Biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 3

Biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 3 là một nội dung thường xuyên trong nhà trường, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mỗi giáo viên tham gia sinh hoạt được học tập và trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Mời các bạn tham khảo nội dung Nội dung sinh hoạt chuyên môn lớp 3.

Biên bản sinh hoạt chuyên môn

Thời gian: …. Ngày ….. tháng …. năm 2021

Tuần: 5 + 6

Số có mặt: 6 đ/c

Vắng: 0

Nội dung họp:

I. Sơ kết nội dung tuần 5 + 6

a. Về HS:

- Tham gia thi bài tuyên truyền phòng chống dịch covid – 19, dịch sốt xuất huyết khá tốt. Lớp 3A1, 3A2, 3A3 có bài thi được giải Nhất, Nhì, ba bài thi “Rửa tay đúng cách – Đánh bách covi”, 100% HS các lớp tham gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại nhà, mỗi lớp khen 2 HS có ảnh đẹp về tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- HS tiếp tục nghỉ học phòng chống dịch covid 19 theo CV của Sở GD& ĐT

- HS tham gia học online đầy đủ (có 5 HS học nhờ ở quê)

- HS làm bài cô giáo giao trên olm.vn và azota hàng ngày

b. Về GV

- Tiếp tục nghỉ phòng chống dịch covid 19 theo CV của Sở GD& ĐT

- Giao bài và tổng hợp kết quả bài làm của HS gửi cho PH hàng ngày.

- Chuẩn bị bài dạy online và làm video theo phân công

Tồn tại: Có một số HS đôi lúc mạng không ổn định, không đăng nhập được vào lớp học tiếp. 2 HS chậm tiến lớp 3A5, 3A6 không gửi bài cho cô giáo hàng tuần, phụ huynh chưa phối hợp tốt với cô giáo cho con học tập.

c. Biện pháp:

- Giáo viên chủ nhiệm đến nhà trao đổi trực tiếp, giúp đỡ HS cuối mỗi buổi học online từ 15 - 20 phút..

- GV trao đổi với phụ huynh để khắc phục sự cố về thiết bị, gửi bài cho HS tự học dưới hình thức gửi video hoặc phiếu học tập để HS tự học.

2. Công tác trọng tâm của tuần 5 + 6:

Nhiệm vụ trọng tâm

- Chuẩn bị bài dạy online, video tuần 5 + 6

- Lên lịch LBG của lớp, gửi cho PH tuần 5 + 6

- Dạy online hàng ngày đúng lịch

- Báo sĩ số HS tham gia học hàng ngày

- Đánh giá bài làm của HS hàng ngày

- Cập nhật và thông tin kịp thời CV của cấp trên tới PHHS.

- Thực hiện tốt phòng chống dịch covid - 19

- Thống nhất bài dạy tuần 5 + 6

- Tổ chức chuyên đề tuần 6 môn Toán do đ/c Lê Thị Thu Hà (Lớp 3A4) thực hiện.

2. Trao đổi thống nhất bài, nội dung khó tuần 5 + 6

2.1. Thống nhất chương trình dạy tuần 5 + 6

GV thực hiện dạy online tất cả các môn học tuần 5 vào ngày 11/10 đến 15/10/2021

Tuần

Tiết

Phân môn

Tên bài dạy

Hình thức dạy học

5

1+2

TĐ+KC

Người lính dũng cảm

Dạy online

3

C/ tả

Nghe - viết: Người lính dũng cảm

Dạy online

4

TV

Ôn chữ hoa C (tiếp theo)

video

5

Cuộc họp của chữ viết

Online

6

LTVC

So sánh

Dạy online

7

Chính tả

Tập chép: Mùa thu của em

Không dạy

8

TLV

Tập tổ chức cuộc họp

Không dạy

9

Toán

4tiết/ tuần

Dạy online

10

TNXH

1 tiết/ tuần

video

11

Thủ công

Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (Tiết 1)

video

12

Đạo đức

Tự làm lấy việc của mình (Tiết 1)

video

GV thực hiện dạy online tất cả các môn học tuần 6 vào ngày 27/9 đến 1/10/2021

Tuần

Tiết

Phân môn

Tên bài dạy

Hình thức dạy học

6

1+2

TĐ+KC

Bài tập làm văn

Dạy online

3

C/ tả

Nghe - viết: Bài tập làm văn

Dạy online

4

TV

Ôn chữ hoa D, Đ

video

5

Nhớ lại buổi đầu đi học

Dạy online

6

LTVC

MRVT: Trường học. Dấu phẩy

Dạy online

7

Chính tả

Nghe – viết: Nhớ lại buổi đầu đi học

Không dạy

8

TLV

Kể lại buổi đầu em đi học

Dạy online

9

Toán

4 tiết/ tuần

Dạy online

10

TNXH

1 tiết/ tuần

video

11

Thủ công

Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (Tiết 2)

