Đáp án tự luận Module 9 môn Tiếng Việt
Đáp án tự luận Module 9 môn Tiếng Việt Tiểu học
Để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, bài viết dưới đây VnDoc xin chia sẻ Đáp án tự luận Module 9 môn Tiếng Việt Tiểu học đầy đủ nhất tới các thầy cô, các thầy cô cùng tham khảo nhé. Đáp án tự luận Module 9 môn Tiếng Việt giúp thầy cô nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần tự luận và dễ dàng hoàn thành bài tập huấn cuối khóa Module 9 môn Tiếng Việt Tiểu Học.
Xem thêm:
- Đáp án tự luận Module 9 môn Toán
- Đáp án tự luận Module 9 Tiểu học tất cả các môn
- Đáp án Module 9 Tiểu Học đầy đủ, chi tiết
- Đáp án Module 9 Tiểu học phần ôn tập
- Đáp án câu hỏi đánh giá Module 9 tất cả các môn
- Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Toán
- Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Tiếng Việt
- Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Âm nhạc
- Đáp án Module 9 Tiểu Học môn Tự nhiên xã hội
- Đáp án Module 9 Tiểu học môn Tin học
- Đáp án Module 9 Tiểu học môn Hoạt động trải nghiệm
- Đáp án trắc nghiệm Module 9 Tiểu học tất cả các môn
1. Đáp án tự luận module 9 môn Tiếng Việt - Nội dung 1, hoạt động 3
CÂU 1: Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục
CNTT có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số vai trò cơ bản như sau:
1. Đảm bảo tính khoa học
- Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng này phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD của nhà trường nói riêng, hướng đến hiệu quả của DH, GD nói chung.
- Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi ứng dụng, sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết bị công nghệ và CNTT.
- Đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số, thiết bị công nghệ và CNTT khi triển khai ứng dụng.
- Việc ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT dù ở mức nào hay hình thức nào cũng phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc DH, GD, nhất là kĩ thuật tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Vì vậy, thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc tổ chức hoạt động DH, GD.
- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD cần chú ý đến tính nhất quán trong nội bộ cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan, liên ngành ngang và dọc có chú ý đáp ứng với nhu cầu của địa phương và cơ sở giáo dục như một yêu cầu khoa học đặt trong hệ thống và tầm nhìn để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, có điểm đến.
2. Đảm bảo tính sư phạm
- Đảm bảo phù hợp với quan điểm sư phạm, quan điểm về tổ chức hoạt động DH, GD. Trong đó, cần đảm bảo việc ứng dụng CNTT đáp ứng được mục tiêu, nội dung của hoạt động DH, GD; phù hợp với hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động DH, GD. Bên cạnh đó, cần tính đến việc phù hợp với điều kiện, môi trường tổ chức DH, GD sao cho kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục, xa hơn là mục tiêu giáo dục theo quy định.
- Đảm bảo tương thích với các đặc điểm của quá trình DH, GD nhất là yêu cầu của dạy học phát triển PC, NL. Cụ thể, tuân thủ yêu cầu HS là trung tâm, thỏa mãn các lưu ý: không HS nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá vì người học, đánh giá chú trọng sự tiến bộ của người học, tôn trọng NL, PC hiện có của người học và phát triển một cách tích cực, hiệu quả...
- Đảm bảo tuân thủ tính logic của hoạt động tổ chức DH, GD nhất là các pha của hoạt động dạy học, các bước và yêu cầu khi xây dựng và triển khai KHBD, KHGD... Những yêu cầu sư phạm về đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục và các yêu cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ phát triển NL và PC HS của người GV cần đảm bảo thực thi một cách trọn vẹn.
- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD đảm bảo hiệu quả sư phạm nhất là hiệu quả đạt được mục tiêu, YCCĐ hay chuẩn đầu ra nhưng cần được xem xét trong mối quan hệ với kinh phí, thời gian, công sức đầu tư trên bình diện hiệu suất tổng thể.
3. Đảm bảo tính pháp lí
- Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản, quy định về ứng dụng CNTT trong DH, GD của
- Đảm bảo các quy định về quản lí và tổ chức dạy học, cụ thể là hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, học liệu và quản lí, lưu trữ hồ sơ dạy học.
- Tuân thủ Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
- Tuân thủ Công ước Berne năm 1886, Công ước Rome năm 1961, Luật Sở hữu trí tuệ và cần lưu ý đến những điều khoản trong Luật Hình sự và các văn bản pháp lí liên quan quyền tác giả.
4. Đảm bảo tính thực tiễn
- Dựa trên kết quả đánh giá, khảo sát về điều kiện, kinh nghiệm sử dụng học liệu số, thiết bị công nghệ, CNTT của cơ sở, đội ngũ với các yêu cầu có liên quan về cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị công nghệ, đường truyền,...
- Dựa trên các dữ liệu và các kết quả dự báo về năng lực ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV, cán bộ quản lí và nhất là thói quen, kĩ năng, ý tưởng sư phạm và định hướng đổi mới trong DH, GD. Đặc biệt, những dữ liệu thực tiễn về điều kiện thiết bị công nghệ, phần mềm… ở từng địa phương cần được xem xét để tránh việc yêu cầu cao theo hướng chủ quan, cảm tính.
- Dựa vào khả năng của HS, thái độ và các kĩ năng liên quan khi tham gia vào quá trình triển khai ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV nhất là sự tương tác và phối hợp của HS và sự tự học, các thói quen tự học của HS cũng như hứng thú, nhu cầu của các em nhất là cần cẩn trọng khi sử dụng các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT với HS tiểu học.
- Khéo léo khai thác, dựa trên đồng thuận của phụ huynh, dư luận xã hội về ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD theo hướng vừa tuyên truyền, vừa chia sẻ và khuyến khích ứng dụng một cách tích cực.
CÂU 2: Nguồn học liệu số
1. Kho học liệu số (Tri thức Việt số hoá)
- Địa chỉ truy cập: https://igiaoduc.vn/
- Mô tả: Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) với Đề án Tri thức Việt số hoá của Chính phủ và một số đối tác xây dựng nền tảng với mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ, cung cấp cho HS, GV trong toàn ngành khai thác sử dụng phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ số đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá. Kho học liệu cung cấp đa dạng các loại học liệu số, trước hết phục vụ giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên. Kho học liệu cung cấp một số dạng phổ biến như: bài giảng điện tử, bài giảng e-learning, bài giảng dạy trên truyền hình, bản số hoá các bộ sách giáo khoa, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, …
2. Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP)
- Địa chỉ: http://rgep.moet.gov.vn/
- Mô tả: Đây là trang thông tin chính thức của dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. GV có thể tra cứu và tham khảo các thông tin liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 như chương trình môn học, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn bị cho việc triển khai và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2.2.1.2. Nguồn học liệu số dùng trong dạy học, giáo dục
a) Chương trình truyền hình
Hiện nay có nhiều kênh truyền hình online với nhiều nội dung giáo khoa phù hợp để GV lựa chọn và dạy học. Một trong những chương trình truyền hình phổ biến có thể đáp ứng nhu cầu của GV và HS phổ thông chính là website của Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là một ví dụ https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-noi-nong-nhat-hanh- tinh-phan-1-91125.htm, https://vtv.vn/video/kham-pha-the-gioi-the-gioi-cac-loai-cay- phan-1-254025.htm.
b) Phim về các chủ đề dạy học
Nội dung về Tự nhiên và Xã hội hiện nay cũng được đầu tư rất nhiều, trong đó đáng kể là nguồn phim tư liệu để hỗ trợ cho GV và HS các cấp lớp. Một trong những ứng dụng phổ biến về video Tự nhiên và Xã hội là Youtube. Sau đây là một ví dụ https://www.youtube.com/watch?v=oRuCm3t8lO4
c) Kho hình ảnh đa dạng chủ đề
GV có thể truy cập đường link https://www.pinterest.com/ để tìm kiếm và tải về hình ảnh và video cho các chủ đề dạy học trong môn Tự nhiên và Xã hội. Website này bao gồm hình ảnh, video có thể sử dụng trong dạy học và nghiên cứu lĩnh vực con người và tự nhiên (động vật, thực vật, trái đất và bầu trời). Kho dữ liệu tranh, ảnh và video liên tục được cập nhật với số lượng rất lớn. GV và HS nên sử dụng các từ khóa bằng tiếng Anh khi tìm kiếm sẽ cho ra nhiều kết quả phù hợp hơn.
* Bên cạnh việc khai thác các nguồn học liệu số có sẵn từ các kho lưu trữ hay đường dẫn định hướng hệ thống từ Internet, giáo viên còn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google Search để tìm các nội dung biên tập thành học liệu số cho cá nhân sử dụng. Một số lưu ý cần thực hiện khi sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm các nội dung học liệu số:
- Nội dung tìm kiếm phù hợp với mục tiêu của chủ đề.
- Sử dụng đúng từ khoá.
- Sử dụng các liên từ “OR”, “AND”.
- Sử dụng đúng định dạng nội dung cần tìm.
Cần chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp và hiệu quả khi sử dụng cũng như sự an toàn. Đặc biệt, các yêu cầu có liên quan đến tính pháp lí cần được tôn trọng và tuân thủ khi khai thác học liệu số trong hoạt động nghề nghiệp của GV.
2.2.2. Mối quan hệ giữa loại nội dung dạy học với dạng học liệu số
Loại học liệu số về nội dung dạy học gồm các dạng khác nhau như hình ảnh tĩnh/động, thí nghiệm ảo, video, sơ đồ, mô hình, bản trình chiếu, …
Nội dung dạy học có thể được chia làm nhiều loại và có thể phù hợp với một số dạng học liệu số. Ví dụ, với loại nội dung về quá trình biến đổi trong một số môn học hay diễn tiến phát triển thì nên sử dụng dạng học liệu số như video, thí nghiệm ảo; với loại nội dung về khái niệm, định nghĩa, … nên sử dụng học liệu số dạng hình ảnh nhằm khai thác tính năng ưu thế ở từng loại học liệu số.
Mỗi loại nội dung dạy học cần được thể hiện ở dạng học liệu số phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu minh họa, bổ trợ hay các mục tiêu khác trong dạy học và giáo dục. Điều này phụ thuộc vào việc phân tích chương trình, yêu cầu cần đạt, xác định các nội dung dạy học và các ý tưởng sư phạm khi xây dựng chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Việc xác định nội dung dạy học có thể dựa vào tính chất của nội dung dạy học cần thực hiện trong kế hoạch bài dạy để đáp ứng yêu cầu thực thi và đạt được yêu cầu cần đạt. Trên bình diện chung nhất, có thể phân tích các nội dung dạy học theo các nhóm: khái niệm, cấu trúc – chức năng – tính chất, hiện tượng - bản chất – quá trình, quy luật – nguyên lí, ý nghĩa - ứng dụng, … Tuy nhiên, cần khẳng định việc lựa chọn học liệu số phù hợp với loại nội dung vẫn phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cần đạt, hướng đến yêu cầu cần đạt và phục vụ cho hoạt động hay chuỗi hoạt động trong kế hoạch bài dạy và hướng đến hoạt động mà HS là chủ thể.
Sử dụng Internet để tìm kiếm học liệu số hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục
2.2.3.1. Một số yêu cầu trong tìm kiếm, tiếp nhận thông tin, học liệu số
Nhằm có được học liệu số phục vụ hoạt động dạy học, GV có thể chủ động tìm kiếm thông tin, học liệu số trên Internet (gọi chung là thông tin) hỗ trợ việc thiết kế nội dung dạy học. Để thông tin tìm kiếm hoặc tiếp nhận được đáp ứng mục tiêu, nội dung dạy học và tiết kiệm được thời gian thì GV cần có một số kĩ năng trong tìm kiếm cũng như tiếp nhận thông tin sau:
- Xác định đúng mục tiêu, yêu cầu tìm kiếm, tiếp nhận thông tin: phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, thuần phong mĩ tục, …; phù hợp với dạng học liệu số dự kiến triển khai trong hoạt động dạy học (văn bản, hình ảnh, hình ảnh động, video, bảng dữ liệu,…).
- Có kĩ năng tìm kiếm thông tin: Thực hiện các bước tìm kiếm thông tin hợp lí.
- Có kĩ năng nhận diện thông tin nhằm xác định mức độ chính xác và phù hợp của thông tin.
- Có kĩ năng kiểm chứng thông tin: kiểm tra nguồn tin, kiểm tra tên miền truy cập, kiểm tra thông tin đơn vị chủ quản nguồn tin, kiểm tra nội dung thông tin, tìm hiểu về chủ thể đưa tin (thái độ, trình độ, mục đích, …).
2.2.3.2. Tìm kiếm thông tin, học liệu số và đánh giá kết quả tìm kiếm
Việc tìm kiếm thông tin, học liệu số là một kĩ năng quan trọng để hỗ trợ giáo viên trong việc khai thác học liệu số, thực hiện các chuỗi các hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Có thể tiến hành theo 5 bước dưới đây để tìm kiếm thông tin, học liệu số bao gồm cả việc kiểm tra, đánh giá kết quả tìm kiếm thông tin, học liệu số:
Bước 1: Phân tích mục đích và yêu cầu tìm kiếm
Việc phân tích mục đích, yêu cầu tìm kiếm nên căn cứ vào phần nội dung kiến thức của yêu cầu cần đạt. Đây là cơ sở để xác định từ khoá cho câu lệnh cần dùng để tìm kiếm. Tiếp theo, cần xác định dạng học liệu số sẽ dùng trong tổ chức hoạt động học là hình ảnh, hình ảnh động, hay video, …
Bước 2. Diễn đạt cú pháp của câu lệnh tìm kiếm
Cú pháp của câu lệnh tìm kiếm là cách thức mà người dùng sử dụng để liên kết các từ/thuật ngữ/khái niệm từ khoá một cách phù hợp. Để có được câu lệnh tìm kiếm hiệu quả thì cần biết các “nguyên tắc tìm kiếm” của công cụ, như:
- Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Không cần nhập cả một câu đầy đủ vào lệnh tìm kiếm. Thay vào đó, có thể nhập một số trong các từ/thuật ngữ/khái niệm quan trọng nhất.
- Nếu nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp, và ngược lại.
- Đặt từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép “ ” hoặc đặt dấu - giữa các cụm chữ trong từ tìm kiếm sẽ thu hẹp phạm vi tìm kiếm; Đặt dấu + phía trước các từ mà muốn từ đó phải xuất hiện; Đặt chữ AND nếu muốn nhiều thuật ngữ phải xuất hiện; Đặt chữ OR giữa các từ tìm kiếm nếu muốn một trong các thuật ngữ xuất hiện; …
- Có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên quan đến dạng học liệu số mà GV cần tìm giới hạn theo định dạng file (.pdf, .docx, .mp4, .gif…).
Bước 3: Phân nhóm yêu cầu thông tin tìm kiếm
Việc phân nhóm các yêu cầu về thông tin giúp GV tìm kiếm hiệu quả và nhanh chóng hơn. Sự phân nhóm có thể bao gồm:
- Loại thông tin cần tìm sẽ thuộc chủ đề rộng hay hẹp, khái quát hay chuyên sâu.
- Từ/thuật ngữ/khái niệm định dùng trong câu lệnh cần điều chỉnh phù hợp để hạn chế nhiều cách hiểu do tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
Bước 4: Chọn công cụ/phần mềm tìm kiếm phù hợp
Có thể linh hoạt trong chọn các công cụ tìm kiếm khác nhau để đạt được mục đích đặt ra đồng thời tích luỹ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng tìm kiếm. Các công cụ phổ biến đối với GV hiện nay là Google và các trang web chuyên ngành, kho dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc các nhà xuất bản, … Ngoài ra, GV có thể tìm sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm hơn trong việc tìm kiếm thông tin có liên quan.
Bước 5. Đánh giá kết quả tìm kiếm
Lượng thông tin trên Internet rất phong phú, rất có lợi cho người tìm. Tuy nhiên, với bất kì thông tin nào tìm được từ Internet đều cần phải được đánh giá, kiểm tra độ khách quan, cập nhật và tính bản quyền, ... Việc đánh giá thông tin cần căn cứ vào:
- Kết quả tự kiểm chứng thông tin (đã trình bày ở mục 2.4.1.1) trong đó trước tiên nên tìm hiểu địa chỉ trang web thông tin;
- Sự phù hợp giữa thông tin với mục tiêu và nội dung dạy học;
- Thông tin về trình độ, thái độ và thành kiến của tác giả/nhóm tác giả/tổ chức công bố hay quản lí nguồn thông tin;
- Tính cập nhật của thông tin (thời điểm công bố thông tin, nội dung của thông tin)
- Tính sở hữu hay bản quyền của thông tin và sự cho phép khai thác, sử dụng nhằm mục đích dạy học, giáo dục trực tiếp cho học sinh.
Nếu kết quả tìm kiếm chưa đạt so với yêu cầu, GV hãy xem xét lại các bước mình đã thực hiện, diễn đạt lại câu lệnh tìm kiếm, sử dụng các từ tìm kiếm khác, hoặc thậm chí xem xét lại nhu cầu thông tin của mình.
2.2.3.3. Một số lưu ý khi sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, học liệu số và tham gia mạng xã hội
Trong quá trình sử dụng Internet phục vụ mục đích ứng dụng CNTT trong dạy học, GV còn có thể tham gia các mạng xã hội. Với các hoạt động trên mạng xã hội, GV hết sức chú ý tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, … Tuy nhiên, vì không phải trường hợp nào GV cũng có thể nhận rõ đâu là giới hạn vi phạm bởi có sự phức tạp của vấn đề hoặc có quá nhiều điểm “mờ” trong các quy định. Vì vậy, bên cạnh việc có ý thức tìm hiểu các quy định, GV phải chủ động tránh một số hành vi:
- Vi phạm pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ trong đó có sản phẩm phần mềm máy tính và học liệu số;
- Tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không phù hợp quy định của pháp luật, trái với thuần phong, mĩ tục, …;
- Vi phạm quyền nhân thân, uy tín của cá nhân và tổ chức;
- Vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Vi phạm việc bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng;
- Tuyên truyền, phát tán các nội dung xuyên tạc lịch sử, xúc phạm hoặc phân biệt đối xử về tôn giáo, về giới, về chủng tộc, về vùng miền, …
2. Đáp án tự luận module 9 môn Tiếng Việt - Nội dung 3
Nội dung 3 Hoạt động 9
Trao đổi và thảo luận về các công cụ, phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục môn học/HĐGD đang đảm nhiệm. Tìm hiểu và đề xuất các công cụ, phần mềm, nền tảng/hệ thống đặc thù của môn học/HĐGD.
TRẢ LỜI: Trao đổi và thảo luận về các công cụ, phần mềm thông dụng hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục môn học/HĐGD đang đảm nhiệm:
- Phần mềm Padlet hỗ trợ HS trong việc nộp bài tập thực hành, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau trong việc thực hiện sản phẩm
- Phần mềm Quizizz hỗ trợ soạn giảng câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra, đánh giá.
- Phần mềm Azota hỗ trợ kiểm tra, đánh giá.
- Các phần mềm hỗ trợ rất hiệu quả và dễ dàng cho HS sử dụng, Gv có thể sử dụng đường link gửi cho BGh kiểm tra việc dạy và học đặc biệt trong thời gian học trực tuyến này.
Tìm hiểu và đề xuất các công cụ, phần mềm, nền tảng/hệ thống đặc thù của môn học/HĐGD: Phần mềm Zoom, Ms Team, Google Meet giảng dạy trực tuyến.
Nội dung 3 Hoạt động 10
Phân tích một số tình huống dạy học có ứng dụng các công cụ, phần mềm đã được trình
bày trong tài liệu đọc. Sự phối hợp của các công cụ, phần mềm đối với môn học/HĐGD
của Thầy/Cô như thế nào?
TRẢ LỜI: GV tổ chức cho HS làm bài tập chính tả lựa chọn d-/gi-, an/ ang bằng thao tác kéo thả trên phần mềm ActivInspire trong bài Khu rừng kì lạ dưới đáy biển (Bộ sách Chân trời sáng tạo, Tiếng Việt 1, tập 2, NXB GD), yêu cầu “Phân biệt d/gi; an/ ang bằng cách điền vào chỗ trống”
Gợi ý các thao tác và xử lí tình huống:
- Bước 1: Sử dụng phần mềm ActivInspire để tạo bài tập lựa chọn trên slide bài giảng: Tên hoạt động, nội dung hoạt động, tranh và chữ phù hợp với nội dung bài học.
- Bước 2: Cài đặt nội dung ActivInspire đã soạn vào Bảng tương tác.
- Bước 3: Giới thiệu bài tập 3, 4 cho HS: Đặt chữ d/ gi và an/ ang vào ô thích hợp và hướng dẫn HS thao tác kéo thả trên ActivInspire.
- Bước 4: Chia nhóm và đại diện nhóm lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Bước 5: GV thông báo cho HS kết quả tại lớp; HS nghe nhận xét kết quả và điều chỉnh hoạt động học tập, GV điều chỉnh hoạt động dạy học (nếu cần).
Nội dung 3 Hoạt động 11
Qua phân tích và đánh giá việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học và giáo dục một trường hợp cụ thể đã trình bày trong tài liệu đọc, Thầy/Cô hãy vận dụng tình huống dạy học này bằng cách đưa vào trong một chủ đề học tập/bài dạy tương tự trong môn học/HĐGD của mình, phân tích và ghi chú những điểm khác biệt đối với môn học/HĐGD đang đảm nhiệm.
Dưới đây là mô tả sơ lược phương án ứng dụng CNTT trong hoạt động Viết, câu, đoạn, văn bản (Luyện tập giới thiệu đồ vật quen thuộc) (Tiếng Việt; lớp 2 để minh hoạ các định hướng đã trình bày và cũng có thể dùng để nghiên cứu trường hợp.
Thông tin chung | Chủ đề học tập: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ BÀI: CÁI BÀN HỌC CỦA TÔI Môn học: Tiếng Việt – Khối lớp: 2 Thời gian thực hiện: 2 tiết |
Hoạt động minh hoạ | Khám phá (8 phút) |
Mục tiêu | - HS nắm được các ý khi cần nói/ viết về một đồ dùng trong gia đình. |
Thiết bị dạy học | - Phần mềm Ayoa - Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác. |
Nội dung | - Tranh đồ dùng quen thuộc của HS đem đến lớp và hệ thống câu hỏi gợi ý. |
Phân tích và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin
Tiêu chí quan tâm: mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí được thể hiện với 3 mức độ:
Mức độ | Mô tả tiêu chí |
1 | Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện đƣợc sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành nhƣng chưa mô tả rõ cách thức mà HS hoạt động với thiết bị dạy học và học liệu đó. |
2 | Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; cách thức mà HS hành động đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng. |
3 | Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập HS phải hoàn thành; cách thức HS hoạt động đọc/ viết/ nghe/ nhìn/ thực hành với thiết bị dạy học và học liệu được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. |
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị công nghệ và học liệu số trong hoạt động học tập của HS. Cần áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để HS khai thác, sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị công nghệ và học liệu số một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Để xem xét sự phù hợp của phƣơng tiện, thiết bị và học liệu đã lựa chọn phù hợp với phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương án và công cụ đánh giá được m ô tả trong KHBD, có thể đặt ra một số câu hỏi cụ thể như sau:
- Thiết bị dạy học và học liệu có tích hợp vào bài dạy một cách cần thiết và hợp lí không?
- Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với sản phẩm học tập không?
- Thiết bị dạy học và học liệu có phù hợp với cách thức HS hoạt động không?
- Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?
3. Bài tập cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt
4. Sản phẩm cuối khóa module 9 môn Tiếng Việt
Đáp án tự luận Module 9 môn Tiếng Việt Tiểu học được VnDoc chia sẻ trên đây. Với Đáp án tự luận Module 9 môn Tiếng Việt đầy đủ, các bạn có thể tham khảo để hoàn thiện sản phẩm cuối khóa Module 9 của mình tốt hơn. Ngoài ra VnDoc còn tổng hợp rất nhiều tài liệu liên quan đến Module 9 tiểu học, thầy cô cùng tham khảo nhé.
- Bài tập cuối khóa Module 9 Tiểu học - Tất cả các môn
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tiếng Việt
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Đạo Đức
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tự nhiên xã hội
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Giáo Dục Thể Chất
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Hoạt động trải nghiệm
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tin học
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Mĩ thuật
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Khoa học
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Âm nhạc
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Lịch sử - Địa Lý