Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tính lương hưu mới nhất cho viên chức là giáo viên

Cách tính lương hưu cho viên chức là giáo viên và mức lương hưu hằng tháng của giáo viên như thế nào? VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn hướng dẫn cách tính mới nhất cùng công thức tính lương hưu cho giáo viên chính xác nhất. Mời các thầy cô cùng tham khảo để nắm rõ về chế độ hưu trí ngành giáo dục.

Dưới đây là bài viết tổng hợp về cách tính lương hưu cho viên chức là giáo viên và mức lương hưu hằng tháng của giáo viên các cấp tiểu học, THCS, THPT.

Tuổi nghỉ hưu

Theo khoản 2, Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường vào năm 2021 là:

Giáo viên nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028, 60 tuổi với nữ vào năm 2035.

Tuổi, mức hưởng lương hưu của giáo viên năm 2021 - Ảnh 1.
Ttuổi nghỉ hưu của giáo viên nữ làm việc trong điều kiện bình thường vào năm 2021 là đủ 55 tuổi 4 tháng

Theo quy định hiện hành tại Điều 187 Bộ Luật Lao động 2012, tuổi nghỉ hưu của giáo viên được tính là khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Ngoài ra, theo Điều 169 Bộ luật này, giáo viên có thể về hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Nghỉ hưu trước tuổi (về hưu ở tuổi thấp hơn) nếu giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 1-1-2021. Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi quy định nêu trên.

- Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% được về hưu khi đủ 55 tuổi 3 tháng với nam và 50 tuổi 4 tháng với nữ.

- Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, tuổi nghỉ hưu được tính là đủ 50 tuổi 3 tháng với nam, 45 tuổi 4 tháng với nữ.

Giáo viên đủ tuổi theo quy định trên, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được xét nghỉ hưu và hưởng lương hưu (điều kiện về hưu quy định khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung Luật BHXH2014 ).

Như vậy, có thể thấy tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2021 sẽ tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ so với tuổi nghỉ hưu hiện hành.

Hưởng trợ cấp và tiền lương hưu hàng tháng của giáo viên

Tôi là giáo viên, sinh ngày 12/06/1963. Tôi đóng bảo hiểm từ tháng 02/1984. Hiện nay tôi đủ điều kiện về nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 108/2014/NĐ- CP vào thời điểm ngày 01/06/2016. Mức lương lúc đó hưởng theo hệ số 4,89 được 2 năm 7 tháng. Tôi muốn tính số tiền được trợ cấp và tiền lương hưu hàng tháng.

Cách tính lương hưu cho viên chức là giáo viên

Nếu quyết định tôi được nghỉ hưu từ tháng 3/2016 vào thời điểm đó chưa tăng lương tối thiểu cho CBCNVC thì tôi có được hưởng tăng 8% như đối tượng nghỉ hưu không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Theo như thông tin bạn cung cấp: Thời điểm đó bạn 53 tuổi, là giáo viên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 32 năm và đủ điều kiện về nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP vào ngày 1/06/2016.

Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định:

"2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;"

Khi bạn đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện này ngoài lương hưu hàng tháng, thì bạn sẽ được hưởng các khoản trợ cấp và chế độ sau:

  • Mức lương hưu hằng tháng theo Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho 15 năm đóng bảo hiểm, sau đó cứ mỗi năm tăng lên 3% đối với nữ; mức tối đa là 75%;
  • Không bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu (2%) khi nghỉ hưu trước tuổi;
  • Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
  • Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (Tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội 2006 là 55 tuổi đối với nữ). Theo đó, bạn có 2 năm nghỉ hưu trước tuổi nên bạn sẽ được trợ cấp 06 tháng tiền lương cho 2 năm nghỉ hưu trước tuổi.

Mặt khác, bạn muốn hỏi việc tăng 8% mức lương hưu. Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 09/2015/NĐ-CP quy định: "1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng." – thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này. Theo đó, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng này.

Cách tính lương hưu hàng tháng khi nghỉ hưu từ năm 2017

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là giáo viên cấp 1 từ 9/1987, đến 12/4/2017 tôi nghỉ hưu (đúng 55 tuổi). Sau khi nghỉ hưu thì hàng tháng lương tôi sẽ nhận được là bao nhiêu? Cách tính như thế nào? Rất mong được tư vấn.

Trả lời:

VnDoc.com xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

"1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp."

Trong trường hợp này, bạn thuộc đối tượng quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, là nữ, đủ độ tuổi nghỉ hưu và đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tính đến ngày 12/4/2017 (9/1987 đến 12/4/2017). Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của bạn sẽ được tính theo khoản 1 điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

"1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%".

Tính từ tháng 9/1987 đến 12/4/2017 được 29 năm 7 tháng tham gia bảo hiểm xã hội.

Khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương hưu hàng tháng như sau: "2. Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm."

Như vậy, cách tính lương hưu hàng tháng của bạn như sau:

  • 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 45%
  • 15 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%, 15 x 3% = 45%
  • Tổng 2 tỷ lệ trên = 45% + 45% = 90%

Tuy nhiên, mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điểm b) Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

"1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
.....

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;"

Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng của bạn là 75% mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Mời các bạn tham khảo thêm ví dụ dưới đây để biết về sự thay đổi lương hưu từ 2018:

Mức lương hưu hằng tháng của giáo viên

Tôi là giáo viên THCS. Thời gian công tác 10/10/1996 đến 24/10/2017, đủ 55 tuổi. Sau khi nghỉ hưu thì hàng tháng lương tôi sẽ nhận được là bao nhiêu? Cách tính như thế nào?

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Con gái nhỏ của Ba
    Con gái nhỏ của Ba

    cho tôi hỏi. tôi làm giáo viên thcs từ 5/9/2004 đến nay 2021, nếu tôi xin nghĩ vì lí do bằng cấp (tôi có bằng cao đẳng nhưng từ năm 2021 bộ GD đòi bằng Đại học) thì tôi sẽ được hưởng trợ cấp gì không? xin cám ơn

    Thích Phản hồi 31/08/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm