Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên Tiểu học năm học 2023 - 2024

Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên Tiểu học năm học 2023 - 2024 được VnDoc.com biên soạn và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên dưới đây sẽ nêu rõ đặc điểm tình hình của tổ để từ đó đưa ra những nội dung thực hiện. Từ đó, cán bộ và giáo viên có thể nắm bắt được tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn, tạo điều kiện giúp giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn Tiểu học.

Mẫu kế hoạch chuyên môn tiểu học được hiểu là mẫu được lập ra để đánh giá và lên kế hoạch cho công tác chuyên môn. Mẫu kế hoạch chuyên môn tiểu học nêu cụ thể về đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn, những thuận lợi và khó khăn gặp phải ở trong quá trình giảng dạy và trong các mục tiêu phát triển của chuyên môn.

1. Kế hoạch tổ chuyên môn Tiểu học - Mẫu 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .........

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:............

......., ngày ......tháng ......năm 20...

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN THÁNG 3

NĂM HỌC: ............

I. Đánh giá công tác tháng 02/20...

1. Công tác chuyên môn:

- Tổ chức dạy học nghiêm túc, dạy bù phù hợp với thực tế của trường. Hoàn thành chương trình tuần 21,22,23 đúng tiến độ.

- Kí duyệt giáo án tháng 2: 18 bộ.

Kết quả: Tốt: 17 bộ xếp loại Tốt; 01 bộ xếp loại Khá

* Những việc chưa đạt được:

- Chưa tổ chức dự giờ thăm lớp theo kế hoạch.

- Chưa tổ chức chuyên đề cấp Trường (tổ 5) theo kế hoạch.

2. HĐ Đội- Sao và NGLL:

- Đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/20...).

- Duy trì khá tốt nề nếp sinh hoạt sao; tập luyện nghi thức đội.

- Duy trì tốt nề nếp giữa giờ, nề nếp ra vào lớp trước và sau tết Nguyên đán.

- Đã tổ chức tập luyện ca múa hát sân trường; Tập bài thể dục giữa giờ và đọc sách ở thư viện xanh (sáng thứ 4).

- Hoàn thành kế hoạch tham gia Hội thi "Văn hóa học đường" cấp TP.

- Đã tiến hành tập luyện tiết mục văn nghệ tham gia dự thi "Văn hóa học đường" cấp TP.

- Tổ chức sinh hoạt Đội – Sao, tập nghi thức Đội, sinh hoạt Sao tự quản theo đúng quy định.

- Nghỉ Tết an toàn, tiết kiệm, không có hiện tượng vi phạm quy định của nhà nước về sử dụng pháo nổ, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã được tập thể CBGVNV và HS toàn trường thực hiện nghiêm túc.

* Những việc chưa đạt được:

- Một số lớp chưa thực hiện sinh hoạt Đội, Sao theo đúng quy định.

- Một số HS chưa tham gia đầy đủ các buổi tập luyện văn nghệ thi VHHĐ cấp TP.

Kế hoạch tháng 3/20....

Chủ điểm: Tiến bước lên Đoàn!

1. Hoạt động chuyên môn:

- Chỉ đạo hoàn thành chương trình tuần 24, 25 ,26, 27 và thứ hai, ba, tư tuần 28.

- Tiếp tục tăng cường phụ đạo cho HS chậm tiến bộ.

- Chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ chuyên môn.

- Kiểm tra hoạt động dạy học của GV và dự giờ thăm lớp.

- Chỉ đạo tổ 4,5 ôn tập, tổ chức kiểm tra GKII môn Toán, Tiếng Việt đúng tiến độ chương trình. Tổ trưởng tổ 4,5 chỉ đạo GV ra đề kiểm tra, duyệt đề, nộp đề về CM bằng văn bản giấy và qua mail chậm nhất ngày 12/3.

- Tổ chức KTGK theo TKB. Các khối còn lại đánh giá giữa kỳ.

- Cập nhật kết quả kiểm tra đánh giá giữa kì vào hệ thống SMAS.

- Thực hiện chuyên đề cấp Tổ: tổ Năng khiếu

- Thực hiện chuyên đề cấp Trường: tổ 5: thứ ba, 9/3 ( tiết 2 buổi sáng)

- Thao giảng chào mừng 8.3 và 26.3: 6 tiết/6 tổ

- Kí duyệt giáo án tháng 3.

- Tham gia các lớp tập huấn Khối 1, 5 theo kế hoạch của PGD đầy đủ, đúng thành phần và có chất lượng.

- Chỉ đạo GV lớp 5 điều chỉnh Kế hoạch bài dạy học kì 2 các môn mình dạy sau khi tập huấn, thực hiện điều chỉnh từ tuần 25. Tổ trưởng tổng hợp thành kế hoạch chung của khối, nộp về PHT ngày 9/3 (bản mail).

- Tổ chức cho các tổ CM lựa chọn SGK lớp 2.

- Chỉ đạo GV tích cực cập nhật bài viết lên Cổng TTĐT của trường.

- Chỉ đạo GVCN quản lí lớp nghiêm túc trong thời gian 15 phút đầu giờ.

2. HĐ Đội- Sao và NGLL:

- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03.

- Động viên GV, HS tích cực tập luyện để tham gia HKPĐ cấp Tỉnh (môn điền kinh, đá cầu).

- Động viên GV, HS tích cực tập luyện tham gia Hội thi "Văn hóa học đường" cấp TP.

- Chỉ đạo cho GVCN tổ chức giao lưu với HS với chủ đề : “Điều chúng em mong muốn” vào tiết HĐTT thứ sáu ngày 19/2/20..., có thu thập minh minh chứng bằng hình ảnh, gửi lên cổng TTĐT của trường.

- Chỉ đạo Liên đội lạp kế hoạch tổ chức SHCĐ chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM theo công văn HD của Tỉnh Đoàn. Tổ chức Lễ Kết nạp Đội viên cho các em học sinh tiêu biểu khối lớp 3. (ngày 22/3/20...)

- Kiểm tra lớp học thân thiện (dự kiến ngày 10/03/20...).

- Phát động phong trào thu gom giấy vụn vào ngày 5/03/20....

- Tăng cường nhắc nhở học sinh về ATGT; Vệ sinh cá nhân; Văn hoá ứng xử học đường, nếp sống văn minh đô thị.

- Chỉ đạo Liên đội tiếp tục phát thanh măng non chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 và tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19.

- Tiếp tục hưởng ứng phong trào “Chúng em giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp”.

- Tổ chức tập luyện ca múa hát sân trường; Tập bài thể dục giữa giờ và đọc sách ở thư viện xanh (sáng thứ 4).

- Tiếp tục bồi dưỡng HS chuẩn bị tham gia Hội thi "Hùng biện Tiếng Anh" cấp TP.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

2. Kế hoạch tổ chuyên môn Tiểu học - Mẫu 2

TRƯỜNG………………………….
TỔ……………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

Hoạt động chuyên môn năm học .........

Căn cứ ............................ về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học......... của Sở GD& ĐT ............;

Căn cứ KH ........................ về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bậc tiểu học năm học ........ của Phòng GD-ĐT..........;

Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường và tình hình thực tế của địa phương, trường tiểu học . lên kế ho........ạch hoạt động chuyên môn năm học . như sau:.........

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Về đội ngũ: Tổng số GV-NV: ..... (BC: .....; hợp đồng trường: .... GV nghỉ sinh); Nữ : ....; CBQL:....; NV: .;... GVCB : . ....(..... hợp đồng GV nghỉ sinh)

- Trình độ: CĐ: .....; ĐH:......

- Đội ngũ GV có trách nhiệm, kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trẻ.

- Còn thiếu GV, NV theo định biên lao động và để tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Một số giáo viên nhà xa trường đi lại khó khăn.

2. Về học sinh: Tổng số lớp:......

- Tổng số học sinh: ......em (trong đó: Nữ..... em, Nam.......; HS khuyết tật:... )

Khối lớp

TSHS

Nữ

Số lớp

Số lớp ở TT

Số lớp ở điểm lẻ

Lưu ban

KT

1

2

3

4

5

Tổng cộng

Học sinh có nền nếp học tập và sinh hoạt khá ổn định, các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường.

3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất đã được xây dưng khang trang, đồ dùng thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, hệ thống thiết bị máy vi tính, đèn chiếu đã hư hỏng, chưa có điều kiện mua sắm bổ sung, hệ thống màn hình TV còn thiếu một số phòng học. Đây là một trong những yếu tố gây khó khăn trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Trường có 3 điểm trường, nên khó khăn khi tổ chức các hoạt động chung.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

- Duy trì số lượng, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Thực hiện dạy học 8 buổi/tuần đối với tất cả các khối lớp.

- Thực hiện dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới đối với học sinh lớp 3-4-5 với thời lượng 4 tiết/tuần; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ làm quen với tiếng Anh đối với học sinh lớp 1, 2 theo đề nghị của phụ huynh với thời lượng 2 tiết/tuần .

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học là: “Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh”

-Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên. Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

- Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn

III. CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Chỉ tiêu về số lượng:

Duy trì số lượng 100%

2. Chỉ tiêu về chất lượng giáo dục toàn diện:

- Hoàn thành chương trình lớp học 99%

- Hoàn thành chương trình Tiểu học 100% .

- Học sinh được khen thưởng 65-70%: HTXS : 15-20%; Môn học: 40%; Thành tích khác 10%.

*) Chất lượng các cuộc giao lưu môn học:

- Khuyến khích học sinh tham gia thi Violympic các môn Toán, Tiếng Anh theo tinh thần tự nguyện

- Thi chữ viết đẹp, tham gia Hội khòe Phù Đổng, các môn TDTT- các môn Điền kinh, năng khiếu Âm nhạc, Mỹ thuật, các cuộc thi giao lưu khác... cấp Huyện, Tỉnh đạt: 30 giải.

- Chỉ tiêu khác:

+ Lớp tiên tiến: 85% .

+ Cháu ngoan Bác Hồ: 100%

+ Kết nạp Đội viên mới: 100% HS lớp 3.

3. Chỉ tiêu về đội ngũ giáo viên:

- Phẩm chất đạo đức: - Tốt: 100%

- GV dạy giỏi, TPT Đội giỏi cấp huyện: .... ; dạy giỏi cấp trường: .....%; GVDG cấp Tỉnh: ..... (bảo lưu)

- GVCNG cấp trường ...., cấp Huyện: .....; cấp Tỉnh: .....

- Xếp loại cuối năm về chuẩn nghề nghiệp có 100% đạt khá, tốt.

IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỤ THỂ:

1. Giáo dục đạo đức, tư tưởng.

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận động và phong trào thi đua trong giáo dục, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo; chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể học sinh..

- Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Đưa việc thực hiện tiêu chí xây dựng lớp học thân thiện vào việc đánh giá xét thi đua của các lớp theo học kỳ, cả năm.

2. Đảm bảo quy chế chuyên môn:

- Triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn của nhà trường.

-Thực hiện chương trình đúng tiến độ; đảm bảo các loại hồ sơ theo quy định; soạn giảng đúng chương trình, theo chuẩn KT-KN. Thực hiện nề nếp giờ giấc đúng quy định.

- Đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2016. Triển khai cho GV thực hiện nghiêm túc các quy định hướng dẫn về việc đánh giá, xếp loại học sinh; theo dõi HS khuyết tật học hoà nhập. Hồ sơ HS khuyết tật có đầy đủ chứng lý y tế, đúng quy định theo văn bản.

- Thực hiện quản lý chuyên cần và an toàn đối với học sinh khi ở trường.

- Làm tốt công tác chủ nhiệm. GVCN phối kết hợp với phụ huynh học sinh thực hiện tốt 3 môi trường giáo dục. Tìm biện pháp kèm cặp, động viên giúp đỡ những HS yếu kém, HS khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn, áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực phù hợp.

- Kiểm tra ký duyệt hồ sơ giáo án thường xuyên, góp ý bổ sung điều chỉnh kịp thời (nếu có sai sót).

3. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu:

-Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh;

-Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Đổi mới phương pháp dạy học. Áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” linh hoạt đối với các bài học, các chủ đề phù hợp. Lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Tiếp tục triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới theo Công văn số: 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở TH và THCS. Giáo viên chủ động sắp xếp bài dạy theo chương trình đã được nhóm theo chủ đề thành buổi cho phù hợp, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế.

- Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Âm nhạc, Thủ công , Kĩ thuật, Thể dục, TNXH, Đạo đức ,… và các nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường thực hành, trải nghiệm. Lồng ghép vào các môn học và dược dạy theo cuốn “Lịch sử- Địa lí Quảng Trị” cho HS lớp 4,5.

- Thành lập các CLB tiếng Anh, bóng bàn, bóng đá, hội họa, Âm nhạc ... nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu các lĩnh vực, đồng thời tạo cho các em niềm hứng thú ham mê các môn học:

Tên CLB

Khối lớp

GV phụ trách

Thời gian sinh hoạt

Speak English Club

4

Đỗ Trọng Tú

1 buổi/tuần

Speak English

5

Nguyễn Hữu Toàn

1 buổi/tuần

Speak English

3

Lê Đa Ngọc Trang

1 buổi/ tuần

Làm quen với T.A

1,2

Nguyễn Hữu Toàn

2 tiết /tuần

Mỹ thuật

3-4-5

Trần Thị Kim Anh

1 buổi/tuần

Bóng đá mini, bóng bàn, cờ vua

3-4-5

Lê Thị Trà My

1 buổi/tuần

Họa mi

1-5

Võ Thị Liên

1. buổi/tuần

- Phát động phong trào tự luyện tập TDTT trong học sinh

3. Các bước xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn

3.1 Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học

Căn cứ vào dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường tổ trưởng chuyên môn sẽ viết dự thảo kế hoạch năm học của tổ chuyên môn. Để viết dự thảo này, tổ trưởng chuyên môn thực hiện các việc sau:

a/ Thu thập, xử lý thông tin

Thu thập thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý và xây dựng kế hoạch. Ngay từ bước đầu tiên này, tổ trưởng chuyên môn cần thu thập thông tin để đánh giá tình hình hiện tại, giúp trả lời câu hỏi “đang ở đâu?”. Để có câu trả lời một cách chính xác, cần phải xác định rõ những thông tin cần thu thập, biết các phương pháp và các nguồn thu thập thông tin. Bên cạnh đó, tổ trưởng chuyên môn phải biết phân tích thông tin và trình bày chúng một cách rõ ràng, dễ hiểu. Đây là bước công phu nhất, đòi hỏi góp nhặt và tổng quát hóa các kết quả mà tổ chuyên môn đã thực hiện ở năm học trước, sự phân tích các thành tích và các thiếu sót một cách có căn cứ khoa học, thực tiễn, sự tổng hợp các yêu cầu của nhà trường với tổ chuyên môn trong năm học mới và các nguồn lực mà tổ chuyên môn có thể khai thác. Cụ thể cần thu thập các thông tin:

- Thứ nhất là các thông tin từ những văn bản pháp luật, quy định, quy chế mới có liên quan đến hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn, đến các chế độ chính sách liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của giáo viên.

- Thứ hai là thông tin về quản lý dạy học, tổ trưởng chuyên môn cần nắm thông tin về chương trình khung, nội dung giảng dạy của môn học xem có điều chỉnh mới gì không.

- Thứ ba, tổ trưởng chuyên môn cần nắm thông tin về học sinh trong đó có thông tin về số lượng học sinh và số lớp theo từng khối, từng ban trong năm học mới, đặc biệt là thông tin về số học sinh mới tuyển vào lớp đầu cấp, số học sinh lưu ban toàn trường, số học sinh yếu kém bộ môn của năm học trước. Bên cạnh đó, thông tin về tình hình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học sinh ở các năm học trước cũng rất cần thiết để tổ trưởng chuyên môn có thể đưa ra những biện pháp thích hợp trong kế hoạch. Ngoài ra cũng cần nắm thêm thông tin về thuận lợi, khó khăn của học sinh trên địa bàn, hoàn cảnh của một số học sinh đặc biệt…

- Thứ tư là thông tin về đội ngũ giáo viên của tổ.

- Thứ năm là thông tin về cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường.

- Cuối cùng, tổ trưởng chuyên môn cần phải nắm được các thông tin về hoạt động trong năm học của các tổ chuyên môn khác, của tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong trường để lập kế hoạch phối hợp, tránh sự chồng chéo với nhau khi thực hiện.

Sau khi thu thập đủ thông tin, tổ trưởng chuyên môn sẽ phân tích tình hình để chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn cơ bản của tổ chuyên môn trong năm học mới, nguyên nhân những thành công, thất bại của việc thực hiện kế hoạch ở năm học trước.

b/ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm

Sau khi thu thập thông tin cần thiết và phân tích tình hình, người tổ trưởng có thể phát hiện ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết của tổ chuyên môn trong năm học mới. Tuy nhiên khó có thể tiến hành giải quyết tất cả những vấn đề được phát hiện này ngay lập tức và cùng một lúc cho nên phải xem xét vấn đề nào cần giải quyết trước, vấn đề nào cần giải quyết sau căn cứ vào mức quan trọng và tính cấp bách của nó.

