Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Ý nghĩa câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở

Thể loại: Tục ngữ

Nhóm: Tục ngữ về giáo dục

Từ câu tục ngữ, người xưa muốn khuyên răn con người nên khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần biết học tập từ những thứ nhỏ nhặt, cơ bản nhất: trong ăn uống phải biết phép lịch sự; trong giao tiếp phải biết cách xưng hô nói năng lễ phép, nhã nhặn; trong cuộc sống cần biết giữ gìn tiết kiệm, .... Ngoài những kiến thức trong sách vở, chúng ta còn phải học những kỹ năng trong cuộc sống. Có như thế mới trở thành người có văn hóa trong xã hội.

Giải thích thêm

  • Học ăn: Nhìn vào cách ăn uống cũng có thể giúp chúng ta đánh giá được trình độ văn hóa của một người. Ăn uống lịch sự, hòa nhã sẽ tạo ra thiện cảm với người khác, đồng thời cho thấy người đó xuất thân từ gia đình có lối sống đẹp.
  • Học nói: Ngôn ngữ là hình thức giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống con người. Mà đã là con người cần học cách ăn nói khéo léo, nhã nhặn, để có thể tạo dựng được những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống.
  • Học gói, học mở: Gói và mở ở đây không đơn thuần là học những kỹ năng trong việc gói bánh, mở quà, mà còn học cách ứng xử khéo léo, sắp xếp mọi thứ đúng lúc, đúng chỗ.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thành ngữ tục ngữ Việt Nam

    Xem thêm