Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và phòng chống bạo lực học đường trong trường học năm học 2024-2025. Cùng lập kế hoạch chủ nhiệm xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường nhé.

Đề bài: Lập kế hoạch chủ nhiệm xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường

Hướng dẫn lập Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

Để lập kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường, thầy cô có thể thực hiện các bước phân tích tình hình hiện tại, xác định thuận lợi và khó khăn, đặt ra mục tiêu, thiết kế biện pháp và lập kế hoạch cụ thể theo thời gian như hướng dẫn sau:

1. Phân tích tình hình hiện tại:

  • Xem xét tình hình an toàn và phòng chống bạo lực học đường trong lớp học của bạn. Đánh giá mức độ hiện diện của bạo lực học đường và những yếu tố góp phần vào vấn đề này.
  • Xác định các vấn đề cụ thể, ví dụ như bạo lực với học sinh, hành vi quấy rối, hay sự thiếu tôn trọng và hỗ trợ giữa các học sinh.

2. Xác định thuận lợi và khó khăn:

  • Xác định các yếu tố thuận lợi trong môi trường lớp học có thể hỗ trợ việc xây dựng lớp học an toàn, ví dụ như mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, hỗ trợ từ phụ huynh và cộng đồng.
  • Đồng thời, xác định các khó khăn và rào cản có thể gặp phải trong việc thực hiện kế hoạch, chẳng hạn như thiếu tài nguyên, thiếu sự tham gia của phụ huynh, hoặc sự chống đối từ một số học sinh.

3. Đặt ra mục tiêu:

Xác định mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong việc xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.

  • Ví dụ mục tiêu: Tăng cường ý thức về bạo lực học đường cho học sinh, xây dựng một môi trường học tập tôn trọng và hỗ trợ, thiết lập quy định và hệ thống quy tắc rõ ràng.

4. Thiết kế biện pháp:

Xác định các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Đảm bảo rằng các biện pháp này phù hợp với tình hình và nhu cầu của lớp học.

Các biện pháp có thể bao gồm:

  • Chương trình giáo dục và huấn luyện về phòng chống bạo lực học đường.
  • Tổ chức hoạt động tạo dựng môi trường học tập tôn trọng và hỗ trợ.
  • Xây dựng hệ thống quy định, quy tắc và các phương thức giải quyết xung đột.
  • Tăng cường sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng.

5. Lập kế hoạch cụ thể theo ngày tháng:

  • Xác định các bước cụ thể và lên lịch thực hiện các biện pháp đã thiết kế trong khoảng thời gian cụ thể.
  • Chia kế hoạch thành các giai đoạn và xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi giai đoạn.
  • Gán trách nhiệm và nguồn lực cần thiết cho từng hoạt động và đảm bảo rằng kế hoạch là khả thi với tài nguyên hiện có.

6. Theo dõi và đánh giá:

  • Thiết lập một hệ thống theo dõi và đánh giá để đo lường sự tiến bộ và hiệu quả của kế hoạch.
  • Đánh giá thường xuyên việc thực hiện các biện pháp, đánh giá tác động của chúng và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
  • Thảo luận và thu thập phản hồi từ học sinh trong lớp học để đánh giá hiệu quả của các hoạt động.

Lưu ý: Mỗi lớp học / trường học có đặc thù riêng, vì vậy kế hoạch cụ thể có thể thay đổi tùy theo tình huống và yêu cầu của lớp học / nhà trường mà thầy cô giảng dạy.

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường - Mẫu 1

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN

VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

NĂM HỌC: 2023 – 2024; LỚP: ...

Họ và tên GV: ..............................................................................

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quát tình hình chung của lớp

- Tổng số HS: ...

- Đặc điểm chung:

+ Đa số gia đình học sinh thuộc thành phần lao động.

+ Các em biết vâng lời, có cố gắng học tập, thực hiện khá tốt nội quy trường lớp.

1.2. Thuận lợi khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

a) Thuận lợi

- Được BGH thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp tích cực của Đoàn thanh niên và PHHS khi xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

- Nhà trường thường xuyên phối hợp với trung tâm giáo dục kĩ năng sống tổ chức các chuyên đề về an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

- Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục có lồng ghép các nội dung về an toàn, phòng chống bạo lực học đường theo từng năm.

- 70% phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập, có sự hợp tác phối hợp với GV trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho HS.

- Phần lớn các em chăm ngoan, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.

b) Khó khăn

- Trình độ nhận thức của các em không đồng đều, môi trường sống phức tạp đôi khi ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lý các em.

- Một vài học sinh quá hiếu động chưa phân biệt được hành vi đúng sai, còn hành động cảm tính.

- 35% phụ huynh chưa có sự quan tâm đúng mức tới giáo dục, tâm lý của HS, giao phó hết cho GV trong việc đôn đốc và dạy bảo con, còn nuông chiều, chưa nghiêm khắc với những khuyết điểm của các em.

2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

- Xây dựng được “Lớp học thân thiện, học sinh chăm ngoan” tạo môi trường học tập an toàn, cho học sinh.

- Học sinh thực hiện tốt các nguyên tắc để đảm bảo an toàn, phòng chống BLHĐ.

- Xây dựng và phát huy nét đẹp về văn hóa ứng xử giữa HS với HS, giữa HS với GV trong nhà trường, giáo dục HS biết đoàn kết yêu thương nhau.

- Góp phần hoàn thiện quy tắc ứng xử trong nhà trường.

- Nâng cao nhận thức, kĩ năng phòng chống BLHĐ cho HS.

3. Biện pháp xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

3.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho học sinh và cha mẹ học sinh về xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

- Hình thức: sử dụng bản tin lớp học, các kênh thông tin, mạng xã hội, các ứng dụng khác như: zalo, website của trường, … để tuyên truyền cho CMHS và học sinh nâng cao nhận thức về xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.

3.2. Tích hợp nội dung xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường vào các hoạt động dạy học, giáo dục các môn học/ hoạt động giáo dục

- Lồng ghép nội dung dạy giáo dục an toàn và phòng chống bạo lực học đường vào các môn học như hoạt động trải nghiệm, đạo đức, tự nhiên xã hội,…

3.3. Triển khai có hiệu quả việc xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường

- Đưa nội dung triển khai vào các tiết sinh hoạt tập thể.

- Phụ huynh phối hợp cùng GV và nhà trường thông qua các buổi họp CMHS, qua các phương tiện liên lạc giữa GV và PH nhằm nhắc nhở HS có ý thức và hành vi chuẩn mực trong xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.

3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lí về bạo lực học đường trong lớp học

- Giáo viên thường xuyên quan sát những biểu hiện hành vi cụ thể của học sinh để phát hiện những dấu hiệu của bạo lực học đường trong lớp học.

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Đánh giá, điều chỉnh

Tháng 9

- Xây dựng quy tắc ứng xử an toàn lớp học.

- Triển khai các nội quy về lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường đến PH và HS.

- Phổ biến nội dung qua buổi họp PHHS đầu năm, qua các tiết sinh hoạt tập thể.

- Nhờ GVBM, Ban cán sự lớp nhắc nhở việc thực hiện quy tắc ứng xử an toàn lớp học đầu giờ.

- Tổ chức thi đua giữa các nhóm.

- Nhận xét việc thực hiện quy tắc ứng xử an toàn lớp học trong mỗi tiết sinh hoạt lớp.

- SP: hành vi của HS

- PPĐG: Quan sát

- CCĐG: Thang đo

- Người ĐG: GV, HS

Tháng 10+11

- Tổ chức giáo dục học sinh trong lớp chuyên đề về Thầy cô, bạn bè

- Tích hợp nội dung giáo dục an toàn và phòng chống BLHĐ vào môn HĐTN (Bài: Kính yêu thầy cô - Thân thiện với bạn bè)

- Tổ chức thi vẽ tranh, làm thiệp

- Tổ chức hoạt động sắm vai qua môn Đạo đức (Bài: Em xử lý bất hoà với bạn)

- SP: tranh vẽ; thiệp.

- PPĐG: đánh giá hồ sơ

- CCĐG: Bảng kiểm

- Người ĐG: GV, HS

- SP: cách xử lý của HS

- PPĐG: quan sát, vấn đáp

- CCĐG: Bảng kiểm

- Người ĐG: GV, HS

Tháng 12

- Đánh giá sơ bộ kết quả HKI quá trình thực hiện kế hoạch.

- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng HS ngoan, thực hiện tốt các quy tắc an toàn và phòng chống BLHĐ trong lớp học.

- Rút ra những mặt hạn chế, đưa ra hướng khắc phục.

- SP: Bảng đánh giá nhận xét

- PPĐG: Q sát, vấn đáp

- CCĐG: Câu hỏi

- Người ĐG: GV, HS

Tháng 1+2

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng chống cháy nổ.

- Tổ chức GD chuyên đề về an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng chống cháy nổ qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp

- Tổ chức thi Hái hoa dân chủ

- SP: tranh cổ động, khẩu hiệu.

- PPĐG: Đánh giá hồ sơ của HS.

- CCĐG: Bảng kiểm

- Người ĐG: GV

- SP: câu trả lời của HS

- PPĐG: vấn đáp

- CCĐG: Câu hỏi

- Người ĐG: GV

Tháng 3+4

- Tổ chức GD chuyên đề về An toàn giao thông; an toàn phòng chống đuối nước.

- Tổ chức GD chuyên đề an toàn phòng chống đuối nước qua các buổi sinh hoạt lớp.

- Phối hợp công ty Honda Phát Tiến tuyên truyền giáo dục ATGT trong buổi sinh hoạt dưới cờ.

- SP: tranh cổ động, khẩu hiệu

- PPĐG: Hồ sơ học tập của HS

- CCĐG: Bảng kiểm

- Người ĐG: GV, HS

Tháng 5

- Tổng kết, đánh giá

- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng HS thực hiện tốt các quy tắc an toàn và phòng chống bạo lực học đường trong lớp học.

- SP: Bảng đánh giá nhận xét

- PPĐG: Q sát, vấn đáp

- CCĐG: Câu hỏi

- Người ĐG: GV, HS

HIỆU TRƯỞNG

…………….., ngày ….. tháng .... năm 20..

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường - Mẫu 2

TRƯỜNG TH ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

NĂM HỌC: ..........

Họ và tên GVCN: ……..

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quát tình hình chung của lớp

- Tổng số HS: 35 học sinh (trong đó: 15 nam, 20 nữ)

- Đặc điểm chung: Đa số các em ở thị trấn, đều là dân tộc Kinh.

1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

1) Thuận lợi

- Đa số học sinh chăm ngoan, học sinh có tinh thần học hỏi. Được sự quan tâm của phụ huynh nên các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.

- Được sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chủ nhiệm và chuyên môn.

- Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.

2) Khó khăn:

- Một số học sinh có nguy cơ rớt chuẩn, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà, các em phải tự học nên dẫn đến việc học tập của các em tiến bộ rất chậm.

- Trình độ học sinh chưa đồng đều, tính toán và viết bài còn chưa đúng, học sinh đọc bài còn chậm.

- Một vài phụ huynh lo bận làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em mình khi học ở nhà (học trên truyền hình, học trực tuyến,…);

2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

- Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

- Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh lớp Hai/1; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.

- Nhằm nắm vững các chỉ tiêu phấn đấu từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và thực hiện có hiệu quả.

- Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.

3. Biện pháp xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

- Xây dựng nội quy lớp học; lớp học “Xanh - sạch - đẹp”, góc “Thư viện xanh”.

- Xây dựng quy tắc an toàn lớp học và phòng ngừa bạo lực học đường.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…

- Thường xuyên nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, phải có lý do chính đáng.

- Phối hợp giữa các đoàn thể để nâng cao sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, động viên và tuyên truyền cho gia đình các em học sinh biết được tầm quan trọng trong việc học tập.

- Thường xuyên theo dõi, quan tâm, chăm sóc học sinh trong từng tiết dạy, đặc biệt là học sinh có khó khăn trong học tập.

- Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.

- Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo, facebook,…

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Đánh giá, điều chỉnh

Tháng 8- 9

Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

- Lập danh sách hs kí cam kết nói không với BLHĐ.

- Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN

- Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

- SPĐG: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS

- PPĐG: Quan sát

-CCĐG 1: Phiếu quan sát

- Người đánh giá: GV+ HS

Tháng 10

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

- Tổ chức các tổ thi đua với nhau

- SPĐG: Cách xử lí tình huống.

- PPĐG: Quan sát

-CCĐG 2: Thang đo

- Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.

Tháng 11

Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

-Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT.

- SPĐG: Câu trả lời của HS.

- PPĐG: Vấn đáp

-CCĐG 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.

- Người đánh giá: GV.

HIỆU TRƯỞNG

…..., ngày … tháng …. năm .....

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

1. CCĐG 1: Phiếu quan sát

Hội thi trang trí lớp an toàn, thân thiện

Hội thi trang trí lớp an toàn, thân thiện

2. CCĐG 2: Thang đo

Bảng tiêu chí đánh giá

STT

Tên tiêu chí

Phù hợp

Chưa phù hợp

1.

Nội dung dúng chủ đề PC BLHĐ

2.

Cách diễn tự nhiên, hấp dẫn

3.

Trang phục

4.

Đạo cụ

3. CCĐG 3: Hệ thống câu hỏi – Đáp án

STT

Tên tiêu chí

Rất hay

1.

2.

3.

4.

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường - Mẫu 3

1. Thực trạng vấn đề an toàn, phòng chống bạo lực học đường hiện nay

Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng.

Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.

Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau.

Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, từ năm 2013 đến năm 2015, đã xử lý hơn 25.00 vụ phạm pháp hình sự với 42.000 đối tượng.

Trong đó có hơn 75% là thanh niên và học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn, đối tượng phạm tội ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, hành vi bạo lực cũng ngày càng đa dạng hơn.

Những vụ giết người, cướp tài sản, hiếp dâm của học sinh, sinh viên cũng ngày càng nhiều.

Đáng lo ngại hơn, trên đây chỉ là số liệu được thông báo. Còn rất nhiều trường hợp bị nhà trường hay học sinh dấu đi nhằm giữ thể diện cho thanh danh của nhà trường.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra theo hình thức đánh nhau, mà một số học sinh khác còn bị tấn công về mặt tinh thần. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, lối tư duy của học sinh bị bạo hành sau này.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay

2.1. Từ chính bản thân học sinh

Bạo lực học đường ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách học sinh. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh đối tượng từ 12-17 tuổi.

Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách).

Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở việt nam

2.2. Từ phía nhà trường

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”.

Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

2.3. Từ phía gia đình

Nguyên nhân bạo lực học đường: Sự ảnh hưởng của gia đình đối với mỗi cá nhân là vô cùng lớn

Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam.

Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.

Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.

3. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Xây dựng văn hóa nhà trường

Trách nhiệm trước hết là của hiệu trưởng, sự phối hợp với đoàn thể trong, ngoài nhà trường; sự đồng lòng và hành động đồng bộ của thầy trò. Văn hóa nhà trường có nội dung tương đồng và có điểm khác biệt giữa các cơ sở giáo dục

Nhà trường công lập, tư thục hay trường công lập hoạt động theo mô hình tự chủ về tài chính, điều kiện tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục khác nhau về cơ sở vật chất, tài liệu, năng lực đội ngũ... Tuy nhiên, điểm chung nhất là không vun trồng giá trị của nhà trường, các hoạt động giáo dục sẽ đơn điệu, xơ cứng, tiềm ẩn suy nghĩ, hành vi lệch chuẩn làm phát sinh bạo lực học đường.

Giáo viên cần thay đổi

Giáo viên cần thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy, thói quen xấu để đạo đức nhà giáo tỏa sáng. Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng xây dựng trường học an toàn, tích cực, thân thiện. Con đường để nhà giáo thay đổi là tự học, tự bồi dưỡng.

Có rất nhiều thách thức do khó khăn về đời sống, áp lực công việc, nhưng muốn học sinh tiến bộ, trở thành những công dân tử tế của ngày mai, nhà giáo phải tự học, cập nhật kiến thức, thêm vốn sống, kỹ năng để thay đổi phương pháp, làm chủ thiết bị công nghệ. Có như thế, hoạt động giáo dục luôn mang đến sự năng động, tự tin, thoải mái cho học sinh.

Tâm lý giáo dục học đồng hành với phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học được triển khai nhiều thời gian qua, bước đầu tạo sự thay đổi. Tuy nhiên, phương pháp dạy học chỉ thẩm thấu đến những học sinh chủ động, những em lẽ ra cần được quan tâm khi áp dụng phương pháp mới thì lại đứng bên lề.

Để phương pháp dạy học phát huy hiệu quả và phủ kín đến mọi đối tượng trong lớp, nhà giáo phải am hiểu tâm lý giáo dục. Có thể ví tâm lý giáo dục như con thuyền chở phương pháp dạy học đổi mới đến bờ thành công.

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Phải có sự định hướng của nhà trường, tiếp tục vun trồng ở gia đình và phát triển của xã hội (bao gồm cả chế tài) thì học sinh mới kỷ luật, trách nhiệm, khoan dung. Sự phối hợp phải trên tinh thần tự trọng, trách nhiệm, kịp thời chia sẻ thông tin.

Do nhận thức, đùn đẩy trách nhiệm nên nội dung dạy học tại trường không được vận dụng tại gia đình và xã hội, hệ quả là sự định hướng bị... giậm chân tại chỗ.

Trách nhiệm của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp

Để trường học an toàn, không xảy ra bạo lực học đường đòi hỏi hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được tình hình, xử lý tình huống một cách khéo léo, kịp thời, phù hợp tâm lý (phụ huynh, học sinh) và đúng quy định hiện hành. Trường học kỷ cương, tình thương, trách nhiệm phải là tâm niệm và hành động của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp trong mỗi ngày đến trường

Quản trị học đường hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào hiệu trưởng - linh hồn của một nhà trường, giáo viên chủ nhiệm - hiệu trưởng của một lớp. Nếu thực hiện đúng chức trách được giao, nhà trường sẽ an toàn, nói không với bạo lực.

Phong trào trong nhà trường "rộng" nhưng cần "sâu" "Rộng" để đáp ứng, "sâu" để thay đổi, mọi người cùng thay đổi. Bên cạnh đó, "rộng" là định hướng, "sâu" là tư tưởng, triết lý, giá trị cao đẹp mà giáo dục vận dụng để xây dựng thế hệ trẻ khỏe khoắn, trung thực, trách nhiệm, khoan dung, sáng tạo. Chăm vào "rộng" mà nhẹ "sâu" là bệnh thành tích, đối phó, lẽ tất nhiên hiệu quả không đạt được như mong muốn.

Không một học sinh nào bị bỏ rơi

Nhìn lại những vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây, những học sinh bị bỏ rơi, ít nhiều tham gia vào bạo lực. Yêu thương không thể tự có mà phải bắt đầu từ kỹ năng (mang tính tự phát), lâu dần thành thói quen.

Lứa tuổi học sinh phổ thông hiếu động, bồng bột, thích thể hiện mình, muốn được quan tâm nhưng ngại chia sẻ về tình cảm, sự khó khăn đang đối mặt. Người thầy cần quan tâm đến từng học sinh, đặt ra yêu cầu thích hợp để học sinh tiến bộ. Mục tiêu đổi mới giáo dục đã nhấn mạnh, quá trình đổi mới phải mang đến sự thay đổi cho từng học sinh.

Mỗi ngày một câu chuyện tử tế

Những câu chuyện, bài học, hình ảnh về thầy trò, phụ huynh và của những ai hết lòng vì sự nghiệp giáo dục sẽ giúp nét đẹp học đường được tỏa sáng. Tiếng lành đồn xa, xã hội hiểu thêm, có niềm tin vào giáo dục, giúp thầy cô vững vàng trên bục giảng. Lúc ấy, mỗi tiết học, mỗi ngày đến trường, hoạt động của thầy và trò luôn là chuyện tử tế.

Quy tắc ứng xử và an toàn học đường

1. Quy tắc chung của lớp học

Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan lớp học; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

Giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; học sinh phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuồi, không sử dụng trang phục gây phản cảm.

Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong giờ học; không tham gia tệ nạn xã hội.

Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.

Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.

2. Ứng xử của giáo viên

Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của học sinh.

Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

3. Ứng xử của học sinh trong lớp học

Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường - Mẫu 4

TRƯỜNG TH..............

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
NĂM HỌC: 2023 - 2024, LỚP 5

Họ và tên GVCN: ................................................

I. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quát tình hình chung của lớp

  • Tổng số HS: .... em. Trong đó: Nam: .... em, Nữ: .... em
  • Học sinh cần hỗ trợ : ... em; Trong đó:
  • Học sinh khó khăn: ....
  • Học sinh dân tộc: 0

Đặc điểm chung: Học sinh chăm ngoan, lễ phép, tích cực trong học tập; có 04 HS cần quan tâm hỗ trợ trong học tập.

1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ (Bên trong và bên ngoài lớp học/nhà trường)

a) Thuận lợi

  • Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường.
  • Trường đã xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trong nhà trường.
  • Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
  • Đa số phụ huynh rất quan tâm và phối hợp với giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục con em mình.
  • Học sinh có thái độ học tập tích cực, ý thức tham gia xây dựng lớp học thân thiện, xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.
  • Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.
  • Giáo viên có kinh nghiệm 25 năm trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, luôn tận tụy vì học sinh.

b) Khó khăn

  • Trình độ học sinh chưa đồng đều, tính toán và viết bài còn chưa đúng, học sinh đọc bài còn chậm.
  • Lớp còn một vài học sinh có hoàn cảnh khó khăn do cha mẹ đi làm ăn xa và mồ côi phải ở với ông bà lớn tuổi nên công tác phối hợp cùng giáo viên chưa được thường xuyên.
  • Còn một số cha mẹ học sinh chưa phối hợp tốt trong công tác giáo dục học sinh tham gia xây dựng lớp học An toàn và phòng chống bạo lực học đường.

2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ

  • Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
  • Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh lớp 5; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.
  • Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.

3. Nội dung hoạt động xây dựng lớp học an toàn, phòng chống BLHĐ (Nội dung chính)

3.1. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện “Quy tắc an toàn lớp học 5”

3.2. Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

3.3. Tổ chức “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

3.4. Vẽ tranh chủ đề “Em muốn sống an toàn”

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung - Biện pháp

Lực lượng tham gia, phụ trách phối hợp

Điều kiện thực hiện

Từ 6/9 đến 30/10/......

Xây dựng và hướng dẫn thực hiện “Quy tắc an toàn lớp học 5”

- Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng quy tắc để đảm bảo an toàn trong lớp học, thực hiện ở tiết sinh hoạt lớp, lồng ghép trong các hoạt động trải nghiệm - giáo dục.

- Lập danh sách HS kí cam kết nói không với BLHĐ.

- Tăng cường công tác kiểm tra

- Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, ghi vào phiếu học tập những việc mà mình đã làm để thực hiện quy tắc an toàn lớp học thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần.

- Tổ chức các nhóm HS lên ý tưởng trang trí lớp học

GVCN-HS

TPT Đội, CMHS

Giấy A3, bút, khẩu hiệu, trang web, zalo.

Phiếu quan sát

Từ 1/11 đến 31/12/.........

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

Tổ chức các tổ thi đua với nhau

(HS thảo luận nhóm, xây dựng nội dung tiểu phẩm dưới sự hỗ trợ của GVCN, PHHS. Các nhóm lên kế hoạch luyện tập, biểu diễn, HS cùng GV đánh giá; giáo dục, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học

GV-HS

GV Âm nhạc, TPT

PHHS

Quan sát

Thang đo, bảng kiểm

Từ 1/01 đến 30/03/........

Tổ chức “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

- Nói chuyện chuyên đề về chủ đề phòng chống bạo lực học đường

- Tổ chức HS thực hiện trò chơi : Rung chuông vàng – Chơi cá nhân

- GVCN và GV môn, TPT.

- Câu trả lời của HS.

- Vấn đáp

- Hệ thống câu hỏi và đáp án.

Từ 1/4đến 20/5/.......

Tổ chức hoạt động vẽ tranh chủ đề “ Em muốn sống an toàn”.

- Tổ chức cho các nhóm hoạt động vẽ tranh chủ đề “Em muốn sống an toàn”.

- Tổ chức triển lãm phòng tranh, HS tham quan, thuyết trình ý nghĩa bức tranh của mình cho ban giám khảo, các bạn khác cùng nghe. Ban tổ chức chấm, khen thưởng, giáo dục kỹ năng ứng phó với bạo lực ở trường, nơi công cộng

- GVCN, GV Mĩ thuật, PHHS, HS

- Giấy, bút

- Tranh ảnh, video

- Khu vực triển lãm tranh ( Bảng phụ)

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí

GV chủ nhiệm lớp 5

2. Phiếu quan sát

Phiếu quan sát

Hội thi trang trí lớp an toàn, thân thiện

3. Bảng tiêu chí đánh giá

STT

Tên tiêu chí

Phù hợp

Chưa phù hợp

1.

Nội dung đúng chủ đề PC BLHĐ

2.

Cách diễn tự nhiên, hấp dẫn

3.

Trang phục

4.

Đạo cụ

Hệ thống câu hỏi – Đáp án

1. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần

A. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. đua đòi tham gia vào các trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
C. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
D. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.

2. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là…

A. 111
B. 112
C. 113
D. 114

3. Hành vi đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng là hành vi

A. vi phạm quy định về phòng chống bạo lực học đường.
B. thực hiện quy định về phòng chống bạo lực học đường.
C. tuân thủ pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
D. vi phạm những chuẩn mực mà gia đình quy định.

4. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh không nên

A. nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
B. bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
C. thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
D. tham gia vào bạo lực học đường để giải quyết tranh chấp.

5. Chủ thể nào sau đây có thể can thiệp ngăn chặn bạo lực học đường?

A. Tất cả mọi người.
B. Công an.
C. Bố mẹ người gây ra bạo lực.
D. Bạn bè.

6. Trên đường đi học về em bắt gặp 1 nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.
B. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
C. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.
D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

7. Nếu nhìn thấy tình trạng học sinh đánh nhau em phải làm gì?

A. Không làm gì cả, đó không phải việc của mình
B. Lấy điện thoại quay
C. Cổ vũ
D. Ngăn chặn bằng các biện pháp cần thiết phù hợp với khả năng của bản thân

8…..

Một số hình ảnh, video để HS xem và trả lời câu hỏi hay nêu thông điệp qua hình ảnh,….

Bảng tiêu chí đánh giá tranh của nhóm

STT

Tên tiêu chí

Thang điểm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nhóm 6

1.

Ý tưởng, bố cục

30

2.

Màu sắc

25

3.

Nội dung

25

4.

Sáng tạo

20

Sản phẩm trình bày thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS - Mẫu 1

KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN VÀ TRIỂN KHAI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ, KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

NĂM HỌC: 2024-2025

Họ và tên GV:

Lớp chủ nhiệm:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Khái quát tình hình chung của lớp

* Tổng số HS: 42

* Đặc điểm chung của các HS trong lớp:

- Phần lớn các em đều ngoan ngoãn lễ phép.

- Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh và hội cha mẹ học sinh. Đa số CMHS thường xuyên trao đổi với GVCN để nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

- Một số em có ý thức học tập và xây dựng tập thể.

- Đội ngũ tự quản của lớp chủ động, biết sắp xếp và hoàn thành công việc đúng hạn và có hiệu quả.

- Cân bằng giới tính: 18 nữ - 17 nam.

* Đặc điểm riêng của một số HS cần được lưu ý đặc biệt:

- Phần lớn học sinh là các xã ở ngoài, địa bàn ở xa nên ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh.

- Một số CMHS chưa thường xuyên nắm bắt tình hình học tập của các em học sinh.

- Chất lượng học sinh chưa đồng đều, một số học sinh tiếp thu bài chậm, chư atapj trung, hay quên.

- Một số học sinh còn mải chơi, chưa tập trung học tập

* Một số nguy cơ mất an toàn trong cộng đồng HS trong lớp:

- Nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường học tập

- Nguy cơ tiềm ẩn từ người lớn xung quanh

- Nhà trường gần các đường giao thông

- Học sinh ở xa nhà

2. Thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng trường học an toàn

2.1. Thuận lợi xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

- Ban giám hiệu rất quan tâm đến vấn đề an toàn học đường.

- Có sự hỗ trợ của công an Huyện trong công tác tuyên truyền phòng tránh bạo lực học đường, an toàn giao thông…

- Hội cha mẹ phụ huynh học sinh quan tâm đến con cái.

2.2. Khó khăn xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

- Mạng xã hội phát triển, giáo viên khó kiểm soát việc sử dụng của học sinh.

- Học sinh trong độ tuổi thích thể hiện, khẳng định.

2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

- Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật đến học sinh và phụ huynh còn chưa nhiều và chủ yếu lồng ghép vào các nội dung như chào cờ, hoạt động giữa giờ, ngoài giờ lên lớp...

-Một số phụ huynh cuộc sống còn khó khăn không đủ điều kiên quan tâm đến con cái; việc tuyên truyền các văn bản và quy chế đến phụ huynh còn khó khăn.

- Một số học sinh do đặc tính lứa tuổi nên các em còn hiếu động, cá tính, thích thể hiện bản thân.

I. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN VÀ TRIỂN KHAI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ, KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Nhiệm vụ

Cách thức thực hiện

Lưu ý

Dự báo mức độ các nguy cơ mất an toàn, bạo lực học đường

Quan sát

Điều tra

Khảo sát

Đánh giá nguy cơ mất an toàn và bạo lực học đường trong lớp học

Đánh giá

Phân tích tình hình thực tiễn

Trò chuyện và tìm hiểu HS

Xây dựng giải pháp khắc phục các nguy cơ mất an toàn và bạo lực học đường

Nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu thực tiễn

Sinh hoạt chuyên môn và trao đổi với đồng nghiệp

Phối hợp với cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể để có giải pháp hợp lí.

Nhận diện các tình huống mất an toàn và bạo lực học đường

Nghiên cứu trường hợp

Phân hóa và cá biệt hóa HS

Lựa chọn giải pháp giải quyết phù hợp

Nghiên cứu trường hợp

Phân hóa và cá nhân hóa HS

Hỗ trợ HS khi gặp các tình huống mất an toàn và bạo lực học đường.

Tư vấn và hỗ trợ HS

Tạo môi trường hoạt động và học tập phù hợp.

Cần chú ý tới bảo mật và riêng tư cho các vấn đề HS gặp phải.

Xây dựng nội quy và các hướng dẫn an toàn cho lớp học

Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

Phối hợp với cha mẹ và tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng.

II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

Kế hoạch tháng trong việc xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường.

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Rút kinh nghiệm và điều chỉnh

Tháng

12/2024

Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

- Lập danh sách hs kí cam kết nói không với BLHĐ.

- Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN

- Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

- Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

- SPĐG: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS

- PPĐG: Quan sát

-CCĐG 1: Phiếu quan sát

- Người đánh giá: GV+ HS

1/2025

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

- Tổ chức các tổ thi đua với nhau

- SPĐG: Cách xử lí tình huống.

- PPĐG: Quan sát

- CCĐG 2: Thang đo

- Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.

2/2025

Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

-Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT.

- SPĐG: Câu trả lời của HS.

- PPĐG: Vấn đáp

-CCĐG 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.

- Người đánh giá: GV

3/2025

Tổ chức thi văn nghệ theo chủ đề phòng chống BLHĐ”

- Tổ chức các tổ thi đua với nhau

- Phối hợp TPT Đội

- Sản phẩm của HS; Phải rút ra ý nghĩa của việc sống lành mạnh

Sản phẩm trình bày thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS - Mẫu 2

BÀI LÀM:

A. BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ

Bộ quy tắc ứng xử trong trường học của Bộ giáo dục bao gồm bộ quy tắc ứng xử trong trường Tiểu học, quy tắc ứng xử trong trường học THCS, THPT, mầm non... Bộ quy tắc ứng xử trong trường học được ban hành theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy tắc ứng xử trong trường mầm non, giáo dục phổ thông. Bộ quy tắc ứng xử này được áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở giáo dục.

CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG.

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

  • Quy tắc ứng xử áp dụng cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Trần Phú
  • Quy tắc ứng xử của trường THCS...... được xây dựng trên cơ sở Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 và quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Các hành vi giáo viên và học sinh không được làm:

Giáo viên không được có các hành vi sau đây:

  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
  • Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
  • Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
  • Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Học sinh không được có các hành vi sau đây:

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
  • Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
  • Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
  • Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
  • Học sinh đi xe máy, xe máy điện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện trong sân trường, ăn quà vặt trong thời gian học tập ở trường. Tụ tập trước cổng trường.
  • Phá hoại tài sản của nhà trường (bàn ghế, cây cối...). Lãng phí điện, nước, quạt, đèn....

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quan hệ ứng xử của người học

1. Đối với bản thân.

- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.

- Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.

- Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.

- Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.

- Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.

- Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp đoàn, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá...Có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất, cây xanh của nhà trường...

- Đến trường trang phục phải đúng qui định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục đúng quy định , không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường..., không nhuộm tóc khác màu đen, không trang điểm loè lẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bườm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài...

2. Đối với bạn bè.

- Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; Không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; Giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;

- Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội... để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác.

3. Đối với nhà giáo, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi .

- Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.

- Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường

4. Đối với khách và người lớn tuổi.

- Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; Hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.

- Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.

- Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

5. Đối với gia đình.

- Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.

- Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.

- Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.

- Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe.

- Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; Hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách...

6. Đối với môi trường sống và học tập.

- Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp. Quan tâm chăm sóc tốt các công trình thanh niên.

- Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường.

- Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương.

- Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường.

7. Đối với nhân dân, láng giềng nơi cư trú.

- Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.

- Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.

8. Ở nơi công cộng.

- Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ.Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác.

- Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm...

9. Ở trong lớp học.

- Thực hiện tốt nội quy lớp học .

- Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại...

- Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học. Tắt điện, quạt điện, đóng cửa khi ra về.

10. Đối với thực hiện an toàn giao thông.

- Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

- Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.

- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.

- Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.

B. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LỚP.... NĂM HỌC: ...........Giáo viên chủ nhiệm lớp.....

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quát tình hình chung của lớp: 8/4

- Tổng số HS: 38 học sinh (trong đó: 23 nam,15 nữ)

* Đặc điểm chung:

- Đa số các em đều được sự quan tâm của phụ huynh, ở gần trường.

1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

1) Thuận lợi

- Đa số học sinh chăm ngoan, học sinh có tinh thần học hỏi. Được sự quan tâm của phụ huynh nên các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.

- Được sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chủ nhiệm và chuyên môn.

- Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.

2) Khó khăn:

- Một số học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà, các em phải tự học nên dẫn đến việc học tập của các em tiến bộ rất chậm.

- Một vài phụ huynh lo bận làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em mình khi học ở nhà.

- Lứa tuổi lớp 8 là lứa tuổi tâm sinh lý phát triển bất ổn nhất trong các khối lớp THCS, nên học sinh thể hiện, bộc lộ nhiều tính cách khác nhau.

2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:

- Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

- Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.

- Nhằm nắm vững các chỉ tiêu phấn đấu từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và thực hiện có hiệu quả.

- Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.

3. Biện pháp xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:

- Xây dựng nội quy lớp học;

- Xây dựng quy tắc an toàn lớp học và phòng ngừa bạo lực học đường.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…

- Thường xuyên nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, phải có lý do chính đáng.

- Phối hợp giữa các đoàn thể để nâng cao sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, động viên và tuyên truyền cho gia đình các em học sinh biết được tầm quan trọng trong việc học tập

- Thường xuyên theo dõi, quan tâm, học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn trong học tập.

- Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.

- Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo, facebook,…

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Đánh giá, điều chỉnh

Tháng

8- 9

Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

- Lập danh sách hs kí cam kết nói không với bạo lực học đường.

- Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN

- Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

- Sản phẩm đánh giá: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS

- Phương pháp đánh giá: Quan sát

- Công cụ đánh giá 1: Phiếu quan sát

- Người đánh giá: GV+ HS

Tháng 10

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường”

- Tổ chức các tổ thi đua với nhau

- Sản phẩm đánh giá: Cách xử lí tình huống.

- Phương pháp đánh giá: Quan sát

- Công cụ đánh giá: Thang đo

- Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.

Tháng 11

Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường”

-Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT.

- Sản phẩm đánh giá: Câu trả lời của HS.

- Phương pháp đánh giá: Vấn đáp

- Công cụ đánh giá 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.

- Người đánh giá: GV.

.., ngày…tháng….năm ....
HIỆU TRƯỞNGNgười lập kế hoạch

Sản phẩm trình bày lập kế hoạch gv chủ nhiệm về một nội dung tùy chọn trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh thpt

SỞ GD&ĐT ........

TRƯỜNG THPT............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..................., ngày ..... tháng .... năm 20......

KẾ HOẠCH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử; triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường trong trường THPT.

Giáo viên: ..............

Chủ nhiệm lớp: 12A...

Trường THPT: ...................

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ NĐ số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;

Căn cứ kế hoạch năm học ........ của trường THPT ....................

Căn cứ kế hoạch giáo dục năm học ....... của tổ Xã hội 1 trường THPT ....................

GVCN lớp 12A... xây dựng kế hoạch thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, triển khai bộ quy tắc ứng xử , phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường năm học ....... như sau:

II. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích.

- Tăng cường công tác bảo đảm an toàn lớp học, y tế học đường, tạo sự chuyển biến tích tích cực về kỹ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho HS;

- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; lớp học không có bạo lực và thực hiện tốt ứng xử văn hóa.

- Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong lớp nhằm tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, thái độ của HS đối với việc xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.

- Lớp học phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường cũng như các tổ chức có liên quan để huy động sức mạnh tổng hợp thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm an toàn trường học; phòng chống bạo lực học đường.

2. Yêu cầu:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của học sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.

- Phát huy sức mạnh của tập thể lớp tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo lực học đường. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh.

- Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.

- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

- Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.

- Cơ sở vật chất bảo đảm, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; có sân chơi, khu để xe phù hợp và thân thiện.

III. Đặc điểm chung của lớp 12A...

* Tổng số học sinh đầu năm: 39 em, trong đó:

- Số học sinh nam: 15 em

- Số học sinh nữ: 24 em

- Số đoàn viên: 100 em

- Học sinh thuộc diện con thương, bệnh binh: 0

- Học sinh thuộc diện con hộ nghèo, cận nghèo: 02

* Thuận lợi, khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống BLHĐ:

- Thuận lợi:

+ Trường học khang trang, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối tốt:

Xung quanh trường học có hệ thống tường rảo, cổng chắc chắn đảm bảo an toàn cho HS.

Đường đi, sân trường bằng phẳng không mấp mô.

Ban công, cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn.

+ Cơ sở vật chất lớp học:

Lớp học có 2 cửa ra vào, rộng và dễ mở, cửa mở ra bên ngoài.

Bàn ghế trong lớp học chắc chắn, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo qui định;

Các đồ dùng trong lớp tương đối đầy đủ (điện, nước, quạt trần,..)

Khung tranh ảnh trong lớp được treo vào tường chắc chắn.

Có bộ sơ cấp cứu (bông, gạc..) và các loại thuốc cơ bản (đau đầu, hạ sốt...)

Học sinh trong lớp được phổ biến về qui tắc ứng xử và an toàn học đường trong trường học.

- Khó khăn:

+ Nhà trường:

Trường THPT ................... đóng trên địa bàn ngay cạnh đường 5B nên nguy cơ mất an toàn cao.

Các cây cao, cổ thụ trong trường mặc dù đã được chú ý cắt tỉa cành nhưng nguy cơ cành cây khô rơi xuống vẫn có.

Nhà vệ sinh của trường chưa thực sự sạch sẽ.

- Lớp học:

Trang thiết bị phòng, chữa cháy chưa đầy đủ; chưa có thiết bị báo động khi xảy ra cháy, nổ, chập điện.

Lớp học luôn tiềm ẩn nguy cơ của hành vi bắt nạt, đánh nhau, bạo lực học đường.

HS trong lớp chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường.

IV. Nội dung kế hoạch.

Thời gian (tháng)

Nội dung/ Biện pháp thực hiện

Phân công nhiệm vụ

Đánh giá kết quả

9/...

- Ổn định tổ chức lớp:

+ Ổn định nề nếp lớp.

+ Bầu ban cán sự lớp.

+ Thông báo thời khóa biểu

- Cơ sở vật chất lớp học:

+ Vệ sinh và trang trí lớp học.

+ Hướng dẫn ban cán sự phân công trực nhật lớp.

+ Xây dựng tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.

- Triển khai cho HS trong lớp học tập nội quy nhà trường:

+ Phổ biến nội qui nhà trường: đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng sạch đẹp đúng quy định, không ăn kẹo cao su….

+ Xây dựng nội quy/quy tắc ứng xử trong lớp học đảm bảo lớp học an toàn, không có bạo lực.

+ Yêu cầu học sinh kí cam kết thực hiện nghiêm nội quy của trường, của lớp; ký cam kết thực hiện “An toàn giao thông”

+ Phổ biến qui định tính điểm thi đua hàng tuần của trường, của lớp.

- Họp cha mẹ HS đầu năm học:

+ Thống nhất một số yêu cầu đối với HS.

+ Cùng cha mẹ HS đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho HS khi ở trường.

- GVCNL: Ổn định công tác tổ chức lớp và quán triệt việc thực hiện nội qui nề nếp HT tới HS trong lớp.

- HS: Nghiêm túc thực hiện nội quy nhà trường; phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây TNTT, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực học đường tại lớp học.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL và nhà trường để có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo môi trường lớp học được an toàn, không bạo lực.

- Đoàn trường: Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt Đoàn, hoạt động lành mạnh trong năm học.

- Nhân viên y tế: Phối hợp với GVCN, GVBM trong việc sơ cứu HS bị tai nạn thương tích khi vui chơi cũng như trong luyện tập thể dục thể thao.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa GVCN và gia đình HS.

10/..

- Tiến hành phân loại đối tượng HS:

+ Kiểm tra việc đánh giá, phân loại hạnh kiểm của HS trong hồ sơ từ đó đưa ra định hướng giúp đỡ phù hợp với từng HS.

+ Lập danh sách những HS có nguy cơ gây bạo lực học đường để có sự quản lý, giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời tình trạng bạo lực. Thực hiện tốt công tác tư vấn những đối tượng HS trên nhằm ngăn ngừa, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

+ Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa GVCN và gia đình HS để tăng cường phối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan tới bạo lực học đường.

- Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về đảm bảo an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường:

+ Đa dạng hóa và lồng ghép các nội dung giáo dục về xây dựng trường học an toàn về phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn, thương tích phòng, chống xâm hại, bạo lực học đường vào các buổi sinh hoạt lớp.

+ Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoài giờ với các nội dung có liên quan đến rèn kỹ năng sống ví dụ như kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS:

+ Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp.

+ Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp.

- GVCN:

+ Theo dõi kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi có nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến học sinh.

+ Phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp.

+ Nhắc nhở HS thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn học đường và phòng ngừa bạo lực.

- HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn và phòng ngừa bạo lực hiệu quả.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL và nhà trường để có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo môi trường lớp học được an toàn, không bạo lực.

- Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức đạo đức của HS.

- Bảo vệ: Phối hợp với GVCN

tham gia quản lý HS, không để HS ra khỏi cổng trường trong giờ học.

- Chính quyền địa phương: Phối hợp với nhà trường, với GVCNL cùng giáo dục HS và có sự răn đe khi cần thiết.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

11/.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS:

+ Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp.

+ Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp.

- Tăng cường giáo dục đạo đức và các kỹ năng sống cho HS:

+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp để các em có những hành động thân thiện với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện từ đó giúp các em trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày.

+ Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

- GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp.

- HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn và có biện pháp để phòng tránh với bạo lực học đường.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCN để có biện pháp hữu hiệu giáo dục con em mình.

- Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức đạo đức của HS.

- Các tổ chức xã hội: Phối hợp với nhà trường, GVCN tổ chức nhiều hoạt động đa dạng nhằm đạt hiệu quả giáo dục đạo đức HS cao nhất.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

12/......

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS:

+ Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp.

+ Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp.

- Giáo dục an toàn giao thông cho HS:

+ Phát động HS trong lớp tham gia và hưởng ứng tháng ATGT.

+ Giáo dục HS có ý thức thực hiện nghiêm túc luật lệ ATGT.

+ Phát động HS trong lớp tham gia cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”.

- GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp; thực hiện việc giáo dục ATGT cho HS trong lớp.

- HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn trong nhà trường, tham gia GT an toàn.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo con em mình tham gia GT an toàn.

- Nhân viên y tế: Chú ý công tác y tế trường học đảm bảo sơ cấp cứu kịp thời nếu có sự cố tai nạn với HS.

- Chính quyền địa phương: Phối hợp với GVCNL cùng giáo dục HS và có sự răn đe khi cần thiết.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

01/...

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS:

+ Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp.

+ Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp.

- Chú trọng công tác đảm bảo an toàn cho HS:

+ Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho HS trong lớp.

+ Nghiêm cấm HS trong lớp không được tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu cháy nổ trong dịp tết

+ Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp HS vi phạm.

- Chú trọng giáo dục môi trường cho HS trong lớp:

+ Nhắc nhở HS giữ vệ sinh chung lớp học (sau tết HS có thể mang quà đến lớp nhiều gây mất vệ sinh lớp học).

+ Làm tốt công tác lao động mà nhà trường phân công.

+ Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh, sạch, đẹp.

- GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp; nhắc nhở HS về việc đảm bảo vệ sinh môi trường lớp học.

- HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn, tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL giáo dục ý thức bảo vệ MT cho con em mình.

- Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức BVMT của HS.

- Chính quyền địa phương: Phối hợp với GVCNL cùng giáo dục HS tham gia các hoạt động lao động vệ sinh công ích trong dịp tết Nguyên đán nhằm giúp môi trường xanh - sạch - đẹp.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

02/.....

- Ổn định nề nếp của HS sau nghỉ Tết:

+ Đôn đốc học sinh thực hiện lại nếp chuyên cần.

+ Tăng cường kiểm tra việc giữ gìn lớp học “Xanh - Sạch - Đẹp”: Tổng vệ sinh lớp học, hành lang...

- Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý, công tác trợ giúp HS trong lớp:

+ Tổ chức tọa đàm, hội thảo trong các giờ sinh hoạt lớp để HS được bày tỏ các quan điểm, ý kiến của mình đối với GVCN.

+ Tham gia tư vấn cho cá nhân HS khi có nhu cầu về các xung đột xảy ra trong lớp học, về các mối quan hệ xung quanh với bạn bè, thầy cô, gia đình…

- GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại lớp; thực hiện trợ giúp tư vấn tâm lý cho HS.

- HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp; xin trợ giúp tư vấn tâm lý khi cần thiết.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL hỗ trợ tư vấn tâm lý tốt cho con em mình.

- Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức BVMT, ý thức đạo đức của HS.

- Tổ tư vấn tâm lý của nhà trường: Phối hợp với GVCNL tham gia tư vấn tâm lý hiệu quả cho các HS cần được hỗ trợ trong lớp.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

3/....

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS:

+ Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp.

+ Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp.

- Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tập thể:

+ Động viên, khuyến khích HS tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần định hướng thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách cho HS từ đó tạo sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên trong lớp học, tăng tính đoàn kết, sẻ chia.

+ Tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhất là những hoạt động liên quan tới việc đảm bảo an toàn trong trường học, an ninh trật tự xã hội…

- GVCNL: Quản lớp, theo dõi, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến an toàn trong lớp học; tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS.

- HS: Tự giác thực hiện các nội dung giáo dục an toàn trong nhà trường; tham gia hiệu quả hoạt động trải nghiệm.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho HS.

- Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCNL, GVBM tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

4/.......

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS:

+ Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp.

+ Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp.

- Công tác giáo dục đạo đức cho HS:

+ Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của lớp: hộp thư góp ý, đường đây nóng và các hình thức khác.

+ Có biện pháp xử lý phù hợp với những HS có biểu hiện bạo lực trong lớp.

- GVCNL: Quản lớp, theo dõi, xử lý những vi phạm trong lớp; thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho HS.

- HS: Tự giác thực hiện các nội qui của trường, của lớp.

- Cha mẹ HS: Phối hợp với GVCNL để có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục tốt ý thức của con em mình.

- Đoàn trường: Phối kết hợp với GVCN trong việc giáo dục ý thức đạo đức của HS.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

5/2.......

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nề nếp cho HS:

+ Nhắc nhở việc thực hiện nội qui nề nếp của lớp.

+ Theo dõi thi đua hàng tuần của lớp.

- Họp CMHS:

+ Thông báo kết quả rèn luyện học lực, hạnh kiểm của HS

+ Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn ở lớp học; phòng, chống bạo lực để rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp trong năm học sau.

- GVCNL: Tổ chức họp lớp; đưa giải pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn ở lớp học; phòng, chống bạo lực cho năm học sau.

- HS: Tự giác thực hiện các nội qui và nề nếp.

- Cha mẹ HS: Phối kết hợp với GVCNL đề ra những giải pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn ở lớp học; phòng, chống bạo lực cho năm học sau.

- Đánh giá dựa trên việc theo dõi, phân tích quá trình tham gia hoạt động của HS (ý thức, tinh thần cộng đồng, hợp tác…)

- Đánh giá dựa trên kết quả đạt được của HS theo từng tuần.

- Đánh giá dựa vào kết quả thi đua của lớp.

- Đánh giá dựa trên kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình HS.

Trên đây là Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện của GVCN lớp 12A.... Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần thiết phải điều chỉnh bổ sung, GVCN sẽ điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường.

......, ngày....tháng ..... năm ......

KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CM

.....................................................

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

KÝ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

…………………………………………...

Trên đây là Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường. Thầy cô có thể tải về và chỉnh sửa được. Ngoài ra, VnDoc.com đã đăng tải nhiều tài liệu học tập Module 7 khác nhau như:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    Hữu ích

    Thích Phản hồi 02/10/22
    • Phan Thị Nương
      Phan Thị Nương

      Cảm ơn ạ

      Thích Phản hồi 02/10/22
      • Laura Hypatia
        Laura Hypatia

        Rất có ích 😍

        Thích Phản hồi 02/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Dành cho Giáo Viên

        Xem thêm