Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam trong chương trình Tiểu học

Tổng hợp thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam trong chương trình Tiểu học là tài liệu hay dành cho các em học sinh Tiểu học giúp các em mở rộng vốn từ trong môn Tiếng Việt lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5. Để tham khảo chi tiết kho tàng ca dao tục ngữ, các câu ca dao tục ngữ về học tập, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Thành ngữ, tục ngữ cấp tiểu học

Kho tàng ca dao, tục ngữ đóng góp vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Ca dao tục ngữ nói về tất cả các chủ đề, hiện tượng, sự việc khác nhau trong đời sống nhân dân. Từ những đức tính tốt đẹp con người cần có như cần cù, chăm chỉ, đoàn kết, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình đến tình yêu thương đồng bào; những bài học lao động sản xuất được đúc kết qua nhiều đời,… Hãy cùng xem ngay thành ngữ, tục ngữ cấp tiểu học thường hay gặp ý nghĩa như sau:

Cây ngay không sợ chết đứng: Ý nói những người sống không thẹn với lòng, sống đúng lương tâm và những giá trị đạo đức trong xã hội thì họ sẽ không việc gì phải sợ những tin đồn thất thiệt, những lời vu khống, hãm hại của những kẻ tiểu nhân.

Chết đứng còn hơn sống quỳ: Thà chết một cách đoàng hoàng ,hiên ngang còn hơn sống nhục nhã đớn hèn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Ý nói khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải trân trọng công lao của những người đã tạo ra nó, nhận được sự giúp đỡ của người khác cần phải biết ơn.

Có công mài sắt, có ngày nên kim: Ý khuyên răn con người nên học hỏi, nên cố gắng, kiên trì làm việc đến cùng. Chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Chó treo mèo đậy: Ý nόi chύng ta phἀi biết cẩn thận, biết cάch cất giữ đồ ᾰn thức uống trước những loài vật nuôi trong nhà. Từ đó chúng ta phải biết đề cao cảnh giác.

Chọn bạn mà chơi: Ý khuyên người ta cần biết chọn bạn bè tốt để chơi, chọn địa điểm, láng giềng tốt mà ở, để khỏi nhiễm phải thói hư tật xấu và khỏi bị vạ lây.

Ăn cây nào, rào cây ấy: Cho ta thấy là lối sống ích kỷ, hẹp hòi, có thể gây ảnh hưởng đến người khác. Thậm chí không có sự chia sẻ với người xung quanh, sẵn sàng “dẫm đạp” lên người khác để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo: Khuyên chúng ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc.

2. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ lớp 1

Dưới đây là tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ lớp 1 hay nhất:

Những câu ca dao, tục ngữ lớp 1

  • Rẻ như bèo.
  • Rối như tơ vò.
  • Run như cầy sấy.
  • Ruột đau như cắt.
  • Say như điếu đổ.
  • Sướng như tiên.
  • Thuộc như lòng bàn tay.
  • Thủy chung như nhất.
  • Trắng như bông.
  • Trơ như đá.
  • Trộm cắp như rươi.
  • Trước sau như một.
  • To như cột đình.
  • Ướt như chuột lột.
  • Vắng như chùa Bà Đanh.
  • Y như rằng.
  • Yếu như sên.
  • Xanh như tàu lá chuối

3. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ lớp 2

  • Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • Chị ngã, em nâng.
  • Cây ngay không sợ chết đứng.
  • Chân cứng đá mềm.
  • Cái răng,cái tóc là góc con người.
  • Cá lớn nuốt cá bé.
  • Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
  • Lá lành đùm lá rách
  • Uống nước nhớ nguồn
  • Ở hiền gặp lành
  • Thương người như thể thương thân
  • Nhát như thỏ đế.
  • Ngáy như sấm.
  • Ngọt như mía lùi.
  • Ruột đau như cắt.
  • Sướng như tiên.
  • Thuộc như lòng bàn tay.
  • Trắng như bông.
  • Trước sau như một.
  • To như cột đình.
  • Ướt như chuột lột.

4. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ lớp 3

1. Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

2. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

3. Con hơn cha là nhà có phúc

4. Chị ngã, em nâng

5. Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

6. Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

7. Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.

