Thầy/cô đã từng sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân như thế nào?
Đáp án tự luận Module 9
Thầy/cô đã từng sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân như thế nào? Để trả lời và hiểu rõ được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án dưới đây để hoàn thành Bài tập cuối khóa module 9 thêm chính xác và giúp các bạn đạt điểm cao hơn.
Tham khảo thêm:
- Đáp án Module 9 Tiểu Học đầy đủ, chi tiết
- Đáp án câu hỏi đánh giá Module 9 tất cả các môn
- Đáp án Module 9 Tiểu học, THCS và THPT đầy đủ, chi tiết
Câu hỏi. Thầy/cô đã từng sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân như thế nào?
Trả lời:
1. Phần mềm Zalo
1. Giới thiệu
Zalo là một phần mềm ứng dụng xã hội khá phổ biến tại Việt Nam. Với các chức năng nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí, Zalo là phần mềm hữu hiệu trong việc trao đổi thông tin và chia sẻ nội dung với các thành viên trong lớp học một cách dễ dàng, nhanh chóng.
2. Chức năng
- Tạo, tuỳ chỉnh và quản lí nhóm (group);
- Chia sẻ thông tin ở các định dạng khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video), có thể chia sẻ các file có dung lượng lớn; có thể được sử dụng trong chia sẻ học liệu số;
- Tạo thời gian nhắc hẹn giao nộp bài của HS hoặc nhắc lịch học online;
- Thực hiện các cuộc bầu chọn cho các cá nhân hay nhóm;
- Thực hiện cuộc trò chuyện, cuộc gọi và cuộc họp trực tuyến theo thời gian thực;
- Tính năng Zalo PC dành cho máy tính: tạo lớp học; tạo nhóm HS trong lớp để triển khai hoạt động nhóm; tạo lịch nhắc nộp bài, nhắc thời khoá biểu học online.
Việc tạo nhóm zalo để quản lí nhóm cũng như hỗ trợ HS hoàn toàn có thể chủ động thực hiện nhưng phải đảm bảo tính xác thực và tính công khai khi khai thác, sử dụng.
c) Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Zalo có thể được sử dụng trong việc trao đổi thông tin và học liệu số giữa các đối tượng người dùng khác nhau: GV, HS, phụ huynh.
Gợi ý 1: Gửi thông báo cho HS
Ý tưởng: GV muốn thông báo cho HS của lớp về việc cần phải mang bổ sung một mẫu vật cho buổi học thực hành môn Tự nhiên và Xã hội.
Thực hiện:
- Điều kiện tổ chức: GV và HS cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện sử dụng phần mềm Zalo.
- Phương án tổ chức:
+ GV gửi thông báo văn bản vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;
+ HS vào nhóm Zalo và đọc tin nhắn để thực hiện nhiệm vụ của GV giao.
Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã đọc được thông báo của GV.
Gợi ý 2: Gửi một tài liệu dưới dạng video bài giảng cho HS vắng buổi học.
Ý tưởng: GV và HS đã tham gia dạy và học trực tuyến trên phần mềm Google Meet, hôm đó có 2 HS nghỉ học có phép. GV muốn gửi video bài giảng cho HS vắng buổi học để các em kịp thời nghe lại bài giảng của buổi học đã vắng.
Thực hiện:
- Điều kiện tổ chức: GV và HS cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện sử dụng phần mềm Zalo.
- Phương án tổ chức:
+ GV ghi âm và ghi hình lại bài giảng của buổi học trực tuyến và xuất dưới dạng video. Sau buổi học trực tuyến, GV gửi video bài giảng và tin nhắn vào nhóm sử dụng Zalo của lớp;
+ HS vào nhóm Zalo, đọc tin nhắn và tải video để nghe lại bài giảng của GV.
Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS thả tim hoặc nhấn “like” để xác nhận đã đọc được thông báo của GV.
2. Phần mềm Google Meet
1. Giới thiệu
Google Meet là dịch vụ liên lạc qua video do Google phát triển. Đây là ứng dụng để thay thế cho Google Hangouts bên cạnh Google Chat từ tháng 10/2019. Phần mềm này cho phép người dùng có thể kết nối trực tuyến trên nền tảng web được tích hợp trong G-suite của Google. Google Meet là ứng dụng hoàn toàn miễn phí nhằm hỗ trợ cho các buổi học/buổi họp trực tuyến có số lượng người tham gia lớn, tối đa lên tới 100 người.
Ứng dụng Google Meet là một ứng dụng được nhiều thầy cô giáo sử dụng trong việc dạy học trực tuyến.
2. Chức năng
- Cho phép tối đa 100 thành viên (gồm cả thầy cô và học sinh) tham gia mỗi buổi học với người dùng G-Suite basic; tối đa 150 thành viên tham gia với G-Suite Business; tối đa 250 người tham gia với G-Suite Enterprise.
- Có thể tham gia và sử dụng trên nền tảng website hoặc ứng dụng điện thoại.
- Quản lý thành viên tham gia học, họp online.
- Xem danh sách thành viên tham gia.
- Gửi tin nhắn.
- Vẽ.
- Chia sẻ màn hình, chia sẻ trình bày tài liệu, bảng tính, thuyết trình dễ dàng.
- Tích hợp với Google Calendar để lên lịch cho buổi học trực tuyến.
- Buổi học được mã hóa với tất cả học sinh có quyền truy cập.
- Có phụ đề chi tiết thông qua nhận dạng giọng nói.
Việc sử dụng Google Meet giúp cho giáo viên tổ chức các buổi học online dễ dàng với số lượng học sinh lớn, giúp thầy cô lên lịch trình, chia sẻ kiến thức, bài giảng, tài liệu, bài tập nhanh chóng, quản lý lớp học hợp lý, khoa học.
3. Một số gợi ý ứng dụng trong dạy học
Gợi ý: Đặt lịch tạo lớp học online trên Google Meet.
- Ý tưởng: Với phần mềm này thầy cô có thể Đặt tên và chọn khoảng thời gian diễn ra lớp học, họp online.
- Điều kiện tổ chức: Thầy cô và các em học sinh đều phải cài đặt Google Meet trên máy tính hoặc điện thoại.
- Phương án tổ chức:
- Thầy cô lên lịch cho buổi học với thời gian chi tiết và thông báo đến học sinh.
- Tổ chức dạy học theo lịch đã lên.
Gợi ý: Chia sẻ tài liệu, bài tập qua lớp học online trên Google Meet.
Ý tưởng: GV chia sẻ tài liệu về kiến thức môn lịch sử cho học sinh qua Google Meet.
Thực hiện:
- Điều kiện tổ chức: GV và HS cần có một trong những thiết bị đủ điều kiện sử dụng phần mềm Google Meet.
- Phương án tổ chức:
+ GV chia sẻ màn hình khi dạy học online môn lịch sử.
+ HS đang học online sẽ nhận được tài liệu môn lịch sử giáo viên chia sẻ và lưu lại để học tập.
Trên đây là câu hỏi Thầy/cô đã từng sử dụng các phần mềm vừa được giới thiệu trong hoạt động dạy học và giáo dục của bản thân như thế nào? Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!
Xem thêm: