Giáo án Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo theo Công văn 2345
Giáo án Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng bao gồm các bài giảng chi tiết thuộc Âm nhạc lớp 3 Chương trình mới, giúp các thầy cô dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giảng dạy sách mới. Mời các bạn cùng tải về.
Xem chi tiết:
- Giáo án Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Tin học lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Đạo Đức lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 1
- Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm) - Bản 2
- Giáo án Công nghệ lớp 3 Chân trời sáng tạo (Cả năm)
- Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo - Đầy đủ các môn
Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc Chân trời sáng tạo
Tuần, tháng | Chương trình và sách giáo khoa | Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) | Ghi chú | ||
Chủ đề/ Mạch nội dung | Tên bài học | Tiết học/ thời lượng | |||
1 | Chủ đề 1: Tuổi thơ êm đềm. - Hát - Nghe nhạc - Nhạc cụ
| Khám phá: Câu chuyện âm nhạc: Chuyến dã ngoại của Sơn Ca. Hát: Bài Cánh đồng tuổi thơ (Lời 1) Nhạc: Lư Nhất Vũ Lời: Lê Giang | 1 tiết/ 35 phút | ||
2 | Hát: Bài Cánh đồng tuổi thơ (Lời 2) Nhạc: Lư Nhất Vũ Lời: Lê Giang Nhạc cụ: - Đọc tiết tấu và luyện tập gõ song loan. - Đọc tiết tấu và luyện tập mẫu đệm bằng vận động cở thể. | 1 tiết | |||
3 | Ôn tập bài hát: Cánh đồng tuổi thơ (Lời 1) Nhạc: Lư Nhất Vũ Lời: Lê Giang Nhạc cụ: Thực hành đệm cho bài hát “ Cánh đồng tuổi thơ” | 1 tiết | |||
4 | Nghe nhạc: Nghe bài Cò lả Dân ca đồng bằng Bắc Bộ Lồng ghép trò chơi âm nhạc. Nhà ga âm nhạc | ||||
5 | Chủ đề 2. Đất nước mến yêu. Nội dung: - Hát - Đọc nhạc - Nhạc cụ - Thường thức âm nhạc
| Khám phá: Cảm nhận tính chất hào hùng trong âm nhạc. Hát: Bài Quốc ca Việt Nam Nhạc và lời: Văn Cao.
| 1 tiết | ||
6 | Ôn tập bài hát: Quốc ca Việt Nam Nhạc cụ: - Giới thiệu nhạc cụ Maracas - Đọc tiết tấu và luyện tập lắc Maracas, gõ trống nhỏ. - Thực hành đệm cho bài hát Quốc ca Việt Nam. | 1 tiết | |||
7 | Đọc nhạc
| 1 tiết | |||
8 | Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Nhà ga âm nhạc
| 1 tiết 1 tiết | |||
9 |
| Kiểm tra, đánh giá GKI | 1 tiết | ||
10 | Chủ đề 3. Bạn bè thân thương. Nội dung: - Nghe nhạc - Hát - Đọc nhạc - Nhạc cụ - Thường thức âm nhạc.
| Khám phá: Cảm nhận âm thanh dài – ngắt quãng. Hát: Tình bạn tuổi thơ Nhạc và lời: Lâm Đức Vinh Hồ Ngọc Khải
| 1 tiết | ||
11 | Ôn tập bài hát: Tình bạn tuổi thơ Nhạc cụ: - Luyện tập gõ trống nhỏ, tem-bơ-rin. - Thực hành đệm cho bài hát Tình bạn tuổi thơ
| 1 tiết | |||
12 | Đọc nhạc Nghe nhạc: Trích đoạn Thiên nga ( The Swan). | 1 tiết | |||
13 | Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Lút – vích van Bét – Tô – Ven. Nhà ga âm nhạc.
| 1 tiết | |||
14 |
Chủ đề 4. Mùa xuân tươi đẹp. Nội dung: - Nghe nhạc - Hát - Đọc nhạc - Nhạc cụ
| Khám phá: Âm nhạc có tính chất rộn ràng Hát: Vui mùa mai vàng Dân ca Ba - na Nhạc và lời: Văn An | 1 tiết | ||
15 | Ôn tập bài hát: Vui mùa mai vàng. Nhạc cụ: - Đọc tiết tấu và luyện tập lắc ma-ra-cas. - Thực hành đệm cho bài hát Vui mùa mai vàng | 1 tiết | |||
16 | Đọc nhạc | 1 tiết | |||
17 |
Nghe nhạc: Ca hạnh phúc Dân ca Xá Sưu tầm, kí âm và phỏng dịch: Hồng Thao Nhà ga âm nhạc | 1 tiết | |||
18 |
| Kiểm tra, đánh giá HKI | 1 tiết | ||
19 | Chủ đề 5: Khúc ca chan hòa. Nội dung: - Hát - Nghe nhạc - Nhạc cụ
| Khám phá:Tạo ra âm thanh giống tiếng trống, tiếng kèn làm nên một bản hòa tấu ngẫu hứng. Hát: Khúc ca chan hòa Nhạc: Gim-mi Đa-vít (Jimmie Davies) Lời Việt: Tô Ngọc Tú | 1 tiết | ||
20 | Ôn tập bài hát: Khúc ca chan hòa Nhạc cụ: Giới thiệu nhạc cụ Cát-ta-nét (Castanets) - Đọc tiết tấu và luyện tập gõ cát - ta – nét. -Đọc tiết tấu và luyện tập mẫu đệm bằng vận động cơ thể. - Thực hành đệm cho bài hát Khúc ca chan hòa. | 1 tiết | |||
21 | Nghe nhạc: Bản giao hưởng số 40 ( Symphony no. 40) Lồng ghép trò chơi âm nhạc. Nhà ga âm nhạc. | 1 tiết | |||
22 | Chủ đề 6. Gia đình yêu thương Nội dung: - Hát - Nghe nhạc - Nhạc cụ - Đọc nhạc - Thường thức âm nhạc
| Khám phá: Các âm thanh trong sinh hoạt hằng ngày. Hát: Ôi ba mẹ Nhạc và lời 2: Phạm Trọng Cầu Thơ: vân Anh
| 1 tiết | ||
23 | Ôn tập bài hát: Ôi ba mẹ Nhạc cụ: - Đọc tiết tấu và luyện tập gõ Cát – ta – nét. - Đọc tiết tấu và luyện tập mẫu đệm bằng vận động cở thể. - Thực hành đệm cho bài hát.
| 1 tiết | |||
24 | Đọc nhạc Nghe nhạc: Bài Tía má em Nhạc và lời: Văn Lương
| 1 tiết | |||
25 | Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ Xai – lô – phôn ( Xylophon). Nhà ga âm nhạc | 1 tiết | |||
26 | Kiểm tra, đánh giá GKII | 1 tiết | |||
27 | Chủ đề 7. Giai điệu quê hương Nội dung: - Hát - Nhạc cụ - Đọc nhạc - Thường thức âm nhạc. | Khám phá: Nghệ thuật hát Bài Chòi Trung Bộ Hát: Lí cây bông Dân ca Nam Bộ Kí âm: Trần Kiết Tường | 1 tiết | ||
28 | Ôn tập bài hát: Lí cây bông Nhạc cụ: - Đọc tiết tấu và luyện tập gõ thanh phách. - Đọc tiết tấu và luyện tập mẫu đệm bằng vận động cơ thể. Thực hành đệm cho bài hát Lí cây bông. | 1 tiết | |||
29 | Đọc nhạc: - | 1 tiết | |||
30 | Thường thức âm nhạc: Câu chuyện âm nhạc: Lạc Long Quân thu phục Mộc Tinh. Nhà ga âm nhạc | 1 tiết | |||
31 | Chủ đề 8. Vui cùng âm nhạc Nội dung : - Hát - Nhạc cụ - Đọc nhạc - Nghe nhạc - Thường thức âm nhạc.
| Khám phá: Cảm thụ và vận động theo nhạc bài Nối vòng tay yêu thương. Hát: Nối vòng tay yêu thương Nhạc: Ri-chác sơ-men ( Richard Sherman) Lời việt: Nguyễn Đăng Bửu | 1 tiết | ||
32 33 | Ôn tập bài hát: Nối vòng tay yêu thương Nhạc cụ: – Đọc tiết tấu và luyện tập gõ Tem-bơ-rin, Trai-en-gô. – Thực hành đệm cho bài hát Nối vòng tay yêu thương Đọc nhạc. | 1 tiết 1 tiết | |||
34 | Nghe nhạc: Bài Bảy nốt nhạc vui ( Do RE MI). Nhạc: Ri-chác Rô-giơ (Richard Rodger) Lời việt: Trịnh Mai Trang. | 1 tiết | |||
35 |
| Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ II |
PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG | NGƯỜI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH |
Giáo án Âm nhạc lớp 3 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI THƠ ÊM ĐỀM (THỜI LƯỢNG 4 TIẾT)
Tiết 1. Bài hát “Cánh đồng tuổi thơ” lời 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức trọng tâm:
Khám phá và thể hiện âm thanh có tính nhịp điệu.
2. Phẩm chất:
- Phẩm chất 1: Yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động.
- Phẩm chất 2: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ môi trường.
3. Năng tực chung:
- Năng lực chung 1: Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân khi nghe bài hát “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
- Năng lực chung 2: Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động trò chơi âm nhạc, chơi nhạc cụ.
4. Năng lực âm nhạc:
- Năng lực âm nhạc 1: Khám phá và thể hiện âm thanh có tính nhịp điệu.
- Năng lực âm nhạc 2: Biết nghe và vận động theo bài hát “Cò lả” dân ca đông bằng Bắc Bộ.
- Năng lực âm nhạc 3:
(a) Hát bài hát Cánh đồng tuổi thơ đúng cao độ, trường độ, sắc thái.
(b) Hát bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhịp.
- Năng lực âm nhạc 4: Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. Sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát Cánh đồng tuổi thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bức tranh chủ đề mô tả hình ảnh các em thiếu nhi vui chơi dưới bóng mát cây cổ thụ. Các hình ảnh trong tranh sẽ là chất liệu để khai thác mục tiêu âm nhạc của chủ đề. Hình ảnh các sự vật có tích hợp âm thanh có tính nhịp điệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động Khởi động (5 phút): * Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi khi vào bài học mới, giới thiệu chủ đề và bài học mới. * Cách tiến hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Hát truyền điện”, giới thiệu chủ đề, giới thiệu bài học. 2. Hoạt động Khám phá: Câu chuyện âm nhạc (15 phút): * Mục tiêu: Yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động; Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động trò chơi âm nhạc, chơi nhạc cụ; Khám phá và thể hiện âm thanh có tính nhịp điệu. Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức dùng nhạc cụ gõ/vỗ tay để tạo những tiết tấu lặp lại theo chu kì và những tiết tấu không có sự lặp lại để học sinh nhận xét: - Qua hoạt động, GV dẫn vào khái niệm âm thanh có tính nhịp điệu và dẫn sang hoạt động Khám phá. - GV dùng những hình ảnh trong tranh chủ đề để tạo tình huống và đặt câu hỏi giúp học sinh tự giải quyết vấn đề. - Câu hỏi gợi ý: + Quan sát các sự vật có trong tranh chủ đề, sự vật nào tạo ra âm thanh có tính nhịp điệu? - Sau khi HS đã xác định đúng, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập, có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi như sau: Mỗi nhóm sẽ mô phỏng âm thanh của một con vật (cầu bập bênh, đánh chuyền, tiếng động cơ máy cày,...) theo sự điều khiển của giáo viên. - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm những sự vật tạo ra âm thanh có tính nhịp điệu trong cuộc sống (tổ chức thi đua giữa các đội). |
Học sinh thực hiện trò chơi.
- Học sinh cùng quan sát, lắng nghe. - Học sinh thực hiện trò chơi. - Các đội học sinh thi đua. |
3. Hoạt động 3. Dạy học hát lời 1 (15 phút): * Mục tiêu: Yêu quê hương, kính trọng và biết ơn người lao động; Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động trò chơi âm nhạc, chơi nhạc cụ; Hát bài hát Cánh đồng tuổi thơ đúng cao độ, trường độ, sắc thái, hát bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhịp. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Cánh đồng tuổi thơ” kết hợp vận động theo nhịp điệu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá, tìm hiểu tên tác giả; nêu tính chất bài hát, so sánh sự giống và khác nhau của các câu hát. - Hướng dẫn học sinh hát với kết hợp gõ theo nhịp, hát kết hợp vận động phụ họa. | - Học sinh nghe bài hát “Cánh đồng tuổi thơ” và vận động. - Học sinh khám phá, tìm hiểu theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh hát với kết hợp gõ theo nhịp, vận động phụ họa. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Còn tiếp
Xem thêm: Giải bài tập SGK lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo: