Giáo án dạy hè Lớp 3 lên Lớp 4

Giáo án ôn hè Lớp 3 lên Lớp 4 năm 2024

Giáo án dạy hè Lớp 3 lên Lớp 4 là tài liệu hữu ích giúp các thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo nhằm củng cố lại những kiến thức đã học trong chương trình lớp 3. Đồng thời, Giáo án ôn hè Lớp 3 lên Lớp 4 còn giúp các thầy cô tham khảo qua chương trình lớp 4 với bộ môn Toán và Tiếng việt.

Chính tả (Phân biệt tr/ch)

Bài viết

Mưa

I. Mục đích yêu cầu:

- Học sinh viết đúng bài chính tả và phân biệt được những tiếng viết bằng phụ âm đầu là tr/Ch.

- Học sinh làm đúng bài tập so sánh phân biệt tr/ch.

- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.

II. Chuẩn bị

- Vở, bảng con. Sổ tay chính tả.

III. Các hoạt động dạy học:

1. ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu Ai là gì?

3. Bài mới:

*Giới thiệu:

*Hướng dẫn phân biệt ch/tr

+ Giáo viên giới thiệu cho HS một số quy tắc viết với ch/tr.

- Từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình viết với ch: cha, chú, cháu , chắt…

- Từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết với ch: cái chạn, cái chõng, cái chai, cái chăn, cái chày…

Ngoại lệ: cái tráp.

- Viết bằng tr với từ đồng nghĩa viết bằng gi : trai- giai, giả-trả ,giời-trời…

- ch thường kết hợp sau nó với oa, oà, oe, uê loắt choắt.

- ch láy với phụ âm đứng trước hoặc sau.trừ 4 trường hợp: trọc lốc, trụi lụi, trót lọt…

- Từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều đi với tr…

*Vận dụng làm bài tập:

Bài 1: Điền vào chỗ trống ch/tr

a) chẻ hay trẻ: …lạt ; ….trung, ….con, ….củi

b) cha hay tra: …mẹ, …hạt,….hỏi,….ông.

Học sinh làm bài, chữa bài, giáo viên chốt bài làm đúng.

Bài 2: Điền vào chỗ tróng ch hay tr:

-…e già măng mọc -….a…..uyền con nối

-….ên kính dưới nhường -….ín bỏ làm mười.

…ó….eo mèo đậy -Vụng ….èo khéo trống

*Học sinh làm bài chữa bài như bài tập 1.

4. Củng cố dặn dò:

- Nhắc lại khái quát kiến thức cơ bản.

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài và ôn lại quy tắc viết với ch, tr.

_______________________________________

Luyện từ và câu

Nghệ thuật so sánh

I. Mục đích yêu cầu:

- Học sinh nắm dược, nhớ lại các cách so sánh.

- Vận dụng làm các bài tập cs liên quan.

- Giáo dục học sinh yêu thích tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học: -Hệ thống bài tập

- Nháp vở.

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ

3. Bài mới

*Hướng dẫn học sinh ôn tập:

Bài 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Các sự vật này(trong từng cặp so sánh) có điểm gì giống nhau?

a) Sương trắng viền quanh núi Sự vật được so sánh: sương-khăn

Như một chiếc khăn bông Giống: trắng –xốp

b) Trăng ơi từ đâu đến *Sự vật: trăng-mắt cá

Hay từ biển xanh diệu kì Giống nhau: tròn

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

c) Bà em ở làng quê *Lưng-dấu hỏi

Lưng còng như dấu hỏi Giống nhau:Có hình đường cong

Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây:

a) Mùa xuân lá bàng mới nảy trong như…

b) Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như…..

c) Tán lá bàng xoè ra giống….

d)Cành bàng trụi lá trông như……

- Học sinh làm vào vở.

- Một số học sinh trình bày bài làm của mình.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Giáo viên khen những học sinh so sánh hay.

Bài 3: Viết lại các câu văn sau sao cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.

a) Mặt trời mới mọc đỏ ối.

b) Con sông quê em quanh co uón khúc.

c) mặt biển phẳng lặng mênh mông.

d) Tiếng mưa rơi ầm ầm xáo động cả một vùng quê yên bình.

- Giáo viên chấm chữa bài.

4. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét giờ.

- Về nhà học bài và làm bài tập vở bài tậpTiếng Việt.

Đánh giá bài viết
20 21.523
Sắp xếp theo

Giáo án Tiếng Việt 3

Xem thêm