Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ năm 2022 chi tiết nhất
Bên cạnh bảng lương mới của giáo viên, còn có nhiều quy định liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên. Mời các bạn tham khảo để nắm rõ Hướng dẫn chuyển hạng giáo viên từ cũ sang mới như thế nào.
Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp
Hiện nay việc phân hạng giáo viên các cấp được căn cứ dựa trên tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…Việc phân hạng giáo viên nhằm mục đích tạo ra động lực phấn đấu không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên. Từ ngày 20/3/2021, giáo viên đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp theo các Thông tư liên tịch cũ sẽ được bổ nhiệm sang hạng mới tương ứng. Dưới đây là hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ năm 2021:
1. Chuyển hạng cho giáo viên là gì?
Theo quy định của Luật viên chức năm 2010 thì khái niệm về chức danh nghề nghiệp như sau: Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo quy định mới nhất năm 2021 được phân thành 3 hạng. Việc phân chia này dựa trên các tiêu chí đánh giá về trình độ chuyên môn và nhiệm vụ của từng hạng. Kể từ ngày 20/3/2021, giáo viên đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp theo các Thông tư liên tịch cũ sẽ được bổ nhiệm sang hạng mới tương ứng.
2. Chuyển hạng cho giáo viên để làm gì?
Trước khi ban hành quy định thống nhất về phân hạng giáo viên các cấp học, thì việc phân hạng giáo viên các cấp: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật như Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT/BGDDT-BNV, Thông tư liên tịch 21/2015/TT- BGDĐT-BNV…điều này gây khó khăn trong việc quản lý và thống nhất trong các văn bản pháp luật.
Từ ngày 20/3/2021, giáo viên đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp theo các Thông tư liên tịch cũ sẽ được bổ nhiệm sang hạng mới tương ứng. Giáo viên đang giữ chức danh nghề nghiệp theo TTLT cũ cần thiết làm các thủ tục để chuyển sang hạng mới để đảm bảo được hưởng những quyền lợi của mình.
3. Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp
3.1. Chuyển hạng đối với giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT như sau:
Hạng cũ | Hạng mới | Điều kiện chuyển hạng |
Hạng IV (Mã số V.07.02.06) | Hạng III (Mã số V.07.02.26) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng III mới (trong đó không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III) Căn cứ: Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 6 Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT |
Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đạo tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) | ||
Không chuyển hạng nếu chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) | ||
Hạng III (mã số V.07.02.05) | Hạng III (Mã số V.07.02.26) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng III mới (phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III). (Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) |
Hạng II (mã số V.07.02.04 | Hạng II (mã số V.07.02.25) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng II mới (phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II). (Điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) |
Hạng III (Mã số V.07.02.26) | Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng II mới. Lưu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng II mà không cần thi/xét thăng hạng. (Khoản 3 Điều 7 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) |
Lưu ý: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư mới.
Xem thêm: Từ 20/3/2021, giáo viên mầm non được tăng lương và xếp hạng mới thế nào?
3.2.Chuyển hạng đối với giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau:
Hạng cũ | Hạng mới | Điều kiện chuyển hạng |
Hạng IV (mã số V.07.03.09) | Hạng III (mã số V.07.03.29) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng III mới (trong đó không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III) (Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 7 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) |
Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm) và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đạo tạo (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) | ||
Không chuyển hạng nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm), nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) | ||
Hạng III (mã số V.07.03.08) | Hạng III (mã số V.07.03.29) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng III mới (trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III) (Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) |
Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm) và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đạo tạo. (Khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) | ||
Không chuyển hạng nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm), nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên. (Khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) | ||
Hạng II (mã số V.07.03.28) | Hạng II (mã số V.07.03.28) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng II mới (trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II) (Điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) |
Hạng III (mã số V.07.03.29) | Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên tiểu học hạng II mới. Luu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng II mà không cần thi/xét thăng hạng. (Khoản 3 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT) |
Lưu ý: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III quy định tại Thông tư mới.
Xem thêm: Cách xếp hạng và chuyển, xếp lương giáo viên Tiểu Học công lập theo Thông tư 02
3.3. Chuyển hạng đối với giáo viên trung học cơ sở (THCS)
Giáo viên THCS đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT như sau:
Hạng cũ | Hạng mới | Điều kiện chuyển hạng |
Hạng III (mã số V.07.04.12 | Hạng III (mã số V.07.04.32) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo THCS học hạng III mới (trong đó không yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng III) (Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 5 Điều 10 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT) |
Không chuyển hạng, giữ nguyên hạng cũ cho đến khi nghỉ hưu nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm) và không thuộc đối tượng phải đi học để nâng chuẩn đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT) | ||
Không chuyển hạng nếu chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm), nếu thuộc trường hợp phải nâng chuẩn thì khi đã có bằng đủ chuẩn thực hiện chuyển hạng như trên. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT) | ||
Hạng II (mã số V.07.04.11) | Hạng II (mã số V.07.04.31) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo THCS học hạng II mới (trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II) (Điểm b Khoản 1 Điều Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT) |
Hạng III (mã số V.07.04.32) | Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng II mới. Lưu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng II mà không cần thi/xét thăng hạng. (Khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT) | |
Hạng I (mã số V.07.04.10) | Hạng I (mã số V.07.04.30) | Đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo THCS học hạng I mới (trong đó yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng I) (Điểm c Khoản 1 Điều Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT) |
Hạng II (mã số V.07.04.31) | Không đạt đủ các tiêu chuẩn chức danh giáo viên THCS hạng I mới. Lưu ý: Khi đã đủ chuẩn thì được bổ nhiệm hạng I mà không cần thi/xét thăng hạng. (Khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT) |
Lưu ý: Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV được công nhận là tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II quy định tại Thông tư mới.
Xem thêm: Lương và tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS từ 20/3/2021
3.4. Chuyển hạng đối với giáo viên trung học phổ thông (THPT)
Giáo viên THCS đã được bổ nhiệm vào các hạng theo Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nay chuyển hạng theo Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT như sau:
Hạng cũ | Hạng mới | Điều kiện chuyển hạng |
Hạng I (mã số: V.07.05.13) | Hạng I (mã số: V.07.05.13) | Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT theo quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được xếp hạng chức danh nghề nghiệp tương đương. (Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT) |
Hạng II (mã số: V.07.05.14) | Hạng II (mã số: V.07.05.14) | |
Hạng III (mã số: V.07.05.15) | Hạng III (mã số: V.07.05.15) |
Xem thêm: Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới nhất năm 2022
Tham khảo một số câu hỏi về hướng dẫn chuyển xếp lương với giáo viên bổ nhiệm lại hạng mới:
Câu hỏi 1:
Bà Phạm Hạnh là giáo viên tiểu học, đã có 29 năm công tác. Hiện nay ngành giáo dục huyện nơi bà sinh sống đang xếp lại ngạch lương theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, tuy nhiên bà Hạnh thấy có nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện dẫn đến thiệt thòi cho nhiều giáo viên đặc biệt là giáo viên công tác lâu năm cụ thể như sau:
Hiện tại có một số giáo viên tốt nghiệp đại học đã và đang công tác đang giữ ngạch giáo viên hạng II có hệ số lương 3,0; 3,33; 3,66 được đề nghị xếp vào bậc 1 của bảng lương viên chức hạng II giữ hệ số 4,0.
Như vậy, có người được lợi từ 3 năm đến 9 năm công tác. Bà Hạnh băn khoăn: Cách xếp lương này có đúng quy định không? Tôi hiện là giáo viên hạng II cũ, tháng 12.2021 được nâng lương thường xuyên đến bậc 9/9 hệ số 4,98 nay lại được đề nghị xếp vào bậc 3/8; hệ số 4,68 như vậy có đúng không?
Trả lời:
Việc bổ nhiệm và xếp lương giáo viên tiểu học thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 2.2.2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
Quy định về thời gian giữ hạng tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT là quy định đối với trường hợp viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học từ hạng III (mã số V.07.03.29) lên hạng II (mã số V.07.03.28).
Trường hợp của bà Hạnh không phải là thi hoặc xét thăng hạng mà là bổ nhiệm lại hạng chức danh nghề nghiệp từ quy định cũ (Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định mới (Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT) nên không cần phải xét tiêu chuẩn về thời gian giữ hạng.
Tuy nhiên, người được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó và người trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức sau khi hết thời gian tập sự theo quy định sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp, xếp lương tương ứng với vị trí việc làm đã trúng tuyển (Luật Viên chức 2010), không căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn chức danh đã trúng tuyển.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát lại các trường hợp mà địa phương căn cứ vào trình độ đào tạo đã bổ nhiệm vào hạng cao hơn hạng được tuyển dụng để báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh có phương án giải quyết theo đúng quy định.
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25.5.2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật, trong đó có quy định về mốc nâng lương lần sau, hệ số chênh lệch bảo lưu... để bảo đảm quyền lợi của giáo viên khi chuyển xếp lương.
Câu hỏi 2:
Ông Vũ Thái Sơn (Lâm Đồng) sinh tháng 4/1968, vào ngành Giáo dục và tham gia BHXH liên tục từ tháng 9/1992, hiện là giáo viên THCS hạng III, mã số V.07.04.12, bậc 10/10; hệ số 4,89, phụ cấp vượt khung 5% từ tháng 1/2021.
Ông Sơn có bằng tốt nghiệp đại học Sư phạm Toán (tháng 6/2019) và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II (tháng 8/2019), đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở. Ông Sơn hỏi, trường hợp của ông khi chuyển chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS mới thì xếp hạng và hệ số lương như thế nào?
Trả lời:
Việc bổ nhiệm và xếp lương giáo viên THCS thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32) và được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.32).
Nếu ông Vũ Thái Sơn đã đạt các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II thì ông có thể đăng ký để dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II khi cấp có thẩm quyền tổ chức.
Ông Sơn xem thêm tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập để chuẩn bị đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
.................................................
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên
Trên đây là nội dung chi tiết của Hướng dẫn chuyển hạng cho giáo viên các cấp từ năm 2022 chi tiết nhất. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.