Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Cánh Diều - Tất cả các môn
Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Cánh Diều (11 môn)
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin Học lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Anh lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Cánh Diều - Tất cả các môn bao gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Tin Học, Công nghệ, Mĩ thuật, Âm nhạc,... giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 3 mới. Với 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Cánh Diều cho từng môn đi kèm đáp án chính xác nhất, mời các bạn tham khảo.
Xem thêm:
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Kết nối tri thức - Tất cả các môn
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn
- Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022- 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
Câu 1. Trong các quan điểm sau, đâu không phải là quan điểm “tiếp cận mục tiêu” của SGK Tiếng Việt 3?
a) Lấy việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe làm trục phát triển của cuốn sách để phát triển năng lực ngôn ngữ - văn học cho học sinh (HS)
b) Thống nhất nội dung rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong mỗi bài học theo hệ thống chủ đề - chủ điểm để đáp ứng mục tiêu giáo dục phẩm chất, trang bị kiến thức và kĩ năng sống
c) Thiết kế sách thành phần cứng và phần mềm để phù hợp với các đối tượng và điều kiện dạy – học khác nhau, thực hiện dạy học phân hóa
d) Tích cực hóa hoạt động học tập của HS để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực một cách vững chắc
Câu 2. Trong các quan điểm sau, đâu không phải là quan điểm “tiếp cận đối tượng” của SGK Tiếng Việt 3?
a) Xác định nhiệm vụ trọng tâm là thực hành để phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; không dạy lý thuyết
b) Tích cực hóa hoạt động học tập của HS để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực một cách vững chắc
c) Chú ý đến tính vừa sức và tâm lí lứa tuổi, đồng thời tạo sức để HS phát triển và chuẩn bị học các lớp trên
d) Thiết kế sách thành phần cứng và phần mềm để phù hợp các đối tượng và điều kiện dạy – học khác nhau, thực hiện dạy học phân hóa
Câu 3. SGK Tiếng Việt 3 sắp xếp các bài học như thế nào?
a) Sắp xếp theo hệ thống phân môn
b) Sắp xếp theo hệ thống thể loại văn học
c) Sắp xếp theo hệ thống chủ đề - chủ điểm
d) Sắp xếp theo hệ thống hoạt động rèn luyện kĩ năng
Câu 4. Nội dung mỗi bài học trong SGK Tiếng Việt 3 được sắp xếp như thế nào?
a) Sắp xếp theo theo hệ thống phân môn
b) Sắp xếp theo hệ thống thể loại văn học
c) Sắp xếp theo hệ thống chủ đề - chủ điểm
d) Sắp xếp theo hệ thống hoạt động rèn luyện kĩ năng
Câu 5. Mỗi bài học chính được học trong bao lâu?
a) Mỗi bài học chính được học trong 1 tuần
b) Mỗi bài học chính được học trong 2 tuần
c) Mỗi bài học chính được học trong 2 tuần; riêng Bài 18 – 3 tuần
d) Mỗi tuần có 2 bài học, một bài được học trong 3 tiết, một bài học trong 4 tiết
Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đầy đủ các hoạt động chính của HS trong một bài học?
a) Khởi động (chia sẻ), khám phá, luyện tập, vận dụng, tự đánh giá
b) Khởi động (chia sẻ), khám phá, luyện tập, tự đọc sách báo
c) Khám phá, luyện tập, củng cố, vận dụng, góc sáng tạo
d) Khởi động (chia sẻ), khám phá, trải nghiệm, vận dụng
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hoạt động chính của giáo viên để hướng dẫn HS học tập?
a) Giao nhiệm vụ cho HS; tổ chức cho HS báo cáo kết quả
b) Giao nhiệm vụ cho HS; tổ chức cho HS làm việc
c) Theo dõi, giúp đỡ HS làm việc; tổ chức cho HS báo cáo kết quả
d) Giao nhiệm vụ cho HS; tổ chức cho HS làm việc; tổ chức cho HS báo cáo kết quả
Câu 8. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hoạt động chính của HS trong bài đọc?
a) Đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi đọc hiểu
b) Đọc thành tiếng, luyện tập về tiếng Việt
c) Đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi đọc hiểu, luyện tập về tiếng Việt
d) Đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi đọc hiểu, luyện viết đoạn văn
Câu 9. Hãy nối bài viết với nội dung rèn luyện kĩ năng tương ứng trong mỗi bài học chính:
a) 1-a, 2-c, 3-b, 4-d
b) 1-b, 2-a, 3-b, 4-d
c) 1-a, 2-c, 3-d, 4-b
d) 1-a, 2-b, 3-c, 4-d
Câu 10. HS làm các bài tập chính tả có số thứ tự đặt trong dấu ngoặc đơn như thế nào?
a) Giáo viên chọn cho HS làm các bài a, b hoặc c, tùy theo lỗi chính tả các em thường mắc
b) Giáo viên giao cho mỗi tổ làm một bài trong các bài a, b hoặc c
c) Giáo viên giao cho mỗi nhóm làm một bài trong các bài a, b hoặc c
d) Mỗi HS đều làm toàn bộ các bài a, b và c
Câu 11. Yêu cầu về tập làm văn đối với HS lớp 3 là gì?
a) Viết 4 - 5 câu theo nội dung nhất định
b) Viết câu hoặc đoạn văn theo nội dung nhất định
c) Viết đoạn văn theo nội dung nhất định
d) Viết bài văn có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
Câu 12. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hình thức rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở lớp 3?
a) Nghe và kể lại một mẩu chuyện; kể hoặc phân vai đọc lại (diễn lại) câu chuyện đã học; quan sát và nói theo đề tài
b) Nghe và kể lại một mẩu chuyện; kể hoặc phân vai đọc lại (diễn lại) câu chuyện đã học; nói theo đề tài cho trước hoặc tự chọn
c) Nghe và kể lại một mẩu chuyện; kể hoặc đọc lại câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà và trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đó; quan sát và nói theo đề tài; nói theo đề tài cho trước hoặc tự chọn
d) Nghe và kể lại một mẩu chuyện; kể hoặc phân vai đọc lại (diễn lại) câu chuyện đã học; kể hoặc đọc lại và trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà; quan sát và nói theo đề tài; nói theo đề tài cho trước hoặc tự chọn
Câu 13. Giáo viên cần làm gì nếu một số HS không mang sách báo đến lớp hoặc mang đến lớp sách báo không phù hợp trong các tiết trao đổi về sách báo tự đọc ở nhà?
a) Hướng dẫn những HS đó ngồi chờ để nghe các bạn đọc xong đọc lại
b) Hướng dẫn những HS đó đọc bài có kí hiệu M trong SGK
c) Hướng dẫn những HS đó đọc chung với bạn ngồi bên cạnh
d) Hướng dẫn những HS đó đọc lại những bài đã học trong SGK
Câu 14. HS cần đọc và đánh dấu vào bảng tự đánh giá theo thứ tự nào?
a) Lần lượt đọc và đánh dấu vào từng dòng a, b, c,… ở cột Những điều đã biết
b) Lần lượt đọc và đánh dấu vào từng dòng a, b, c,… ở cột Những việc đã làm được
c) Lần lượt đọc và đánh dấu vào từng dòng a, b, c,… ở từng cột, sau đó chuyển sang cột khác
d) Lần lượt đọc và đánh dấu theo từng dòng (a, b, c,…) ở 2 cột, từ cột trái sang cột phải
Câu 15. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hoạt động chính của giáo viên trong tiết Ôn tập?
a) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng; hướng dẫn HS làm các bài tập đọc, viết, nói và nghe
b) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng và đọc hiểu
c) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu và viết
d) Hướng dẫn HS làm các bài tập đọc, viết, nói và nghe
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 3 Cánh Diều
Câu 1: Bốn nguyên tắc vàng được thể hiện trong Sách giáo khoa Toán 3 Cánh Diều là gì?
