Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 3 buổi 2 Kết nối tri thức (Cả năm)

Giáo án lớp 3 buổi 2 Kết nối tri thức với cuộc sống (35 tuần) gồm Giáo án buổi chiều Toán và Tiếng Việt đủ cả năm được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lớp 3.

Giáo án buổi chiều Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức (Cả năm)

TUẦN 1

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1 000 (ôn tập).

+ Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

+ Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK

2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: (3-5’)

- GV tổ chức trò chơi trò chơi Truyền điện:

Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập

Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 5, 6 Vở Bài tập Toán.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

* Bài 1: Viết số và đọc số lần lượt theo thứ tự các hàng trăm, chục, đơn vị )/VBT tr.5

- Cho HS quan sát

- GV cho học sinh nối tiếp nêu câu trả lời

- GV nhận xét bài làm, khen học sinh thực hiện tốt.

=> Gv chốt củng cố về kiến thức đọc, viết số

* Bài 2: Nối (theo mẫu) (VBT/5)

- GV cho 2 bạn lên thực hiện với hình thức trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng?”

+ 2 học sinh thực hiện với thời gian các bạn dưới lớp hát bài : “Một con vịt”; nếu kết thúc bài hát, bạn nào nhanh, đúng bạn đó thắng.

- Cho học sinh nhận xét

- GV nhận xét, khen học sinh nhanh – đúng và chốt đáp án.

=> Gv chốt củng cố về kiến thức đọc, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị

* Bài 3: Viết các số dưới đây thành tổng các trăm, chục, đơn vị. VBT/6

- GV cho học sinh lên thực hiện

- GV nhận xét, khen, chốt kiến thức

=> Gv chốt cách viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị

* Bài 4: Số? VBT/6

- GV cho HS nêu giá trị các số liền trước, liền sau

- Số liền trước là những số đứng trước số đã cho và kém số đã cho 1 đơn vị.

- Số liền sau là những số đứng sau số đã cho và hơn số đã cho 1 đơn vị.

- Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét giờ học.

=> Củng cố cách cách tìm số liền trước, số liền sau

Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm để được ba số liên tiếp.

- GV cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả các câu hỏi trong trò chơi)

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- Hs làm bài

- HS cùng bàn đổi vở kiểm tra bài.

- Học sinh trả lời:

- Học sinh nhận xét

- HS lắng nghe cách thực hiện

- HS nhận xét

- HS lắng nghe, quan sát

- 2 HS đại diện 2 dãy lên bảng làm bài

- Hs giải thích cách nối

+ Số gồm 7 trăm, 0 chục và 7 đơn vị viết là 707

+ Số gồm 2 trăm, 3 chục và 1 đơn vị viết là 231

+ Số gồm 5 trăm, 5 chục và 5 đơn vị viết là 555

+ Số gồm 9 trăm, 8 chục và 4 đơn vị viết là 984

- HS thảo luận tìm hiểu đề

139 = 100 + 30 + 9

321 = 300 + 20 + 1

803 = 800 + 3

950 = 900 + 50

777 = 700 + 70 + 7

614 = 600 + 10 + 4

- HS lắng nghe cách thực hiện

- HS trình bày làm bài

+ Số liền trước số 120 là số đứng trước số 120 và kém số 120 một đơn vị, số đó là 199;

+ Số liền sau số 120 là số đứng sau số 120 và hơn số 120 một đơn vị, số đó là 121.

..........

- HS nhận xét

- HS nêu yc bài toán

- HS trình bày bài tập

a) 35; 36; 37 (Ba số tự nhiên liên tiếp)

35; 37; 39 (Ba số lẻ liên tiếp)

b) 39; 40; 41 (Ba số tự nhiên liên tiếp)

30; 40; 50 (Ba số tròn chục liên tiếp)

- HS nhận xét

3. Vận dụng

- Nhắc lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

TUẦN 1

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000 (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp (bài tập 2) và phát triển năng lực (bài tập 4)

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Toán; các hình ảnh trong SGK

2. Học sinh: Vở bài tập toán, bút, thước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động: (3-5’)

- GV tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ:

+ Câu 1:

+ Câu 2:

- GV Nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập

Hoạt động 1: GV giao BT cho HS làm bài.

