Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp

Chế độ nghỉ hè và nghỉ phép của giáo viên các cấp hiện nay như thế nào? VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn bài viết dưới đây về những quy định nghỉ phép hàng năm của các giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết về chế độ nghỉ phép dành cho giáo viên các cấp dưới đây.

1. Quy định về chế độ nghỉ phép của giáo viên

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Sửa đổi, bổ sung điểm a, Khoản 3 tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT

4. Điểm a, khoản 3, Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

Theo đó chế độ nghỉ hằng năm và được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp nếu có của giá viên bao gồm 2 tháng nghỉ hè và các ngày nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác theo quy định của luật lao động, điều cần lưu ý ở đây đó là hai tháng nghỉ hè của giáo viên sẽ được tính thay cho ngày nghỉ phép hằng năm nên ngoài thời gian nghỉ hè này ra giáo viên chỉ có thể xin nghỉ lâu dài cho việc riêng ngoài các ngày quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 và không được hưởng lương và các khoản phụ cấp nếu được sự cho phép của ban giám hiệu nhà trường căn cứ theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động :

"Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."

2. Các trường hợp giáo viên nghỉ được hưởng nguyên lương

"Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương"

3. Mỗi giáo viên được nghỉ hè hai tháng

Theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT thì Bộ GD-ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Theo đó, từ ngày 6/12/2009, thời gian làm việc của giáo viên trong năm học là 42 tuần, thời gian nghỉ hè là hai tháng, hưởng nguyên lương và phụ cấp.

Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp

Trong khung thời gian làm việc trên, thời gian dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định đối với giáo viên tiểu học là 35 tuần, với giáo viên THCS và THPT là 37 tuần. Định mức tiết dạy trong một tuần của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên THCS 19 tiết, giáo viên THPT 17 tiết. Định mức tiết dạy của giáo viên phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp THCS, 15 tiết ở cấp THPT. Đối với giáo viên phổ thông dân tộc bán trú, định mức tiết dạy trong một tuần ở cấp tiểu học là 21 tiết, THCS 17 tiết. Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp THCS. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ hai đến ba tiết một tuần, tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định. Riêng hiệu trưởng, ngoài công tác quản lý phải dạy hai tiết một tuần, hiệu phó dạy bốn tiết một tuần. Bộ GD-ĐT cũng quy định, thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm là hai tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Chế độ làm việc này áp dụng từ ngày 6/12.

4. Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm

- Hỏi: Tôi là giáo viên của một trường THCS công lập. Do yêu cầu công việc của nhà trường nên tôi không được nghỉ. Vậy trong năm học tôi muốn xin nghỉ phép để giải quyết việc gia đình có được không?

Theo quy định thì chế độ nghỉ phép hằng năm của tôi được quy định thế nào?

- Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạọ quy định về thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên như sau: Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: Nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể:

- Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Còn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm đối với cán bộ công chức, viên chức lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 57/2014/TT-BTC) quy định về phạm vi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các khoản sau đây:

- Tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép hàng năm.

- Thanh toán tiền lương hoặc tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm".

Căn cứ các quy định nêu trên, bạn là giáo viên đang giảng dạy tại một trường công lập, do đó, thời gian nghỉ hè 02 tháng sẽ được tính là thời gian nghỉ phép hằng năm được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của nhà trường, hiệu trưởng có thể bố trí thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên một cách hợp lý theo quy định.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm