Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án tăng cường buổi 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)

Giáo án buổi 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều (Cả năm)

Giáo án tăng cường buổi 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lớp 3.

Tuần 1:

Tiếng việt (tăng)

Ôn tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố cho HS về từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm

2. Năng lực chung:

- Rèn KN tìm từ đúng, kĩ năng dùng từ đặt câu phù hợp yêu cầu cần đạt.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, PHT – Bài 1,2.

2. Học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động: Trò chơi Truyền điện:

-HS tham gia trò chơi, nêu các từ chỉ sựvật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm.

2. Luyện tập

Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái trong khổ thơ sau:

Cỏ mọc xanh chân đê

Xanh xum xuê nương bãi

Cây cam vàng thêm trái

Hoa khoe sắc nơi nơi

- Gọi HS đọc đề bài.

- Phát PHT cho nhóm HS và YCHS làm bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

Chốt: Củng cố cách nhận biết và phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái.

- HS đọc đề bài.

- HS nhận PHT và làm bài.

- Đại diện HS nêu kết quả:

- Từ chỉ sự vật: cỏ, chân đê, nương bãi, cây cam, trái, hoa.

- Từ chỉ hoạt động: mọc.

- Từ chỉ trạng thái: xanh, xum xuê, vàng, khoe sắc.

- Nhận xét.

Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau:

Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi. Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con mổ bắt sâu dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới giúp vịt.

- Gọi HS đọc bài.

- Cho HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài.

- Sau mỗi từ HS tìm được, GV nhận xét rồi ghi lên bảng.

Củng cố: Nhận biết và phân biệt từ chỉ hoạt động, trừ chỉ trạng thái.

- 1 HS đọc bài trước lớp.

- HS thực hiện trao đổi nhóm đôi để làm bài.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- HS nhận xét.

Từ chỉ trạng thái: vui vẻ, vội vàng

Từ chỉ hoạt động: gọi, chơi, rủ, bắt, mổ, bắt sâu, chạy

Bài 2: Điền các từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp vào chỗ trống trong các câu văn sau:

a. Trên tường … một bức tranh.

b. Dưới gốc cây có … một con ngựa.

c. Gió bắt đầu … mạnh, lá cây … nhiều, từng đàn cò … nhanh theo mây.

d. Nước … đá …

- Gọi HS đọc bài.

- YCHS làm bài theo nhóm 4.

- Nhận xét, chốt đáp án.

Củng cố về hoàn thành câu bằng cách điền từ chỉ hoạt động, trạng thái.

- 1 HS đọc bài.

- HS thảo luận nhóm 4 làm bài.

- Đại diện nhóm nêu kết quả.

- HS khác nhận xét, bổ sung nếu có.

a. Trên tường treo một bức tranh.

b. Dưới gốc cây có buộc một con ngựa.

c. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây bay nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

d. Nước chảy đá mòn.

Bài 3: Tìm từ chỉ đặc điểm trong mỗi câu sau:

a. Quả dưa hấu có vỏ màu xanh, bên trong màu đỏ và có vị ngọt.

b. Hoa là một cô gái ngoan ngoãn và hiền lành.

- YCHS đọc đề và làm bài

- Nhận xét, kết luận.

- HS đọc đề bài và làm bài cá nhân.

- HS trao đổi chéo kiểm tra kết quả.

a. Từ chỉ đặc điểm: màu xanh, màu đỏ, vị ngọt.

b. Từ chỉ đặc điểm: ngoan ngoãn, hiền lành.

- HS suy nghĩ tìm từ và đặt câu với từ vừa tìm được.

Một số HS đọc câu trước lớp.

3. Vận dụng:

- Tìm 1 từ chỉ sự vật, 1 từ chỉ hoạt động, 1 từ chỉ trạng thái và đặt câu với mỗi từ đó.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn bài

- HS thực hiện yêu cầu

Tiếng việt (tăng)

Ôn chữ hoa A, Ă, Â

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Ôn luyện cách viết các chữ hoa A, Ă, Â cỡ chữ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ ,thông qua tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

Phát triển năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem thử tất cả đều ăn có đủ chưa, có như mình không.

2. Năng lực chung:

- NL tự chủ, tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ.

- Phẩm chất trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên: máy tính

2. Học sinh: bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động:

-HS cả lớp hát đồng thanh 1 bài hát.

2. Khám phá

2.1 Luyện viết trên bảng con:

a.Luyện viết chữ hoa

- Cho HS quan sát chữ hoa A, Ă, Â .

- Nhận xét.

- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi để trao đổi về kích thước, cấu tạo, cách viết chữ A, Ă, Â.

- Nhận xét

- YCHS viết bảng con các chữ hoa A, Ă, Â.

- Nhận xét, khen ngợi.

- HS thực hiện viết các chữ hoa vào bảng con.

- Lắng nghe, ghi nghớ.

b. Luyện viết tên riêng

- Cho HS quan sát tên riêng: An Dương Vương.

- Hãy nêu chiều cao các con chữ trong tên trên.

- YCHS thực hiện viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

HS quan sát, nêu chiều cao các con chữ trong tên riêng.

HS thực hiện viết bảng con tên riêng.

c. Luyện viết câu ứng dụng

Gọi HS đọc câu ứng dụng: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

YCHS viết câu ứng dụng vào vở nháp.

GV kiểm tra, nhận xét và sửa sai.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS thực hiện viết nháp câu ứng dụng.

3. Luyện tập:

- GV mời HS mở vở để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ A, Ă, Â.

+ Luyện viết tên riêng: An Dương Vương

+ Luyện viết câu ứng dụng: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

Tiếng việt (tăng)

Luyện tập: Trình tự kể sự việc. Dấu hai chấm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập cách sắp xếp ý theo trình tự thời gian.

- Củng cố tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

2. Năng lực chung:

- NL tự chủ, tự học; NL giải quyết vấn đề, sáng tạo; NL giao tiếp và hợp tác.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

2. Học sinh: SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động:

- Nêu lần lượt các tiết học trong buổi học này.

- Các tiết học đó được kể theo trình tự nào?

- 1 HS chia sẻ trước lớp.

- Các tiết học được kể theo trình tự thời gian: tiết nào diễn ra trước kể trước, tiết nào diễn ra sau kể sau.

2. Khám phá

Bài 1: Các sự việc trong đoạn văn sau được kể theo trình tự nào? Chọn ý đúng:

Một câu chuyện đã xảy ra làm thay đổi cuộc đời hai anh em Tô Thị và Tô Văn. Một hôm, hai anh em đang chơi với nhau thì Tô Văn ném đá không may trúng đầu em gái. Tô Thị ngã vật ra, máu chảy lên láng. Người anh sợ quá, chạy bỏ đi biệt tích không về. Hai mẹ con Tô Thị mong chờ Tô Văn nhưng không thấy đâu nữa. Bà mẹ nhớ thương con, chẳng bao lâu ốm rồi chết. Một mình Tô Thị bé nhỏ sống bơ vơ nhưng may được mọi người cho ăn ít ngày rồi được chủ một hàng cơm đem về nuôi và theo họ lên Lạng Sơn.

a) Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau, kể sau (theo thời gian).

b) Kể lần lượt các hoạt động ở sân trường, trong lớp học (theo không gian)

- Gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS suy nghĩ và nêu đáp án đúng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố cách nhận biết trình tự kể sự việc diễn ra theo thời gian: việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau kể sau.

- 1 HS đọc to đề bài trước lớp.

- HS suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng:

- Đáp án a) Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau, kể sau (theo thời gian).

Bài 2: Tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp dưới đây là gì?

a.Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

b.Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bấy giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi…

- Gọi HS đọc đề bài.

- YCHS suy nghĩ và làm bài theo nhóm 4.

- Nhận xét, đánh giá.

*Củng cố tác dụng của dấu hai chấm.

- 1 HS đọc to đề bài trước lớp.

- HS thực hiện làm việc nhóm 4 để hoàn thành bài.

- Đại diện một số HS nêu kết quả.

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

b. Liệt kê những cảnh vật xung quanh, có ý nghĩa bổ sung cho nội dung “những cảnh tuyệt đẹp của đất nước” trước đó.

Bài 3: T rong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?

Chỉ vì quên một dấu câu

Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. Ông dặn người bán hàng ghi lên băng tang: "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

- YCHS đọc đề.

- Tin nhắn gây hiểu lầm của ông khách là gì?

- Theo em, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào?

- Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?

- Nhận xét, đánh giá.

*Củng cố tác dụng của dấu hai chấm.

- HS đọc bài.

- Tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

- Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.

Để người bán hàng khỏi hiều lầm, ông khách cần thêm dấu hai chấm vào tin nhắn của mình như sau: Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.

4. Vận dụng:

- Em hãy kể các việc mình đã làm để chuẩn bị đi khai giảng. Trong đó có sử dụng dấu hai chấm.

- GV nhận xét, đánh giá

- HS thực hiện theo yêu cầu

Tải về để lấy trọn bộ cả năm

Xem thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 3

    Xem thêm