- Gv lệnh: HS đạt chuẩn làm bài 1, 2, 3, 4, 5/ 6 Vở Bài tập Toán.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 15 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài và gọi Hs đã được cô chấm chữa lên làm bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

Hoạt động 2: Chữa bài:

- GV gọi HS chữa lần lượt các bài:

Bài 1. >, <, =:

? Bài yêu cầu gì?

= GV yêu cầu HS nêu trước lớp

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: Cách so sánh số có 3 chữ số

Bài 2. Số?

? Bài yêu cầu gì?

GV yêu cầu HS nêu trước lớp

- Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số.

Bài 3. Viết các số 786, 768, 867, 687 theo thứ tự:

? Bài yêu cầu gì?

- Gọi HS chia sẻ kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

H: Để làm được bài này em thực hiện như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

=> Củng cố: cách điền các số liên tiếp dựa theo quy luật của dãy số.

Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm..

- GV cho HS chơi trò chơi.

- GV cho HS theo dãy

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

=> Củng cố cách so sánh các số có ba chữ số.

- GV cho HS trả lời và khen HS đã tìm ra câu trả lời nhanh – đúng.

- GV nhận xét giờ học.

- HS tham gia trò chơi (Trả lời kết quả các PT được ghi trong phiếu gắn vào mỗi bông hoa)

- HS lắng nghe.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- Hs làm bài

- Hs trả lời

- HS đọc trước lớp

Thực hiện tính toán và so sánh các cặp chữ số cùng hàng từ trái qua phải:

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- HS trình bày..

a, 400, 40, 402, 403, 404, 405, 406, 407, 408, 409

b, 900, 899, 898, 897, 896, 895, 894, 893, 892

- Xác định xem số liền sau hơn hoặc kém số liền trước bao nhiêu đơn vị. Xác định quy luật của dãy số

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu

- HS trình bày..

a) Từ lớn đến bé: 867; 786; 768; 687

b) Từ bé đến lớn: 687; 768; 786; 867.

- So sánh các chữ số cùng hàng của các số. Rồi sắp xếp

- HS lắng nghe luật chơi

- HS thực hiện trước lớp

Kết quả:

+ Vậy gấu trắng cân nặng 243 kg, gấu nâu cân nặng 231 kg, gấu đen cân nặng 234 kg.

3. Vận dụng

- Nhắc lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

Giáo án buổi chiều Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức (Cả năm)

TUẦN 1

Chủ đề 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

BÀI 1: NGÀY GẶP LẠI (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

  • Củng cố kĩ năng đọc đúng từ ngữ, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, đảm bảo đúng tốc độ đọc, đọc bài lưu loát, biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.
  • Giúp HS hiểu nội dung bài: Mỗi ngày đi học là một ngày vui.
  • Viết được 2-3 câu về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
  • Viết được tên các sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình dưới đây

2. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Tiếng Việt; máy soi (BT2)

2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1: Luyện đọc.

- Gọi 1 HS đọc cả bài .

- GV gọi HS nêu từ khó đọc, câu dài, ngắt nghỉ, nhấn giọng.

- GV: yêu cầu HS ngồi theo nhóm 4 luyện đọc.

- Gọi 1 HS lên cho các nhóm chia sẻ phần luyện đọc.

- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét các bạn đọc đúng yêu cầu chưa và giúp bạn đọc đúng theo yêu cầu.

- GV theo dõi các nhóm đọc bài.

- Gọi các nhóm đọc. HS nhận xét.

- GV nhận xét: (VD: Nhóm bạn … đọc đúng, đám bảo tốc độ hoặc nhóm bạn…. đọc bài lưu loát và đã biết đọc hay bài đọc.

- HS đọc bài.

- HS nêu: Từ khó đọc: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lâp lánh,…

- Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.

- Học sinh làm việc trong nhóm 4

- HS đọc bài

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 1, 2/4 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 7 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- Hs làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

- Gv Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 1/21: Viết 2 – 3 câu về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.

- GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

- GV cho HS đọc kết quả.

- GV nhận xét, chốt kết quả.

è GV giáo dục HS cần chắt lọc những cảm nghĩ trong sáng bổ ích với bản thân và các bạn.

- 1 Hs lên chia sẻ.

- Hs trình bày

Trong kì nghỉ hè vừa qua, khi về quê thăm ông bà ngoại em nhớ nhất là những đêm trăng được cùng ông bà ngồi ngoài hiên nhà hóng gió. Ánh trăng sáng chiếu bóng in lên nền đất, tiếng côn trùng kêu, tiếng lá trong đêm xào xạc và những lời tâm sự của bà khiến em nhớ mãi không quên. Bởi nó đã tiếp thêm động lực để em luôn cố gắng học tập trong năm học mới.

- HS chữa bài vào vở.

* Bài 2: Viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình dưới đây:

- GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

è GV mở rộng một số từ chỉ sự vật theo yêu cầu của bài.

- Hs nêu.

- HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- 4,5HS chia sẻ.

- Kết quả: 1. Kính 2. Cây 3. Kìm 4. Kẹo

5. Cân 6. Kéo 7. Cờ 8. Cửa

3. HĐ Vận dụng

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- GV gợi ý co HS về các hoạt động vui chơi, học tập khi đến trường và khi tan học. Những môn em thích, nói cảm nghĩ của em sau mỗi hoạt động, học tập.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

TUẦN 1

TIẾNG VIỆT

Chủ đề 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

BÀI 1: NGÀY ĐẦU GẶP LẠI ( Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

+ Viết đúng bài chính tả và kĩ năng trình bày bài sạch đẹp.

+ Viết đúng từ ngữ chứa c/k; tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k

+ Viết được những địa điểm em muốn đi, những hoạt động em muốn làm trong mùa hè năm tới.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Tiếng Việt; máy soi (BT5)

2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

- GV tổ chức cho Hs hát

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hoạt động 1: Luyện viết

- GV đọc bài viết chính tả: Em yêu mùa hè.

+ Gọi 2 HS đọc lại.

+ HD HS nhận xét:

H: Bài thơ có mấy khổ thơ? Hết khổ thơ ta trình bày như thế nào?

H: Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?

+ HD viết từ khó:

- HS đọc thầm và viết ra giấy nháp chữ khó viết: bướm lượn, trái sim...

+ GV đọc HS viết bài vào vở .

+ Chấm, chữa bài.

- GV thu chấm 5 - 7 bài NX, rút kinh nghiệm.

- HS nghe.

- HS đọc bài.

- Bài thơ có 4 khổ thơ. Khi viết hết khổ thơ thì cách ra một dòng.

- Viết hoa những chữ đầu dòng thơ.

- Học sinh làm việc cá nhân

- HS viết bài

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

- GV giao bài tập HS làm bài.

- GV lệnh HS chưa đạt chuẩn làm bài tập 3, 4/5 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 3, 4, 5/ 5 Vở Bài tập Tiếng Việt.

- GV cho Hs làm bài trong vòng 7 phút.

- Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

- HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

- HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

-Hs làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

- Gv Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 4/5: Điền c/k

- GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

- GV cho HS đọc kết quả.

- GV nhận xét, chốt kết quả.

- HS đọc lại đoạn thơ.

è Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả với c/k

-1 Hs lên chia sẻ.

- Hs trình bày các từ cần điền:

cánh, kìa, con, kia, cá.

- HS chữa bài vào vở.

* Bài 5: Viết những địa điểm, hoạt động em muốn làm trong mùa hè năm tới.

- GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- GV cho HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

è GV giáo dục HS cần chắt lọc các hoạt động bổ ích cho ngày hè.

- Hs nêu.

- HS chia sẻ trong nhóm đôi.

- 4,5HS chia sẻ.

3. HĐ Vận dụng

- Nêu quy tắc chính tả với c/k?

- Gọi HS NX

- GV Chốt Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.

+ Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

+ Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)

+ Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.

- Trong những ngày hè chúng mình nên tham gia những hoạt động như thế nào?

- GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương HS.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- HS nêu: Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.

+ Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

+ Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)

+ Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.

- HS chia sẻ.

Tải về để lấy trọn bộ

Ngoài Giáo án lớp 3 buổi 2 Kết nối tri thức, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết
18 18.287
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gà Bông
    Gà Bông

    Tuyệt vời

    Thích Phản hồi 30/08/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      Cảm ơn ạ

      Thích Phản hồi 30/08/22
      • Heo con ngốc nghếch
        Heo con ngốc nghếch

        Bài soạn rất chi tiết

        Thích Phản hồi 30/08/22
        • Lang băm
          Lang băm

          Bài soạn hay quá

          Thích Phản hồi 30/08/22
          • Phùng Thị Hồng
            Phùng Thị Hồng

            Cảm ơn các tác giả rất nhiều !

            Thích Phản hồi 29/11/22

            Giáo án lớp 3

            Xem thêm