Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học là bài tập Module 6 giúp các bạn hoàn thành đáp án Module 6 xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học sau khi tập huấn Mô đun 6.
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học - Bài tập Module 6
- Thế nào là Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường học?
- Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh - mẫu 1
- Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh - mẫu 2
- Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh - mẫu 3
Thế nào là Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường học?
Văn hóa nhà trường là gì?
Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường học là gì?
Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường học là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Là môi trường giáo dục an toàn cho người học, nơi học sinh được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh - mẫu 1
I. Hoạt động xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học 20.. – 20..
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của cô và trò, của chính quyền địa phương, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; môi trường trường học an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu của xã hội.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả.
2. Yêu cầu:
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 20.. - 20.. nhằm đạt được các yêu cầu sau:
- Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm một số tồn tại về cơ sở vật chất trường học cụ thể là sửa chữa và nâng cấp hệ thống điện, vệ sinh môi trường và những điều kiện về cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường.
- Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.
- Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng cơ sở vạt chất và môi trường sư phạm, cảnh quan môi trường và lớp học.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch - đẹp đảm bảo an toàn
Đảm bảo trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn:
- Xanh: Tiếp tục chăm sóc, trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; sân trường cần phải có những thảm cỏ xanh trong sân để sân trường trở nên mát mẻ, thân thiện với môi trường hơn. Các lớp có các chậu cây cảnh, được chăm sóc tốt.
- Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, Bếp ăn đạt yêu cầu theo bếp một chiều, phải luôn đảm bảo khâu vệ sinh, an toàn; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp, từng thành viên.
- Đẹp: Cảnh quan hài hòa, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; đồng phục học sinh gọn gàng, giản dị, phù hợp lứa tuổi. Tranh ảnh tuyên truyền, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, các bảng có nội dung giáo dục học sinh trong và ngoài phòng học cần phải được quan tâm; nếu rách, cũ là phải thay mới để tạo cảnh quan trường lớp khang trang, đẹp đẽ.
- An toàn: Xây dựng nội quy trường lớp rõ ràng, công khai cho học sinh nghiêm túc thực hiện; có giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, cơ sở vật chất nhà trường an toàn như bàn ghế, cửa kính, hệ thống điện ánh sáng, quạt...Khu vực vệ sinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị như vòi nước, hệ thống ống dẫn nước, các thiết bị điện, điện tử luôn được kiểm tra thường xuyên.
2. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh trong nhà trường
Quan tâm đến việc tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác tại trường. Tạo điều kiện cho học sinh các lớp được giao lưu, tham dự các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Trong năm học nhà trường phải tổ chức ít nhất từ 1 đến 2 lần hoạt động lớn nhằm tạo không khí vui tươi, hào hứng cho giáo viên và học sinh như: Thi hát dân ca và chơi các trò chơi dân gian,... vào các dịp 20/11, 22/12, tết nguyên đán, 8/3, 19/5, lễ ra trường, tổng kết năm học.
3. Tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng:
- Chủ động hỗ trợ chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.
- Giao cho Chi đoàn thanh niên tham gia hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn phường tham gia tìm hiểu làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương. Tổ chức trồng cây bóng mát, làm vệ sinh, dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm, Nghĩa trang liệt sỹ của phường.
- Giáo viên lồng ghép giáo dục, tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương trong các hoạt động giáo dục của trẻ hàng ngày, nhằm rèn luyện đạo đức, nhân cách, kỹ năng cho học sinh; đồng thời không ngừng nâng cao giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân ái, chăm ngoan, vượt khó học tập cho học sinh.
II. Một số hoạt động khác
- Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10.
- Tổ chức "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" tại đơn vị.
- Tổ chức hoạt động "Mừng Đảng, mừng xuân."
- Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Bác Hồ kính yêu.
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh - mẫu 2
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN
XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG
(Tích hợp trong hoạt động dạy học và giáo dục)
A. Căn cứ xây dựng
1. Căn cứ pháp lí:
- Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025".
- Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
- Thông tư số 32/2018/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
- Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ giáo dục và Đào tạo Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở Giáo dục Mầm non, cơ sở Giáo dục Phổ thông, cơ sở Giáo dục Thường xuyên;
- Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học;
- Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học
- Công văn số 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;
- Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
- Quyết định số 2444/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về ban hành kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại Bà Rịa Vũng Tàu;
- Kế hoạch số 24/KH-GDĐT-TH ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phú Mỹ về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2022-2023;
2. Căn cứ khoa học:
- Căn cứ vào tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 2 hoạt động nhận thức là cảm giác, tri giác ở mức đơn giản, thích tò mò, thích hình ảnh, màu sắc, gần gũi với thiên nhiên.
- Căn cứ các quan điểm dạy học mới của chương hương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; thông qua các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tế để học sinh được trải nghiệm nhằm phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.
- Căn cứ vào tình hình đổi mới việc quản lí trường học hiện nay đang chuyển hướng theo giai đoạn mới thực hiện các nội dung giáo dục theo CTPT mới có nhiều hoạt động trải nghiệm cho cả GV và HS nhằm cải cách, thay đổi phương pháp và nội dung dạy học, hướng cho GV và HS chủ động tích cực trong học tập, biết cách tự học và sáng tạo trong cuộc sống.
3. Căn cứ thực tiễn:
*Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo của nhà trường, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo nhà trường trong việc giúp đỡ, đông viên, tạo động lực cho GV hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Sự đoàn kết nhất trí của GV dưới sự lãnh đạo của các đoàn thể, cùng với sự phát triển về các thành tựu của Công nghệ 4.0 công tác vận dụng công nghệ thông tin nhiều hơn và hiệu quả hơn trong dạy và học của nhà trường.
- Giáo viên nhiệt huyết giàu lòng yêu nghề, mến trẻ luôn học tập, có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn tiếp cận, bồi dưỡng thường xuyên trong quá trình dạy học và hoạt động giáo dục.
- Cha mẹ học sinh chăm lo cho con em mình, tạo điều kiện giúp con em học tập, thường xuyên phối hợp với GV và nhà trường cùng giáo dục học sinh.
- 35 học sinh lớp đều học 2 buổi/ ngày, có cơ sở vật chất phục vụ tốt. Các em ngoan, học tập tích cực, tham gia tốt các phong trào thi đua của lớp.
* Khó khăn:
- Tư tưởng lãnh đạo đổi mới chưa đồng bộ còn nặng hình thức.
- GV còn lúng túng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội khiến cho nhiều giáo viên bị chậm nhịp do sự hạn chế trong tiếp nhận công nghệ thông tin, vận dụng công nghệ vào dạy học để thu hút sự chú ý của học sinh.
- Một số cha mẹ học sinh (khoảng 15%) còn thiếu quan tâm đến con em; phó mặc cho nhà trường; xem trách nhiệm giáo dục là của nhà trường; 12% học sinh có hộ khẩu tạm trú tại địa bàn chủ yếu là học sinh các xã phường lân cận học bán trú tại trường. Nhu cầu cho con học bán trú của cha mẹ học sinh là lớn nhưng cơ sở vật chất không đảm bảo; Sự lan truyền thông tin của bão mạng làm ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của một bộ phận cha mẹ học sinh.
- Một số HS thiếu tự tin khi hòa nhập vào các hoạt động tập thể, không mạnh dạn chia sẻ, hợp tác với bạn trong HĐ, làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian tổng của cả lớp khi thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục.
B. Nội dung kế hoạch
Thời gian Học kì/tháng/tuần (1) | Tên chuyên đề (Lựa chọn 1 thành tố của VHNT đề thực hiện) (2) | Mục tiêu (Xác định rõ kết quả kỳ vọng sau khi kết thúc chủ đề/ nội dung xây dựng văn hoá nhà trường) (3) | Nội dung công việc (Xác định được môn học/HĐGD có bài/chủ đề lồng ghép nội dung xây dựng VHNT; xây dựng hoạt động để thực hiện) (4) | Lực lượng phối hợp (Ghi rõ lực lượng phối hợp thực hiện) (5) | Đánh giá kết quả (dự kiến cách thu thập thông tin để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu) (6) |
Học kì 2 Tháng 4 | Lớp học xanh của em. | 1. HS tích cực tham gia các hoạt động trang trí mảng xanh bố trí phòng học cho lớp học xanh, sạch đẹp. 2. HS thấy được lớp học sạch đẹp hay chưa sạch đẹp. Từ đó càng thêm yêu lớp học của mình. | - Lồng ghép trong Hoạt động trải nghiệm- lớp 2; môn TNXH lớp 2 - Tổ chức một số hoạt động giáo dục về xây dựng và bảo vệ lớp học xanh, sạch đẹp. | - GVBM - Thầy TPT - PHHS | Thông qua phiếu quan sát : quan sát các hoạt động của học sinh khi tham gia các hoạt động trang trí lớp học, làm sạch đẹp lớp học; Thông qua sản phẩm quan sát lớp học mỗi ngày, hàng tuần. Người đánh giá: GVCN, GVBM, HS |
C.Tổ chức thực hiện
1. Tổ chức dạy học trong môn học
- Lồng ghép vào hoạt động trải nghiệm Chủ đề 8 Môi trường xanh-Cuộc sống xanh. (Tiết 1 Tuần 28: SHDC: Tham gia phong trào Môi trường xanh- Cuộc sống xanh;Tuần 29: Thực hiện tích hợp vào 3 Tiết HĐTN, hoàn thành sản phẩm chậu hoa, cây trang trí lớp. Thực hiện bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học: hợp tác, vấn đáp, thực hành, trò chơi.
- Lồng ghép bài: “An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường” ở môn TNXH lớp 2 bài 8;
- Phương pháp và KT dạy học: Thực hành, hợp tác.
2. Tổ chức hoạt động trang trí lớp học xanh:
- HS tham gia thực hiện một số công việc cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường, trang trí lớp học xanh-sạch-đẹp: nhặt rác, tưới cây sẵn có trong lớp, tỉa những lá hư. Thực hành làm chậu trồng hoa từ các vật liệu cũ: Chai nước xả vải, xà bông, chai nước ngọt… Thực hành trồng thêm một số chậu hoa mới. ( tiết sinh hoạt lớp tuần 30)
- Giao cho mỗi tổ một khung cửa lớp học. HS tham gia vào HĐ của tổ, dưới sự quan sát của các bạn trong nhóm và cô thông qua Phiếu QS.
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh - mẫu 3
Học viên: …
Đơn vị: Trường THCS …
Địa chỉ: xã …, huyện …, tỉnh …
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA _ MODULE 6
ĐỀ BÀI: Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường thcs, nơi thầy cô công tác.
BÀI LÀM:
XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ
ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, AN TOÀN.
- Các căn cứ pháp lí: Thực hiện kế hoạch số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25 tháng 02 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số 228/SGDĐT-CTTT ngày 24 tháng 02 năm 2017 về việc đẩy mạnh môi trường văn hóa trong trường học;
- Các căn cứ thực tiễn: Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi Thầy giáo, Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; "Trường học An toàn, hạnh phúc"; …
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Xây dựng các giá trị văn hoá đạo đức cốt lõi làm chuẩn mực để cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lấy đó làm mục tiêu để phấn đấu và đạt được. Bồi dưỡng các kỹ năng thiết lập giao tiếp ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp, cấp trên.
- Tạo các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội, và điều kiện thực tế của địa phương, để thu hút và giáo dục toàn diện đối với người học, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện.
- Biết được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hoá trong trường học là góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách con người mới XHCN.
2. Yêu cầu
- Đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong trường học dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú đảm bảo an toàn tiết kiệm, thiết thực, mang tính giáo dục cao.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học cần thực hiện đúng các quy định và thống nhất chung trong nhà trường đảm bảo dân chủ, quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường đảm bảo chuẩn mục và thể hiện đúng tinh thần "Tôn sư trọng đạo".
- Xây dựng hệ thống khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường có nội dung phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Thiết kế đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phù hợp với không gian nhà trường và của các nhóm lớp.
II. XÂY DỰNG VÀ TRIỄN KHAI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TRƯỜNG HỌC.
1. Nội dung
- Xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“;
- Thông qua việc thực hiện bộ Quy tắc của nhà trường nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện gần gũi đối với học sinh. Có nếp sống cởi mở văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp, khách….
* Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng
- Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh
- Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận
- Phù hợp với quy định của pháp luật.
- Phù hợp với mục tiêu, tình hình thực tế và đặc điểm của nhà trường, ngành, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi, dân chủ và nhân văn.
* Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử
- Phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
- Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường.
-Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (thầy – thầy, thầy – trò, thầy – cha mẹ học sinh, trò – trò, trò – cha mẹ học sinh) và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan.
- Phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
* Nội dung Bộ quy tắc ứng xử
– Quan hệ ứng xử của người học
+ Với bản thân người học.
+ Với bạn bè.
+ Với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong nhà trường.
+ Với khách đến làm việc.
+ Với gia đình.
+ Với môi trường.
+ Với cộng đồng xã hội.
– Quan hệ ứng xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
+ Với bản thân.
+ Với trẻ em, học sinh.
+ Với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.
+ Với cơ quan, trường học khác.
+ Với người thân trong gia đình.
+ Với cha mẹ người học.
+ Với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài.
+ Với môi trường.
+ Với cộng đồng xã hội.
2. Chỉ tiêu
100% CB, GV, NV, HS thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường
3. Giải pháp
- Nhà trường bám sát bộ quy tắc ứng sử của Bộ giáo dục và đào tạo để xây dựng.
- Nhà trường phối hợp với BCH công đoàn để thành lập tổ tư vấn xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường.
- Tổ chức lấy ý kiến của CB, CC, VC, NLĐ để tham gia đóng góp ý kiến bổ xung điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Nhằm tạo sự đồng thuận chung.
- Nhà trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh bổ xung hoành thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm phát huy tác dụng hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với nhà trường
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch và bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất để xây dựng môi trường văn hoá trường học.
- Làm bảng, khẩu hiệu, tranh tuyên truyền có nội dung về các quy tắc ứng xử trong trường học.
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể để thực hiện tốt Bộ quy tắc về văn hoá trường học một cách có hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra môi trường, cách thức thực hiện quy tăc ứng xử văn hoá của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Đưa ra các biện pháp tích cực để chỉnh sửa sau các lần kiểm tra, góp ý.
- Chủ động trực tiếp mở ra các cuộc thi về văn nghệ, thể thao giữa các nhóm lớp, các đơn vị bạn.
2. Đối với giáo viên
- Thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong trường học do nhà trường ban hành. Thực hiện đúng quy định về đạo đức nhà giáo.
- Tham gia nghiên cứu học hỏi Quy tắc ứng xử văn hoá trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp, bạn bè.
- Chủ động sáng tạo lồng ghép các quy tắc ứng xử văn hoá cho học sinh vào các hoạt động giáo dục học sinh hàng ngày.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng phối hợp thực hiện bộ quy tắc xây dựng môi trường văn hoá tại lớp mình phù hợp với tình hình thực tế của lớp, địa phương.
3. Đối với học sinh
- Có ý thức tham gia các hoạt động của cô có lồng ghép nội dung về quy tắc ứng xử đối với thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
- Hào hứng tham gia vào các hoạt động tập thể văn hoá, văn nghệ của lớp, nhà trường.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng Môi trường văn hoá trong trường học của trường THCS …….., mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cần thực hiện nghiêm túc để nhà trường trở thành một môi trường văn hoá lành mạnh, an toàn, thân thiện./.
THIẾT KẾ MỘT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC/DẠY HỌC
NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG LÀNH MẠNH,
THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG THCS.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP LỚP 6.
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
TUẦN 4 - TIẾT 12: SINH HOẠT LỚP
XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ
ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, AN TOÀN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
* Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Sơ kết tuần
- Xây dựng được quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện;
- Nêu được những cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực, thân thiện.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phầm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện;
- Các tình huống xảy ra; Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS:
- Bản sơ kết tuần; - Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG _ MỞ ĐẦU:
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
b) Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lóp.
c) Sản phấm: Thái độ của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
a) Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới.
b) Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
c) Sản phấm: kết quả làm việc của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
- HS: Ban cán sự lớp:
+ Lớp trưởng: Nhận xét khái quát tình hình lớp: về ý thức thực hiện nội quy chung của cả lớp (tham gia học đầy đủ chưa? Còn những bạn nào hay vào muộn, không tham gia học? Lý do?)
+ Các tổ trưởng nhận xét cụ thể từng thành viên trong tổ: (Vì học onlin nên chưa bầu tổ trưởng).
- GV nhận xét chung.
- GV nhắc nhở HS:
+ Cần thực hiện tốt nội quy trường lớp, nhất là những quy định khi học trực tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp ở tất cả các môn theo hướng dẫn của GV.
+ Hoàn thành đầy đủ tất cả các cuộc thi do các cấp tổ chức.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
a) Mục tiêu:
- Xây dựng được quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện;
- Nêu được những cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực, thân thiện.
b) Nội dung: Tổ chức cho HS xây dựng quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện.
c) Sản phẩm: HS thực hiện quy tắc.
d) Tổ chúc thực hiện:
*Tổ chức cho HS xây dụng quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện:
- GV yêu cầu HS làm việc theo tổ để thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: Xác định những quy tắc ứng xử giữa các bạn trong lớp để tạo ra môi trường lớp học an toàn và thân thiện.
- GV khuyến khích các tổ thể hiện kết quả thảo luận của tổ mình dưới các hình thức khác nhau như bảng quy tắc, sơ đồ tư duy hoặc tranh, áp phích,...
- GV yêu cầu lớp trưởng tổng hợp các nội dung mà các tổ nêu ra.
- Cùng HS bổ sung, điều chỉnh thành quy tắc ứng xử chung của lớp:
* HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học.
- GV khích lệ HS chia sẻ với lớp về:
* Những cách giải quyết mâu thuẫn với bạn theo hướng tích cực, thiện chí đã thực
hiện được:
+ Cùng bạn giải quyết những vấn đề khúc mắc, nảy sinh một cách thiện chí;
+ Gặp bạn nói chuyện chân thành và thẳng thắn;
+ Lắng nghe bạn nói, đặt mình vào vị trí của bạn để thấu hiểu, đồng thời nói rõ cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề xảy ra;
+ Kiên định từ chối mọi sự rủ rê, lôi kéo làm việc không nên của bạn;
+ Khi bị ép buộc, bắt nạt, cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô.
* Những thói quen giải quyết mâu thuẫn chưa tích cực đã thay đổi.
- GV nhận xét chung cách giải quyết mâu thuẫn với bạn của HS.
C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
a) Mục tiêu: HS thực hiện quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện
b) Nội dung: xây dựng các quy tắc ứng xử.
c) Sản phẩm: kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện:
Điều 1: * Với bản thân học sinh:
1. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
2. Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
3. Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
4. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.
5. Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.
6. Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp Đội, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành cây, hái lá…
7. Có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
8. Đến trường trang phục phải đúng quy định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc trang phục đúng quy định, không mặc áo không có ve cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, không trang điểm lòe loẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bờm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài…
* Ở trong lớp học
1. Ứng xử trong thời gian vào và ngồi trong lớp học đảm bảo nghiêm túc tôn trọng thầy cô giáo và bạn bè cùng lớp:
- Thực hiện tốt nội quy lớp học đã được tập thể lớp xây dựng.
- Khi thầy, cô bước vào lớp, cả lớp đứng dậy nghiêm trang chào thầy, cô.
- Không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang, ngửa, phát ngôn tùy tiện, nói leo, nhoài người, gục đầu, nghịch bút, bắn giấy, viết vẽ lên bàn, tường..
- Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại…
- Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học làm mất vệ sinh và ảnh hưởng người khác.
2. Ứng xử khi cần mượn, trả đồ dùng học tập đảm bảo thái độ nghiêm túc, lời nói nhẹ nhàng và bảo quản tốt, không làm ảnh hưởng tới giờ học.
3. Ứng xử khi trao đổi, thảo luận nội dung bài giảng đảm bảo thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt chê bai, mỉa mai ý kiến khác với ý kiến bản thân.
4. Ứng xử trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy, cô giáo:
- Không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi, không tắt đèn, quạt điện, đóng cửa để ra chơi, ra về.
- Cả lớp phải đứng dậy chào thầy, cô khi hết giờ thầy cô cho nghỉ.
- Đảm bảo trật tự không xô đẩy, leo trèo lên bàn ghế, giữ vệ sinh chung.
5. Ứng xử khi bản thân bị ốm đau đột xuất đảm bảo kín đáo, tế nhị, hạn chế làm ảnh hưởng đến mọi người; đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và tránh lây lan bệnh cho người khác.
Điều 2. Ứng xử với bạn bè:
1. Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
2. Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội... để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác.
Điều 3. Ứng xử với thầy cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động trong nhà trường:
1. Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi.
2. Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường;
3. Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.
Điều 4. Ứng xử với khách đến làm việc:
1. Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.
2. Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.
3. Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
- GV cung cấp thêm cho HS về Quy tắc ứng xử trong gia đình:
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Tạo cơ hội thực hành cho người học. | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động. - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học. - Phù hợp với mục tiêu, nội dung. | - Ý thức, thái độ của HS. |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 1
- Nêu được ít nhất 5 việc nên làm để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn, kính trọng thầy cô.
- Thường xuyên thực hiện được những việc nên làm với bạn.
- Thường xuyên thực hiện được những việc nên làm với thầy cô.
- Giới thiệu được ít nhất 3 nét nổi bật của truyền thống nhà trường.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
- Nêu được ít nhất 3 việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới.
- Bước đầu điều chỉnh được cách học cho phù hợp với môi trường học tập mới.
- Xác định được ít nhất 3 vấn đề thường nảy sinh trong quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này.
- Giải quyết được những vấn đề đơn giản nảy sinh trong quan hệ với bạn.
* Mức độ đạt được: Đạt yêu cầu/ Chưa đạt yêu cầu.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Trên đây là Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học.
Tham khảo thêm: