Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 các môn học cả năm

Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 các môn học cả năm là tài liệu phân phối chương trình các môn cả năm cho các thầy cô tham khảo, giảng dạy chuẩn bị hiệu quả cho các tiết học chất lượng cao. Mời các thầy cô cùng tham khảo và tải về bản đầy đủ.

Chuẩn kiến thức môn Toán lớp 3

Tiết thứ

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú, bài tập cần làm

1

Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số (tr3)

Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

2

Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) (tr4)

Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.

Bài 1 (cột a, c), bài 2, bài 3, bài 4

3

Luyện tập (tr4)

- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về "Tìm x", giải toán có lời văn (có một phép trừ).

Bài 1, bài 2, bài 3

4

Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) (tr5)

- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.

Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3 (a), bài 4

5

Luyện tập (tr6)

Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

6

Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần) (tr7)

- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).

Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3

7

Luyện tập (tr8)

- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ).

Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (cột 1, 2, 3), bài 4

8

Ôn tập các bảng nhân (tr9)

- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
- Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân).

Bài 1, bài 2 (a, c), bài 3, bài 4

9

Ôn tập các bảng chia (tr10)

- Thuộc các bảng chia (chia cho 2, 3, 4, 5).
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết).

Bài 1, bài 2, bài 3

10

Luyện tập (tr10)

- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).

Bài 1, bài 2, bài 3

11

Ôn tập về hình học (tr11)

Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

Bài 1, bài 2, bài 3

12

Ôn tập về giải toán (tr12)

- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.

Bài 1, bài 2, bài 3

13

Xem đồng hồ (tr13)

Biết xem đồng khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

14

Xem đồng hồ (tiếp theo) (tr14)

Biết xem đồng khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách. Chẳng hạn, 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.

Bài 1, bài 2, bài 4

15

Luyện tập (tr17)

- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật.

Bài 1, bài 2, bài 3

16

Luyện tập (tr18)

- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

17

Kiểm tra

Tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2; 1/3; 1/4; 1/5).
- Giải được bài toán có một phép tính.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).

Không.

18

Bảng nhân 6 (tr19)

- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.

Bài 1, bài 2, bài 3

19

Luyện tập (tr20)

Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

20

Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ) (tr21)

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.

Bài 1, bài 2 (a), bài 3

21

Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) (tr22)

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.

Bài 1 (cột 1, 2, 4), bài 2, bài 3

22

Luyện tập (tr23)

- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.

Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3, bài 4

23

Bảng chia 6 (tr24)

- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).

Bài 1, bài 2, bài 3

24

Luyện tập (tr25)

- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).
- Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản.

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

25

Tìm một trong các phần bằng nhau của một số (tr26)

- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.

Bài 1, bài 2

26

Luyện tập (tr26)

Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.

Bài 1, bài 2, bài 4

27

Chia số có hai chữ số với số có một chữ số (tr27)

- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

Bài 1, bài 2 (a), bài 3

28

Luyện tập (tr28)

- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.

Bài 1, bài 2, bài 3

29

Phép chia hết và phép chia có dư (tr29)

- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.- Biết số dư bé hơn số chia.

Bài 1, bài 2, bài 3

30

Luyện tập (tr30)

- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.

Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3, bài 4

31

Bảng nhân 7 (tr31)

- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.

Bài 1, bài 2, bài 3

32

Luyện tập (tr32)

- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

33

Gấp một số lên nhiều lần (tr33)

Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần).

Bài 1, bài 2, bài 3 (dòng 2)

34

Luyện tập (tr34)

- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.

Bài 1 (cột 1, 2), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4 (a, b)

35

Bảng chia 7 (tr35)

- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7).

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4

Chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng Việt 3

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

1

Tập đọc - Kể

chuyện

(2 tiết)

:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa

KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

Chính tả

(Nhìn viết)

Cậu Bé

Thông Minh

- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập (2) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng.

Hai Bàn

Tay Em

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đung sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.

- Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích rất đáng yêu, (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài.

Học sinh khá giỏi thuộc cả bài

Luyện từ và

Câu

Ôn về từ

chỉ sự vật

So sánh

- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT 1).

- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)

- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó. (BT 3)

Tập viết

Ôn chữ hoa

A

- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng) V,D (1 dòng); viết đúng tên riêng A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em... đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng

Ở tất cả các bài tập viết HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vỡ tập tập viết 3

CT

Nghe - viết

Chơi Chuyền

- Nghe - viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.

- Điền đúng các vần ao / oao vào chỗ trống (BT2).

- Lầm đúng BT (3) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn

Tập làm văn

Nói về Đội

TNTP

Điền vào tờ

giấy in sẵn

- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1)

- Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT 2).

Tuần

Tên Bài Dạy

Yêu Cầu Cần Đạt

Ghi Chú

2

TĐ – KC

Ai có lỗi

- TĐ:

- Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

KC:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

CT

Nghe - viết

Ai có lỗi

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch / uyu (BT 2).

- Làm đúng BT (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

Cô giáo

Tí hon

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trờ thành cô giáo (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

LT&C

Từ ngữ về

thiếu nhi

Ôn tập câu

Ai là gì?

- Tìm được 1 vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1

- Tìm hiểu được các bộ phận câu trả lời câu hỏi (Cái gì, con gì)? là gì? (BT2).

- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).

Tập viết

Ôn chữ hoa

Ă, Â

- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng) Â, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng: Ă quả... mà trồng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

Chính tả

Nghe - viết

Cô giáo tí hon

- Nghe - viết đùng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài băn xuôi.

- Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do giáo viên soạn.

Tập làm văn

Viết đơn

- Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK)

GV yêu cầu tất

cả Hòa Đặng đọc kĩ bài đơn xin vào đội trước khi học bài tập làm văn

3

TĐ – KC

Chiếc khăn len

- TĐ:

- Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện

- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.

HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan

3

Chính tả

Nghe - viết

Chiếc áo len

- Nghe - viết đùng bài CT; trình bày đúng hình thức bài băn xuôi

- Làm đúng BT (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

- Điền đúng 9 chữ vào tên chữa vào ô trống trong bảng (BT3)

Quạt cho bà

Ngũ

- Biết ngắc đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ)

-

LT&C

So sánh

Dấu chấm

- Tìm được hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1).

- Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh (BT 2)

- Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3)

TV

Ôn chữ hoa

B

- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng) H, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng: Bầu ơi chung một giàn... (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

CT

Tập chép

Chị em

- chép và trình bày đúng bài CT,

- Làm đúng bài BT về các từ chứa tiếng có vần ăc / oăc (BT2), (BT3) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn

TLV

Kể về

Gia đình

- Kể được một cách đơn giản về gia đình với người bạn mới quen theo gợi ý (BT1)

- Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT 2)

Chuẩn kiến thức môn Tự nhiên xã hội lớp 3

Tiết

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1

Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.

Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục.
Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.

2

Nên thở như thế nào?

- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ.

Biết được khi hít vào, khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi đê đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.

3

Vệ sinh hô hấp

Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh hô hấp.

Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.

4

Phòng bệnh đường hô hấp

- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phối.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.

Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp.

5

Bệnh lao phổi

Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.

Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phối.

6

Máu và cơ quan tuần hoàn

Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.

Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể,…

7

Hoạt động tuần hoàn

Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong ácc mạch máu, cơ thể sẽ chết.

Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.

8

Vệ sinh cơ quan tuần hoàn

Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.

9

Phòng bệnh tim mạch

Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.

Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.

10

Hoạt động bài tiết nước tiểu

Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.

Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.

11

Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.

Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

12

Cơ quan thần kinh

Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.

Không.

13

Hoạt động thần kinh

Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.

Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.

14

Hoạt động thần kinh

Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.

Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.

15

Vệ sinh thần kinh

- Nêu được một số việc c6àn làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.

Không.

16

Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)

Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

Biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày.

17

Ôn tập: Con người và sức khoẻ

- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc là, ma tuý, rượu.

Không.

18

Ôn tập: Con người và sức khoẻ

- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc là, ma tuý, rượu.

Không.

19

Các thế hệ trong một gia đình

- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.

Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.

20

Họ nội, họ ngoại

Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.

Biết giới thiệu về các họ hàng nội, ngoại của mình.

21

Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng

Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.

Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể. Ví dụ: bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),…

22

Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng

Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.

Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể. Ví dụ: bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột),…

23

Phòng cháy khi ở nhà

- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.

Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.

24

Một số hoạt động ở trường

- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.

Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.

25

Một số hoạt động ở trường

- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.

Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.

26

Không chơi các trò chơi nguy hiểm

- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như: đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau,…
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.

Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

27

Tỉnh (thành phố) nơi bạn sống

Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… ở địa phương.

Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.

28

Tỉnh (thành phố) nơi bạn sống

Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,… ở địa phương.

Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương.

29

Các hoạt động thông tin liên lạc

Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.

Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.

30

Hoạt động nông nghiệp

- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.

Giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể.

31

Hoạt động công nghiệp, thương mại

- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.

Kể được một hoạt động công nghiệp hoặc thương mại.

32

Làng quê và đô thị

Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.

Kể được về làng, bản hay khu phố nơi em đang sống.

33

An toàn khi đi xe đạp

Nêu được một số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.

Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng qui định.

34

Ôn tập và kiểm tra học kì I

- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hàon, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.

Không.

35

Ôn tập và kiểm tra học kì I (tiếp theo)

- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hàon, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.

Không.

36

Vệ sinh môi trường

Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi qui định.

Không.

37

Vệ sinh môi trường (tiếp theo)

Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định.

Không.

38

Vệ sinh môi trường (tiếp theo)

Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người, động vật và thực vật.

Không.

39

Ôn tập: Xã hội

- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.

Không.

40

Thực vật

- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, r6ẽ, lá, hoa, quả của một số cây.

Không.

41

Thân cây

Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò), theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).

Không.

42

Thân cây (tiếp theo)

Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.

Không.

43

Rễ cây

Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.

Không.

44

Rễ cây (tiếp theo)

Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.

Không.

45

Lá cây

- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dáng, độ lớn và màu sắc của lá cây.

Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban nàgy dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.

46

Khả năng kì diệu của lá cây

Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.

Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban nàgy dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.

47

Hoa

- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận của hoa.

Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.

48

Quả

- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.

- Kể tên một số lloại quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau.
- Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.

49

Động vật

- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.

Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

50

Côn trùng

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.

Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.

51

Tôm, cua

- Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.

Biết côn trùng là những động vật không xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.

52

- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.

Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy, có vây.

53

Chim

- Nêu được ích lợi của chim đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.

- Biết chim là ĐV có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. - Nêu NX cánh và chân của ĐD chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu).

54

Thú

- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

- Biết những ĐV có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay ĐV có vú. - Nêu được một số VD về thú nhà và thú rừng.

55

Thú (tiếp theo)

- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

- Biết những ĐV có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay ĐV có vú. - Nêu được một số VD về thú nhà và thú rừng.

56

Mặt trời

Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.

Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

57

Thực hành: Đi thăm thiên nhiên

Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoàicủa các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp.

58

Thực hành: Đi thăm thiên nhiên

Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoàicủa các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.

Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp.

59

Trái Đất. Quả địa cầu

- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu.

Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.

60

Sự chuyển động của Trái Đất

- Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.

Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

61

Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời

Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.

Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.

62

Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất

Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

63

Ngày và đêm trên Trái Đất

- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
- Biết một ngày có 24 giờ.

Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.

64

Năm, tháng và mùa

Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.

Không.

65

Các đới khí hậu

Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

Nêu đựoc đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.

66

Bề mặt Trái Đất

Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.

Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.

67

Bề mặt lục địa

Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.

Không.

68

Bề mặt lục địa (tiếp theo)

Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.

Không.

69

Ôn tập và kiểm tra học kì II: Tự nhiên

Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên:
- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
- Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị,…
- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa,…

Không.

70

Ôn tập và kiểm tra học kì II: Tự nhiên

Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên:
- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
- Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị,…
- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa,…

Không.

Chuẩn Kiến Thức Môn Đạo Đức Lớp 3

TUẦN

Tên bài dạy

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

1

Kính yêu Bác Hồ

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

2

Kính yêu Bác Hồ

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

3

Giữ lời hứa

- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quí trọng những người biết giữ lời hứa.

- Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.

4

Giữ lời hứa

- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quí trọng những người biết giữ lời hứa.

- Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.

5

Tự làm lấy việc của mình

- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.

6

Tự làm lấy việc của mình

- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.

Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.

7

Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em

- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

8

Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em

- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

9

Chia sẻ vui buồn cùng bạn

- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

10

Chia sẻ vui buồn cùng bạn

- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

11

Thực hành kĩ năng giữa học kì I

Không.

Không.

12

Tích cực tham gia việc lớp, việc trường

- Biết: Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.

- Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.

13

Tích cực tham gia việc lớp, việc trường

- Biết: Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.

- Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.

14

Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng gềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng gềng.

15

Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng gềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng gềng.

16

Biết ơn thương binh, liệt sĩ

- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa cac gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

17

Biết ơn thương binh, liệt sĩ

- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa cac gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

18

Thực hành kĩ năng cuối học kì I

Không.

Không.

19

Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,…
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.

20

Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,…
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.

21

Tôn trọng khách nước ngoài

- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài hù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.

Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.

22

Tôn trọng khách nước ngoài

- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài hù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.

Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.

23

Tôn trọng đám tang

- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

Không.

24

Tôn trọng đám tang

- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

Không.

25

Thực hành kĩ năng giữa học kì II

Không.

Không.

26

Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.

- Biết: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Nhắc mọi người cùng thực hiện.

27

Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.

- Biết: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Nhắc mọi người cùng thực hiện.

28

Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.

29

Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.

30

Chăm sóc cây trồng, vật nuôi

- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở ga đình, nhà trường.

Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

31

Chăm sóc cây trồng, vật nuôi

- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở ga đình, nhà trường.

Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

32

Dành cho địa phương

Không.

Không.

33

Dành cho địa phương

Không.

Không.

34

Dành cho địa phương

Không.

Không.

35

Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm

Không.

Không.

Chuẩn kiến thức môn Thủ công lớp 3

Tuần

Tên bài dạy

Ghi chú

1, 2

Gấp tàu thủy hai ống khói

Với HS khéo tay:

- Gấp được tàu thủy hai ông khói. Các nếp gấp thẳng phẳng. tàu thủy cân đối.

3, 4

Gấp con ếch

Với HS khéo tay:

- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng thẳng. Con ếch cân đối.

- Làm con ếch nhảy được

5, 6

Gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng

Với HS khéo tay:

- Gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dáng phẳng, cân đối.

7, 8

Gấp, cắt, dán bông hoa

Với HS khéo tay:

- Gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của bông hoa đều nhau.

- Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp

9, 10

Ôn tập chủ đề Phối hợp gấp, cắt, dán hình

Với HS khéo tay:

- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

11, 12

Cắt , dán chữ I, T

Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

13, 14

Cắt , dán chữ H, U

Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

15

Cắt , dán chữ V

Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

16

Cắt , dán chữ E

Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

17, 18

Cắt , dán chữ VUI VẺ

Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng, cân đối.

19, 20

Ôn tập

Chủ đề

Cắt, dán chữ cái đơn giản

Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.

- Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.

21, 22

Đan nong mốt

Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt được các nan đều nhau.

- Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.

- Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.

23, 24

Đan nong đôi

Với HS khéo tay:

- Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.

- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.

25, 26 , 27

Làm lọ hoa gắn tường

Với HS khéo tay:

- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

- Có thể trang trí lọ hoa đẹp.

28,29,30

Làm đồng hồ để bàn

Với HS khéo tay:

- Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.

31,32,33

Làm quạt giấy tròn

Với HS khéo tay:

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.

34,35

Ôn tập chủ đề

Đan nan và

Làm đồ chơi đơn giản.

Với HS khéo tay:

- Làm được ít nhất một sản phẩm đã học.

Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

Đây là bộ tài liệu tổng hợp chuẩn kiến thức kỹ năng các môn lớp 3. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bậc phụ huynh hướng dẫn con em mình ôn tập và củng cố kiến thức lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới và các kỳ thi.

Ngoài Bộ chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3 các môn học cả năm trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 3 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 3 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 3,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 3, môn tự nhiên xã hội lớp 3, đạo đức,...

VnDoc còn có: Kế hoạch dạy học lớp 3 năm 2021 - 2022 các môn là toàn bộ kế hoạch giảng dạy, hoạt động giáo dục giúp các thầy cô tham khảo lên kế hoạch điều chỉnh giảng dạy cho phù hợp:

Chi tiết Kế hoạch dạy học lớp 3 năm 2021 - 2022

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
18 59.663
Sắp xếp theo

    Giáo án Đạo Đức 3

    Xem thêm