A. (1) Dạy học phân hoá. (2) Thiết thực - Dạy học gắn với các tình huống thực tế có bối cảnh thực. (3) Tiến trình dạy học phải bắt đầu từ học sinh, hiểu học sinh, tổ chức dạy học theo đúng tiến trình nhận thức của học sinh. (4) Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
B. (1) Tinh giản - Giảm tải. (2) Dạy học phân hóa. (3) Tiến trình dạy học phải bắt đầu từ học sinh, hiểu học sinh, tổ chức dạy học theo đúng tiến trình nhận thức của học sinh. (4) Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
C. (1) Tinh giản - Giảm tải. (2) Thiết thực - Dạy học gắn với các tình huống thực tế có bối cảnh thực. (3) Dạy học phân hóa. (4) Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
D. (1) Tinh giản - Giảm tải. (2) Thiết thực - Dạy học gắn với các tình huống thực tế có bối cảnh thực. (3) Tiến trình dạy học phải bắt đầu từ học sinh, hiểu học sinh, tổ chức dạy học theo đúng tiến trình nhận thức của học sinh. (4)Tiến trình dạy học được tổ chức thành chuỗi các hoạt động học tập.
Câu 2: Dạy học môn Toán lớp 3 cần chú ý tạo cơ hội cho HS hình thành những năng lực nào?
A. Năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
B. Năng lực mô hình hóa toán học; Năng lực giao tiếp toán học.
C. Năng lực sử dụng phương tiện và công cụ học toán.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất của Sách giáo khoa Toán 3 Cánh Diều là gì?
A. Thiết kế theo định hướng tiếp cận nội dung.
B. Thiết kế theo định hướng phát triển năng lực.
C. Hình thức đẹp.
D. Có tính phân hoá cao.
Câu 4: Mỗi bài học trong Sách giáo khoa Toán 3 Cánh Diều có các hoạt động cơ bản nào?
A. Luyện tập, Thực hành, Vận dụng, Khám phá.
B. Khởi động, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng.
C. Khởi động trải nghiệm; Phân tích, khám phá rút ra bài học; Thực hành, luyện tập; Vận dụng giải quyết vấn đề.
D. Khởi động trải nghiệm; Phân tích, khám phá rút ra bài học; Thực hành, luyện tập; Mở rộng.
Câu 5: Mỗi bài học trong Sách giáo khoa Toán 3 Cánh Diều thường bắt đầu từ hoạt động nào sau đây?
A. Khởi động, trải nghiệm.
B. Phân tích, khám phá, rút ra bài học.
C. Thực hành, luyện tập.
D. Củng cố, vận dụng.
Câu 6: Hoạt động Khởi động trong Sách giáo khoa Toán 3 Cánh Diều nhằm mục đích gì?
A. Tạo tâm thế tích cực, khơi gợi suy nghĩ, hứng thú của học sinh để vào bài mới.
B. Giúp học sinh khám phá tri thức mới.
C. Giúp học sinh nhớ lại tri thức cũ.
D. Giúp học sinh rèn kĩ năng.
Câu 7: Nội dung nào sau đây đã giảm tải trong Chương trình môn Toán 2018 lớp 3?
A. Đề-ca-gam, Héc-tô-gam, Đề-ca-mét, Héc-tô-mét.
B. Mét vuông.
C. Mi-li-mét.
D. Gam.
Câu 8: Chương trình môn Toán 2018 lớp 3 có thêm những nội dung nào?
A. Làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn.
B. Ước lượng theo nhóm chục, nhóm trăm.
C. Số liền trước, liền sau.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9: Nội dung về số và phép tính trong Chương trình môn Toán 2018 lớp 3 có những điểm mới nào?
A. Làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn.
B. Chuyển bảng nhân 3, 4; bảng chia 3, 4 từ lớp 2 cũ lên lớp 3 mới; chuyển 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 từ lớp 2 cũ lên lớp 3 mới.
C. Giảm tải nội dung tìm thành phần chưa biết của phép tính (tìm x).
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Nội dung về Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến giải bài toán có lời văn trong Chương trình môn Toán 2018 lớp 3 có những điểm mới nào?
A. Giảm tải: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
B. Giảm tải: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
C. Giảm tải: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
D. Giảm tải: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Câu 11: Mỗi bài trong sách Toán 3 được biên soạn để dạy trong mấy tiết?
A. 1 tiết.
B. 2 tiết.
C. 3 tiết.
D. Có thể 1 hoặc 2 tiết.
Câu 12: Học sinh cần đạt được yêu cầu gì khi học khối hộp chữ nhật, khối lập phương?
A. Quan sát, nhận dạng và nói đúng tên hình.
B. Quan sát, nhận dạng và vẽ hình.
C. Quan sát, nhận dạng và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của mỗi khối hình.
D. Quan sát, nhận dạng đúng khối hộp chữ nhật, khối lập phương, nhận biết các đỉnh, các cạnh, các mặt của khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
Câu 13: Chương trình môn Toán cấp Tiểu học không ghi mạch kiến thức Giải bài toán có lời văn, vậy nội dung Giải bài toán có lời văn có cần thiết phải dạy ở lớp 3 không?
A. Không cần thiết phải dạy giải toán.
B. Dạy cũng được, không dạy cũng được.
C. Có dạy, tuy nhiên không cần quan tâm.
D. Tuy chương trình không tách riêng mạch kiến thức Giải bài toán có lời văn nhưng Bài toán có lời văn vẫn có ở các mạch kiến thức với yêu cầu: Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến giải các bài toán.
Câu 14: Nên sử dụng thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học Toán 3 như thế nào?
A. Sử dụng càng nhiều càng tốt.
B. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
C. Hạn chế sử dụng.
D. Không nên sử dụng vì phức tạp, mất thời gian.
Câu 15: Nên sử dụng Sách giáo viên Toán 3 như thế nào?
A. Xây dựng kế hoạch bài học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở những gợi ý của sách.
B. Sách mang tính pháp lệnh, chỉ cần dạy học theo sách.
C. Không cần thiết phải sử dụng sách vì sẽ triệt tiêu sự sáng tạo của giáo viên.
D. Có thể sử dụng sách nhưng không được thay đổi vị trí các chủ đề/bài học.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin Học lớp 3 Cánh Diều
Chọn một phương án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1.
Khi nói về mục tiêu của SGK Tin học 3 Cánh Diều, câu nào dưới đây là SAI?
A. Đáp ứng yêu cầu của Chương trình (CT) môn Tin học 3 năm 2018.
B. Là tài liệu chính giúp GV định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS.
C. Là tài liệu chính giúp HS chiếm lĩnh tri thức, tìm tòi và vận dụng tri thức theo yêu cầu cần đạt (YCCĐ) trong Chương trình môn Tin học lớp 3.
D. Chỉ là tài liệu để dạy môn Tin học lớp 3.
Câu 2.
Khi nói về các cách tiếp cận của SGK Tin học 3 Cánh Diều, câu nào dưới đây là SAI?
A. Tiếp cận Năng lực
B. Tiếp cận Nội dung
C. Tiếp cận Hoạt động
D. Tiếp cận Đối tượng
E. Tiếp cận Hệ thống
Câu 3.
Khi nói về tính mở trong SGK Tin học Cánh Diều, câu nào dưới đây là ĐÚNG?
A. GV chỉ có thể linh hoạt thay thế hoạt động trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
B. GV chỉ có thể linh hoạt thay thế ví dụ trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
C. GV chỉ có thể linh hoạt thay thế bài tập trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
D. GV có thể linh hoạt thay đổi ví dụ, hoạt động, bài tập trong SGK để phù hợp đối tượng HS.
Câu 4.
Khi gợi ý về phương pháp dạy học Tin học 3 Cánh Diềuđoạn văn nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?
A. Coi trọng dạy học trực quan và thực hành. Tư duy của HS tiểu học là tư duy trực quan do đó cần sử dụng đa phương tiện (hình ảnh, âm thanh, video, ...) để minh hoạ, giải thích kiến thức cho HS.
B. Học sinh lớp 3 còn nhỏ tuổi, không nên triển khai phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
C. Chú trọng tổ chức dạy học kiến tạo kiến thức. GV cần tổ chức cho HS các hoạt động học với hình thức phù hợp để tạo cơ hội cũng như khuyến khích HS tham gia vào quá trình tìm hiểu, khám phá kiến thức của bài học.
D. Khi thực hiện hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, GV thực hiện triết lí “học mà chơi, chơi mà học”. Do đó, cần ưu tiên các hình thức như trò chơi, tranh biện, đóng vai, cuộc thi nhỏ.
Câu 5
Khi gợi ý về phương pháp đánh giá thường xuyên , câu nào sau đây là SAI?
A. Thông qua câu trả lời của HS.
B. Thông qua hồ sơ học tập, ghi nhận tinh thần, thái độ của HS trong các hoạt động học tập.
C. Chỉ bằng một phương pháp duy nhất là đánh giá thông qua quan sát thái độ, hành vi.
D. Thông qua các yêu cầu (câu hỏi) trong các nhiệm vụ học tập.
Câu 6.
Khi nói về mục tiêu của chủ đề con A1, câu nào dưới đây là SAI?
A. Giúp học sinh nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng.
B. Giới thiệu để HS nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,... cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.
C. Giúp HS hiểu rằng bốn thành phần cơ bản của máy tính để bàn gắn liền với nhau.
D. Hình thành cho HS khả năng cầm được chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển, nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.
Câu 7.
Để giới thiệu các khái niệm thông tin và quyết định, ở chủ đề con A2, việc làm nào dưới đây là ĐÚNG?
A. Cung cấp các định nghĩa chặt chẽ, chính xác cho học sinh.
B. Yêu cầu HS tra cứu từ điển, tài liệu khác để tìm hiểu các khái niệm.
C. Trình bày một số ví dụ trong đời sống, phù hợp với trải nghiệm của HS để hình thành khái niệm
D. Yêu cầu HS giải thích các khái niệm một cách rõ ràng, chính xác
Câu 8.
Đẻ giúp học sinh tập gõ phím, trong chủ đề con A3, đã sử dụng phần mềm nào dưới đây?
A. Kyran’s Typing Tutor
B. Mario
C. RapidTyping
D. Typing Fingers
Câu 9
Khi trình bày về mục tiêu cần đạt của chủ đề B, yêu cầu nào dưới đây là SAI?
A. Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet (như xem tin dự báo thời tiết, nghe ca nhạc,...).
B. Truy cập được mạng có dây và mạng không dây.
C. Nêu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet.
D. Biết được không phải thông tin nào trên Internet cũng phù hợp với lứa tuổi.
Câu 10
Khi giới thiệu về mục tiêu của chủ đề con C1, câu nào dưới đây là SAI?
A. Giải thích được nếu sắp xếp những gì ta có một cách hợp lí thì khi cần sẽ tìm được nhanh hơn.
B. Hiểu được rằng, sắp xếp đồ vật hay dữ liệu chỉ duy nhất là để nhìn cho đẹp.
C. Nêu được cách tìm đúng và nhanh đối tượng cần tìm dựa trên sự sắp xếp.
D. Biết được có thể biểu diễn một sắp xếp phân loại cụ thể bằng sơ đồ hình cây.
Câu 11.
Câu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG khi giới thiệu về mục tiêu cần đạt của chủ đề con C2?
A. HS cần nhận ra được các thư mục con của một thư mục.
B. Biết được đường dẫn từ một thư mục đến một thư mục nào đó để truy cập được tệp ở cuối đường dẫn.
C. Không yêu cầu phải tìm được tệp ở một thư mục nào đó.
D. Vẽ được cây thư mục để lưu trữ và chia nhóm, phân loại một tập hợp các tệp theo yêu cầu.
Câu 12
Câu nào dưới đây là SAI khi nêu mục tiêu của chủ đề D?
A. Biết được thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính.
B. Tin tưởng được rằng, máy tính là sở hữu riêng của cá nhân nên người khác không thể nào khai thác thông tin nhằm gây hại.
C. Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính.
D. Biết được việc người xấu có thể lợi dụng những thông tin này gây hại cho em và gia đình.
Câu 13
Khi nói về YCCĐ ở chủ đề con E1, câu nào dưới đây là SAI?
A. Nhận biết được biểu tượng của phần mềm trình chiếu và kích hoạt được bằng cách nháy chuột vào biểu tượng.
B. Gõ được một văn bản dài bằng tiếng Việt, có dấu.
C. Đưa được ảnh vào một trang chiếu, lưu và đặt được tên cho tệp trình chiếu.
D. Hoàn thành được bài trình chiếu đơn giản theo nhu cầu của bản thân.
Câu 14
Để đánh giá kết quả học tập của HS ở chủ đề con E3, GV cần ưu tiên sử dụng công cụ đánh giá nào sau đây ?
A. Bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chon
B. Bài kiểm tra viết lý thuyết
C. Bảng kiểm để HS tự đánh giá và đánh giá theo cặp.
D. Bài kiểm tra thực hành của mỗi học sinh
Câu 15
Khi giới thiệu về mục tiêu của chủ đề F,câu nào dưới đây là SAI?
A. Nêu được một số công việc hằng ngày được thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn, các bước phải được sắp xếp thứ tự.
B. Nhận biết được việc chia một nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn là để dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
C. Phát biểu được nhiệm vụ đặt ra nhưng không phải xác định được những gì đã cho trước, cần làm gì hay cần tạo ra sản phẩm số nào.
D. Sử dụng được cách nói “Nếu... Thì...” thể hiện quyết định thực hiện một việc hay không tuỳ thuộc vào một điều kiện có được thoả mãn hay không.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều
Chọn một phương án đúng cho các câu sau:
Câu 1. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều được biên soạn dựa trên những quan điểm nào sau đây?
(1) Dạy học tích hợp.
(2) Dạy học theo chủ đề;
(3) Giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học.
(4) Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 2. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều được biên soạn nhằm hình thành cho HS năng lực đặc thù nào?
A. Năng lực tư duy sáng tạo.
B. Năng lực giải quyết vấn đề.
C. Năng lực khoa học.
D. Năng lực tự học.
Câu 3. Năng lực dặc thù của môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm những thành phẩn nào?
(1) Tìm hiểu về giá trị đạo đức.
(2) Nhận thức khoa học.
(3) Tìm hiểu về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.
(4) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 4. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều được biên soạn nhằm hình thành cho HS những năng lực chung được ghi trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:
A. Năng lực tính toán; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác.
B. Năng lực ngôn ngữ; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học
C. Năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác.
Câu 5. Phẩm chất nào dưới đây có thể được hình thành cho HS qua tất cả các hoạt động học tập trong môn TN&XH?
A. Yêu con người, thiên nhiên;
B. Đức tính chăm chỉ; Có trách nhiệm với môi trường sống;
C. Ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng;
D. Trung thực.
Câu 6. SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều có những điểm mới, nổi bật nào sau đây?
(1) Tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp.
(2)Thể hiện được quan điểm dạy học tích hợp nhằm giáo dục phẩm chất cho HS.
(3) Góp phần hình thành các năng lực chung.
(4) Được biện soạn theo hướng “mở” không quy định số tiết cho mỗi chủ đề.
(5) Chú trọng đến việc hình thành năng lực đặc thù cho HS - Năng lực khoa học.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (5).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 7. Trong số những định hướng chung về phương pháp giáo dục của môn TN&XH theo chương trình 2018 dưới đây, định hướng về phương pháp giáo dục nào giúp HS phát triển kĩ năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát hóa?
A. Khai thác kiến thức, kinh nghiệm HS về cuộc sống xung quanh.
B. Tổ chức học tập cho HS thông qua quan sát.
C. Tổ chức cho HS học tập thông qua trải nghiệm.
D. Tổ chức học tập cho HS thông qua tương tác.
Câu 8. Trong số các phương pháp dạy học cụ thể dưới đây, những phương pháp nào mới được sử dụng vào một số bài học trong SGK TN&XH 3 bộ sách Cánh diều?
A. Quan sát; Thảo luận.
B. Trò chơi; Đóng vai.
C. Xử lí tình huống; Thực hành.
D. Thí nghiệm; Học theo dự án
E. Điều tra, khảo sát.
Câu 9. Cấu trúc một bài học trong SGK TN&XH 3 bộ sách Cánh diều thưỡng bao gồm các hoạt động:
(1) Mở đầu: gắn kết, dẫn vào bài học
(2) Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
(3) Luyện tập và vận dụng
(4) Kiến thức cốt lõi được chốt lại sau mỗi đơn vị nội dung hoặc sau toàn bài học.
(5) Một số bài có lời nhắc nhở của con ong hoặc mục Em có biết.
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Các sơ đồ, biểu bảng được sử dụng trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bộ Cánh Diều có tác dụng gì?
(1) Làm đơn giản hóa các kiến thức khoa học khó hiểu, trừu tượng đối với HS.
(2) Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức đã học
(3) Giúp GV đánh giá được năng lực tư duy logic của HS.
(4) Giúp GV đánh giá được năng lực hợp tác của HS.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), 3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 11. Khi tổ chức dạy bài học mới, GV cần thực hiện theo các bước nào?
(1) Mở đầu (tương ứng với hoạt động gắn kết trong SGK).
(2) Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
(3) Đánh giá, nhận xét kết quả học tập của học sinh cuối mỗi tiết học hoặc cuối bài học.
(4) Luyện tập và vận dụng.
(5) Đánh giá quá trình học tập của học sinh ở các hoạt động từ kết nối, hình thành kiến thức ki năng mới đến luyện tập và vận dụng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3) (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4), (5).
D. (2), (3), (4), (5)
Câu 12. Khi tổ chức dạy bài thực hành ngoài hiện trường, GV cần thực hiện theo quy trình nào?
(1) Chuẩn bị.
(2) Ôn tập, hệ thống những kiến thức kĩ năng đã học.
(3) Quan sát ngoài hiện trường.
(4) Báo cáo kết quả.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 13. Khi tổ chức dạy bài Ôn tập và đánh giá chủ đề, GV cần thực hiện theo quy trình nào?
(1) Ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã học về chủ đề.
(2) Hệ thống hóa những kiến thức kĩ năng đã học về chủ đề.
(3) Báo cáo kết quả.
(4) Xử lí tình huống.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 14. Để hình thành, phát triển thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội xung quanh cho HS, GV cần:
A. tạo cho HS cơ hội tự học, tự trải nghiệm.
B. tạo cơ hội cho HS trình bày hiểu biết bằng cách riêng.
C. tạo điều kiện để học sinh đặt được câu hỏi, được quan sát, thực hành, nhận xét, so sánh các hiện tượng, sự vật xung quanh.
D. tạo điều kiện cho HS trao đổi, chia sẻ giúp đỡ nhau trong học tập.
Câu 15. Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS, GV cần:
A. tạo cho HS cơ hội giao tiếp, ứng xử phù hợp.
B. tạo điều kiện để HS thu thập thông tin về những gì cần tìm hiểu.
C. tạo điều kiện để HS giải thích, phân tích các tình huống, giải quyết các vấn đề đơn giản, thường gặp trong cuộc sống.
D. tạo cơ hội cho HS quan sát, ghi lại những gì đã quan sát được về tự nhiên và xã hội xung quanh.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Anh lớp 3 Cánh Diều
1. What is the philosophy of Tiếng Anh 3 - Explore Our World?
A. Bring the world to the classroom and the classroom to life.
B. The world is explorable.
C. Children are energetic and active.
D. Explore Our World is teaching through content.
2. How many main units are there in Tiếng Anh 3 - Explore Our World?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
3. How many lessons are there in a unit?
A. 9 lessons + Value
B. 10 lessons + Value
C. 11 lessons + Value
D. 12 lessons + Value
4. How many vocabulary lessons are there in a unit?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
5. How many grammar lessons are there in a unit?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
6. How many pronunciation lessons are there in a unit?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
7. What are the purposes of using real-world photos in Tiếng Anh 3 - Explore Our World?
A. To activate students’ curiosity
B. To help teachers teach the unit better
C. To help students think critically
D. All of the above
8. In which lesson are reading and writing introduced and practiced?
A. Lesson 5 & lesson 6
B. Lesson 7 & lesson 8
C. Lesson 9 & lesson 10
D. Lesson 11 & lesson 12
9. What do the super PowerPoint slides provide teachers with?
A. Ideas on how to conduct a lesson
B. Audio scripts and answer keys
C. Audio files, pictures, and ideas on how to conduct a lesson
D. All of the above
10. What are provided in Tiếng Anh 3 - Explore Our World Workbook?
A. Further practice on listening and reading
B. Further practice on structures and vocabulary
C. Further practice on listening, speaking, reading, writing, vocabulary, sounds, and structures
D. Further practice on listening, reading, vocabulary, and structures
11. What are the supplementary resources which can be found on www.hoc10.vn?
A. Unit worksheets, Unit tests, Home-school connection letters
B. Graphic organizers, Pacing guide, Lesson plans
C. PowerPoint slides, Digital resources
D. All of the above
12. Which of the following items can be found in the Teacher’s Book of Tiếng Anh 3 - Explore Our World?
A. Unit Walkthrough, Scope and Sequence
B. Unit Walkthrough, Scope and Sequence, Step-by-step guide, Be the Expert (Tips and strategies), Audio Scripts, and Answer Keys
C. Worksheets, Tests, Stickers
D. Step-by-step guide, Be the Expert (Tips and strategies), Audio Scripts, and Answer Keys
13. What is the right order of the steps of a lesson?
A. Wrap up -> Apply -> Present -> Warm up -> Practice -> Extend
B. Warm up -> Present -> Practice -> Apply -> Extend -> Wrap up
C. Present -> Warm up -> Practice -> Wrap up -> Apply -> Extend
D. Warm up -> Practice -> Present -> Apply -> Extend -> Wrap up
14. Of all the steps in a lesson, which one can be optional?
A. Warm up
B. Present
C. Extend
D. Wrap up
15. Name channels of online professional development that Tiếng Anh 3 - Explore Our World offers to teachers.
A. YouTube, Webinars
B. Blogs, Website
C. YouTube, Webinars, Blogs, Website
D. YouTube, Webinars, Blogs
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều
Câu 1. Tư tưởng xuyên suốt của bộ SGK Cánh diều là gì?
A. Giáo dục kĩ năng
B. Giáo dục môi trường
C. Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống
Câu 2. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều) có bao nhiêu chủ đề?
A. 10
B. 5
C. 7
Câu 3. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều) có bao nhiêu bài học?
A. 11
B. 20
C. 17
Câu 4. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều) có những dạng bài chủ yếu nào?
"A. Nhận biết kiến thức mới và tập thực hành, sáng tạo, hình thành kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức đã biết vào thực hành, sáng tạo, phát triển kĩ năng
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng"
"B. Vận dụng kiến thức đã biết vào thực hành, sáng tạo, phát triển kĩ năng
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng"
"C. Nhận biết kiến thức mới và tập thực hành, sáng tạo, hình thành kĩ năng.
- Vận dụng kiến thức đã biết vào thực hành, sáng tạo, phát triển kĩ năng"
Câu 5. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), những bài học nào thuộc dạng bài: Nhận biết kiến thức mới và tập thực hành, sáng tạo, hình thành kĩ năng.
A. Bài 11, 13
B. Bài 1, 3,
C. Bài 1, 3, 5, 10, 11, 12.
Câu 6. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), những bài học nào thuộc dạng bài: Vận dụng kiến thức đã biết vào thực hành, sáng tạo, phát triển kĩ năng
A. Bài 2, 4, 6, 7, 8, 13, 14, 15, 16.
B. Bài 2, 4, 15, 16.
C. Bài 6, 7, 8, 13, 14
Câu 7. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), những bài học nào thuộc dạng bài: Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng
A. Bài 9, 10
B. Bài 1, 9
C. Bài 9, bài 17.
Câu 8. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), với mỗi bài học, nội dung hoạt động Thực hành, sáng tạo thể hiện DH mở, DH phân hóa như thế nào?
A. Giới thiệu một hình thức thực hành
B. Giới thiệu một cách thực hành
C. Giới thiệu nhiều cách thực hành
Câu 9. Nội dung Vận dụng ở mỗi bài học trong SGK Mĩ thuật 2 (Cánh diều) nhằm gợi mở những gì?
A. Xem tranh
"B. Thêm ý tưởng thực hành
- Liên hệ bài học vào đời sống"
C. Tổng kết chủ đề
Câu 10. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), nội dung về màu thứ cấp được tập trung vào bài học?
A. Bài 1: Những màu sắc khác nhau
B. Bài 5: Hình dáng cơ thể em
C. Bài 3: Sự thú vị của hình ảnh nổi bật
Câu 11. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), nội chủ đề nào giúp học sinh được làm quen với hình ảnh trọng tâm/nổi bật?
A. Chủ đề 1: Sáng tạo cùng màu sắc
B. Chủ đề 2: Hình ảnh nổi bật
C. Chủ đề 5: Sự kết hợp của các hình, khối khác nhau
Câu 12. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), nội dung chủ đề nào giúp học sinh làm quen với sự khác nhau của bề mặt chất liệu?
A. Chủ đề 3: Tạo dáng người động
B. Chủ đề 2: Hình ảnh nổi bật
C. Chủ đề 6: Những bề mặt khác nhau của vật liệu
Câu 13. Trong SGK Mĩ thuật 3 (Cánh diều), nội dung chủ đề nào giúp học sinh làm quen với hình, khối tương phản?
A. Chủ đề 1: Sáng tạo cùng màu sắc
B. Chủ đề 3: Tạo dáng người động
C. Chủ đề 5: Sự kết hợp của các hình, khối khác nhau
Câu 14. Trong SGK Mĩ thuật 2 (Cánh diều), nội dung chủ đề nào giúp học sinh làm quen với hình dáng người ở tư thế đang hoạt động?
A. Chủ đề 2: Hình ảnh nổi bật
B. Chủ đề 3: Tạo dáng người động
C. Chủ đề 4: Sự kiện vui vẻ
Câu 15. Trong SGK Mĩ thuật 3, (Cánh diều), với mỗi bài học, nội dung các hoạt động thể hiện thống nhất với mục tiêu ở mức độ nào?
A. Không nhất quán
B. Nhất quán
C. Chưa nhất quán
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Cánh Diều
Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng:
A. Hoạt động trải nghiệm là môn học bắt buộc dành cho học sinh tiểu học.
B. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc dành cho học sinh tiểu học.
C. Hoạt động trải nghiệm là môn học tự chọn dành cho học sinh tiểu học.
D. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Câu 2: Vai trò của Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:
A. Tập trung vào hình thành những kiến thức quan trọng cho học sinh.
B. Tập trung chủ yếu vào hình thành và phát triển những phẩm chất quan trọng cho học sinh.
C. Là cầu nối giữa các môn học với thực tiễn đời sống, mở ra cơ hội để học sinh vận dụng điều đã học vào giải quyết vấn đề mà các em đối mặt trong quá trình học tập và trong cuộc sống hằng ngày.
D. Tập trung vào phát triển các phẩm chất cho học sinh.
Câu 3: Điểm khác biệt giữa Hoạt động trải nghiệm 3 với các môn học khác là:
A. Hoạt động trải nghiệm chính là một môn học trong chương trình giáo dục tiểu học.
B. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, hướng vào hình thành và phát triển ở học sinh một số năng lực chung và năng lực đặc thù; còn các môn học tập trung chủ yếu vào hình thành và phát triển một năng lực chuyên môn cụ thể.
C. Hoạt động trải nghiệm để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, còn các môn học để tổ chức các hoạt động học tập chính thức.
D. Hoạt động trải nghiệm để tổ chức một số hoạt động ngoài môn học như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; còn môn học để dạy học kiến thức khoa học cho học sinh.
Câu 4: Năng lực nào không phải là năng lực đặc thù của Hoạt động trải nghiệm:
A. Thích ứng với cuộc sống.
B. Thiết kế và tổ chức hoạt động.
C. Định hướng nghề nghiệp.
D. Giao tiếp và hợp tác.
Câu 5: Nội dung giáo dục trong chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học gồm:
A. Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên.
B. Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên; Hoạt động hướng nghiệp.
C. Sinh hoạt dưới cờ; Giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp.
D. Sinh hoạt dưới cờ; Giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp; Câu lạc bộ.
Câu 6: Các loại hình hoạt động trải nghiệm chính dành cho học sinh tiểu học gồm:
A. Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Hoạt động câu lạc bộ.
B. Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
C. Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp.
D. Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
Câu 7: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 của bộ sách Cánh diều gồm:
A. 7 chủ đề là: Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Những người sống quanh em; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn.
B. 8 chủ đề là: Trường học mến yêu; Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Những người sống quanh em; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn.
C. 9 chủ đề là: Trường học mến yêu; Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Những người sống quanh em; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn; An toàn trong cuộc sống.
D. 9 chủ đề là: Trường tiểu học; Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Em với cộng đồng; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn; An toàn trong cuộc sống.
Câu 8: Đặc điểm của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 (bộ sách Cánh diều) là:
A. Thiết kế thành các hoạt động bám sát theo trình tự các mạch nội dung hoạt động trong chương trình.
B. Được cấu trúc thành 9 chủ đề gần gũi với học sinh tiểu học, có chức năng định hướng tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh trong trường tiểu học.
C. Được xây dựng thành các dự án học tập.
D. Được thiết kế thành các bài học như các môn học khác.
Câu 9: Mỗi chủ đề trải nghiệm trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 được triển khai trong khoảng thời gian:
A. Từ 3 - 4 tuần.
B. 1 tháng.
C. 1 tuần.
D. 1 ngày.
Câu 10: Tiết Sinh hoạt dưới cờ nên tổ chức theo gợi ý nào sau đây:
A. Tổ chức riêng cho từng khối lớp; đảm bảo thực hiện đầy đủ theo những gợi ý trong sách giáo khoa.
B. Tổ chức riêng cho từng khối lớp; đảm bảo không ảnh hưởng tới các khối lớp khác.
C. Tổ chức chung toàn trường theo tiến trình: ổn định tổ chức; thực hiện nghi lễ chào cờ; tổng kết và phát động thi đua; triển khai hoạt động trải nghiệm gắn với chủ đề.
D. Tổ chức chung toàn trường; lựa chọn gợi ý tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ của lớp 3 để triển khai chung cho toàn trường.
Câu 11: Tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề nên tổ chức theo gợi ý nào sau đây:
A. Lồng ghép với tiết Sinh hoạt dưới cờ hoặc tiết Sinh hoạt lớp.
B. Gộp cả 4 tiết trong một chủ đề để tổ chức trong một buổi cho học sinh.
C. Triển khai mỗi tuần một tiết theo phân phối như sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3.
D. Tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp.
Câu 12: Tiết Sinh hoạt lớp nên tổ chức theo gợi ý nào sau đây:
A. Gộp với tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
B. Tổ chức vào buổi học cuối trong tuần và chia làm 2 phần: Đánh giá nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh trong tuần và Hoạt động trải nghiệm theo gợi ý trong sách giáo khoa.
C. Chỉ cần triển khai những nội dung đã thiết kế trong sách giáo khoa.
D. Tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp.
Câu 13: Khi sử dụng sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 (bộ sách Cánh Diều), nhà trường và giáo viên cần lưu ý điều gì?
A. Lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt động, có thể thay đổi thứ tự các chủ đề hoặc các hoạt động trong tuần để phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.
B. Thực hiện theo đúng thứ tự các chủ đề và các tuần học theo sách giáo khoa để đảm bảo mục tiêu và yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm.
C. Chỉ được thay đổi thứ tự các tuần trong một chủ đề và thay đổi các loại hình Hoạt động trải nghiệm trong một tuần.
D. Chủ động thay đổi các nội dung hoạt động mà không cần chú ý đến tính logic, thống nhất giữa các loại hình hoạt động: sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp ở trong tuần và trong chủ đề.
Câu 14: Khi sử dụng sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 3 (bộ sách Cánh Diều), giáo viên cần lưu ý điều gì?
A. Sử dụng đúng theo hướng dẫn tổ chức hoạt động trong sách giáo viên.
B. Vận dụng sáng tạo và phát triển những ý tưởng, gợi ý được đưa ra trong sách giáo viên.
C. Sử dụng song song sách giáo viên với sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở trên lớp.
D. Phân chia số tiết và xây dựng kế hoạch giáo dục theo đúng với nội dung được trình bày trong sách giáo viên.
Câu 15: Khi sử dụng Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 (Bộ sách Cánh diều), giáo viên cần lưu ý điều gì?
A. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 là tài liệu bổ trợ dành cho giáo viên để hướng dẫn học sinh hoạt động.
B. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 là tài liệu tham khảo cho học sinh để thực hiện hoạt động nên cũng không thật cần thiết sử dụng trong tổ chức hoạt động.
C. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 là tài liệu bổ trợ dành cho học sinh, giúp học sinh thực hiện thuận lợi và hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong SGK; đồng thời có thêm những trải nghiệm quý giá để phát triển năng lực.
D. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 được coi là phương tiện duy nhất để tổ chức hoạt động trải nghiệm bổ trợ cho học sinh.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều
1. Đâu là tên mạch nội dung không có ở Môn Đạo đức?
a. Giáo dục đạo đức
b. Giáo dục kĩ năng sống
c. Giáo dục công dân
d. Giáo dục pháp luật.
2. Mạch nội dung giáo dục nào không có ở Chương trình môn Đạo đức 3?
a. Giáo dục đạo đức
b. Giáo dục kỹ năng sống
c. Giáo dục kinh tế
d. Giáo dục pháp luật
3. Đâu là nội dung của mạch giáo dục đạo đức?
a. Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân; kĩ năng tự bảo vệ.
b. Các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
c. Hoạt động tiêu dùng.
d. Chuẩn mực hành vi pháp luật.
4. Các chủ đề nào trong SGK Đạo đức 3 – Bộ sách Cánh diều đồng thời cũng là bài học? (không tách chủ đề thành các bài học)
a. Em yêu Tổ quốc Việt Nam; Giữ lời hứa; Ham học hỏi.
b. Em yêu Tổ quốc Việt Nam; Ham học hỏi; Tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
c. Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng; Giữ lời hứa; Tích cực hoàn thành nhiệm vụ; Ham học hỏi.
d. Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng; Giữ lời hứa; Ham học hỏi.
5. Thời lượng dành cho mạch nội dung nào là nhiều nhất ở cấp tiểu học?
a. Giáo dục đạo đức.
b. Giáo dục kĩ năng sống.
c. Giáo dục kinh tế.
d. Giáo dục pháp luật.
6. Ở cấp tiểu học, thời lượng dành cho mạch nào là ít nhất?
a. Giáo dục đạo đức.
b. Giáo dục kĩ năng sống.
c. Giáo dục kinh tế.
d. Giáo dục pháp luật.
7. Đâu không phải là năng lực đặc thù của môn Đạo đức?
a. Năng lực điều chỉnh hành vi.
b. Năng lực phát triển bản thân.
c. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.
d. Năng lực tự nhận thức về bản thân.
8. Tỉ lệ thời lượng số tiết của mạch giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 là bao nhiêu?
a. 15%.
b. 25%.
c. 10%.
d. 30%.
9. Số tiết của mạch nội dung giáo dục đạo đức trong sách giáo khoa Đạo đức lớp 3 – Bộ sách Cánh Diều là:
a. 4 tiết.
b. 18 tiết.
c. 9 tiết.
d. 7 tiết.
10. Số bài học trong sách giáo khoa Đạo đức lớp 3 – Bộ sách Cánh Diều là:
a. 11 bài.
b. 12 bài.
c. 13 bài.
d. 14 bài.
11. Đâu là năng lực thành phần của năng lực phát triển bản thân?
a. Nhận thức chuẩn mực hành vi.
b. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác .
c. Điều chỉnh hành vi .
d. Tự nhận thức bản thân.
12. Đâu là chủ đề được quy định cho phẩm chất trung thực trong Chương trình môn Đạo đức lớp 3?
a. Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
b. Giữ lời hứa.
c. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
d. Ham học hỏi.
13. Đâu là chủ đề được quy định cho kĩ năng tự bảo vệ trong Chương trình môn Đạo đức lớp 3?
a. Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
b. Giữ lời hứa.
c. Tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
d. Xử lí bất hoà với bạn bè.
14. Chủ đề nào được quy định cho phẩm chất nhân ái trong Chương trình môn Đạo đức lớp 3?
a. Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
b. Giữ lời hứa.
c. Quan tâm hàng xóm, láng giềng.
d. Ham học hỏi.
15. Cấu trúc của một bài học trong sách giáo khoa Đạo đức lớp 3 – Bộ sách Cánh diều theo thứ tự nào?
a. Khám phá, Khởi động, Luyện tập, Vận dụng
b. Khám phá, Luyện tập, Vận dụng, Khởi động
c. Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng
d. Khởi động, Khám phá, Vận dụng, Luyện tập.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều
1. Nội dung nào có thời lượng dạy học nhiều nhất ở lớp 3?
A. Hát
B. Nghe nhạc
C. Đọc nhạc
D. Nhạc cụ
2. Nội dung nào chưa được dạy học ở lớp 3?
A. Hát
B. Nghe nhạc
C. Đọc nhạc
D. Lí thuyết âm nhạc
3. Chủ đề nào không có trong sách giáo khoa Âm nhạc 3?
A. Tuổi thơ
B. Gia đình
C. Âm thanh
D. Tình bạn
4. Mỗi chủ đề trong sách giáo khoa Âm nhạc 3 có mấy nội dung?
A. Hai nội dung
B. Ba nội dung
C. Bốn nội dung
D. Năm nội dung
5. Sách giáo khoa sử dụng mấy bài hát có trong sách hiện hành?
A. Hai bài hát
B. Ba bài hát
C. Bốn bài hát
D. Năm bài hát
6. Bài Nhịp điệu vui thuộc về thể loại bài hát nào?
A. Bài hát lao động
B. Bài hát vui chơi
C. Bài hát nghi lễ
D. Bài hát trữ tình
7. Bài hát nào dưới đây được viết ở giọng Si thứ?
A. Em yêu trường em
B. Thế giới của tuổi thơ
C. Bạn ơi lắng nghe
D. Tiếng hát bạn bè mình
8. Bài hát nào nằm trong nội dung nghe nhạc?
A. Lí cây bông
B. Đếm sao
C. Múa sạp
D. Em yêu trường em
9. Bài nghe nhạc nào được trích từ bộ phim Âm thanh của âm nhạc (The sound of music)?
A. Chú mèo nhảy múa
B. Hành khúc Ra-đét-ky
C. Đô Rê Mi
D. Mái trường nơi học bao điều hay
10. Bản nhạc Chú mèo nhảy múa được viết ở loại nhịp nào?
A. Nhịp 2/4
B. Nhịp 3/4
C. Nhịp 4/4
D. Nhịp 6/8
11. Bài đọc nhạc số mấy được trích trong bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ?
A. Bài 1
B. Bài 2
C. Bài 3
D. Bài 4
12. Nội dung đọc nhạc có nốt nhạc nào mới so với lớp 2?
A. Pha
B. Son
C. La
D. Si
13. Nội dung nhạc cụ có động tác cơ thể nào mới so với lớp 2?
A. Vỗ tay
B. Búng ngón tay
C. Giậm chân
D. Vỗ xuống đùi
14. Nhạc cụ nào không được giới thiệu trong sách giáo khoa Âm nhạc 3?
A. Đàn bầu
B. Hác-mô-ni-ca
C. Đàn nhị
D. U-ku-lê-lê
15. Những phương pháp dạy học nào ít được sử dụng ở lớp 3?
A. Luyện tập, chơi trò chơi, nghe kể chuyện
B. Hát với nhạc đệm, nghe nhạc kết hợp vận động
C. Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, thể hiện tiết tấu bằng động tác cơ thể
D. Thuyết trình, phân tích, động não
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ lớp 3 Cánh Diều
Câu 1. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Công nghệ 3 là:
A. Môn học độc lập như môn Tiếng Việt, Toán,…
B. Phân môn của môn Tin học và Công nghệ.
C. Phân môn của môn Công nghệ vầ Tin học.
D. Môn học ghép với môn Tin học.
Câu 2. Nội dung môn Công nghệ 3 bao gồm các chủ đề:
A. Tự nhiên và Công nghệ; Thủ công
B. Công nghệ và đời sống; Kĩ thuật
C. Tự nhiên và Công nghệ; Thủ công kĩ thuật
D. Công nghệ và đời sống; Thủ công kĩ thuật
Câu 3. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, năng lực được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục là:
A. Năng lực chung.
B. Năng lực cốt lõi.
C. Năng lực đặc thù.
D. Năng lực công nghệ.
Câu 4. Năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ là:
A. Năng lực nhận thức công nghệ
B. Năng lực giao tiếp công nghệ
C. Năng lực sử dụng công nghệ
D. Năng lực đánh giá công nghệ
Câu 5. Trong sách giáo khoa Công nghệ 3 thuộc bộ sách Cánh Diều có 4 bài có đặc điểm giống nhau. Đó là các bài:
A. Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
B. Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5.
C. Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6.
D. Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 1.
Câu 6. Trong sách Công nghệ 3, thời lượng của mỗi bài học được bố trí từ 2 tiết trở nên nhằm:
A. Phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài.
B. Phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3.
C. Tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học.
D. Đảm bảo theo quy định của chương trình.
Câu 7. Trong sách Công nghệ 3, mục “Em có biết” nhằm:
A. Giới thiệu thêm những thông tin bổ ích, hấp dẫn có liên quan đến nội dung bài học, giúp mở rộng thêm hiểu biết cho học sinh.
B. Giới thiệu thêm những thông tin mới về công nghệ có liên quan đến nội dung bài học, giúp mở rộng thêm hiểu biết cho học sinh.
C. Giới thiệu thêm những thông tin bổ ích, hấp dẫn có liên quan đến nội dung bài học, làm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
D. Giới thiệu thêm những thông tin mới về công nghệ có liên quan đến nội dung bài học, làm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
Câu 8. Trong sách Công nghệ 3, mục “Kiến thức cốt lõi” nhằm:
A. Trình bày những nội dung của bài học mà học sinh phải học thuộc.
B. Trình bày những nội dung của bài học mà học sinh phải hiểu rõ.
C. Trình bày những nội dung chính, trọng tâm, chủ yếu của bài học.
D. Trình bày những nội dung chính, trọng tâm, chủ yếu của môn Công nghệ.
Câu 9. Cấu trúc các bài học trong chủ đề Công nghệ và đời sống với các bài học trong chủ đề Thủ công kĩ thuật có khác nhau là vì:
A. Mục tiêu của các bài học trong hai chủ đề có khác nhau.
B. Nội dung kiến thức của các bài học trong hai chủ đề có khác nhau.
C. Mục tiêu và đặc điểm nội dung của các bài học trong hai chủ đề có khác nhau.
D. Sản phẩm công nghệ được trình bày trong các bài học ở hai chủ đề có khác nhau.
Câu 10. Cơ sở quan trọng nhất cần cho việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Công nghệ 3 là:
A. Công văn 2345; Thông tư 22; Thông tư 27; Văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí; đặc điểm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; sách giáo khoa.
B. Thông tư 22; Thông tư 27; Thông tư 32; Văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí; đặc điểm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; sách giáo khoa.
C. Thông tư 27, Thông tư 32; Công văn 2345 Văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí; đặc điểm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; sách giáo khoa.
D. Thông tư 32; Công văn 2345; Thông tư 22; Văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí; đặc điểm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; sách giáo khoa.
Câu 11. Tiến trình dạy học một bài học Công nghệ 3 được tổ chức gồm các hoạt động cơ bản và theo trình tự thực hiện sau:
A. Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới; Hoạt động luyện tập, thực hành; Hoạt động vận dụng; Hoạt động mở rộng.
B. Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới; Hoạt động vận dụng; Hoạt động mở rộng.
C. Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới; Hoạt động luyện tập, thực hành; Hoạt động mở rộng.
D. Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng mới; Hoạt động luyện tập, thực hành; Hoạt động vận dụng.
Câu 12. Khi lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học trong dạy học môn Công nghệ 3 cần căn cứ vào những cơ sở chủ yếu nào sau đây?
A. Mục tiêu bài học; Điều kiện dạy học; Năng lực nhận thức của học sinh; Sở trường của giáo viên.
B. Mục tiêu bài học; Nội dung bài học; Năng lực nhận thức của học sinh; Sở trường của giáo viên.
C. Mục tiêu bài học; Nội dung bài học; Điều kiện dạy học; Sở trường của giáo viên.
D. Mục tiêu bài học; Nội dung bài học; Điều kiện dạy học; Năng lực nhận thức của học sinh.
Câu 13. Tên gọi các hoạt động được chỉ dẫn bằng các biểu tượng trong sách Công nghệ 3 là:
A. H1- Trò chơi; H2- Trả lời câu hỏi: H3-Khám phá; H4- Khởi động.
B. H1- Khởi động; H2- Trả lời câu hỏi; H3-Khám phá; H4- Luyện tập.
C. H1- Trò chơi; H2- Trả lời câu hỏi; H3-Khám phá; H4- Thực hành.
D. H1- Khởi động; H2- Trả lời câu hỏi; H3-Khám phá; H4- Vận dụng.
Câu 14. Trong các bài 2, 3, 4 và 5 trong sách giáo khoa Công nghệ 3, thuộc bộ sách Cánh Diều, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh chủ yếu là:
A. Năng lực nhận thức công nghệ; Năng lực giao tiếp công nghệ; Năng lực thiết kế kĩ thuật.
B. Năng lực nhận thức công nghệ; Năng lực đánh giá công nghệ; Năng lực thiết kế kĩ thuật.
C. Năng lực sử dụng công nghệ; Năng lực đánh giá công nghệ; Năng lực thiết kế kĩ thuật.
D. Năng lực nhận thức công nghệ; Năng lực giao tiếp công nghệ; Năng lực sử dụng công nghệ.
Câu 15. Trong dạy học môn Công nghệ 3, để hình thành và phát triển năng lực học sinh, điều cần nhất là phải thỏa mãn được yêu cầu sau:
A. Có đủ phương tiện dạy học theo yêu cầu của bài học.
B. Lớp học phải có máy chiếu projector.
C. Giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
D. Học sinh phải chăm chỉ học bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
Câu 1: Thầy (cô) cho biết, nội dung phần Kiến thức chung trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 3 thuộc Bộ sách Cánh Diều hướng tới phát triển chủ yếu năng lực đặc thù nào?
A. Chăm sóc sức khỏe.
B. Vận động cơ bản.
C. Hoạt động thể dục thể thao.
D. Cả ba năng lực trên.
Câu 2: Thầy (cô) cho biết, chương trình môn Giáo dục thể chất lớp 3 bồi dưỡng những phẩm chất chủ yếu nào cho học sinh?
A. Tự giác, tích cực, yêu tổ quốc, yêu đồng bào
B. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, trung thực, trách nhiệm, học tập tốt
C. Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm
D. Tất cả những phẩm chất trên
Câu 3: Nội dung phần Kiến thức chung trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 3 thuộc Bộ sách Cánh Diều?
A. Những yếu tố môi trường tự nhiên có lợi và có hại trong tập luyện
B. Lựa chọn và sử dụng các yếu tố môi trường tự nhiên có lợi và có hại trong tập luyện
C. Sử dụng các yếu tố môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khoẻ và phát triển thể chất
D. Chế độ dinh dưỡng trong tập luyện thể dục thể thao
Câu 4: Thầy (cô) cho biết, theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất 2018, thời lượng dành cho giảng dạy phần Kiến thức chung chiếm tỷ lệ như thế nào trong tổng thời lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất lớp 3.
A. Không có phân phối thời gian.
B. Chiếm 10%
C. Chiếm 15%
D. Chiếm 35%
Câu 5: Nội dung phần Vận động cơ bản trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 3 thuộc Bộ sách Cánh Diều hướng tới phát triển chủ yếu năng lực đặc thù nào?
A. Chăm sóc sức khỏe.
B. Vận động cơ bản.
C. Hoạt động thể dục thể thao.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 6: Thầy (cô) hãy cho biết, nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 3 thuộc Bộ sách Cánh Diều có cấu trúc gồm mấy phần chính? là những phần nào?
A. Gồm 2 phần: Vận động cơ bản và Thể thao tự chọn.
B. Gồm 3 phần: Kiến thức chung, Vận động cơ bản và Thể thao tự chọn.
C. Gồm 4 phần: Hướng dẫn sử dụng sách, Kiến thức chung, Vận động cơ bản và Thể thao tự chọn.
D. Gồm 5 phần: Hướng dẫn sử dụng sách, Kiến thức chung, Vận động cơ bản, Thể thao tự chọn và Giải thích thuật ngữ.
Câu 7: Thầy (cô) cho biết, nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 3 thuộc Bộ sách Cánh Diều có cấu trúc gồm bao nhiêu bài?
A. 21 bài
B. 22 bài
C. 23 bài
D. 24 bài
Câu 8: Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 3 thuộc Bộ sách Cánh Diều gồm bao nhiêu phần? là những phần nào?
A. Gồm 3 phần: Mở đầu, Cơ bản và Kết thúc.
B. Gồm 4 phần: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng.
C. Gồm 5 phần: Mục tiêu, yêu cầu cần đạt, Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng.
D. Gồm 6 phần: Mục tiêu, yêu cầu cần đạt, Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng và Kết thúc.
Câu 9: Nội dung phần Thể thao tự chọn trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 3 thuộc Bộ sách Cánh Diều hướng tới phát triển chủ yếu năng lực đặc thù nào?
A. Chăm sóc sức khỏe.
B. Vận động cơ bản.
C. Hoạt động thể dục thể thao.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 10: Thầy (cô) cho biết, khi tổ chức giảng dạy nội dung thể thao tự chọn trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 3 thuộc bộ sách Cánh Diều, mỗi trường được lựa chọn giảng dạy bao nhiêu môn thể thao tự chọn?
A. Chỉ 01 môn
B. Không giới hạn số môn
C. 02 môn
D. 03 môn
Câu 11: Trong cấu trúc bài học của sách giáo khoa Giáo dục thể chất 3 không có nội dung dành riêng cho phần đánh giá học sinh, vậy anh (chị) hãy cho biết, giáo viên và học sinh dựa vào đâu để xác định các nội dung đánh giá kết quả học tập?
A. Dựa vào nội dung ở phần Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
B. Dựa vào nội dung gợi ý ở phần vận dụng
C. Dựa vào nội dung ở phần Mục tiêu, yêu cầu cần đạt và gợi ý ở phần vận dụng
D. Dựa theo quy định chung và thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Câu 12: Thầy (cô) cho biết các chủ đề, nội dung, phương pháp và đánh giá trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 3 thể hiện rõ yêu cầu tích hợp bởi các nội dung cơ bản nào sau đây?
A. Tích hợp giữa kiến thức chung về TDTT với kiến thức đặc thù, riêng lẻ của từ môn thể thao cụ thể.
B. Tích hợp giữa TDTT với âm nhạc, vũ đạo (gắn với chủ đề Bài tập thể dục).
C. Tích hợp kiến thức giữa các chủ đề ở phần Vận động cơ bản, với phần Thể thao tự chọn.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Thầy (cô) cho biết các chủ đề, nội dung, phương pháp và đánh giá trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 3 thể hiện rõ yêu cầu phân hóa bởi các nội dung cơ bản nào sau đây?
A. Học sinh sẽ phát huy ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc năng lực, khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn tập luyện.
B. Khả năng tư duy, sáng tạo, trình độ chuyên môn sẽ quyết định tính hiệu quả dạy học của giáo viên.
C. Năng lực sư phạm sẽ quyết định tính hiệu quả dạy học của giáo viên.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Thầy (cô) cho biết những điểm mới cơ bản của sách giáo khoa Giáo dục thể chất 3?
A. Các phần trình bày được phối hợp sử dụng một số kênh chữ có tính chắt lọc ưu tiên kênh hình. Mỗi chủ đề được trình bày thống nhất qua từng bài gắn với các tông màu nền khác nhau, tạo nên sự phù hợp, hấp dẫn với nội dung kiến thức từng phần.
B. Các nội dung kiến thức đưa ra được trình bày với tỉ lệ hài hoà với bố cục và khung hình thiết kế, đặc biệt các nội dung gắn với kênh hình đã làm rõ nét được từng mục tiêu trong mỗi bài giảng, thông qua hoạt động quan sát, diễn giải nội dung với hình vẽ đơn giản, dễ hiểu.
C. Các hình vẽ, kí hiệu, thuật ngữ được phân tách, minh họa chi tiết cụ thể, đơn giản, dễ nhận biết từng nội dung cần đạt, mặt khác gợi mở để giáo viên và học sinh có căn cứ sáng tạo trong học tập.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Thầy (cô) cho biết sách giáo khoa Giáo dục thể chất 3 cho phép hình thành chuỗi giá trị bộ ba mắt xích nào sau đây để góp phần thúc đẩy quá trình dạy học theo hướng phục vụ phát triển năng lực học sinh?
A. Giữa giáo viên với học sinh; Giữa học sinh với gia đình; Giữa nhà trường với xã hội
B. Giữa giáo viên với học sinh; Giữa học sinh với gia đình; Giữa gia đình với nhà trường
C. Giữa học sinh với gia đình; Giữa gia đình với nhà trường; Giữa nhà trường với xã hội
D. Cả 3 đáp án trên
Xem chi tiết:
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án tập huấn môn tiếng Anh lớp 3 sách Cánh diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tin học lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên xã hội lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Đạo Đức lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Âm nhạc lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ lớp 3 Cánh Diều
- Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo Dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
VnDoc đang cập nhật Đáp án trắc nghiệm tập huấn lớp 3 Cánh Diều - Tất cả các môn, ngoài ra thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm Tài liệu học tập lớp 3, đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3,... do VnDoc sưu tầm và tổng hợp để học tốt các môn hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.