về trường học - Mục tiêu: - Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách - GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện (HS cũng có thể ghi thêm lời nói, hành động của nhân vật/ chi tiết em thích, lí do),… + Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc. 3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách - GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về Phiếu đọc sách của em: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện. - GV nhận xét, tuyên dương. | -HS viết vào phiếu đọc sách. -HS chia sẻ trước lớp. -HS lắng nghe. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
-GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Chiếc nhãn vở đặc biệt” Câu 2: Chiếc nhãn vở của em có gì đặc biệt. Hãy chia sẻ với bạn. Câu 3: Em giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương. | -Hs tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi. -HS lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Viết: Ôn viết chữ A, Ă, Â hoa ( (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn lại và viết đúng kiểu chữ hoa: A, Ă, Â, tên riêng và câu ứng dụng.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: …………….
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức cho HS nhảy múa bài “Baby Share” để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia múa hát. - HS lắng nghe. |
2. Viết - Mục tiêu: + Ôn lại và viết đúng kiểu chữ hoa: A, Ă, Â, tên riêng và câu ứng dụng. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Ôn viết chữ A, Ă, Â hoa - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Ă, Â hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ Ă, Â hoa trong mối quan hệ so sánh với chữ A hoa. -GV cho HS xem video và viết mẫu chữ Ă, Â hoa - GV cho HS viết vào vở tập viết. - GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương. 2.2. Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). a. Viết từ - GV mời HS đọc tên riêng: Chu Văn An - GV giới thiệu: Chu Văn An (1292 – 1370, là nhà giáo, thầy thuốc, là người thầy đứng đầu, có nhiều đóng góp đối với Trường Quốc Tử Giám và nền quốc học nước nhà ở thế kỷ XIV – thời nhà Trần,… Ông đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Ông được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hoá thế giới. Tên ông được đặt cho nhiều trường học ở các tỉnh, thành nước ta). - GV yêu cầu HS nhắc lại cách nối từ chữ C hoa sang chữ h; từ chữ V hoa sang chữ ă và từ chữ A - GV viết mẫu chữ Chu Văn An lên bảng. - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở tập viết. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.. (Ca dao) - GV giới thiệu câu ứng dụng: Câu ca dao ca ngợi và khuyên chúng ta ghi nhớ công sức của người nông dân đã vất vả để làm ra hạt gạo. - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: A D. Lưu ý cách viết thơ lục bát. - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. 2.3. Luyện viết thêm - GV cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Hội An và câu ứng dụng: Ai cũng mong năm học mới đến thật nhanh. - GV giới thiệu: Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Nơi đây có những công trình kiến trúc đã xây dựng từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1999. - GV cho HS viết vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương. | - HS quan sát video. - HS viết bảng con. -HS trả lời. - HS quan sát video. - HS viết vào vở chữ A, Ă, Â hoa. - HS đọc tên riêng: Chu Văn An - HS lắng nghe. -HS trả lời. - HS xem viết mẫu. - HS viết tên riêng Chu Văn An vào vở tập viết. - 1 HS đọc yêu cầu - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS viết câu thơ vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. -HS đọc và tìm hiểu - HS lắng nghe - HS viết từ và câu ứng dụng vào vở. - HS nhận xét chéo nhau. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh đẹp của Hội An. + GV nêu câu hỏi em thấy Hội An là nơi như thế nào? - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo - Bản 1
Chủ đề 1: TRƯỜNG EM
Bài 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ
(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
- Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.
- Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.
- Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.
2. Năng lực.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
* Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
- Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…
2. Đối với học sinh.
- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* GV dẫn dắt vấn đề:
II. KHÁM PHÁ.
HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá một số hình thức trang trí chữ. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Hoạt động khởi động. - GV cho HS sinh hoạt đầu gờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. * Mục tiêu. - Nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí. - Đọc được tên một số màu thứ cấp. * Nhiệm vụ của GV. - Tạo cơ hội cho HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và tổ chức cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ. * Gợi ý cách tổ chức. - Giới thiệu một số mẫu chữ đã được tang trí. - Nêu câu hỏi, khuyến khích HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ. * Câu hỏi gợi mở: + Em ấn tượng với mẫu chữ nào? + Chữ đó có các nét đều hay nét thanh, nét đậm. + Các chữ được trang trí như thế nào? + Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ? + Màu nào được pha từ hai màu cơ bản? + Em đã thấy kiểu chữ trang trí được sử dụng ở đâu? - Giới thiệu thêm các mẫu chữ đã được trang trí trên báo, tạp chí hoặc đồ vật để HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ. - Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ cách pha trộn từng cấp màu cơ bản để tạo ra cách màu mới. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát được một số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ ở hoạt động 1. | - HS sinh hoạt.
- HS cảm nhận.
- HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.
- HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ.
+ HS trả lời: + HS trả lời:
+ HS trả lời: + HS trả lời:
+ HS trả lời:
+ HS trả lời:
- HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ.
- HS nhắc lại và ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. |
III. KIẾN TẠO KIẾN THỨC -KĨ NĂNG:
HOẠT ĐỘNG 2: Cách pha màu thứ cấp. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. - Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu thứ cấp. * Gợi ý cách tổ chức. - Khuyến khích HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 7, thảo luận để biết cách pha các màu thứ cấp. - Hướng dẫn HS cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp. * Câu hỏi gợi mở: + Tên các màu cơ bản đã học là gì…? + Màu đỏ trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…? + Màu đỏ trộn với màu vàng sẽ tạo được màu gì…? + Màu vàng trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…? * Tóm tắt để HS ghi nhớ. - Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là màu thứ cấp. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát hình minh họa để biết cách pha các màu, và cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp ở hoạt động 2. * Củng cố, dặn dò. - HS chuẩn bị tiết sau. | - HS tìm hiểu và ghi nhớ. - HS quan sát hình minh họa trong SGK. - HS pha trộn màu.
+ HS trả lời: + HS trả lời:
+ HS trả lời:
+ HS trả lời:
* HS ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ. |
Bổ sung: ……………………………………………………………………………………
GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 3 (Chân Trời Sáng Tạo)
Khối lớp 3. GVBM:…………………........
Thứ……ngày…...tháng…..năm 20…..
Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: )
Ngày giảng:……/……/……./20……
Chủ đề 1: TRƯỜNG EM
Bài 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ
(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
- Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.
- Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.
- Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.
2. Năng lực.
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực chuyên biệt:
- Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.
- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.
3. Phẩm chất.
- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.
- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).
- Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…
2. Đối với học sinh.
- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* GV dẫn dắt vấn đề:
IV. LUYỆN TẬP -SÁNG TẠO.
HOẠT ĐỘNG 3: Trang trí tên riêng của em. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Hoạt động khởi động. - GV cho HS sinh hoạt đầu giờ. - Tổ chức cho HS hát, chơi trò chơi. * Mục tiêu. - Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp cua màu sắc thể hiện trong bài vẽ. * Nhiệm vụ của GV. - Hướng dẫn HS biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích. * Gợi ý cách tổ chức. - Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK, và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo. - Hướng dẫn HS: + Lựa chọn kiểu chữ thường hoặc chữ in hoa và viết tên mình bằng nét chì. + Cách điệu chữ viết tên mình theo ý thích. + Lựa chọn các loại chấm, nét, hình và màu để trang trí cho các chữ viết tên mình. - Khuyến khích HS sử dụng màu pha (thứ cấp) để có thêm nhiều lựa chọn về đậm, nhạt trrong khi trang trí chữ. * Câu hỏi gợi mở: + Em sẽ chọn kiểu chữ nào (nét đều, nét thanh, nét đậm,…) để viết tên. + Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào? + Em có ý tưởng trang trí chữ như thế nào? + Em sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ? + Em có muốn trang trí thêm cho hình nền không? Đó là những hình ảnh nào?Vì sao? * Lưu ý: - Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình. - Những họa tiết trang trí trên, tên cần có sự liên quan đến với nhau. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích ở hoạt động 3. | - HS sinh hoạt. - HS cảm nhận.
- HS thực hiện. - HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý để sáng tạo. + HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện. + HS chọn kiểu chữ. + HS trả lời: + HS trả lời:
+ HS trả lời: - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
|
II. PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ.
HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về: - Tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ. - Các chấm, nét, hình trong trang trí chữ. * Gợi ý cách tổ chức. - Hướng dẫn HS trưng sản phẩm. - Khuyến khích HS: + Giới thiệu, trình bày bài vẽ với các bạn. + Nêu cảm nhận về các kiểu chữ, các chấm, nét, hình, màu trong bài vẽ đã thực hiện. - Nêu câu hỏi để HS chia sẻ và thảo luận về màu sắc, độ đậm, nhạt và cách trang trí chữ trong bài vẽ. * Câu hỏi gợi mở. + Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? + Kiểu chữ nào được sử dụng để trang trí trong bài vẽ. + Bạn đã sử dụng những màu thứ cấp nào để trang trí cho chữ viết tên mình? + Tên màu đỏ là gì? và màu nó được pha từ những màu nào? + Bạn nào có cách trang trí tự do? + Bài nào có sử dụng thống nhất giữa các hình trang trí và nội dung chữ? + Em thích nhất đặc điểm nào trong bài vẽ của em hoặc của bạn? + Em có ý tưởng gì về cách điều chỉnh để bài vẽ của em hoặc của bạn em hoàn thiện hơn,… - Chỉ ra cho HS những sản phẩm có nội dung, màu sắc, cách phối hợp các sắc độ đậm, nhạt đẹp và sinh động, cách vẽ sáng tạo, độc nhất. - Gợi mở cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã trưng bày sản phẩm và chia sẻ tên. Màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ ở hoạt động 4. | - HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ. - HS trưng sản phẩm cá nhân, nhóm.
+ HS phát huy lĩnh hội.
- HS chia sẻ và thảo luận.
+ HS trả lời:
+ HS trả lời:
+ HS trả lời:
+ HS trả lời: - HS ghi nhớ, phát huy lĩnh hội. - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
III. VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN.
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu các kiểu chữ. | |
Hoạt động của giáo viên. | Hoạt động của học sinh. |
* Nhiệm vụ của GV. - Tổ chức cho HS quan sát và chỉ ra sự khác nhau về nét và màu thứ cấp của các chữ cái. * Gợi ý cách tổ chức. - Yêu cầu HS quan sát các chữ cái ở hai hình trong SGK (trang 9). - Nêu câu hỏi để HS chia sẻ về nét, màu sắc của các chữ cái. - Giới thiệu thêm một số hình bảng hiệu và tên đầu báo có sử dụng kiểu chữ trang trí. * Câu hỏi gợi mở: + Các chữ số trong hình 1 và 2 có sự khác nhau như thế nào về hình dáng nét chữ? + Kiểu chữ có trong mỗi hình là gì? + Những màu thứ cấp nào có trong các bảng chữ cái đó? * Tóm tắt HS ghi nhớ. - Màu sẵc kết hợp với sự phong phú của hình dáng chữ thường được sử dụng để trang trí trong các sản phẩm mĩ thuật. * GV chốt: Vậy là chúng ta đã tổ chức trưng bày sản phẩm và chia sẻ về tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ các chấm, nét, hình trong trang trí chữ ở hoạt động cuối. * Củng cố, dặn dò. - Chuẩn bị tiết sau. | - HS quan sát. - HS quan sát. - HS chia sẻ, trả lời: + HS trả lời:
+ HS trả lời: + HS trả lời:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
- HS ghi nhớ. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.
Hình thức đánh giá. | Phương pháp đánh giá. | Công cụ đánh giá. | Ghi chú. |
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. | Vấn đáp, kiểm tra miệng. | Phiếu quan sát trong giờ học. | |
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học. | Kiểm tra viết. | Thang đo, bảng kiểm. | |
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,… | Kiểm tra thực hành. | Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp. |
III. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Bổ sung: ……………………………………………………………………………
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo - Bản 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 3
(Chân trời sáng tạo – Bản 2)
CHỦ ĐỀ | BÀI | TIẾT |
Chủ đề 1 TRANH DÂN GIAN | Bài 1: Sắc màu trong tranh dân gian Bài 2: Sáng tạo cùng tranh dân gian | 2 2 |
Chủ đề 2 NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH | Bài 3: Tạo hình con vật thân quen Bài 4: Ban nhạc đồng quê | 2 2 |
Chủ đề 3 NGƯỜI THÂN CỦA EM | Bài 5: Gia đình em Bài 6: Quà tặng người thân | 2 2 |
Chủ đề 4 THIÊN NHIÊN | Bài 7: Ngày mưa Bài 8: Vẻ đẹp thiên nhiên | 2 2 |
HẾT CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ I | ||
Chủ đề 5 NGÔI TRƯỜNG CỦA EM | Bài 9: Hoạt động trong nhà trường Bài 10: Lưu giữ kỉ niệm | 2 2 |
Chủ đề 6 CHUYẾN ĐI KÌ THÚ | Bài 11: Cuộc sống tươi đẹp Bài 12: Tham quan bảo tàng | 2 2 |
Chủ đề 7 ƯỚC MƠ CỦA EM | Bài 13: Nghề nghiệp tương lai Bài 14: Em là nhà thiết kế thời trang | 2 2 |
Chủ đề 8 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG | Bài 15: Ô nhiễm môi trường Bài 16: Bảo vệ môi trường quanh em | 2 2 |
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM CUỐI NĂM |
Chủ đề 1: TRANH DÂN GIAN
Bài 1: SẮC MÀU TRONG TRANH DÂN GIAN
(Thời lượng 2 tiết - Học tiết 1)
I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ:
- Nhận biết được màu thứ cấp và màu đậm, màu nhạt trong tranh dân gian.
- Biết kết hợp các màu cơ bản để tạo ra màu thứ cấp trong thực hành, sáng tạo.
- Biết vận dụng màu sắc và yếu tố đậm nhạt để vẽ màu theo tranh dân gian.
- Cảm nhận và chia sẻ được vẻ đẹp của sắc màu trong tranh dân gian.
1. Phẩm chất.
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.
- Phát triển tình yêu đất nước qua tìm hiểu nghệ thuật truyền thống tranh dân gian Việt Nam và ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống.
- Yêu quý những di sản văn hóa dân gian được bảo tồn qua nhiều thế hệ.
- Xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và tình yêu thương yêu với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
- Có ý thức bảo quản, sử dụng tiết kiệm một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu thực hành, sáng tạo.
- Có ý thức chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
- Biết chia sẻ thẳng thắn, chân thực suy nghỉ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực đặc thù môn học.
- Quan sát và nhận thức: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc, hình ảnh trong tranh dân gian. Nắm được những nét đặc trưng của tranh dân gian. Ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp của tranh dân gian qua hình ảnh, màu sắc.
- Luyện tập và sáng tạo: Thực hiện được bài thực hành sáng tạo cùng tranh dân gian như vẽ/ mô phỏng lại hình ảnh trong tranh dân gian, xé dán từ hình ảnh dân
gian. Thể hiện được cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: Nét, mảng, màu qua đó nhận thức được sự khác biệt giữa màu in và màu vẽ.
- Phân tích đánh giá: Biết trưng bày, nhận xét vẻ đẹp của một bức tranh dân gian và nói được cảm nhận về màu sắc trong tranh dân gian, cách khai thác, sáng tạo từ tranh dân gian vào bài tập thực hành. Nêu được hướng phát triển mở rộng thêm sản phẩm mĩ thuật bằng nhiều chất liệu. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Vận dụng: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng trong bài học hiểu biết hơn về cách tạo nên một bức tranh dân gian.
2.2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…
- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều áp dụng vào bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.
- Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một số tranh, ảnh, clip liên quan đến tranh dân gian.
- Một số sản phẩm mĩ thuật của HS với chủ đề sáng tạo cùng tranh dân gian.
2. Học sinh.
- SGK. VBT (nếu có).
- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,…), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,…
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
- Hình tranh dân gian sưu tầm (nếu có).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Kế hoạch học tập.
Tiết | Bài | Nội dung | Hoạt động |
1 | Bài 1: Màu sắc trong tranh dân gian. | - Giới thiệu về tranh dân gian, tìm hiểu về màu sắc trong tranh dân gian, hướng dẫn HS cách vẽ bài thực hành về tranh dân gian. | - Quan sát, nhận thức. - Luyện tập và sáng tạo. - Phân tích và đánh giá. |
2 | Bài 1: Màu sắc trong tranh dân gian. | - Hoàn thiện bài, trình bày, phân tích đánh giá và vận dụng phát triển. |
- Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS, GV có thể chủ động điều chỉnh nội dung, linh hoạt bố trí thời gian thực hiện hoạt động ở mỗi tiết cho phù hợp nhưng phải đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trong chủ đề.
II. QUAN SÁT - NHẬN THỨC.
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức | |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
* Hoạt động khởi động. - HS sinh hoạt đầu giờ. * Mục tiêu. - Nhận biết màu sắc trong tranh dân gian và màu đậm, màu nhạt trong tranh dân gian. * Nội dung hoạt động. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát một số tranh dân gian, cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong tranh dân gian, từ đó nhận thức về màu cơ bản, màu thứ cấp và màu đậm, màu nhạt áp dụng thể hiện sản phẩm mĩ thuật - GV định hướng kiến thức cho HS thông qua các câu hỏi SGK Mĩ thuật 3 trang 7. * Sản phẩm học tập. - Ý thức về việc khai thác màu sắc, hình ảnh tranh dân gian trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề. * Tổ chức hoạt động. - GV giới thiệu một số tranh dân gian trong SGK Mĩ thuật 3 trang 6,7 hoặc tranh dân gian do GV sưu tầm và đặt câu hỏi để HS thảo luận về màu sắc (nhấn mạnh về màu đậm và màu nhạt) trong tranh dân gian. + Tranh 1. Đấu vật. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 2. Lợn đàn. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 3. Chợ quê. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 4. Gà. Tranh dân gian đông hồ. + Tranh 5. Lợn mẹ. Tranh dân gian đông hồ. - Có thể lồng ghép một số trò chơi cho - Có thể lồng ghép một số trò chơi cho tiết học thêm sinh động. - GV căn cứ tình hình thực tế của lớp có thể tổ chức hoạt động nhóm thảo luận. - GV đưa ra những câu hỏi thảo luận tìm hiểu về màu sắc, bố cục, chất liệu,…như: + Em hảy kể tên tranh dân gian mà em biết? + Những hình ảnh được sử dụng trong các bức tranh như thế nào. + Màu sắc nào được dùng trong tranh dân gian? Màu nào đậm, màu nào nhạt? + Tranh được thể hiện bằng chất lệu gì? + Em sẻ chọn tranh dân gian nào để thể hiện? * GV chốt: Vậy là chúng ta đã tìm hiểu, khai thác và quan sát được các vấn đề ở hoạt động 1. | - HS sinh hoạt. - HS cảm nhận. - HS quan sát sơ đồ màu sắc trong SGK Mĩ thuật 3 trang 7 (hoặc do GV sưu tầm) và trình bày đặc điểm của màu cơ bản, màu thứ cấp, màu đậm, màu nhạt. - HS ghi nhớ. - HS cảm nhận, ghi nhớ. - HS thảo luận và trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS chơi trò chơi dân gian. - HS thảo luận. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. - HS ghi nhớ.
|
III. LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo. | |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
* Mục tiêu. - HS biết được các bước cơ bản để thực hiện một số sản phẩm mĩ thuật. * Nội dung hoạt động. - HS tham khảo các bước sử dụng màu thể hiện một số sản phẩm mĩ thuật trong SGK Mĩ thuật 3 trang 8. - HS thực hiện một số sản phẩm mĩ thuật theo hình thức vẽ màu vào bản nét một tranh dân gian có sẵn hoặc vẽ/ chép lại tranh dân gian em yêu thích. * Sản phẩm học tập. - HS vẽ được sản phẩm mĩ thuật cụ thể theo chủ đề. * Tổ chức hoạt động. - GV giới thiệu và cho HS trao đổi về màu sắc, cách vẽ màu đậm, màu nhạt, các bước sử dụng màu thể hiện trên bản nét tranh dân gian. - GV cho HS quan sát tranh dân gian và định hướng một số câu hỏi theo gợi ý các bước trong SGK Mĩ thuật 3 trang 8. + Bài tập thực hành: - Vẽ màu vào bản nét một tranh dân gian có sẵn hoặc vẽ/ chép lại tranh dân gian em thích. Kích thước do GV quy định theo điều kiện thực tế tại địa phương. - GV cho HS tham khảo một số sản phẩm mĩ thuật rong SGK Mĩ thuật 3 trang 9 hoặc sản phẩm mĩ thuật của HS do GV sưu tầm. + GV chốt. Vậy là chúng ta đã luyện tập và sáng tạo ở hoạt động 2. * Củng cố dặn dò. - Chuẩn bị tiết sau. | - HS cảm nhận. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hành. - HS thực hành các bước trong SGK Mĩ thuật 3, Hình 1,2,3,4 trang 8. - HS thực hành. - HS tham khảo. - HS ghi nhớ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
Bổ sung: ………………………………………………………………………………………
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo
Chủ đề: Gia đình
Bài 1: Họ nội, họ ngoại ( t1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài hoc, HS biết :
- Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Các hình trong bài 1 SGK, clip bài hát “ Gia đình em” , phiếu học tập, thẻ từ trò chơi khởi động ở tiết 2.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ hoặc ảnh chụp gia đình họ hàng nội, ngoại; giấy trắng, keo, hồ dán; trang phục, nón lá, quà quê, bộ lắp ráp nhà, ... để đóng vai tình huống ở tiết 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. HĐ khởi động (5 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về những người họ hàng trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới. - Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS cùng múa hát theo lời bài hát “ Gia đình em”. - GV: Nội dung bài hát nói về điều gì? ( Trong gia đình ngoài ông bà, bố mẹ, anh chị em, còn có những người họ hàng. GV có thể giải thích cho HS biêt “ Họ hàng: Những người có quan hệ huyết thống”). - GV y/c HS: Kể tên một số thành viên trong họ hàng của em. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng: Họ nội, họ ngoại. 2. HĐ khám phá kiến thức (28 phút) *Mục tiêu: - HS nhận biết được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. *Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát hình cưới của bố mẹ An trang 8 trong SGK và làm việc nhóm đôi, trả lời các câu hỏi. + Trong hình có những ai? + Những người nào thuộc họ nội của An? Những người nào thuộc họ ngoại của An?
- GV NX, tuyên dương. *Kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ, các anh, chị, em của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. Hoạt động 2: Xưng hô với các thành viên trong gia đình. * Mục tiêu: HS biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. * Cách tiến hành: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát hình 2 trang 9 trong SGK và làm việc nhóm bốn, trả lời các câu hỏi: + An xưng với các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại như thế nào? - Gợi ý: Em trai của mẹ: Cậu Sơn Chị gái của bố: bác,… - GV NX, tuyên dương. - Kết luận: Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân * Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình họ nội, họ ngoại và cách xưng hô vơi các thành viên đó. * Cách tiến hành: - GV: Cho HS làm việc cặp đôi, chi sẻ: - Ngoài bố em, ông bà nội còn sinh ra những ai? - Ngoài mẹ em, ông bà ngoại còn sinh ra những ai? - GV mời 2 cặp HS trình bày trước lớp. HS có thể trình bày thêm cách xưng hô với các thành viên trong gia đình. - GV NX, tuyên dương. è Kết luận: Trong gia đình, ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình còn có cô, dì, chú, bác,… Em cần xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. | - HS tham gia chơi - HS trả lời - HS trả lời: ( VD: Cô, dì, cậu, chú, bác, ...) - Lắng nghe – Mở SGK
* HĐ cá nhân – Nhóm- Cả lớp - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi. + Ông bà nội, ông bà ngọai, chị gái bố và em trai của mẹ. + Những người thuộc họ nội: Ông bà nội và chị gái. + Những người thuộc họ ngoại: ông bà ngoại và em trai của mẹ. - 2 HS trả lời nhận xét lẫn nhau. - Cả lớp lắng nghe. * HĐ nhóm - Cả lớp - Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- 1 HS trả lời và nhận xét. - Cả lớp lắng nghe.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2. + Bác, chú, cô + Dì, cậu. - 2 HS trả lời. - 1 HS nhận xét - Cả lớp lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo án Công nghệ lớp 3 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
BÀI 1. TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
(4 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ
- Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học.
· Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập.
- Năng lực công nghệ:
· Năng lực nhận thức công nghệ: Biết mô tả, trình bày được một số sản phẩm công nghệ.
· Năng lực đánh giá, sử dụng, giao tiếp công nghệ và thiết kế kĩ thuật: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về sản phẩm công nghệ, nêu và giữ gìn sản phẩm công nghệ, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới.
3. Phẩm chất: Yêu nước, trung thực và trách nhiệm
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Tài liệu : SGK công nghệ 3, SGV công nghệ 3, vở BT công nghệ 3.
- Thiết bị dạy học : máy tính, máy chiếu, giấy A4, tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1.
b. Đối với học sinh
- Tài liệu : SGK, VBT, bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
- Tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Giới thiệu sơ lược về cấu trúc sách công nghệ 3 - Kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của HS b. Cách thức thực hiện: - GV ổn định lớp, giới thiệu sơ lược về sách công nghệ 3, sau đó yêu cầu HS xem mục lục và trả lời câu hỏi: Sách công nghệ 3 gồm có mấy phần? Đọc tên bài có trong mỗi phần đó. - GV gọi 1- 2 HS đứng dậy trả lời câu hỏi, chốt lại đáp án đúng. - GV giới thiệu bài học đầu tiên bài tự nhiên và công nghệ, sau đó yêu cầu HS quan sát hình ở trang 6 sgk và trả lời câu hỏi : Em hiểu gì về nội dung bức tranh? - GV mời đại diện 1-2 HS đứng lên nêu ý kiến của mình. - GV dẫn dắt vào bài học : Mỗi chúng ta đang có một ý kiến khác nhau về khái niệm sản phẩm công nghệ, và để tìm trả lời đúng nhất cho nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Tự nhiên và công nghệ. II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đối tượng tự nhiên a. Mục tiêu: Nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống b. Cách thức thực hiện - GV chiếu/treo hình ảnh ở trang 7 sgk, yêu cầu HS nêu tên các đối tượng tự nhiên. - GV gọi HS đứng dậy trả lời - GV khuyến khích HS tìm thêm một số đối tượng tự nhiên khác. - GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và đưa ra kết luận: Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên không do con người làm ra. Hoạt động 2. Tìm hiểu về sản phẩm công nghệ trong đời sống a. Mục tiêu: HS nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS bắt cặp với nhau, quan sát hình ảnh trang 8 và nêu tên các sản phẩm công nghệ. - GV gọi HS đứng dậy trả lời - GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và cùng đưa ra kết luận: + Robot (người máy), máy phát điện, máy giặt, xe ô tô, cầu Rồng (Đà Nẵng), đồ gốm sứ là những đồ dùng được con người làm ra từ đối tượng tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của chúng ta được gọi là sản phẩm công nghệ. + Những đối tượng tự nhiên được sử dụng để làm sản phâm công nghệ (ví dụ như đất sét, đá, gỗ,...) được gọi là nguyên liệu tự nhiên. - GV khuyến khích HS tìm thêm một số sản phẩm công nghệ trong đời sống. - GV đưa ra khái niệm sản phẩm công nghệ: Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm được con người làm ra để phục vụ đời sống. Hoạt động 3. Phân biệt đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ a. Mục tiêu: HS phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4 người, phân công nhiệm vụ của mỗi nhóm. + Nhiệm vụ 1: Xếp hình đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ hình ảnh trang 9 sgk vào cột tương ứng. + Nhiệm vụ 2. Viết tên đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết (trừ những hình đã có trong sgk). + Nhiệm vụ 3. Ghi tên hoặc dán những hình sản phẩm công nghệ được làm từ đối tượng tự nhiên tương ứng. - Sau thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, gọi HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, đưa ra kết luận: Sản phẩm công nghệ thường được làm từ các đối tượng tự nhiên, nên chúng ta phải sử dụng sản phẩm công nghệ phù hợp, an toàn và hiệu quả để bảo vệ tự nhiên và môi trường. Hoạt động củng cố, dặn dò, đánh giá - GV gọi HS đứng dậy nhắc lại các kiến thức vừa học về đối tượng tự nhiên, sản phẩm công nghệ. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau. - GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài. | - HS tập trung, lắng nghe GV giới thiệu về cuốn sách và tiếp nhận câu hỏi. - HS trả lời - HS lắng nghe GV trình bày, xem tranh tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời. - HS nêu ý kiến của mình - HS tập trung lắng nghe GV trình bày. - HS quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. - HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Mặt trời + Hình 2. Con hổ + Hình 3. Qủa dừa + Hình 4. Rừng thông + Hình 5. Tảng đá + Hình 6. Cá heo - HS lấy thêm ví dụ về đối tượng tự nhiên: Cây hóa hồng, viên đá, con mèo, cầu vồng, mặt trăng,... - HS lắng nghe. - HS bắt cặp với nhau, quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. - HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Người máy + Hình 2. Máy phát điện gió + Hình 3. Máy giặt + Hình 4. Xe ô tô + Hình 5. Cầu Rồng (Đà Nẵng) + Hình 6. Đồ gốm sứ - HS chú ý lắng nghe GV nhận xét, kết luận. - HS lấy thêm ví dụ:: Tivi, tủ lạnh, máy tính, nhà thờ, cầu Long Biên,... - HS chăm chú lắng nghe - HS hình thành nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm mình - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Nhiệm vụ 1.
Nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 3.
- HS chăm chú lắng nghe - HS đứng dậy trình bày - HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung. |
Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo án Đạo Đức lớp 3 Chân trời sáng tạo
Tuần: 2
BÀI 1: AN TOÀN GIAO THÔNG KHI ĐI BỘ. (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Với bài nảy, HS:
- Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai xử lý tình huống. Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống giao thông khi đi bộ.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:
+ Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
+ Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
- Nhân ái: Sẵn sáng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, video clip bài hát Đi đường em nhớ, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), điều 32 luật giao thông đường bộ, giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp), sơ đồ tư duy vẽ sẵn trên giấy A1 hoặc A0; các hình ảnh biển báo giao thông dành cho người đi bộ, các hình ảnh minh hoạ tình huống tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Bộ trò chơi “Tham gia giao thông” (đèn tín hiệu, vạch trắng dành cho người đi bộ, mô hình tay láy xe máy, xe ô tô,…)
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bút, viết, bảng con, phấn; bút lông viết bảng; các tình huống tham gia giao thông khi đi bộ, thẻ hai mặt: xanh, đỏ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học: An toàn giao thông khi đi bộ. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chia sẻ với nhau về việc đi về hàng ngày từ nhà đến trường. - GV mời HS trình bày trước lớp - GV nhận xét, kết nối giới thiệu nội dung của tiết học: An toàn giao thông khi đi bộ (tt) |
- HS theo nhóm đôi chia sẻ cùng nhau theo câu hỏi gợi ý: + Bạn đi đến trường bằng phương tiện gì? + Nếu đi bộ thì bạn đi như thế nào cho đúng? + Muốn đi qua đường bạn phải làm sao? - HS trình bày.
|
2. Luyện tập 2.1. Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào? Vì sao? Mục tiêu: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Cách tiến hành: - GV giới thiệu lần lượt từng tình huống, yêu cầu HS đưa thẻ (đồng tình là thẻ màu xanh, không đồng tình là thẻ màu đỏ). - GV nêu câu hỏi để HS giải thích, bày tỏ thái độ cho từng tình huống: Vì sao em không đồng tình
- GV nhận xét, khen ngợi HS và bổ sung thêm nhiều tình huống xảy ra ở địa phương để HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. (Có thể cho HS nêu tình huống mà mình đã gặp khi tham gia giao thông để các bạn bày tỏ thái độ). - GV kết luận: Việc nhắc nhở và phê phán các hành vi sai khi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ cũng là cách góp phần xây dựng trật tự xã hội. 2.2. Hoạt động 2: Xử lý tình huống Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi. Cách tiến hành: - GV chia lớp theo 6 nhóm, sắm vai xử lý tình huống. Khi HS thảo luận tập sắm vai, xử lý tình huống, GV cần theo dõi, gợi ý, giúp đỡ để các em chọn cách xử lý hay nhất. - Mời các nhóm trình bày, nhận xét - GV nhận xét và nhấn mạnh lại quy tắc an toàn giao thông thể hiện trong từng tình huống cũng như các quy tắc khác đã được học trong bài. + Tình huống 1: Dù có muộn học thì chúng ta cũng không được vượt đèn đỏ khi đi bộ. + Tình huống 2: Hãy đi qua đường trên vạch trắng dành cho người đi bộ. + Tình huống 3: Tuân thủ các quy tắc đi bộ qua đường sắt : quan sát tàu hoả, tuân thủ tín hiệu đèn dừng lại và không được vượt hoặc leo trèo, chui qua rào chắn. => Chúng ta luôn tuân thủ quy tắc giao thông khi đi bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. | - HS nghe và thực hiện + Tranh 1: Chạy thể dục dưới lòng đường (không đồng tình). Vì lòng đường dành cho xe cộ lưu thông, chạy thể dục dưới lòng đường dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác,… + Tranh 2: Có cầu vượt dành cho người đi bộ, biển báo cầu vượt nhưng có hai học sinh (nam và nữ) qua đường phía dưới, không đi bằng cầu vượt. (không đồng tình). Vì đi như thế là sai quy định an toàn giao thông, dễ gây tai nạn…. + Tranh 3: 3 học sinh đi bộ dàn hàng ngang trên đường, không đi sát mép đường. (không đồng tình). Vì 3 bạn đi sai quy định, giành hết đường của người khác, dễ gây tai nạn,… + Tranh 4: Hai bạn leo trèo qua dải phân cách. (không đồng tình). Vì đi sai quy định, vi phạm luật giao thông, dễ gây tai nạn, … - HS tham gia nêu tình huống trong giao thông mà mình đã gặp và bày tỏ thái độ. - HS lắng nghe. - Theo nhóm, nhận tình huống, thảo luận, phân vai và thực hiện. Nhóm 1,4 (tình huống 1): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, vì sắp muộn học nên bạn nam đề nghị bạn nữ vượt đèn đỏ đi bộ sang đường. + Nhóm 2,5 (tình huống 2): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam không biết cách băng qua đường nên hỏi bạn nữ đi cùng. + Nhóm 3,6 (tình huống 3): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam đề nghị bạn nữ trèo qua rào chắn đường sắt để đi nhanh hơn. - HS trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe.
|
3. Vận dụng 3.1. Hoạt động 3: Thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ và luyện tập việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ rèn luyện việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi theo Phiếu rèn luyện trong Vở bài tập Đạo đức 3. - GV tổ chức cho HS chia sẻ cùng nhau về việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ trong thời gian qua. - GV nhận xét, khen ngợi HS và nói thêm: Ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ, chúng ta cũng nên tích cực tham gia tuyên truyền các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ đến với mọi người xung quanh. Cần bày tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và có lời nhắc nhở lịch sự. 3.2. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kỹ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi: “Tham gia giao thông”. Sử dung khoảng trống trước lớp, biến nó thành con đường, có ngã 4, có tín hiệu đèn (cử HS điều khiển), có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ. Yêu cầu HS đóng vai người tham gia giao thông đi xe máy, đi xe ô tô, đi bộ trên đường. - Nhận xét, khen ngợi HS tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Giới thiệu bài thơ (SGK trang 9). - GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ HS để phối hợp với gia đình HS những nội dung sau: Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh 1. Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở con thực hiện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi. 2. Phụ huynh làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Phụ huynh quan sát cách con bày tỏ thái độ với các hành vi không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và hướng dẫn con cách nhắc nhở người khác hoặc cách ứng xử lịch sự. |
- HS thực hiện
- HS chia sẻ với nhau về việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông của mình trong thời gian qua. Có thể là: Bình thường khi đi học mình được mẹ đưa từ nhà đến trường và rước về. Có hôm mẹ bận việc, mình phải đi bộ một mình, lúc đó mình đi sát lề bên tay phải của mình. Để băng qua đường vào trường học, mình đến những vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ, nhìn sang trái, nhìn sang phải thấy không có xe cộ qua lại, lúc đó mình mới đi sang đường. - HS tham gia trò chơi - HS đọc bài thơ và nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học. (Học xong bài này em biết thêm được cách đi bộ an toàn ở vùng nông thôn và cả thành thị đông đúc. Em rất vui vì biết tham gia giao thông an toàn sẽ có lợi cho bản thân và người khác). |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ A: ỨNG DỤNG TIN HỌC
Môn học/hoạt động giáo dục TIN HỌC; lớp 3
Tên bài học: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH số tiết: 1
Thời gian thực hiện: ngày... tháng... năm ...(hoặc từ ........... đến ..........)
GV thực hiện:
A. Yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống.
- HS nêu được ví dụ về vai trò quan trọng của thông tin đối với việc đưa ra quyết định của con người.
1. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Đồ dùng dạy học:
1. GV: SGK Tin học 3, SGV Tin học 3, máy chiếu, máy tính GV, phiếu bài tập.
2. HS: SGK Tin học 3, đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1: TÊN TIẾT 1
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi bước vào làm quen với môn học mới, môn tin học. | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đặt câu hỏi, giới thiệu về môn học. Dẫn dắt vào bài. - GV cho HS xem tranh trả lời câu hỏi 1: “Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết những người và phương tiện tham gia giao thông nào đang dừng lại? Tại sao?” - GV mời 1 HS trả lời câu hỏi. - GV mời 1 HS nhận xét câu trả lời của bạn. - GV nhận xét. | - HS lắng nghe, phát biểu. - HS quan sát tranh. - HS giơ tay phát biểu. |
Hoạt động 2: KHÁM PHÁ Mục tiêu: - Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các ví dụ. - Biết được thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của con người. | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
* GV chia lớp thành các nhóm 6, cho HS xem Hình 2, đặt câu hỏi và phát phiếu bài tập số 2 cho các nhóm ghi câu trả lời: - Trên tivi đang dự báo thời tiết như thế nào? - Bạn HS đang làm gì? - Tại sao bạn HS lại để áo mưa vào cặp sách để đi học? - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời. - GV mời đại diện 1 nhóm nhận xét. - GV nhận xét. * GV tiếp tục đặt câu hỏi phụ, mời đại diện các nhóm đứng dậy lần lượt trả lời các câu hỏi GV đặt ra (mỗi nhóm/câu). - Nếu trên tivi dự báo ngày mai trời nắng (hình mặt trời ở bên phải màn hình tivi) thì bạn HS có để áo mưa vào cặp đi học không? Tại sao? - Em hãy cho biết trong tình huống của Hình 2 đâu là thông tin, đâu là quyết định?
- Theo em, quyết định của An phụ thuộc vào thông tin nào? - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó. | * HS quan sát, thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu bài tập. - Trên tivi phát thanh viên đang chỉ vào hình ảnh thể hiện trời mưa. - Bạn HS đang xem dự báo thời tiết và đang để áo mưa vào cặp. - Bạn để áo mưa vào cặp vì tivi dự báo trời mưa. - Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm mình. - HS giơ tay phát biểu. - Các nhóm lắng nghe, thảo luận và giơ tay phát biểu. - Nếu dự báo mai trời nắng thì bạn HS không để áo mưa vào cặp, vì trời nắng không cần dùng áo mưa. - Trong tình huống Hình 2, dự báo trời mưa là thông tin, mang áo mưa là quyết định. - Quyết định của An phụ thuộc vào thông tin thời tiết. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV phát phiếu học tập số 2 và hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 3. - GV gợi ý cho HS: ● Ở Hình 3a (hoặc 3b, 3c) con người nghe thấy (hay đọc được, nhìn thấy) gì? ● Khi nhìn (hoặc nghe) thấy thì con người đã làm gì? ● Những gì con người nhìn thấy, nghe thấy, đọc được là thông tin, những gì con người làm là quyết định. - GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu. - GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét. - GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng. - GV nhận xét. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc nội dung trong hộp ghi nhớ. - GV chốt kiến thức như nội dung tại hộp ghi nhớ. | - Các nhóm nhận phiếu bài tập và lắng nghe. - HS thảo luận nhóm và thực hiện ghi câu trả lời vào phiếu học tập. - Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn. - Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm. - HS phát biểu. |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong các tình huống trong SGK. | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. GV đặt câu hỏi “Em hãy chỉ ra được thông tin, quyết định, vai trò của thông tin trong tình huống ở Hình 1”. 2. GV giới thiệu trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn?” và phát phiếu bài tập số 3. - GV hướng dẫn HS thực hiện trả lời câu hỏi ở tình huống của Hình 4. - GV quan sát các nhóm hoạt động, hướng dẫn cho các nhóm chưa nắm rõ yêu cầu. - GV cho các nhóm trao đổi phiếu bài tập để nhận xét. - GV mời đại diện 1 nhóm trình chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét, GV chiếu bảng kết quả đúng. - GV nhận xét. | - HS lắng nghe, quan sát và phát biểu. - HS thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập. - Các nhóm trao đổi phiếu bài tập và thảo luận, nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - Đại diện nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm bạn và nhận xét của nhóm mình dành cho câu trả lời của nhóm bạn. - Các nhóm có câu trả lời khác với kết quả sẽ chia sẻ câu trả lời của nhóm. |
Hoạt động 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống. | |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nêu ví dụ thực tiễn về vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định của bản thân và chỉ ra thông tin, quyết định trong tình huống đó. - GV gợi ý HS lấy ví dụ thực tiễn, gần gũi với HS. Ví dụ: - Xem thời khoá biểu để chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho buổi học sau. - Thấy trời nắng thì đội mũ khi đi ra ngoài. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV chốt kiến thức bài học. | - HS làm việc nhóm, thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày ví dụ của nhóm mình. |
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 1 Ngày dạy:
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia Lễ khai giảng
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
+ Nghe và hát bài hát về lớp học
+ Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.
+ Lập thời gian biểu hằng ngày của em
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Bầu chọn ban cán sự lớp
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;
– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
–GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường. – GV yêu cầu HS tham gia và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình. GV có thể tổ chức cho HS khối 3 phối hợp cùng nhau thực hiện một số hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, đóng tiểu phẩm hoặc chơi trò chơi chào mừng các em HS lớp 1. – GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong. –GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về điều em nhớ nhất trong Lễ khai giảng. | - HS tham gia lễ khai giảng của nhà trường. - HS tham gia diễn văn nghệ. - HS chia sẻ. |
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU
Tuần: 1
Ngày soạn:
Tiết: 2 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Ngày dạy:
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;
– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;
–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Nghe và hát bài hát về lớp học.
Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.
Lập thời gian biểu hàng ngày của em.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Nghe và hát bài hát về lớp học Mục tiêu: HS nghe và thực hiện hát được các bài hát về lớp học. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đứng tại chỗ, cùng nhau hát và vận động theo nhạc bài hát về lớp học mà GV đã chuẩn bị (ví dụ: Lớp học của em; Lớp em sao mà vui ghê, sáng tác: Phạm Trọng Cầu;...). - Sau khi kết thúc bài hát, GV cho HS trao đổi nhóm đôi theo gợi ý: – Nội dung của bài hát là gì? – Điều em thích nhất trong bài hát này là gì? - GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ trước. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày. Mục tiêu: Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân. Cách tiến hành: - GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 6 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4, quan sát 9 tranh trong SGK trang 6 – 7, lựa chọn những hoạt động thường diễn ra trong ngày và những hoạt động thỉnh thoảng/đôi khi mới diễn ra. - GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. – GV gọi các nhóm khác nhận xét, góp ý. - Tại sao hoạt động trong các tranh còn lại không thường xuyên diễn ra trong ngày - GV tổng hợp câu trả lời của HS và nhận xét hoạt động. - Ngoài những hoạt động trên em thấy còn có những hoạt động nào diễn ra trong ngày nữa mà em biết? – HĐ theo N4 - Gọi 2,3 nhóm chia sẻ trước lớp. - GV tổng kết – Nhận xét hoạt động. Hoạt động 3: Lập thời gian biểu hàng ngày của em: Mục tiêu: HS lập được thời gian biểu cụ thể cho mình một cách phù hợp nhất. HS đọc yêu cầu HĐ 3 tr. 7 SHS. - Để lập được một thời gian biểu các em phải thục hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào? - HS thực hiện N2 - Yêu cầu HS trang trí TGB - Yêu cầu HS trung bày SP TGB đã trang trí. -Em học hỏi dược gì từ thời gian biểu của bạn? - HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS | - HS thực hiện hát. - HS hoạt động nhóm đôi. -HS chia sẻ. - HS đọc yêu cầu. -HS thảo luận nhóm - HS trình bày Các hoạt động thường diễn ra trong ngày là: + Tranh 1: Đánh răng. + Tranh 2: Ngủ + Tranh 5: Học bài + Tranh 6: Chuẩn bị sách vở, đồ dùng. + Tranh 8: Ăn cơm + HS trả lời theo ý của mình ( Không phải ngày nào cũng làm công việc đó, mà công việc đó làm tư 1 đến 2 hoặc 3 lần trong tuần.) - HS chia sẻ trong nhóm theo ý của mình: ( đi lễ, học giáo ly, đi chùa, thăm ông bà, bạn bè người thân…Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ TDTT) - Đại diện trao đổi trước lớp. - HS lắng nghe. - Làm việc theo yêu cầu. - 3 bước + Bước 1: Liệt kê các hoạt động em thường làm trong ngày. + Bước 2: Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian từ sáng đến tối. + Bước 3:Xác định thời gian thực hiện tương ứng với mỗi hoạt động trong ngày. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Chia sẻ trong nhóm – nhóm nhận xét. - Thực hiện trang trí theo sở thích của mình. - 3, 4 HS chia sẻ trướclớp? - Trưng bày sản phẩm trước lớp. - HS lắng nghe. |
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Nêu tác dụng của việc thực hiện theo TGB?
- Yêu cầu HS về nhà thực hiện đúng theo TGB | - Có thói quen làm việc có kế hoạch , khoa học. - Biết được trong ngày mình đã làm được những gì? Còn việc gì mình chưa làm được? - HS lắng nghe. |
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo án Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
(Tiết 1- Khám phá, hát: Ôi ba mẹ)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Khám phá các âm thanh trong sinh hoạt hằng ngày
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động khám phá.
+ Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân khi nghe bài hát Ôi ba mẹ
- Năng lực riêng:
+ Thể hiện được âm thanh phát ra từ các hoạt động hằng ngày trong gia đình qua phần khám phá.
+ Nghe và vận động được theo nhịp điệu của bài hát.
+ Nghe và gõ được thanh phách theo nhịp, nêu được cảm nhận sau khi nghe bài hát.
3. Phẩm chất:
+ Biết yêu thương gia đình, biết giúp đỡ và nghe lời bố mẹ.
+ Biết quan tâm, đồng cảm với những vất vả của bố mẹ qua nội dung nghe nhạc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
+ Bức tranh khám phá chủ đề, các tệp âm thanh bài hát, tệp âm thanh của nhạc cụ Xai-lô-phôn, hình ảnh nhạc cụ Xai-lô-phôn.
+ Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ đơn giản, bảng tương tác (nếu có), nhạc cụ cát-ta-nét, thanh phách.
- Đối với HS: Sách, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: + Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động khám phá. + Thể hiện được âm thanh phát ra từ các hoạt động hằng ngày trong gia đình qua phần khám phá. b. Cách thức thực hiện: - GV giới thiệu bức tranh chủ đề, câu chuyện âm thanh yêu thương. - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu tên và chỉ ra các sự vật, hoạt động trong bức tranh… : + Em thấy những sự vật, hoạt động gì trong bức tranh chủ đề? + Gà trống, gà mẹ, gà con… và các hoạt động quét sân, bổ củi, tưới rau… phát ra âm thanh như thế nào? - GV gọi HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời - GV nhận xét, đánh giá, kể lại câu chuyện theo tranh cho HS lắng nghe: Sáng sớm trên sân nhà em luôn ngập tràn những âm thanh rộn ràng, xa xa nơi góc sân chú gà trống gáy ò ó o báo hiệu một ngày mới đã sang, gà mẹ thì đang cục tác ngơ ngác tìm đàn gà con, kế bên là tiếng xoẹt.. xoẹt…chiếc chổi rơm em đang quét sân làm đàn gà con kêu chíp chíp…chạy quanh, rắc…rắc.. tiếng bổ củi của bố em làm cho chú trâu đen giật mình kêu ùm bò…đầy khoan khoái sau một giấc ngủ say, tâm thanh rì rào khi mẹ tưới rau cùng tiếng cười nói của cả gia đình đã tạo nên một khung cảnh buổi sáng đầy màu sắc, em gọi đó là âm thanh yêu thương. - GV khuyến khích HS bắt chước lại các âm thanh trong câu chuyện. HOẠT ĐỘNG: HÁT *Nghe và vận động theo nhạc, hát luyến a. Mục tiêu: Nghe và vận động được theo nhịp điệu của bài hát, biết cách hát luyến lên, luyến xuống. b. Cách thức thực hiện: - Khởi động: GV mở nhạc để HS vận động theo nhịp điệu của bài hát Ôi ba mẹ, GV khuyến khích HS sáng tạo vận động theo cảm nhận của riêng mình. - GV hướng dẫn HS thể hiện cách hát luyến qua hoạt động, yêu cầu HS làm theo động tác và hát theo: + Những từ hát luyến lên thì đưa tay từ dưới lên (vở, mực..) + Những từ hát luyến xuống thì đưa tay từ trên xuống (thơm..) *Tập hát cả bài a. Mục tiêu: Hát được bài hát với nhạc đệm b. Cách thức thực hiện: - GV cùng HS chia câu: Lời 1. + Câu 1. Vở con… giọt mồ hôi + Câu 2. Chân con…. oằn gánh xôi + Câu 3. Ôi ba mẹ…ba mẹ của con Lời 2. + Câu 1. Tuổi thơ… mẹ như mây + Câu 2. Mai sau…. dĩu cánh bay + Câu 3. Ôi ba mẹ…ba mẹ của con - GV dùng tiết tấu trong bài dạy để tạo trò chơi đọc tiết tấu nhằm giúp HS nắm được tiết tấu. Ví dụ: Tiết tấu ta-ta-ta-ta-ti-ti-ta Lưng của ba giọt mồ hôi rơi vai của mẹ nặng oằn gánh xôi - GV hướng dẫn HS đọc thanh phách theo chữ tiết tấu (nốt đen: ta; nốt đơn: ti). - Sau khi HS làm quen tiết tấu bài hát, GV hát mẫu từng câu chậm rãi, rõ ràng, HS thực hiện theo - GV hướng dẫn HS cách lấy hơi, cách giữ nhịp. - GV hướng dẫn HS hát cả bài và gõ đệm cho bài hát Ôi ba mẹ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Trình bày được bài hát theo nhóm b. Cách thức thực hiện: - GV đệm cho cả lớp hát một lần cả bài hát. - GV chia lớp thành các nhóm luyện tập theo các hình thức khác nhau: + Nhóm Đô: hát kết hợp vỗ tay theo nhịp + Nhóm Rê: hát kết hợp vỗ tay theo phách + Nhóm Mi: hát kết hợp nhín chân nhịp nhàng theo nhịp điệu. - GV quan sát và giúp đỡ HS trong quá trình luyện tập. - GV yêu cầu các nhóm biểu diễn bài hát GV khen ngợi các nhóm, GV đặt câu hỏi: + Sau khi học bài hát, hình ảnh nào trong bài hát khiến em cảm thấy thương ba mẹ mình nhiều hơn? + Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về gia đình. - GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trả lời và chia sẻ. - GV tuyên dương tinh thần học tập của HS. Khuyến khích HS về nhà thể hiện bài hát cũng như chia sẻ những cảm xúc sau khi học tiết học âm nhạc cho người thân nghe. | - HS quan sát bức tranh và lắng nghe - HS lắng nghe câu hỏi và tìm câu trả lời: + Những sự vật, hoạt động có trong tranh: em bé quét sân, bố đốn củi, mẹ tưới rau, con trâu, đàn gà con, gà mái... + Âm thanh phát ra:· Gà trống: ò ó o · Gà con: chíp chíp · Tiếng chổi: xoẹt...xoẹt... - HS trả lời, nghe GV nhận xét và kể lại câu chuyện theo tranh. - HS thực hiện các âm thanh có trong câu chuyện. - HS nghe nhạc và vận động theo cảm nhận - HS nghe và hát theo GV - HS chăm chú lắng nghe - HS tập trung lắng nghe - HS đọc thanh phách theo chữ tiết tấu. - HS lắng nghe và hát theo - HS chú ý lắng nghe và thực hiện - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV - Cả lớp hát đồng thanh - HS hình thành nhóm, luyện tập - HS biểu diễn bài hát - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời. - HS chăm chú lắng nghe, về nhà thực hiện yêu cầu của GV. |
Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Chân trời sáng tạo
2. Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức
Xem chi tiết:
- Giáo án Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án Âm nhạc lớp 3 Kết nối tri thức (Cả năm)
- Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Kết nối tri thức (Cả năm)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm)
- Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống - Đầy đủ các môn
Giáo án Toán lớp 3 Kết nối tri thức
TUẦN 1
TOÁN
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Bài 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (T1) – Trang 6
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).
- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: + Câu 2: - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: + Trả lời - HS lắng nghe. | ||||||||||||||||||||||||||||||
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1 000. + Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại). + Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học). - Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||||||||
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu số và cách đọc số. - GV hướng dẫn cho HS nhận biết câu 1. - Câu 2, 3, 4 học sinh làm bảng con.
- GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số? - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3a: (Làm việc cá nhân) Số? - GV cho HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3b. (Làm việc cá nhân) Viết các số 385, 538, 444, 307, 640 thành tổng các trăm, chục và đơn vị. - GV làm VD: 385 = 300 + 80 + 5 - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét tuyên dương. Bài 4. (Làm việc nhóm 4) Số? - GV cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 5a. (Làm việc cá nhân) Số? - GV cho HS đọc tia số. - GV giải thích: số liền trước 15 là 14, số liền sau của 15 là 16. Ta có 14, 15, 16 là ba số liê tiếp. 16, 15, 14 là ba số liên tiếp. - Yêu cầu HS nêu: + Số liền trước của 19 là? + Số liền sau của 19 là? + 18, 19, ? là 3 số liên tiếp. + 20, 19, ? là 3 số liên tiếp. Bài 5b. (Làm việc cá nhân) Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp. - GV cho HS nêu.
- GV nhận xét tuyên dương. | - 1 HS nêu cách viết số (134) đọc số (Một trăm ba mươi tư). - HS lần lượt làm bảng con viết số, đọc số: + Viết số: 245; Đọc số: Hai trăm bốn mươi lăm. + Viết số: 307; Đọc số: Ba trăm linh bảy. + Hàng trăm: 2, hàng chục: 7, hàng đơn vị: 1; Viết số: 271; Đọc số: Hai trăm bảy mươi mốt. - HS làm việc theo nhóm. + Con thỏ số 1: 750. + Con thỏ số 2: 999. + Con thỏ số 4: 504. - HS làm vào vở. + 222: 2 trăm, 2 chục, 2 đơn vị. + 305: 3 trăm, 0 chục, 5 đơn vị. + 598: 5 trăm, 9 chục, 8 đơn vị. + 620: 6 trăm, 2 chục, 0 đơn vị. + 700: 7 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. - HS làm vào vở. + 538 = 500 + 30 + 8 + 444 = 400 + 40 + 4 + 307 = 300 + 0 + 7 (300 + 7) + 640 = 600 + 40 + 0 (600 + 40) - 1 HS nêu: Giá trị các số liền trước, liền sau hơn, kém nhau 1 đợn vị. - HS làm việc theo nhóm.
- HS đọc tia số. - HS quan sát. - HS nêu: + Số liền trước của 19 là 18 + Số liền sau của 19 là 20 + 18, 19, 20 là 3 số liên tiếp. + 20, 19, 18 là 3 số liên tiếp. - HS nêu kết quả:
- HS nhận xét lẫn nhau. | ||||||||||||||||||||||||||||||
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |||||||||||||||||||||||||||||||
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận biết số liền trước, số liều sau, đọc số, viết số... + Bài toán:.... - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + HS tả lời:..... | ||||||||||||||||||||||||||||||
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TOÁN
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Bài 01: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000-LUYỆN TẬP (T2) – Trang 7
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).
- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |||
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: + Câu 2: - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: + Trả lời - HS lắng nghe. | ||
2. Luyện tập: - Mục tiêu: +Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4) + Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số các trăm, chục, đơn vị (và ngược lại). + Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liên trước, số liền sau trên tia số đã học). - Cách tiến hành: | |||
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số. - GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”. -Chẳng hạn: 400 + 70 + 5 = 475;
- Câu a học sinh làm bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số? - GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. - GV hướng dẫn cho học sinh cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số? - GV cho HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. Sắp xếp các số 531, 513, 315, 351 theo thứ tự: a) Từ bé đến lớn. b) Từ lớn đến bé. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Làm việc cá nhân) Số? - GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài. - GV hướng dẫn: Ba con lợn có cân nặng lần lượt là 99 kg, 110 kg và 101 kg. Biết lợn trắng nặng nhất và lợn đen nhẹ hơn lợn khoang. Con lợn trắng cân nặng ? kg. Con lợn đen cân nặng ? kg. Con lợn khoang cân nặng ? kg. - Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. | - 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”. - HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu: 505 < 550 399 < 401 100 > 90 + 9 - HS làm việc theo nhóm. -HS xác định xem số liền sau hơn hoặc kém số liền trước bao nhiêu đơn vị. a)310;311;312;313;314;315;316;317;318;319. b)1000; 999;998;997;996;995;994;993;992; 991 - HS làm vào vở. a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 315, 351, 513, 531 b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 531, 513, 351, 315 - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài Ta có 99 kg < 101 kg < 110 kg Biết lợn trắng nặng nhất nên: Con lợn trắng cân nặng 110 kg. Lợn đen nhẹ hơn lợn khoang nên lợn đen nặng nên: Con lợn đen cân nặng 99 kg. Con lợn khoang cân nặng 101 kg. - HS nêu kết quả: |
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 01: NGÀY GẶP LẠI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Trải nghiệm mùa hè của bạn nhỏ nào cũng đều rất thú vị và đáng nhớ, dù các bạn nhỏ chỉ ở nhà oặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn.
- Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì? + Câu 2: Xem tranh trả lời các bạn nhỏ đang làm gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: các bạn nhỏ đang thả diều. + Trả lời: các bạn nhỏ đang câu cá. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Ngày gặp lại”. + Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến cho cậu này. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bầu trời xanh. + Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ừ nhỉ. + Đoạn 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,… - Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn? + Câu 2: Sơn đã có những tải nghiệm gì trong mùa hè? + Câu 3: Trải nghiệm mùa hè của Chi có gì khác với Sơn. + Câu 4: Theo em, vì sao khi đi học, Mùa hè sẽ theo các bạn vào lớp? Chọn câu trả lời hoặc ý kiến khác của em. a. Vì các bạn vẫn nhớ chuyện mùa hè. b. Vì các bạn sẽ kể cho nhau nghe những chuyện về mùa hè. c. Vì các bạn sẽ mang những đồ vật kỉ niệm của mùa hè đến lớp. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài văn cho biết trải nghiệm mùa hè của các bạn nhỏ rất thú vị và đáng nhớ, dù ở nhà hoặc được đi đến những nơi xa, dù ở thành phố hay nông thôn. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. | - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Sơn vẫy rối rít; Sơn cho Chi một chiếc diều rất xinh; Chi mừng rỡ chạy ra; Hai bạn có bao nhiêu chuyện kể với nhau.) + Sơn theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng các bạn đi thả diều. + Trải nghiệm của Chi: ở nhà được bố tập xe đạp. Còn Sơn về quê theo ông bà trồng rau, câu cá, theo các bạn thả diều. + HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình. + Hoặc có thể nêu ý kiến khác... - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại |
3. Nói và nghe: Mùa hè của em - Mục tiêu: + Nói được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
3.1. Hoạt động 3: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua. - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS kể về những điều nhớ nhất trong mùa hè của mình. + Nếu HS không đi đâu, có thể kể ở nhà làm gì và giữ an toàn trong mùa hè đều đc. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương. 3.2. Hoạt động 4: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái. - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 2: Các nhóm đọc thầm gợi ý trong sách giáo khoa và suy nghĩ về các hoạt động trong 2 mùa hè của mình. - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. | - 1 HS đọc to chủ đề: Mùa hè của em + Yêu cầu: Kể về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua - HS sinh hoạt nhóm và kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè. - HS trình kể về điều đáng nhớ của mình trong mùa hè. - 1 HS đọc yêu cầu: Mùa hè năm nay của em có gì khác với mùa hè năm ngoái. - HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số bạn nhỏ thả diều trên đồng quê. + GV nêu câu hỏi bạn nhỏ trong video nghỉ hè làm gi? + Việc làm đó có vui không? Có an toàn không? - Nhắc nhở các em tham khi nghỉ hè cần đảm bảo vui, đáng nhớ nhưng phải an toàn như phòng tránh điện, phòng tránh đuối nước,... - Nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
Nghe – Viết: EM YÊU MÙA HÈ (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Em yêu mùa hè” trong khoảng 15 phút.
- Viết đúng từ ngữ chứa vần c/k
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c. + Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: cá chép + Trả lời: quả khế - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên khi mùa hè về. Qua đó thấy được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mùa hè. - GV đọc toàn bài thơ. - Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ. - GV hướng dẫn cách viết bài thơ: + Viết theo khổ thơ 4 chữ như trong SGK + Viết hoa tên bài và các chữ đầu dòng. + Chú ý các dấu chấm và dấu chấm than cuối câu. + Cách viết một số từ dễ nhầm lẫm: sim, lượn, dắt, xế, lưng, mát. - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. - GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi. - GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau. - GV nhận xét chung. 2.2. Hoạt động 2: Tìm và viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình (làm việc nhóm 2). - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, gọi tên các đồ vật và tìm tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. (làm việc nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu c hoặc k. - GV gợi mở thêm: - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 4 HS đọc nối tiếp nhau. - HS lắng nghe. - HS viết bài. - HS nghe, dò bài. - HS đổi vở dò bài cho nhau. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu. - Kết quả: Kính, cây, kìm, kẹo, cân, kéo, cờ, cửa - Các nhóm nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - Các nhóm làm việc theo yêu cầu - Đại diện các nhóm trình bày |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV gợi ý co HS về các hoạt động trong kì nghỉ hè, đặc biệt là những hoạt động mà trong năm học không thực hiện được: về quê, đi du lịch, luyện tập tể thao (những môn em thích), các hoạt động khác: đọc sách, xem phim,... - Hướng dẫn HS về trao đổi với người thân, lên kế hoạch cho hè năm tới. (Lưu ý với HS là phải trao đổi với nguồi thân đúng thời điểm, rõ ràng, cụ thể. Biết lắng nghe phản hồi để tìm ra phương thức phù hợp. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. | - HS lắng nghe để lựa chọn. - Lên kế hoạch trao đổi với người thân trong thời điểm thích hợp |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức
TUẦN 1
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
IIII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát: “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác Lý Trọng (Đỗ Mạnh Thường) để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi về lá cờ Việt Nam có trong bài hát. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. | - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời theo hiểu biết cảu bản thân - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. (Làm việc cá nhân) - Mục tiêu: + Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. - Cách tiến hành: | |
- GV yêu cầu 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK. + Quốc hiệu của nước ta là gì? + Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam. + Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam. + Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca? - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) | - 1 HS đọc đoạn hội thoại. + Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng. + Quốc ca Việt Nam là bái hát “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. + Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc. + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. (Hoạt động nhóm) - Mục tiêu: + Học sinh biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. - Cách tiến hành:
| |
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì? + Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào? + Khi chào cờ, em cần hát quốc ca như thế nào? - GV mời các nhóm nhận xét. - GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm. | - HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời: + Khi chuẩn bị chào cờ, em cần chỉnh sửa trang phục, bỏ mũ, nón. + Khi chào cờ, em cần giữ tư thế nghiêm trang, dáng đứng thẳng, mắt nhìn cờ Tổ quốc. + Khi chào cờ, em cần hát Quốc ca to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm. - Các nhóm nhận xét nhóm bạn. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca. + Vận dụng vào thực tiễn để thực iện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ. + GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành lèm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt. + Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương | - HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ. + Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên. + Các nhóm nhận xét bình chọn - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 1
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám khá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi nhận xét các tình huống chào cờ và hát Quốc ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, đưa ra ý kiến đúng để giải quyết vấn đề trong các tình huống.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Củng cố kiến thức đã học về cách chào cờ và hát Quốc ca. - Cách tiến hành: | |
- GV mở video làm lễ chào cờ để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi về phong cách các bạn làm lễ chào cờ, hát quốc ca trong video. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. | - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời theo hiểu biết cảu bản thân - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám khá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca - Cách tiến hành: | |
Bài tập 1: Nhận xét hành vi. (Làm việc nhóm đôi) - GV yêu cầu 1HS quan sát tranh và thảo luận: Em đồng tình hoặc không đồng tình với tư thế, hành vi của bạn nào trong bức tranh sau? Vì sao? + GV mời các nhóm nhận xét? - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) Bài tập 2. Em sẽ khuyên bạn điều gì? (làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu 1HS quan sát các tình huống trong tranh và thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV mời các nóm nhận xét. - GV nhận xedts, kết luận. | - HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh và đưa ra chính kiến của mình: + Hành vi đúng: 4 bạn đứng đầu hàng; nghiêm trang khi chào cờ. + Hành vi chưa đúng: 2 bạn nữ đứng sau nói chuyện trong lúc chào cờ; 1 bạn nam đội mũ , quần áo xộc xệch; bạn nam bên canh khoác vai bạn, không nhìn cờ mà nhìn bạn. + Các nhóm nhận xét. - HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và đưa ra lời khuyên: + Tranh 1: Bạn ơi nên ra chào cờ cùng với các bạn trong lớp. Bạn nên cố gắng tập hát để khi chào cờ hát thây hay nhé. + Trang 2: Bạn nên bỏ mũ xuống và không nên tranh giành khi chào cờ. + Các nhóm nhận xét. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca. + Vận dụng vào thực tiến để thực hiện tốt lễ cào cờ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi vẽ lá cờ Tổ Quốc đúng và đẹp. + GV yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy, bút màu để vẽ lá cờ Tổ Quốc. + Mời học sinh nhận xét và bình chọn người vẽ đẹp. - Nhận xét, tuyên dương | + HS vận dụng bằng cách thi vẽ lá cờ Tổ quốc. + HS nhận xét bài của bạn và bình chọn những người vẽ đúng và đẹp. - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức
Tuần 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ 1:
EM YÊU MĨ THUẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết về một số hoạt động thực hành, sáng tạo mĩ thuật trong và ngoài nhà trường.
- HS biết đến một số sản phẩm MT được thực hành trong môn học.
2. Năng lực:
- HS biết được về một số dạng sản phẩm MT tạo hình và sản phẩm MT ứng dụng được thực hành, sáng tạo trong nhà trường.
- HS phân biệt được sản phẩm MT 2D và 3D.
3. Phẩm chất:
- HS biết đến những hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật để quan tâm đến môn học hơn.
- HS biết được vẻ đẹp của sản phẩm MT, từ đó thêm yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Một số sản phẩm MT 2D, 3D và sản phẩm MT tạo hình, ứng dụng để phân tích trực tiếp cho HS theo dõi, phân biệt.
- Một số video, clip giới thiệu về hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật như: Thực hành ngoài trời, tham quan bảo tang...để chiếu cho HS quan sát.
2. Học sinh:
- SGK mĩ thuật 3.
- Vở bài tập mĩ thuật 3.
- Bút chì, bút lông, hộp màu, sáp màu, giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG - GV cho HS xem video về các hoạt động vẽ tranh, các sản phẩm mĩ thuật đẹp. - GV hỏi HS có yêu thích mĩ thuật không? - Nhận xét, khen ngợi HS. - Giới thiệu chủ đề bài học. 2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. 2.1. Hoạt động mĩ thuật. * Tiến trình của hoạt động: - GV mời một số HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học. - GV gợi ý: + Ở lớp, em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật? + Ở trường em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật? + Ngoài giờ học như cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ hay vào dịp hè, em có tham gia các hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật không? + Trong các hoạt động đó em yêu thích hoạt động nào nhất? - Căn cứ vào điều kiện tổ chức dạy học ở trường mình, GV cho HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng ở đây... 2.2. Sản phẩm mĩ thuật. * Tiến trình của hoạt động: - GV mời một số HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình. - GV gợi ý: + Ở lớp 2 em đã vẽ, nặn được bao nhiêu SPMT ? + Ngoài vẽ, nặn em còn sử dụng cách nào để tạo nên SPMT ? + Sản phẩm MT 2D là gì ? + Sản phẩm MT 3D là gì ? + SPMT như thế nào thì gọi là SPMT tạo hình/ứng dụng ? - Căn cứ vào SPMT tạo hình/ứng dụng, 2D, 3D đã chuẩn bị, GV phân tích trên SPMT cụ thể để giúp HS có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo. 3. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. - GV cho HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này. - GV khen ngợi động viên HS. *Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. - Khen ngợi, động viên HS. - Liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống. - Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: - Xem trước chủ đề: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC. - Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, bút chì, kéo... cho bài sau. | - HS xem - HS nêu - Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT. - HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học. - Vẽ, xé dán, nặn, đắp nổi, làm sản phẩm MT từ vật liệu có sẵn, tái sử dụng, trưng bày sản phẩm MT... - Thực hành mĩ thuật ngoài sân trường, tham gia triển lãm mĩ thuật toàn trường nhân dịp 20-11, trang trí bảng tin... - Xem phòng tranh, khu trưng bày hiện vật ở bảo tàng, tham gia câu lạc bộ... - HS nêu - HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng... - HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình. - 1, 2 HS nêu - HS nêu - 1 HS trả lời - 1 HS nêu - HS nêu - Lắng nghe để có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo. - HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này. - Thực hiện - 1, 2 HS nêu - Phát huy - Mở rộng kiến thực thực tế - Trật tự - Thực hiện ở nhà - Chuẩn bị ở nhà |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
……………………………………………………………………………
Tuần 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ 2:
HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC
CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.
- HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.
2. Năng lực:
- HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.
- HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.
- HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.
3. Phẩm chất:
- HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.
- HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.
2. Học sinh:
- SGK mĩ thuật 3.
- Vở bài tập mĩ thuật 3.
- Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌCCHỦ YẾU:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG - GV cho HS xem video về các Lễ hội, trang phục có hoa văn đặc sắc của một số dân tộc. - Hỏi HS thấy hình ảnh gì trong video? - Khen ngợi HS. - GV giới thiệu chủ đề. 2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. 2.1. QUAN SÁT a. Mục tiêu: - HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản. - Thông qua quan sát, HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết. b. Nội dung: - HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét. - HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn. c. Sản phẩm: - Có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn. d.Tổ chức thực hiện: *Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Mông. - GV cho HS quan sát một số trang phục có hoa văn như: mũ, váy, áo... - GV cho HS quan sát một số hoa văn trên trang phục có tạo hình đơn giản trong SGK MT3, trang 8 và hỏi: + Hoa văn này có hình gì? + Hoa văn này được tạo nên từ những nét nào? - GV mở rộng: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy...để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn...Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay...Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng. *Hoa văn trên trang phục của đồng bào Ê-Đê. - GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 9 và hỏi: + Hoa văn này được kết hợp từ những hình nào? + Các hình trong hoa văn được kết hợp như thế nào? - GV cũng có thể sử dụng hình thức phân tích trực quan cho HS thuận tiện hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể. - GV mở rộng: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật...trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc... *Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Chăm. - GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 10 và hỏi: + Hoa văn này được kết hợp từ những hình ảnh nào? + Màu sắc trong những hoa văn này được thể hiện như thế nào? - Kết thúc phần này, GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10 và ghi tóm tắt một số ý kiến lên bảng (Không nhận xét). 2.2. THỂ HIỆN a. Mục tiêu: - HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích. - Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích. b. Nội dung: - HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích. c. Sản phẩm: - SPMT có tạo hình hoa văn trang trí. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS thực hành chép một mẫu hoa văn theo gợi ý: + Hình dạng của hoa văn: Hoa văn có hình gì? Hoa văn gồm một hình hay là sự kết hợp của nhiều hình? + Chi tiết của hoa văn: Hoa văn được tạo nên từ những nét nào? - Khi gợi ý, GV chỉ dẫn trên một hoa văn cụ thể hướng HS vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải. - GV cho HS thực hành sử dụng mẫu hoa văn trang trí đồ vật theo gợi ý: + Đồ vật em định trang trí là gì? + Em sử dụng cách nào để trang trí? + Hình thức trang trí đồ vật là gì? *Lưu ý: GV phân tích trên một SPMT có hoa văn trang trí để HS thuận tiện trong hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật. 2.3. THẢO LUẬN a. Mục tiêu: - Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT. - Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện. - HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12. c. Sản phẩm: - Hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT. d. Tổ chức thực hiện: - Thông qua SPMT của cá nhân/nhóm ở hoạt động Thể hiện, GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12: + Hoa văn trong trang trí sản phẩm gồm các yếu tố tạo hình nào? + Các hình thức sắp xếp hoa văn trong sản phẩm như thế nào? - Trong quá trình thảo luận, GV có thể đưa thêm các gợi ý dựa theo SPMT thực tế để HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau (nhắc lại, xen kẽ, đối xứng). - Căn cứ những SPMT đã thực hiện của HS, GV chốt ý nhấn mạnh đến yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau. *Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. - Khen ngợi HS học tốt. - Liên hệ thực tế cuộc sống. - Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: - Bảo quản sản phẩm của Tiết 1. - Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau. | - HS xem video - Lễ hội và trang phục người dân tộc - Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT - HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản. - HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết. - HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét. - HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn. - HS có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn. - Quan sát, tiếp thu - Quan sát, trả lời - Hình chữ nhật, hình quả trám... - Nét thẳng, nét cong, nét dích dắc... - Lắng nghe, ghi nhớ: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy...để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn...Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay...Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng. - Quan sát, trả lời câu hỏi - Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi... - Đối xứng, lặp lại, xen kẽ... - Lắng nghe, tiếp thu kiến thức, hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể. - Ghi nhớ: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật...trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc... - Quan sát và trả lời câu hỏi - Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi... - Một màu, nhiều màu... - HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10. - HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích. - Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích. - HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích. - HS hoàn thiện được sản phẩm - Thực hiện - HS trả lời theo ý hiểu của mình - 1, 2 HS nêu - Quan sát, tiếp thu kiến thức: Vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải. - Thực hiện - Đồ vật cũ, vẽ một đồ vật ra giấy... - Vẽ, đắp nổi, ghép vật liệu... - Theo một diện, theo hàng lối... - Tiếp thu kiến thức: Hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật. - HS biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT. - HS biết trình bày những cảm nhậncủa mình trước nhóm, lớp. - HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện. - HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12. - HS hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT. - HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12 và trả lời: - 1, 2 HS nêu - HS nêu theo ý hiểu của mình - HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau (nhắc lại, xen kẽ, đối xứng). - Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức: Yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau. - 1, 2 HS nêu - Phát huy - Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày. - Thực hiện ở nhà - Chuẩn bị đầy đủ |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Tuần 3
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ 2:
HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC
CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC
(Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.
- HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.
2. Năng lực:
- HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.
- HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.
- HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.
3. Phẩm chất:
- HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.
- HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
- Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.
2. Học sinh:
- SGK mĩ thuật 3, sản phẩm của Tiết 1.
- Vở bài tập mĩ thuật 3.
- Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌCCHỦ YẾU:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG - GV kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 1. - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS. - Khen ngợi HS. - GV giới thiệu chủ đề. 2. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. a. Mục tiêu: - Sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây. - Hình thành khả năng kết nối kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống. b. Nội dung: - Sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một chậu cảnh. c. Sản phẩm: - Chậu cây được trang trí bởi hoa văn. d.Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát các bước trang trí chậu cây theo gợi ý: + Sử dụng vật liệu sẵn có/tái sử dụng như: bìa, vỏ chai... + Sử dụng cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng (các chấm tròn, hình vuông, hình chữ nhật...). + Kết hợp màu trong tạo hoa văn (ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng). + Sử dụng kĩ thuật in đơn giản là bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in. + Hoàn thiện sản phẩm. - GV mời HS nhắc lại và lưu ý về các bước thực hiện. - Căn cứ vào vật liệu chuẩn bị, HS thực hiện SPMT của mình. - GV gợi ý cách thực hiện đối với phần chuẩn bị của mỗi HS và cho HS chủ động trong phần thực hành của mình. *TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ. - GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau: + Hoa văn trang trí trên chậu cây của bạn được kết hợp từ những nét, hình, màu nào? + Phần trang trí trên chậu cây của bạn theo hình thức nào (nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng...)? + Cách tạo hoa văn của bạn là gì? - GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT trên cơ sở động viên, khích lệ HS là chính. *Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học. - Khen ngợi HS học tốt. - Liên hệ thực tế cuộc sống. - Đánh giá chung tiết học. *Dặn dò: - Xem trước chủ đề: MÀU SẮC EM YÊU. - Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau. | - HS trình bày sản phẩm của Tiết 1 - Trình bày đồ dùng HT - Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT - HS biết sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây theo ý thích. - HS tạo được SPMT gắn với cuộc sống. - HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí được một chậu cảnh yêu thích. - Hoàn thiện được sản phẩm - Quan sát, tiếp thu - Chọn vật liệu theo khả năng của mình - Nắm được cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng... - Biết kết hợp màu trong tạo hoa văn (ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng). - Biết bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in. - Hoàn thành bài tập - HS nhắc lại - Thực hiện sản phẩm theo các vật liệu mình đã chuẩn bị. - Thực hành làm sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm trên lớp. - HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu về sản phẩm. - HS nêu - HS trả lời - HS nêu theo cảm nhận - Nhận xét, tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn. - 1, 2 HS nêu - Phát huy - Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày. - Thực hiện ở nhà - Chuẩn bị đầy đủ |
II. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Giáo án Tin học lớp 3 Kết nối tri thức
Bài 1
THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng
Trong bài học này học sinh được học về thông tin và quyết định, ba dạng thông tin cơ bản: chữ, hình ảnh, âm thanh.
2. Phát triển năng lực, phẩm chất
2.1. Năng lực chung
Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn
2.2. Năng lực đặc thù
Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.
Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.
Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.
2.3. Phẩm chất
HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên:Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,...
Học sinh:SGK, SBT, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
Đặt HS vào ngữ cảnh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày
- Năng lực
- Phẩm chất
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm |
- GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào? - Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá. - GV chốt dẫn vào bài | - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. | - Khi tiếng chuông đồng hồ reo lên, Minh sẽ quyết định thức dậy, rời khỏi giường để đi vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học. |
2. Hoạt động 2: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.
- Năng lực
- Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.
- Phẩm chất
- HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm |
- GV đưa ra nội dung khi có tiếng chuông đồng hồ thì Minh sẽ quyết định thế nào? - GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, - GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) - Câu hỏi củng cố: | - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. - HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức | Tiếng chuông báo thức mỗi sáng nhắc bạn Minh sắp đến giờ đi học. Đó là thông tin giúp bạn Minh đưa ra các quyết định thức dậy, rời khỏi giường, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học. · Trả lời câu hỏi SGK (trang 6) 1. A. Minh thấy An cởi mở, dễ nói chuyện. => Thông tin B. Minh muốn kết bạn với An => Quyết định 2. Điều Khoa biết như “mẹ chuẩn bị đi làm”, “trời đang mưa” là thông tin. Khoa “đưa áo mưa cho mẹ” là một quyết định dựa trên thông tin có được. |
3. Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN TRONG QUYẾT ĐỊNH
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày có vai trò như thế nào, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.
- Năng lực
- Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.
- Phẩm chất
- HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm |
- GV đưa ra nội dung khi tiết giáo dục thể chất thì Minh sẽ quyết định thế nào? - GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, - GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) - GV nêu câu hỏi củng cố, chỉ định HS trả lời và tổ chức đánh giá. | - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. - HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức - HS trình bày câu trả lời. | - Thông tin "hôm nay có tiết Giáo dục thể chất" đã đưa tới quyết định của Minh "đi học bằng đôi giày thể thao". Thông tin giúp Minh ra quyết định. - Trả lời câu hỏi SGK (trang 7) Minh có hai quyết định dựa trên hai nguồn thông tin. Ban đầu, Minh ra quyết định “mở truyện ra đọc”. Sau khi nghe mẹ nhắc nhở, Minh có quyết định thứ hai: “Minh nằm và nhắm mắt lại”. Quyết định đầu tiên dựa trên thông tin về sự xuất hiện cuốn truyên mà Minh yêu thích. Quyết định thứ hai có được nhờ lời nhắc nhở của mẹ: “Hãy ngủ đi một lát…”. Quyết định thứ hai đúng hơn vì có thông tin bổ sung. Đó là thông tin tốt vì đó là lời nhắc nhở của mẹ, một người đáng tin cậy 2. Em hãy nêu một ví dụ về quyết định của mình. Thông tin nào giúp em có quyết định đó? - Trời hôm nay có mưa => Mang áo mưa |
4. Hoạt động 4: BA DẠNG THÔNG TIN THƯỜNG GẶP
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh trong ngữ cảnh cụ thể.
- Năng lực
- Nhận biết được ba dạng thông tin thường gặp là chữ, âm thanh, hình ảnh.
- Phẩm chất
- HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm học tập |
- GV đưa ra nội dung An và Minh trên đường đi đến trường có thể nhìn thấy, nghe thấy những gì? - GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, - GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) - Câu hỏi củng cố: | - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. - HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức | · Hai bạn học sinh nhìn thấy tên trường (thông tin dạng chữ), bức tranh về an toàn giao thông (thông tin dạng hình ảnh) và nghe thấy tiếng chim hót (thông tin dạng âm thanh). Trả lời câu hỏi củng cố trong SGK (trang 8) · Thông tin em nhận được từ tấm biển là một lời khuyên, lời nhắc nhở em chủ động trong học tập. · Đó là thông tin dạng chữ. |
5. Hoạt động 5: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực
- Phẩm chất
- HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên ba dạng thông tin thường gặp, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm |
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - GV thu phiếu 1 số nhóm, chiếu lên máy chiếu vật thể - Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá - GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) | - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. - HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức | 1. Đi học về, An xem trước bài hôm sau để đến lớp hiểu bài tốt hơn. Câu nào sau đây là thông tin, câu nào là quyết định? A. Xem trước bài cho ngày hôm sau sẽ giúp em hiểu bài tốt hơn.=> Thông tin B. An xem trước bài hôm sau khi đi học về.=> Quyết định 2. Ba thùng rác với ba màu sắc khác nhau, được ghi chữ và vẽ hình trên đó khác nhau thể hiện loại rác của mỗi thùng. a) Ba loại thùng rác với chữ và hình trên thùng cho em biết mỗi loại rác nên được bỏ vào thùng nào. b) Thông tin trên thùng thuộc dạng chữ và dạng hình ảnh. |
6. Hoạt động 6: VẬN DỤNG
Mục tiêu
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn
- Yêu cầu:
Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.
Sản phẩm
- Bản mô tả của HS về việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.
Tổ chức hoạt động
- Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Hãy nghĩ về thời gian sau khi tan học của ngày mai, khi đó em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Những điều GV đã thực hiện chưa thành công:
..................................................................................................
..................................................................................................
Những điều GV muốn thay đổi:
..................................................................................................
..................................................................................................
BÀI 2: XỬ LÝ THÔNG TIN (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng
Trong bài học này học sinh được học về việc quá trình con người và máy móc xử lí thông tin như thế nào?
2. Phát triển nănglực, phẩm chất
2.1. Năng lực chung
Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.
Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.
2.3. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:
Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập.
Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,...
2. Học sinh:SGK, SBT, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
- Năng lực
- Phẩm chất
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm |
- GV đưa ra yêu cầu: Con hãy hình dung một người hát theo video 1. Tai và mắt của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát? 2. Bộ não của người đó làm nhiệm vụ gì trong lúc hát - Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá. - GV chốt dẫn vào bài | - Học sinh lắng nghe, quan sát. - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. | - HS sẽ hình dung ra được tai, mắt, bộ não của người đó có nhiệm vụ gì khi hát theo video. |
Hoạt động 2: CON NGƯỜI XỬ LÍ THÔNG TIN
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Học sinh biết được bộ não của con người xử lý thông tin như thế nào.
- Năng lực
- Nhận biết được thông tin thu nhận và được xử lí, kết quả của sử lí là hành động hay ý nghĩa gì?
- Nêu được ví dụ minh họa cho thấy bộ não của con người là bộ phận xử lí thông tin.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham giahoạt động học.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm |
- GV đưa ra nội dung khi tiếp nhận thông tin thì bộ não xử lý như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 4 SGK Tr 9+10. - GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, - GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) - Câu hỏi củng cố: | - Đọc yêu cầu - Các nhóm nhận nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. - HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức | - Bộ não là nơi xử lí thông tin, tạo ra quyết định, điều khiển các suy nghĩ và hành động của con người. - HS làm bài tập củng cố SGK Tr10. 1. Bộ phận nào của con người làm nhiệm vụ xử lý thông tin?
2. Quan sát một người đang thả diều. Người đó đang cố gắng làm cho cánh diều bay cao. |
Hoạt động 3: MÁY XỬ LÍ THÔNG TIN
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Học sinh biết được máy xử lí thông tin như thế nào?
- Năng lực
- Nêu được ví dụ cho thấy máy móc cũng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động.
- Nhận biết được máy móc đã xử lý thông tin gì và kết quả xử lý ra sao.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham giahoạt động học.
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm |
- GV đưa ra nội dung kể tên một số thiết bị điện trong gia đình có thể điều khiển được và thiết bị đó được điều khiển như thế nào. Thông qua việc quan sát hình 5 SGK Tr 11. - GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, - GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) - Câu hỏi củng cố: | - Đọc yêu cầu - Các nhóm nhận nhiệm vụ - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. - HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức | - Có nhiều thiết bị điện điều khiển được như ti vi, máy giặt, điều hoà nhiệt độ,... Con người điều khiển một thiết bị bằng cách cung cấp thông tin cho nó. Từ thông tin nhận được thiết bị sẽ xử và thực hiện yêu cầu của người điều khiển. - Có nhiều thiết bị tiếp nhận thông tin để quyết định hành động. |
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt.
- Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân .
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
GV tổ chức hoạt động | Hoạt động của học sinh | Kết quả/sản phẩm | |
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá - GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide) | - HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu - Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp - HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến - Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác. - HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức |
|
Hoạt động 6: VẬN DỤNG
Mục tiêu
- Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Yêu cầu:
+ HS lấy được ví dụ một việc hàng ngày và thi nhận thông tin là gì?
- Câu trả lời được ghi trên phiếu học tập.
c. Tổ chức hoạt động
- Giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện hoạt động vào ngoài giờ lên lớp: Em hãy lấy ví dụ một việc làm hằng ngày của em và cho biết thông tin được thu nhận là gì? Kết quả của việc xử lí là gì?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................
..................................................................................................
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Kết nối tri thức
TUẦN 1
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai? + Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con. + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại. + Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. Tìm hiểu về họ hàng bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Những người nào là họ hàng bên nội? + Những người nào là họ hàng bên ngoại? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Họ hàng là người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại. | - Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày: + Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa, gia đình anh trai của bố Hoa. + Họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông bà ngoại của Hoa, gia đình em gái của mẹ Hoa. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Quan sát tranh, đọc thông tin và cho biết Hoa xưng hô như thế nào với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: + Các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại bao gồm: ông bà nội; anh, chị em của bố và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Các thành viên gia đình họ hàng bên ngoại bao gồm: ông bà ngoại; anh, chị em của mẹ và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Cách xưng hô thì tuỳ vào địa phương, ví dụ em gái của bố ở miền Bắc gọi là cô, còn miền trung gọi à “o”,... - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại bao gồm ông, bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ. Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng. | - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; Vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác gọi là anh họ, chị họ. + Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết cách xưng hô và nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại qua sơ đồ. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 3. Thực hành nói, điền thông tin còn thiếu cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Em hãy nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại trong sơ đồ dưới đây.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội của Hoa: Ông nội-bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai-bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố); anh, chị họ (con của bác trai, bác gái). Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông ngoại-bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì-chú (em gái và chồng của em gái của mẹ); em họ (con của gì và chú). - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai? + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai? + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai? + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai? + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì? - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi: + Đó là bà ngoại. + Đó là chú. + Đó là dì. +Đó là anh họ. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể được một tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại.
- Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về nội dung gì? + Người mẹ đã mong điều gì cho con? + Người mẹ đã mong điều gì cho gia đình? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về lời ru của mẹ mong con khôn lớn. + Trả lời: Người mẹ mong con lớn nên người. + Trả lời: Người mẹ mong gia đình mãi mãi hạnh phúc. |
2. Thực hành: - Mục tiêu: + Kể được một số tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại. + Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. Kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại của em. + Vì sao lại xưng hô như vậy? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 : Trong đất nước chúng ta việc xưng hô trong gia đình dòng họ tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền. Có nơi gọi bố mẹ bằng ba - má, có nơi lại gọi là cha – mẹ; có nơi gọi là thầy-u,... vì vậy chúng ta xưng hộ theo địa phương của mình sao cho phù hợp và lễ phép. | - Một số học sinh trình bày. - Một số học sinh nêu theo cách xưng hô của địa phương. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh lắng nghe1 |
Hoạt động 2. Cách thể hiện tình cảm của mình với họ hàng. (làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Họ đang gặp nhau vào dịp gì? + Tình cảm của những người trong hình như thế nào? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. Hoạt động 3. Nêu được việc mình làm thể hiện tình cảm với gia đình, họ hàng. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu và cho học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Em thường làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với họ hàng? - GV cho các bạn nhận xét.’ - GV nhận xét chung và tuyên dương. | - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Những người trong hình có mối quan hệ họ hàng với nhau, được thê hiện qua cách xưng hô. Họ gặp nhau vào dịp sinh nhật của một thành viên trong họ hàng và tết Nguyên Đán. + Những người trong hình thể hiện tình cảm gắn bó với nhau, thông qua hành động đến thăm và chúc tết nhau nhân dịp đón năm mới; tặng quad nhân dịp dinh nhật; sự vui vẻ của mỗi người khi gặp họ hàng nhà mình. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. + 4-5 học sinh trả lời theo hiểu biết của mình. - Học sinh nhận xét. |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 4. Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại của em theo sơ đồ, gợi ý dưới đây.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Nhận xét bài học. - Dặn dò về nhà. | - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Ông nội – bà bội; ông ngoại-bà ngoại + Bác gái-bác trai; mẹ, dì + Anh họ - chị họ; em, anh (chị) - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Kết nối tri thức
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
Sinh hoạt theo chủ đề: CHÂN DUNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh nhận ra được những đặc điểm đáng nhớ về hình dáng bên ngoài của mình.
- Tự tin về cơ thể của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Đây là ai” để khởi động bài học. + GV giới thiệu 3 bức tranh: nàng tiên cá, ông bụt, chú bé người gỗ. Yêu cầu HS quan sát để nhận ra nét riêng của mỗi nhân vật trong tranh: nụ cười, khuôn mặt, đối mắt, hàm răng, mái tóc, maug da, mũi,... + Lớp chia thành 3 nhóm và bốc thăm chọn nhân vật, thảo luận và miêu tả nhân vật của mình. + Mời đại diện các nhóm trình bày. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS lắng nghe. - HS chia nhóm và bốc thăm nhân vật, thảo luận để miêu tả nhân vật theo các gợi ý. - Đại diện nhóm trình bày. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Nhận ra được nét độc đáo của mình trên gương mặt và cảm thấy tự hào, thú vị về điều đó. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (làm việc cá nhân) - GV Yêu cầu học sinh soi gương và tìm ra nét riêng của mình. - Chia sẻ những nét riêng của mình trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt ý và mời HS đọc lại. Mỗi người đều có một nét riêng của mình. Ai cũng có nét đáng yêu, đáng nhớ,... | - Học sinh đọc yêu cầu bài và quan sát bản thân tong gương để tìm ra những nét riêng của mình. - Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 2. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2) - GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: + Tao hình gương mặt em bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,... + Chú ý nhấn mạnh nét đặc biệt của em trên gương mặt. + Giới thiệu với bạn nét riêng của em qua sản phẩm.
- GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm giới thiệu về nét riêng của nhóm qua sản phẩm. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Soi gương và nhận xét em giống ai. + Xác định những nét riêng của mỗi người và nét chung của cả nhà. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
Sinh hoạt cuối tuần: NÉT RIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh chia sẻ niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của nhau và những nét chung nếu có.
- Học sinh khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: | ||
- GV mở bài hát “Cái mũi” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể? + Mời học sinh trình bày. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. | - HS lắng nghe. - HS trtrả lời: bài hát nói về cái mũi. - HS lắng nghe. | |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: | ||
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. | - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. | |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: + Học sinh chia sẻ thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 3. Tạo hình gương mặt vui nhộn của em. (Làm việc nhóm 2) - GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ: + Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ bề ngoài của các thành viên trong gia đình sau bài học trước. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. | |
4. Thực hành. - Mục tiêu: + Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh nét riêng của bạn. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 4: Trò chơi “Tôi nhận ra bạn nhờ điều gì?”(Chơi theo nhóm) - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn), quan sát bạn mình để tìm ra những nét riêng. - Tưởng tượng sau này bạn lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ những nét riêng mà mình đã thấy. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm. - Mời cả lớp cùng đọc bài thơ: “Mỗi người đều có, Nét đáng yêu riêng. Gặp rồi là nhớ, Xa rồi chẳng quên!” | - Học sinh chia nhóm 2, cùng quan sát lẫn nhau để tìm nét riêng của bạn. - Các nhóm giới thiệu về nét riêng của mình khi quan sát bạn và nêu ý nghĩ của mình nếu sau này lớn lên, mình sẽ nhận ra bạn nhờ điều gì? - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Cả lớp cùng đọc bài thơ | |
5. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Tạo hình gương mặt các thành viên trong gia đình. + Cả nhà có thể tạo hình gương mặt bằng hoa quả, rau củ, cơm, bánh mì, thức ăn,.... - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm | |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
Sinh hoạt theo chủ đề: SỞ THÍCH CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh giới thiệu được những sở thích khả năng riêng.
- Giới thiệu những sở thích của em và sản phẩm được làm theo sở thích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về sở thích , khả năng riêng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,…).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. +Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Đoán xem tôi thích làm gì?” để khởi động bài học. + GV mời 3 HS lên trên bảng làm thử động tác cơ thể thể hiện một hoạt động mình thích làm. HS ở dưới giơ tay đoán. Ai đoán đúng được khen. + Lớp chia thành 1 nhóm lớn đứng thành vòng tròn và lần lượt làm động tác cơ thể, thể hiện việc mà mình thích làm, các bạn khác đoán. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS lắng nghe. -HS xếp thành nhóm lớn và làm theo yêu cầu - HS trong nhóm trình bày. - HS khác lắng nghe. |
2. Khám phá: -Mục tiêu: Khẳng định và giới thiệu được sở thích của bản thân -Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Chia sẻ sở thích của em. (làm việc cá nhân) - GV Yêu cầu HS suy nghĩ về các sở thích của mình và giới thiệu các sở thích riêng của mình bằng cách vẽ một bông hoa .Mỗi sở thích được thể hiện trên một cánh hoa. - Chia sẻ những sở thích riêng của mình trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt ý và mời HS đọc lại. Mỗi người đều thích làm một việc hoặc một số việc nào đó. Điều ấy tạo nên sở thích-sự khác biệt của mỗi con người. | - Học sinh đọc yêu cầu bài và suy nghĩ để tìm ra những sở thích riêng của mình. - Một số HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Chia sẻ sâu hơn hoạt động, thể nghiệm cảm xúc tích cực sau khi giới thiệu được sowr thích của mình đối với các bạn qua sản phẩm tạo hình. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 2. Tạo hình sản phẩm những sở thích của em. (Làm việc nhóm 2) - GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: + Tạo hình sở thích của mình bằng những nguyên liệu em có: lá cây, viên sỏi, cúc áo, sợi len,... + Chú ý nhấn mạnh những sở thích của em + Giới thiệu với bạn sở thích của em qua sản phẩm. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm giới thiệu về sở thích riêng của nhóm qua sản phẩm. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Chuẩn bị sản phẩm thể hiện sở thích riêng của mình và sở thích riêng của những người thân trong gia đình. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH
Sinh hoạt cuối tuần: TÀI NĂNG HỌC TRÒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Học sinh thể hiện được sở thích của mình rõ hơn thông qua các tiết mục biểu diễn hoặc các sản phẩm đã làm.
- HS chia sẻ về sản phẩm được làm theo sở thích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về sở thích của bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng sở thích của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh. - Cách tiến hành: | ||
- GV mở bài hát “Hai bàn tay của em” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát biết làm gì cho mẹ xem? + Mời học sinh trình bày. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. | - HS lắng nghe. -HS trtrả lời: Bạn nhỏ biết múa cho mẹ xem - HS lắng nghe. | |
2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: | ||
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. | - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm nhận xét, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. | |
3. Sinh hoạt chủ đề. - Mục tiêu: + Học sinh chia sẻ thu hoạch của mình sau khi quan sát vẻ sở thích của các thành viên trong gia đình. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 3. Tạo hình sở thích của em. (Làm việc nhóm 2) - GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ: + Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát sở thích của các thành viên trong gia đình sau bài học trước. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. | |
4. Thực hành. - Mục tiêu: + Học sinh biết quan sát, nhấn mạnh sở thích riêng của bạn. - Cách tiến hành: | ||
Hoạt động 4: Giao lưu tài năng học trò (Tham gia theo nhóm) - GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn) -GV mời HS thảo luận đưa ra ý kiến chọn tiết mục giao lưu. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương - Mời cả lớp cùng đọc đoạn thơ: “Mỗi người một việc giỏi, Mỗi người một điều hay. Thành muôn ngàn vật báu, Tô điểm thế giới này!” | - Học sinh chia nhóm 2, cùng thảo luận. - Các nhóm đưa ra ý kiến lựa chọn các tiết mục giao lưu - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Cả lớp cùng đọc đoạn thơ | |
5. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | ||
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà xin ý kiến người thân về việc đăng ký tham gia CLB của trường phù hợp với sở thích - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà xin ý kiến người thân đăng kí tham gia CLB của trường. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm | |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Công nghệ lớp 3 Kết nối tri thức
TUẦN 1
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
- Phát triển năng lực công nghệ: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì? + Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ.. + HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Em hãy quan sát và gọi tên những đối tượng có trong hình 1. + Trong những đối tượng đó, đối tượng nào do con người làm ra, đối tượng nào không phải do con người làm ra? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Sản phẩm công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Đối tượng tự nhiên không phải do con người tạo ra mà có sẵn trong tự nhiên như: động vật, thực vật, đất, nước,... | - Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày: + a. cây xanh; b. nón lá; c. núi đá trên biển; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi. + Những đối tượng do con người làm ra: b. nón lá; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi. + Những đối tượng không phải do con người làm ra: a. cây xanh; c. núi đá trên biển; - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ một số bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Quan sát tranh, dựa vào các từ gợi ý: giải trí, làm mát, chiếu sáng, bảo quản thực phẩm Em hãy nêu tác dụng của các sản phẩm công nghệ có tên trong hình. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. | - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Tivi, máy thu thanh: có tác dụng giải trí. + Quạt điện: có tác dụng làm mát. + Tủ lạnh: có tác dụng bảo quản thực phẩm. Bóng đèn điện: có tác dụng chiếu sáng - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 3. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 2) - GV mời các nhóm quan sát trong lớp học, ngoài sân trường và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. - Mời đại diện các nhóm trình bày - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. Hoạt động 4. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 4) - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và kể tên các sản phẩm công nghệ mà em biết có tác dụng như mô tả dưới đây: - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày những sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên mà nhóm vừa quan sát được. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày + Làm mát căn phòng: quạt, máy điều hoà,... + Chiếu sáng căn phòng: Bóng đèn điện,... + Cất giữ bảo quản thức ăn: tủ lạnh,... + Chiếu những bộ phim hay: Tivi,... + Làm nóng thức ăn: bếp điện, bếp ga,... - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”. - Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết. - Cách chơi: + Thời gian: 2-4 phút + Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp. + Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết. + Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng. - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV. - HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi: - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TUẦN 2
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
Iv. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||||
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nêu được vai trò của một số sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: | |||||||||
- GV tổ chức trò chơi “Hái quả Miền tây” để khởi động bài học. - HS tham gia chơi bằng cách bấm vào loại quả em thích và trả lời các câu hỏi: + Câu 1: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm tóc nhanh khô. + Câu 2: Nêu tên sản phẩm công nghệ có tác dụng làm nóng thức ăn. + Câu 3: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng làm phẳng quần áo. + Câu 4: Nêu tên sảm phẩm công nghệ có tác dụng giúp mọi người liên lạc với nhau. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia chơi khởi động + Trả lời: Máy sấy tóc. + Trả lời: bếp từ + Trả lời: Bàn ủi (bàn là) + Điện thoại - HS lắng nghe. | ||||||||
2. Khám phá: - Mục tiêu: Biết bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. - Cách tiến hành: | |||||||||
Hoạt động 1. Giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. + Em cùng bạn thảo luận về ành động của các bạn nhỏ trong hình 3 và 4. Hành động nào có thể làm hỏng đồ vật trong nhà? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV nêu câu hỏi mở rộng: Vì sao phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình? - Giữ gìn bằng cách nào? - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Các sản phẩm công nghệ có trong gia đình là do công sức của mọi người trong nhà mua sắm để giúp mọi người trong công việc và sinh hoạt gia đình. Vì vậy cần có ý thức giữ gìn, bảo quản các sản phẩm đó. | - Học sinh chia nhóm 2, thảo luận và trình bày: + Hình 3: bạn nam đá bóng trong nhà. Hành động này không đúng vì có thể làm hỏng các sản phẩm công nghệ trong nhà. + Hình 4: Bạn nam cùng với bố lau chùi quạt điện. Đây là hành động đúng vì sẽ giúp bảo quản các sản phẩm công nghệ bền hơn. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS trả lời cá nhân: Cần phải giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng bêng hơn, lâu hơn. - Giữ gìn bằng cách: không làm đổ, rơi,..Biết lau chùi, bảo quản các sản phẩm đó. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 | ||||||||
3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hành được việc bảo quản một số sản phẩm công nghệ. - Cách tiến hành: | |||||||||
Hoạt động 2. Thực hành cách bảo quản, giữ gìn các sản phẩm công nghệ trong gia đình. (Làm việc cá nhân) - GV mời học sinh làm việc cá nhân: Kể tên và nêu tác dụng một số sản phẩm công nghệ có trong gia đình em theo mẫu:
- GV Mời một số em trình bày - GV mời học sinh khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. | - Học sinh làm vào bảng thống kê theo yêu cầu. - Một số HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét nhận xét bạn. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. | ||||||||
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |||||||||
- GV chuẩn bị trước một số sản phẩm công nghệ như: đồng hồ báo thức, quạt, điện thoại,... - GV tổ chức sinh hoạt nhóm 4, nêu yêu cầu: + Mỗi tổ lên bảo quản 1 sản phẩm công nghệ theo hướng dẫn của giáo viên. - GV mời các tổ nhận xét lẫn nhau về cách làm. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | - Lớp chia thành các nhóm và cùng nhau bảo quản các sản phẩm bằng cách lau, chùo sản phẩm,.... - Các nhóm nhận xét. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm | ||||||||
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
Giáo án Âm nhạc lớp 3 Kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Kết nối tri thức
3. Giáo án lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Toán lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Công nghệ lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
Giáo án Tin học lớp 3 Cánh Diều
>> Giáo án lớp 3 Cánh Diều - Đầy đủ các môn
Ngoài Giáo án lớp 3 soạn theo Công văn 2345 năm học 2022 - 2023, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 3 hơn cùng với sự luyện tập thường xuyên môn Tiếng Việt 3, tiếng Anh lớp 3.
- Kế hoạch dạy học lớp 3 Cánh Diều
- Kế hoạch dạy học lớp 3 Kết nối tri thức
- Kế hoạch dạy học lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch dạy học lớp 3 theo Công văn 2345
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.