HSTH ở nhà

12

Đạo đức

Tự làm lấy việc của mình (Tiết 2)

HSTH

2.2. Thống nhất nội dung bài khó.

LTVC: Bài So sánh thứ năm tuần 5 sách TV3 tập 1 trang 42, 43

Nội dung khó:

Bài 1: Giúp HS phân biệt hai kiểu so sánh ngang bằng và kiểu so sánh hơn kém.

- Cho HS tìm các hình ảnh so sánh

- Xác định hình ảnh so sánh thuộc kiểu so sánh ngang bằng đã học. Nêu lí do vì sao cho rằng hình ảnh so sánh đó thuộc kiểu so sánh ngang bằng (hai sự vật được so sánh ngang bằng nhau, không chênh lệch nhau, không hơn kém nhau)

* Các hình ảnh so sánh ngang bằng là:

- Ông là buổi trời chiều. (Ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như buổi trời chiều đang báo hiệu một ngày sắp hết.)

- Cháu là ngày rạng sáng (Cháu còn ít tuổi, cuộc sống đang ở phía trước, giống như trời rạng sáng báo hiệu một ngày mới đang bắt đầu.)

* Các hình ảnh so sánh thuộc kiểu so sánh hơn kém là:

Cháu khỏe hơn ông nhiều

Trăng khuya sáng hơn đèn.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

- Cháu khỏe hơn ông nhiều (Sức khỏe của cháu hơn sức khỏe của ông. Vì cháu ngày một lớn lên càng khỏe hơn còn ông ngày một già yếu đi) Sức của cháu hơn sức của ông.

- Trăng khuya sáng hơn đèn (ý tác giả muốn nói trăng càng về khuya càng sáng). Trăng hơn đèn.

- Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (sao thức (chiếu sáng) đến sáng rồi cũng hết nhưng người mẹ thức để lo cho con suốt cả cuộc đời). Những ngôi sao không bằng mẹ.

* Trong hình ảnh so sánh hai sự vật so sánh với nhau không ngang bằng nhau, chênh lệch nhau, hơn kém nhau thuộc kiểu so sánh hơn kém.

2.3. Nội dung điều chỉnh

* LTVC tuần 6 đổi thành nội dung phiếu bài tập dưới đây

PHIẾU BÀI TẬP

Bài 1. Tìm từ:

Chỉ người trong trường:............................................

Chỉ đồ dùng dạy và học:...........................................

Chỉ hoạt động dạy và học:........................................

Chỉ các phòng, ban ở trường:...................................

Bài 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

Cô hiệu trưởng cô hiệu phó và cô tổng phụ trách là những người làm việc ở trường học.

Các bạn được khen thưởng cuối năm đều là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.

Nhiệm vụ của học sinh là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy chấp hành tốt nội quy trường lớp.

*Toán: Thứ 5, 6 tuần 6 gộp thành 1 chủ đề nên chỉ làm bài 1a,b, bài 2 phần LT chỉ làm 2 cột và bài 2 tiết phép chia hết và phép chia có dư.

3. Thống nhất chuyên đề tuần 5

3.1. Phân công người dạy: Đc Lê Thị Thu Hà - Lớp 3A4

Dạy bài: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số (thứ sáu + thứ 6), tuần 5. Đổi dạy vào thứ ba tuần 6.

3.2. Thống nhất nội dung dạy:

Khởi động: Trò chơi "Ăn khế trả vàng" - ứng dụng phần mềm ppt

Khám phá: Ảnh + các hiệu ứng ppt kết hợp hỏi - đáp

Thực hành:

+ Bài 1: Quizzi - BT điền số (HS vào làm bài) GV theo dõi tiến trình làm bài - cho HS nhận xét, chốt đáp án đúng/sai

+ Bài 2: HS làm bài vào vở + Chụp bài và chia sẻ màn hình + trình bày bài làm qua zoom - GV viết nhận xét đúng sai trực tiếp lên bài HS chia sẻ.

Củng cố: Gọi HS nêu cách tính

Vận dụng: Trò chơi học tập "Dũng sĩ diệt Covid"

4. Các hoạt động chuyên môn khác:

4.1. Thống nhất nội dung ghi vở

- Nội dung ghi vở

Thống nhất nội dung ghi vở môn Toán, LTVC, TLV.

- Chấm bài:

Thống nhất chấm và sửa lỗi các loại vở Theo TT 30/2014 và TT 22 của Sở GD&ĐT.

- Giáo viên giao bài cho học sinh trên OLM

- Phụ huynh chụp và gửi bài lên phần mềm Azota.

4.2. Phụ đạo HS chậm tiến

- Trao đổi các biện pháp kèm HS tiếp thu chậm: Kèm sau buổi học online 15 - 20 phút.

Lớp 3A5: Phạm Nguyễn Thành Trí - Tiếng Việt (Đọc, viết).

Lớp 3A6: Trần Quang Khải - Phụ đạo về đọc, tính và giải toán.

3. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn:

- Nghiên cứu các nội dung cần giảm tải trong các môn học và hoạt động giáo dục ở Tiểu học theo CV 3969.

- Nâng cao năng lực sử dụng CNTT.

4.4. Thay đổi nội dung bài học theo Công văn 3969/BGDĐT-GDTH

Tuần 5:

- Tập làm văn: Không dạy bài Tập tổ chức cuộc họp (Theo CV 3969)

- Tiết toán thứ sáu tuần 4 và thứ hai tuần 5, dạy thành 1 chủ đề, tiết luyện tập thứ ba dạy thành 1 tiết.

- Tiết chính tả thứ tư không dạy.

- Tiết TNXH chỉ dạy 1 tiết: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn và Phòng bệnh tim mạch

Tuần 6:

- Thứ hai không dạy toán

- Tiết chính tả thứ tư không dạy

- Tiết TNXH chỉ dạy 1 tiết: Hoạt động bài tiết nước tiểu và vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Tiết toán thứ năm và thứ sáu ghép thành 1 chủ đề.

- Đạo đức: HD để cha mẹ HS tự cho con làm bài ở nhà bài 4, 5, 6

- Thủ công: HS tự thực hành tiết 2.

4.5. Phân công nghiên cứu bài dạy và chuẩn bị giáo án điện tử:

+ đ/c Tuyết môn Toán thứ tư và Tập đọc thứ hai

+ đ/c Hoa môn Toán thứ hai, LTVC

+ đ/c Hiền môn Toán thứ ba, Tập viết, Chính tả thứ ba

+ đ/c Phúc môn Tập đọc thứ tư, Toán thứ năm

+ đ/c Hà môn TLV, Tự nhiên và Xã hội thứ tư, Chính tả thứ tư

+ đ/c Thúy Hoa môn Đạo đức, Thủ công, Toán thứ sáu.

5. Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018

Nội dung tìm hiểu: Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Toán

a) Năng lực tư duy và lập luận toán học

- Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát.

- Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.

- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ và lập luận có cơ sở, có lí lẽ trước khi kết luận.

b) Năng lực mô hình hoá toán học

- Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản.

- Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên.

- Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn.

c) Năng lực giải quyết vấn đề toán học

- Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.

- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.

- Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.

- Kiểm tra được giải pháp đã thực hiện.

d) Năng lực giao tiếp toán học

- Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học trọng tâm trong nội dung văn bản hay do người khác thông báo (ở mức độ đơn giản), từ đó nhận biết được vấn đề cần giải quyết.

- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy đủ, chính xác). Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

e) Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán đơn giản (que tính, thẻ số, thước, compa, êke, các mô hình hình phẳng và hình khối quen thuộc,...)

- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

- Làm quen với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.

- Nhận biết được (bước đầu) một số ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

IV. Kết luận

- Thực hiện đúng trọng tâm của trường: phòng chống dịch covid-19

- Triển khai dạy online tuần thứ 5, 6 cho HS.

Tổ trưởng chuyên môn

..........................

Trên đây là nội dung chi tiết của Biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 3, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng các tiết dạy minh hoạ đều được giáo viên trong tổ vận dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp dạy học tích cực vào dạy, học và được giáo viên tổ chức, vận dụng vào các hoạt động học tập thật sự sáng tạo, linh hoạt, cuốn hút học sinh tham gia học tập, chia sẻ, tự tin và phát huy năng lực. Mỗi giáo viên tham gia sinh hoạt được học tập và trao đổi kinh nghiệm, đổi nới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Hy vọng rằng, VnDoc đã có thể giúp bạn tự tạo cho bản thân một biên bản sinh hoạt chuyên môn phù hợp nhất, và có thể áp dụng vào trong việc giảng dạy của chính mình.

Đánh giá bài viết
2 11.505
Sắp xếp theo

    Lớp 3

    Xem thêm