8. Học thầy không tày học bạn

9. Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

10. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

11. Ếch ngồi đáy giếng

Những câu ca dao, tục ngữ lớp 3

12. Thầy bói xem voi

13. Tiên học lễ, hậu học văn

14. Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

15. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

16. Không thầy đố mày làm nên

17. Nhát như thỏ đế.

18. Ngáy như sấm.

19. Ngọt như mía lùi.

20. Nợ như Chúa Chổm.

21. Nổ như pháo.

22. Rối như tơ vò.

23. Run như cầy sấy.

24. Ruột đau như cắt.

25. Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

26. Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

27. Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

28. Tới đây xứ sở lạ lùng,

Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.

29. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn,

Núi bao nhiêu tuổi, núi còn trơ trơ.

30. Ruộng đồng mặc sức chim bay,

Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.

31. Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

32. Trời cao, cao bấy không xa,

Đất kia rộng vậy thế mà dày sâu.

Bể xa mây nước mù mù,

Biết mô cửa lạch, biết mô sông cùng.

33. Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm,

Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời.

34. Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

35. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở

36. Ra đi vừa gặp bạn hiền

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời

37. Bạn bè là nghĩa tương thân.

Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.

38. Lên thác xuống ghềnh

39. Nhanh như chớp

40. Bảy nổi ba chìm

41. Tối lửa tắt đèn

42. Sơn hào hải vị

43. Nem công chả phượng

44. Khỏe như voi

45. Lời ăn tiếng nói

46. Một nắng hai sương

47. Ngày lành tháng tốt

48. Sinh cơ lập nghiệp

49. Nhà tranh vách đất

50. Gan vàng da sắt

51.  Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ

52. Chó cắn áo rách

53. Lời ăn tiếng nói

54. Quê cha đất tổ

55. Nơi chốn rau cắt rốn

56. Gạn đục khơi trong

57. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

58. Hẹp nhà rộng bụng

59. Xấu người đẹp nết

60. Trên kính dưới nhường

61. Đi ngược về xuôi

62. Đi một ngày đàng học một sàng khôn: Đi một ngày bên ngoài sẽ thêm nhiều hiểu biết. Vào đời hoà nhập với xã hội rộng lớn thì học được nhiều điều hay làm cho ta thêm khôn lớn, mở mang được trí óc.

63. Đói cho sạch rách cho thơm: Dù phải sống khó khăn thiếu thốn con người cũng luôn phải giữ được phẩm chất đạo đức trong sáng đẹp đẽ.

64. Đổ mồ hôi sôi nước mắt: Làm lụng vất vả, cực nhọc bỏ nhiều công sức.

65. Đồng trắng nước trong: Nơi đồng trũng nước ngập, khó bề cày cấy, trồng trọt để làm ăn sinh sống nên ít người lui tới (nước trong).

66. Đồng sức đòng lòng: Chung lòng góp sức lại với nhau.

67. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần những người xấu, hoàn cảnh xấu thì cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Gần những người tốt, hoàn cảnh tốt thì cũng sẽ có phẩm chất trong sáng, đẹp đẽ.

68. Gầy như cò hương: Gầy gò và cao lêu nghêu.

69. Giẫy lên như đỉa phải vôi: Có thái độ, cử chỉ phản ứng một cách mạnh mẽ.

70. Giấy rách phải giữ lấy lề: Dù nghèo đói khó khăn, con người cũng phải giữ cho được phẩm chất trong sáng, nhân cách đẹp đẽ của mình.

71. Hai sương một nắng: ý nói sự vất vả nhọc nhằn của người nông dân phải làm việc liên tục trong ngày từ sáng sớm đến chiều tối.

72. Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai

73. Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

74. Ở đây gần bạn gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim.

75. Con hơn cha là nhà có phúc

76. Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

77. Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

78. Học là học biết giữ giàng

Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung

79. Làm người mà được khôn ngoan

Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay

Nghề gì đã có trong tay

Mai sau rồi cũng có ngày ích to.

80. Học là học để làm người

Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.

81. Học trò học hiếu học trung

Học cho đến mực anh hùng mới thôi.

5. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ lớp 4

5.1. Ca dao, tục ngữ lớp 4

  • Ăn không, ngồi rồi: người không lao động, làm việc, nhàn rỗi, không tốt.
  • Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ: không nên nói nhiều, kẻo nói lỡ lời (đa ngôn, đa quá).
  • Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.
  • Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả trong truyền thống của dân tộc ta.
  • Lá lành đùm lá rách: Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
  • Ăn lúc đói, nói lúc say: khi say rượu thường nói những lời dại dột, khó nghe.
  • Ăn mày đòi xôi gấc: nghèo mà ham của sang trọng, không xứng.
  • Cầu được ước thấy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.
  • Đứng núi này trông núi nọ: Chê người không yên tâm trong công việc của mình, chỉ muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác tưởng có lợi hơn.
  • Ước sao được vậy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.
  • Ước của trái mùa: Giễu người mong ước những điều không thể hợp với mình.
  • Ăn no ngủ kĩ, chẳng nghĩ điều gì: người không biết lo xa, được sung sướng, đầy đủ, không biết nghĩ đến tương lai.
  • Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành: khuyên sống ngay thật, đứng đắn thì lòng không phải thắc mắc lo ngại.
  • Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn
  • Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
  • Ba tháng con sẩy, bảy tháng con sa.
  • Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
  • Gieo gió gặt bão
  • Góp gió thành bão
  • Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • Gậy ông đập lưng ông.
  • Gạo chợ,nước sông,củi đồng,nồi đất.
  • Giấu đầu hở đuôi.
  • Gừng cay muối mặn
  • Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.
  • Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.
  • Máu chảy, ruột mềm.
  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  • Anh em hạt máu sẻ đôi.
  • Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • Giận quá mất khôn.
  • Gừng càng già càng cay.
  • Ghét của nào trời trao của nấy.
  • Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
  • Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
  • Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy.
  • Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
  • Đổi trắng thay đen.
  • Đúng mũi chịu sào.đa đa ích thiện
  • Đã nghèo còn mắc cái eo
  • Không thầy đố mày làm nên.
  • Trọng thầy mới được làm thầy.
  • Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
  • Dù ai nói ngả nói nghiêng,
    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
  • Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
    Rủ nhau đi cấy đi cày,
    Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
    Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
    Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
  • Khôn ngoan đối đáp người ngoài
    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
  • Anh em nào phải người xa
    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
    Anh em như thể tay chân
    Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
  • Trời cao, biển rộng, đất dày,
    Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
  • Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ,
    Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha.
  • Cầm kì thi họa
  • Cao lương mĩ vị
  • Cầm cân, nảy mực
  • Cành vàng, lá ngọc
  • Cần kiệm liêm chính
  • Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
  • Con hơn cha là nhà có phúc
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Chắc như đinh đóng cột
  • Con sâu bỏ rầu nồi canh
  • Cải tà quy chính
  • Cải tử hoàn sinh
  • Cải lão hoàn đồng
  • Bài binh bố trận
  • Ba hoa chính chòe
  • Có mới nới cũ
  • Xấu gỗ, tốt nước sơn.
  • Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
  • a chìm bảy nổi, chín lênh đênh
  • Bán anh em xa, mua láng giềng gần
  • Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời
  • Bán tín, bán nghi
  • Cá không ăn muối cá ươn

5.2. Các câu thành ngữ, tục ngữ lớp 4

  • Ai ơi đã quyết thì hành
    Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
    =>Khuyên ta đã định làm gì thì làm ngay và làm đến nơi đến chốn.
  • Ba chìm bảy nổi: Cuộc đời vất vả. Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều vất vả, khổ sở.
  • Có cứng mới đứng đầu gió: Phải có dũng khí mới đương đầu được với mọi khó khăn trắc trở.
  • Có vất vả mới thanh nhàn
    Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
    =>Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưng thành đạt mà được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn lọng che cho.- Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt.
  • Chân cứng đá mềm: ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim: Khuyên nên kiên trì, nhẫn nại làm việc, nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp.
  • Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. Khuyên phải cố gắng vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Chuột gặm chân mèo: Táo bạo làm một việc nguy hiểm.
  • Gan như cóc tía: Khen người dũng cảm không sợ nguy hiểm.
  • Gan lì tướng quân: Khen người gan dạ không sợ nguy hiểm.
  • Gan vàng dạ sắt: Dũng cảm, gan dạ, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
  • Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện mới biết con người có nghị lực, tài năng.
  • Nước chảy đá mòn: Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
  • Nước lã mà vã nên hồ
    Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
    =>Từ nước lã mà làm thành hồ ( bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không mà dựng nổi cơ đồ mới thật là tài giỏi, ngoan cường.- Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Từ bàn tay trắng làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.
  • Năm nắng mười mưa: Trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
  • Thua keo này, bày keo khác: Không được việc này, xoay sang việc khác.
  • Vào sinh ra tử: Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, gần kề cái chết.
  • Có trước có sau: ( Có thủy có chung): Khen người trước sao sau vậy, giữ vẹn tình nghĩa với người cũ.
  • Hiền như Bụt: Khen người nào rất hiền lành.
  • Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả trong truyền thống của dân tộc ta.
  • Lá lành đùm lá rách: Người có nhiều giúp người nghèo túng với tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

5.3. Thành ngữ, tục ngữ lớp 4 về ước mơ

  • Cầu được ước thấy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.
  • Đứng núi này trông núi nọ: Chê người không yên tâm trong công việc của mình, chỉ muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác tưởng có lợi hơn.
  • Ước sao được vậy: Mong gì được nấy, ý thỏa mãn.
  • Ước của trái mùa: Giễu người mong ước những điều không thể hợp với mình.

5.4. Thành ngữ, tục ngữ nói về cái đẹp lớp 4

  • Cái nết đánh chết cái đẹp: Người nết na hơn người có nhan sắc.
  • Chữ như gà bới: (Chữ như cua bò sàng): Chữ viết quá xấu, không thành chữ.
  • Đẹp người đẹp nết: Ngườibề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.
  • Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn.
  • Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo.
  • Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp.
  • Người thanh tiếng nói cũng thanh
  • Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự.
  • Trông mặt mà bắt hình dong
  • Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết như thế nào.
  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Sơn là vẻ bề ngoài. Nước sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ vật cũng chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài.
  • Xấu người đẹp nết: Người bề ngoài xấu nhưng tâm tính tốt.

5.5. Thành ngữ, tục ngữ nói về lòng dũng cảm lớp 4

  • Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh → Tình yêu nước không phân biệt nam hay nữ, chỉ cần kẻ thù xâm phạm đến lãnh thổ quốc gia phận “liễu yếu đào tơ” cũng ra trận.
  • Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con → Nếu không có gan làm việc lớn thì sao gặt hái được thành công lớn.
  • Có cứng mới đứng đầu gió → Người đủ mạnh mới dám đương đầu với gian nan. Sóng gió là điều ai cũng phải trải qua trong cuộc sống, do đó hãy rèn giũa bản thân thật tốt để luôn sẵn sàng chống trả những khó khăn.
  • Chớ thấy sóng cả mà ngã (rã) tay chèo → Đừng thấy khó khăn mà bỏ cuộc vì không gì là không thể. Sự cố gắng không chắc sẽ giúp ta vượt qua chông gai nhưng bỏ cuộc đồng nghĩa với thất bại.
  • Đã sợ đừng làm, đã làm đừng sợ → Nếu đã có gan làm việc xấu thì đừng sợ người khác biết. Nếu đã sợ người khác biết việc mình làm thì tốt nhất đừng làm vì không có chuyện gì là có thể che giấu mãi.
  • Thắng không kiêu, bại không nản → Khi đạt được thành công không quá tự mãn, kiêu căng, khoe khoang, khi thất bại không được nản lòng, nản chí mà từ bỏ, đó mới là biểu hiện của người thông minh, tài đức thật sự.

5.6. Các câu thành ngữ, tục ngữ lớp 4 ấn tượng

Đọc thêm Các Câu Thành Ngữ Tục Ngữ Lớp 4 hay, ấn tượng và được mọi người yêu thích

  • Lành như đất: Khen người nào rất hiền lành.
  • Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ: Một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.
  • Ở hiền gặp lành: Ăn ở tốt với người khác thì lại có người đối xử tốt với mình. Khuyên sống hiền lành, nhân hậu thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn.
  • Thương người như thể thương thân: tinh thần nhân đạo cao cả trong truyền thống của dân tộc ta.
  • Uống nước nhớ nguồn: Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình, sống có nghĩa có tình, thủy chung.
  • Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    =>Khuyên các dân tộc trong một đất nước phải biết đoàn kết.
  • Chết cả đống hơn sống một mình: Tinh thần đoàn kết, sống chết có nhau.
  • Dữ như cọp: Chê trách kẻ ác nghiệt với người dưới mình hoặc bị sa vào tay mình.

6. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ lớp 5

6.1. Ca dao, tục ngữ lớp 5

  • Sai một ly, đi một dặm
  • Sanh nghề tử nghiệp
  • Sông có khúc, người có lúc
  • Sông cạn, đá mòn
  • Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
  • Tam sao thất bản
  • Tham thì thâm
  • Thân em như giếng giữa đường Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân
  • Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng, hạt sa cánh đồng
  • Thương cho roi, cho vọt Ghét cho ngọt, cho bùi
  • Thương nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
  • Thương nhau, thương cả tông chi Ghét nhau, ghét cả đường đi lối về
  • Tiên học lễ, hậu học văn
  • Tiếng chào cao hơn cỗ
  • Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
  • Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
  • Núi cao bởi có đất bồi. Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu.
  • Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.
  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  • Cá không ăn muối cá ươn. Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

6.2. Các câu thành ngữ, tục ngữ lớp 5

Các Câu Thành Ngữ Tục Ngữ Lớp 5Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ
– Quê cha đất tổ


– Nơi chốn rau cắt rốn
– Nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống.

– Nơi mình sinh ra và gắn bó máu thịt với nó.

– Chịu thương chịu khó


– Dám nghĩ dám làm


– Muôn người như một

– Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của)
– Uống nước nhớ nguồn

– Chăm chỉ, cần mẫn, tần tảo làm ăn, không quản ngại khó khăn.

– Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.

– Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động

– Quý trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền của.


– Biết ơn những người đã đem lại điều tốt đẹp cho mình.

– Gạn đục khơi trong

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

– Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

– Tách bạch giữa cái tốt và cái xấu, loại bỏ cái xấu để ủng hộ, khẳng định cái tốt đẹp.

– Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn.

– Khuyên anh chị em phải biết yêu thương đùm bọc nhau.

6.3. Thành ngữ, tục ngữ trong Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5

  • Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
  • Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn
  • Ăn cá bỏ xương, ăn quả bỏ hột
  • Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
  • Ăn không nên đọi, nói không nên lời
  • Bách chiến bách thắng
  • Bách niên giai lão
  • Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh
  • Bán anh em xa, mua láng giềng gần
  • Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời
  • Bán tín, bán nghi
  • Cá không ăn muối cá ươn
  • Cái răng cái tóc là góc con người
  • Cầm kì thi họa
  • Cao lương mĩ vị
  • Cầm cân, nảy mực
  • Cành vàng, lá ngọc
  • Cần kiệm liêm chính
  • Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
  • Con hơn cha là nhà có phúc
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp
  • Chắc như đinh đóng cột
  • Con sâu bỏ rầu nồi canh
  • Cải tà quy chính
  • Cải tử hoàn sinh
  • Cải lão hoàn đồng
  • Bài binh bố trận
  • Ba hoa chính chòe

6.4. Thành ngữ, tục ngữ lớp 5 ấn tượng

Thành Ngữ Tục Ngữ Lớp 5 Hay NhấtNghĩa của thành ngữ, tục ngữ

– Cầu được, ước thấy

– Năm nắng, mười mưa

– Nước chảy đá mòn

– Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

– Đạt được điều mình thường mong mỏi, ước ao.

– Trải qua nhiều vất vả, khó khăn.

– Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.

– Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.


– Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

– Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

– Thắng không kiêu, bại không nản.

– Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

– Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.


– Khi thiếu đói hoạn nạn được giúp đỡ kịp thời dù ít dù ít ỏi cũng đáng quý gấp nhiều lần được cho khi đ khi đã no đủ, yên ổn.

– Khuyên chúng ta phải biết đoàn kết, vì đoàn kết g giúp ta có sức mạnh để bảo vệ cuộc sống, chia rẻ sẻ rẻ làm ta cô độc, yêú ớt, khó bảo tồn được cuộc sống.

– Không kiêu căng trước những việc mình làm được, không nản chí trước khó khăn, thất bại.- Khuyên mọi người phải biết giữ lời hứa.


– Đề cao phẩm giá hơn hình thức bên ngoài

Những câu thành ngữ, tục ngữ chắc chắn sẽ làm các bạn nhỏ cảm thấy vô cùng phấn khích và hay gặp trong các đề thi của Trạng Nguyên.

Ca dao Việt Nam, tục ngữ Việt Nam, thành ngữ Việt Nam từ đời xưa được ông cha ta truyền lại với với nhiều ý nghĩa và kinh nghiệm đáng quý. Như vậy, VnDoc đã mang đến bạn các câu ca dao tục ngữ Việt Nam, thành ngữ tục ngữ Việt Nam hay nhất. Hãy tham khảo nhé!

Ngoài bài Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam trong chương trình Tiểu học được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi tiểu học, giải bài tập các lớp tiểu học mới nhất.

Đánh giá bài viết
136 30.594
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Tuấn Vũ
    Nguyễn Tuấn Vũ

    😿😿


    Thích Phản hồi 20:12 09/12

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm