Giáo án STEM lớp 3

Giáo án môn STEM lớp 3 năm 2023 - 2024

Trọn bộ giáo án cả năm môn STEM lớp 3 bao gồm giáo án các bài 1 - bài 13 được VnDoc.com đăng tải với mong muốn mang đến nguồn tài liệu hỗ trợ giảng dạy đầy đủ nhất đến quý thầy cô. Giáo án STEM lớp 3 tích hợp nhiều môn học khác nhau thay thế những hoạt đoạt động trong SGK lớp 3 sách mới.

Giáo án STEM lớp 3 bài 1: Họ hàng nội, ngoại

Bài 1. HỌ HÀNG NỘI, NGOẠI (Thời lượng: 2 tiết)

(Tiết 1)

Gợi ý thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung Họ hàng nội, ngoại (môn Tự nhiên và xã hội)

Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình – Bộ sách KNTT

Bài 1: Họ hàng nội, ngoại – Bộ sách CD

Bài 1: Họ nội, họ ngoại – Bộ sách CTST

Mô tả bài học:

Bài học STEM Họ hàng nội, ngoại giúp học sinh tìm hiểu về mối quan hệ họ hàng nội, ngoại, xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại, thể hiện được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại, từ đó học sinh thảo luận, thiết kế cây gia đình bằng vật liệu đơn giản, tái sử dụng và đồ dùng học tập của các môn học. Dựa vào cây gia đình để giới thiệu về các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại.

I. Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Tự nhiên và xã hội

- Nêu được mối quan hệ họ hàng nội, ngoại.

- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu.

- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại.

Môn học tích hợp

Toán học

- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật… thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét.

- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

Mĩ thuật

- Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.

- Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm.

- Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích.

- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

- Thông qua các hoạt động quan sát, nhận biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại, cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình,... HS bước đầu hình thành năng lực nhận thức khoa học, năng lực tìm hiểu môi trường xung quanh.

- Thông qua hoạt động nhóm để tạo ra sản phẩm, HS có cơ hội bồi dưỡng tình cảm, hiểu được sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại, từ đó bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Các phiếu học tập (như ở phụ lục).

- Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 HS).

STT

Thiết bị/ học liệu

Số lượng

1

Giấy bìa A4

2 tờ

2

Ống giấy (nếu có sẵn)

01

3

Băng dính hai mặt hoặc hồ dán

1 cuộn/1 lọ

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 học sinh)

STT

Thiết bị/dụng cụ

Số lượng

1

Thước kẻ

1 cái

2

Kéo thủ công

1 cái

3

Hộp bút (lông) màu

1 hộp

4.

Giấy màu

1 tập

5

Thông tin, tranh ảnh có các thành viên gia đình thuộc họ nội, họ ngoại để giới thiệu

Tuỳ thuộc vào HS

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Ổn định tổ chức

2. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Khởi động

Cách tiến hành:

– GV mời HS tham gia trò chơi “đoán tuổi”.

Gia đình bạn Minh có 5 người, hãy đoán tuổi từng người trong gia đình nhé.

– Thời gian suy nghĩ mỗi câu hỏi là 5 giây.

Câu 1: Bạn Minh năm nay lên lớp 3, hỏi năm nay bạn Minh bao nhiêu tuổi?

– Giáo viên mời HS trả lời.

– GV chiếu đáp án: Minh 9 tuổi

Câu 2: Bố Minh hơn Minh 30 tuổi, hỏi năm nay bố Minh bao nhiêu tuổi?

– Giáo viên mời HS trả lời.

– GV chiếu đáp án: Bố Minh 39 tuổi.

Câu 3: 4 năm trước tuổi Minh bằng tuổi em gái hiện nay, hỏi em gái Minh bao nhiêu tuổi?

– GV mời HS trả lời.

– GV chiếu đáp án: Em gái Minh 5 tuổi.

Câu 4: Tuổi mẹ Minh gấp 7 lần tuổi em gái Minh, hỏi năm nay mẹ Minh bao nhiêu tuổi?

– GV mời HS trả lời.

– GV nêu đáp án: Mẹ Minh 35 tuổi.

Câu 5: Tổng số tuổi của 3 anh em Minh là 17 tuổi. Hỏi 3 năm nữa em trai Minh bao nhiêu tuổi?

– GV mời HS trả lời.

– GV nêu đáp án: 3 năm nữa em trai Minh 6 tuổi.

– GV nhận xét và tuyên dương HS có nhiều câu trả lời đúng.

GV mời cả lớp hát và vận động theo nhạc của bài hát: “Có ông bà, có ba má” của nhạc sĩ Sông Trà.

GV tổ chức cho HS trao đổi sau khi hát.

– Em cho biết bài hát nhắc đến những ai trong gia đình bạn nhỏ?

– Theo em, các thành viên trong gia đình bạn nhỏ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

– GV nhận xét câu trả lời của HS và chiếu ví dụ mẫu từ đó dẫn dắt nêu nhiệm vụ của bài học, ghi bảng để cả lớp cùng theo dõi.

