Giáo viên là công chức hay viên chức?
Giáo viên là công chức hay viên chức? Cách phân biệt công chức hay viên chức là câu hỏi thường gặp. Để giải đáp thắc mắc này, mời các thầy cô cùng tìm hiểu sau đây.
Giáo viên là công chức hay viên chức
1. Khái quát chung về giáo viên
Giáo viên là một nghề cao quý như bao nghề cao quý khác, người ta thường gọi với một cái tên thân thương khác là "người cầm phấn", "người đưa đò" chở bao thế hệ qua sông. Vậy nên ngày 20/11 hàng năm được lấy là ngày "Nhà giáo Việt Nam", tôn vinh nghề cao quý ấy để mỗi người chúng ta dành những bó hoa tươi thắm nhớ ơn công lao các thầy cô giáo đã đứng lớp, giảng dạy, dạy dỗ chúng ta thành những người có ích cho xã hội như ngày hôm nay.
Giáo viên không còn chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên còn phải có năng lực đổi mới trong công tác dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò của học sinh và hoạt động học từ cách dạy thông báo - giải thích - minh họa sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá. Điều 66,67 Luật giáo dục 2019 có quy định rõ Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục.
+ Giảng dạy ở cở sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên.
+ Giảng dạy từ trình độ cao đăng trở lên gọi là giảng viên.
Đồng thời, nhà giáo có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lương giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Tiêu chuẩn: có phẩm chất tư tưởng đạo đức tốt, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm, có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. Giáo viên về phẩm chất đạo đức chính trị đạo đức, lối sống: chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nghiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lọi ích chung, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, Đạo đức nghề nghiệp: tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, có tinh thần đoàn kết, thương yêu , giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác, có lòng nhân áo bao dung, độ lượng, đối xử hào nhã, với người học, đồng nghiệp, tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế của đơn vị, nhà trường, của ngành. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Lối sống, tác phong sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tình thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo, thực hành cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng gia đình văn hóa, thương yêu, quý trọng lẫn nhau, biết quan tâm đến những người xung quanh, thực hiện nếp sống văn hóa nơi công cộng.
Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên: nắm vững chuyên môn thành thạo nghiệp vụ thường xuyên cập nhật , nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp. Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiễn thức chuyên môn và nghiệp vụ theo quy định, có kế hoạch thường xuyên học tập , bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.
2. Công chức là gì, viên chức là gì?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ quy định tại Luật cán bộ công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 có quy định về khái niệm công chức.
Còn viên chức được quy định tại Luật viên chức năm 2010 là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và phải có đầy đủ năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực như: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, lao động thương binh, xã hội, thể dục thể thao.
>> Xem thêm: Quy định giảm định mức tiết dạy của giáo viên
Bảng phân biệt như sau:
Tiêu chí | Công chức | Viên chức |
Nơi công tác | Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập | Trong các đơn vị sự nghiệp công lập |
Nguồn gốc | Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế | Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng |
Tập sự | 12 tháng với công chức loại C. 06 tháng với công chức loại D | Từ 3 – 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc. |
Hợp đồng làm việc | Không làm việc theo chế độ hợp đồng | Làm việc theo chế độ hợp đồng |
Tiền lương | Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước | Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập |
Bảo hiểm xã hội | Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp | Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp |
Hình thức kỷ luật | Khiển trách Cảnh cáo Hạ bậc lương Giáng chức Cách chức Buộc thôi việc | Khiển trách Cảnh cáo Cách chức Buộc thôi việc |
3. Giáo viên là viên chức hay công chức
Để có thể biết giáo viên là công chức hay viên chức cần phân biệt rõ những điểm khác nhau giữa hai chức danh nghề nghiệp này.
Dễ dàng có thể nhận thấy nếu như công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì đơn vị sự nghiệp công lập là nơi mà viên chức làm việc. Tính chất nghề nghiệp của công chức sẽ mang tính công vụ và quản lý nhà nước còn viên chức sẽ hoạt động nghề nghiệp chuyên môn.
Nguồn lương của công chức sẽ lấy từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức sẽ lấy từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu như viên chức phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì công chức sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Từ ngày 01/07/2020 khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 có hiệu lực. Theo Luật trên thì từ 01/7 hầu hầu hết các giáo viên được tuyển dụng vào ngành giáo dục thì sẽ ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.
Sau khi hết thời hạn hợp đồng thì giáo viên sẽ phải ký kết lại hợp đồng mới với cấp có thẩm quyền tuyển dụng (Ủy ban nhân dân cấp huyện/ tỉnh hoặc phòng/ Sở Giáo dục nếu được ủy quyền).
Theo đó hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;
- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Những trường hợp ký kết hợp đồng làm việc trước 01/7/2020 thì những giáo viên ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì tiếp tục hợp đồng trên, những trường hợp hợp đồng có thời hạn làm việc thì thực hiện cho đến thời hạn hợp đồng nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn sẽ được ký lại hợp đồng không xác định thời hạn hoặc không ký tiếp hợp đồng (chấm dứt hợp đồng làm việc) nếu có lý do hợp lý, chính đáng.
Kết luận:
Kể từ ngày 1/7/2020, các giáo viên sẽ là viên chức có thời hạn vì theo quy định tại điều 25 luật cán bộ, công chức, viên chức thì các giáo viên sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng trừ các trường hợp sau:
+ Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
+ Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
+ Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Giáo viên hợp đồng có phải là viên chức hay không?
Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đối với trường hợp một người đang là giáo viên hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập thì bạn không phải là viên chức.
Giáo viên muốn được trở thành viên chức thì phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Ngoài ra, tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức, và các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên tại chuyên mục: Dành cho giáo viên. Tại đây bao gồm các Tài liệu Tải miễn phí, các thầy cô có thể Tải về tham khảo hoặc chia sẻ các kinh nghiệm giảng dạy tại nhóm Cộng Đồng Giáo Viên.
Tham khảo các Tài liệu dành cho giáo viên hay như
- Quy định về giảm định mức tiết dạy cho giáo viên
- Hướng dẫn đánh giá học sinh THCS, THPT
- Chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần có được tính là tiết dạy?
- Giáo viên kiêm nhiệm có được giảm định mức tiết dạy không?
- Phụ cấp trách nhiệm công việc đối với giáo viên 2023
- Gợi ý 10 cách dạy học trực tuyến hiệu quả cao trong mùa Covid