– HS theo dõi.

– HS trả lời.

– HS trả lời.

– HS trả lời.

– HS trả lời.

– HS trả lời.

– HS hát và vận động theo nhạc của bài hát.

– HS trao đổi, thảo luận.

– HS trả lời.

– HS theo dõi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ họ hàng nội, ngoại trong gia đình

– GV tổ chức cho HS làm việc nhóm mỗi nhóm từ
6 – 8 HS.

– GV yêu cầu các nhóm quan sát sơ đồ và cho biết:

+ Những thành viên nào là họ hàng bên nội của bạn Minh.

+ Những thành viên nào là họ hàng bên ngoại của bạn Minh.

+ Cách Minh xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại như thế nào?

– GV mời 1 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

– GV mời các nhóm khác lên bổ sung.

– GV nhận xét câu trả lời của HS và chiếu đáp án.

– GV mở rộng thêm cách xưng hô với các thành viên trong họ hàng nội, ngoại ở các vùng miền có sự khác biệt.

Ví dụ:

Người sinh ra mình thì ở miền bắc gọi là mẹ, miền nam gọi là , miền trung gọi là mạ.

Chị gái của bố miền bắc gọi là bác gái, miền nam gọi là , miền trung gọi là o.

GV chia cặp đôi:

– Cô mời các em lấy phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ở nhà để kể về một số thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại trong nhóm đôi của em.

– Cô mời em lên chia sẻ về một số thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại của mình (em có thể sử dụng tranh ảnh của các thành viên trong gia đình để giới thiệu).

– Cô mời em lên chia sẻ về công việc và nghề nghiệp của người lớn trong gia đình em.

– GV yêu cầu HS: Em hãy cắt những tờ giấy hình bàn tay và viết những việc có thể làm để thể hiện tình cảm với người thân.

– Cô mời em lên chia sẻ trước lớp về những việc em có thể làm để thể hiện tình cảm với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại.

– GV: Cô mời các em hãy dán những bàn tay ghi việc làm của mình lên “Cây hạnh phúc” và cùng nhau thực hiện những việc làm đó hằng ngày nhé.

– GV tổng kết và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

– HS làm việc nhóm.

– HS lên báo cáo kết quả.

– Đại diện các nhóm khác bổ sung.

– HS theo dõi.

– HS thực hiện.

– HS chia sẻ.

– HS chia sẻ.

– HS thực hiện cắt.

– HS thực hiện dán.

Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm “cây gia đình”

a. GV chuẩn bị “cây gia đình”

– Cô mời các em quan sát “cây gia đình” và hoàn thành phiếu học tập số 2.

– Cô mời em lên chia sẻ trước lớp về các bộ phận và cách thể hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình họ hàng nội, ngoại.

– GV đưa ra câu hỏi trao đổi:

– Theo em “cây gia đình ” có đặc điểm gì? (chất liệu, thông tin trên cây gia đình, cách thể hiện thông tin: viết hay vẽ hay xé dán).

– GV nhận xét câu trả lời của HS.

– Đưa ra tiêu chí làm cây gia đình:

+ Thể hiện được các thành viên trong gia đình, họ hàng bên nội, bên ngoại.

+ Thể hiện đúng mối quan hệ và cách xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại.

+ Hình ảnh đẹp mắt, chữ viết rõ ràng.

b. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu học tập số 3 để chia sẻ về ý tưởng làm “cây gia đình” theo gợi ý.

+ Hình dạng của cây (hình trụ, hình chữ nhật).

+ Các bộ phận của cây.

+ Nguyên vật liệu sử dụng (đất nặn, que gỗ, giấy).

+ Số thành viên trong gia đình.

– GV mời HS: Em hãy chia sẻ về ý tưởng làm “cây gia đình” của mình.

– GV nhận xét và lưu ý HS: Các em có thể sử dụng giấy màu, vẽ để thể hiện hình ảnh, thông tin trong “cây gia đình”.

– GV tổng kết hoạt động: Chúng ta đã có ý tưởng và giải pháp làm “cây gia đình”, chúng ta sẽ chuẩn bị dụng cụ và vật liệu để giờ sau làm cây gia đình các em nhé.

– GV hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

– HS quan sát và hoàn thành phiếu học tập số 2.

– HS chia sẻ.

– HS trao đổi và trả lời câu hỏi.

– HS theo dõi.

– HS thảo luận nhóm theo gợi ý.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 3.

– HS chia sẻ.

– HS theo dõi.

IV. NHIỆM VỤ TIẾP THEO

– Các em hãy cùng nhau chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cho buổi học sau.

– Giấy trắng hoặc giấy màu, bìa, bút màu, bút chì, tẩy, thước kẻ, kéo, keo, lõi giấy, đất nặn.

Trên đây là Gợi ý Giáo án STEM lớp 3 năm 2023 - 2024. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Thư viện File word về môn STEM lớp 3 sẽ giúp quý thầy cô lên kế hoạch giảng dạy hiệu quả.

>> Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
4 4.855
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 3 môn khác

    Xem thêm