c/ Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu

Sau khi đã xác định được các nhiệm vụ trọng tâm, việc làm kế tiếp là xây dựng yêu cầu và chỉ tiêu (nếu có) ứng với từng nhiệm vụ. Đây là những đòi hỏi khách quan của công việc đối với tổ chuyên môn trong năm học, không thể áp đặt một cách tùy tiện. Nó đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải hết sức tỉnh táo, không chủ quan “duy ý chí” trong việc nâng cao hoặc hạ thấp mức độ, yêu cầu đối với nhiệm vụ cần phải thực hiện. Tất cả các chỉ tiêu đưa ra phải làm thành hệ thống chỉ tiêu có liên quan mật thiết với nhau và phải căn cứ vào các chuẩn đã được qui định của nhà trường.

Để đưa ra được các yêu cầu và chỉ tiêu sát hợp người tổ trưởng phải trả lời các câu hỏi: Yêu cầu nào đã không thực hiện được ở kỳ kế hoạch trước? Cần hoàn thành nhiệm vụ này ở mức độ nào? Tại sao số lượng đó mà không phải số lượng khác? Làm việc đó đạt đến chất lượng nào? Tại sao chất lượng đó mà không phải chất lượng khác? Yêu cầu này có vượt quá khả năng của các thành viên trong tổ không? Yêu cầu đối với nhiệm vụ này có ảnh hưởng gì đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác? Sẽ sử dụng những tiêu chuẩn nào?

d/ Xác định các biện pháp thực hiện

Các biện pháp thực hiện đưa ra nhằm giải quyết các nguyên nhân tìm được trong quá trình phân tích. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, tổ trưởng chuyên môn sẽ đưa ra một số biện pháp để sau đó cân nhắc lựa chọn, bởi lẽ để thực hiện được một công việc có thể bằng nhiều phương án khác nhau. Có khi sử dụng biện pháp hành chính, khi lại sử dụng biện pháp chuyên môn, khi thì sử dụng biện pháp kích thích hoặc là phối hợp nhiều biện pháp với nhau.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, biện pháp đề ra phải là biện pháp tối ưu tức là có lợi nhất, phù hợp nhất và có tính khả thi. Đây là việc làm thể hiện sự phân tích tình hình một cách sâu sắc, thể hiện năng lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo của người tổ trưởng chuyên môn.

e/ Dự kiến phân chia công việc và bố trí thời gian thực hiện

Sau khi đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, tổ trưởng chuyên môn vạch ra quy trình thực hiện công việc của tổ chuyên môn trong năm học và phân công trách nhiệm cho các thành viên. Điều quan trọng trong việc này là người tổ trưởng chuyên môn phải thấy được mối quan hệ giữa nhiệm vụ cần giải quyết trong năm học và trong từng tháng để đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện đầy đủ, không bị bỏ sót, không bị trùng lặp, chồng chéo nhau.

3.2 Bước 2: Thông qua tập thể

- Sau khi hoàn thành dự thảo kế hoạch năm học, tổ trưởng chuyên môn sẽ gửi dự thảo cho các thành viên trong tổ để họ nghiên cứu trước. Việc này giúp các thành viên có đủ thời gian để phát hiện ra những vấn đề mà chủ quan người tổ trưởng không nhận thấy, đóng góp tốt hơn cho dự thảo kế hoạch. Nếu không gửi trước để đến khi họp mới đưa ra bản dự thảo kế hoạch cuộc họp sẽ có nhiều thời gian chết, các ý kiến đóng góp sẽ không sâu.

- Khi các thành viên trong tổ đã có đủ thời gian nghiên cứu dự thảo kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn (thường là một vài ngày), tổ trưởng chuyên môn sẽ tiến hành họp tổ chuyên môn để trao đổi, thảo luận về dự thảo kế hoạch năm học. Tổng kết thảo luận tổ trưởng chuyên môn sẽ biết nên bớt, bổ sung hay điều chỉnh gì trong bản thảo này và thực hiện bước kế tiếp.

3.3 Bước 3: Hoàn thiện chỉnh lý bản thảo

Hoàn thiện chỉnh lý bản thảo

3.4 Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng

Sau khi tinh chỉnh, dự thảo kế hoạch năm học của tổ chuyên môn được tổ trưởng nộp cho Hiệu trưởng theo thời gian qui định.

Tổng hợp dự thảo kế hoạch năm học của các tổ chuyên môn, Hiệu trưởng sẽ tinh chỉnh dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường. Qua hội nghị cán bộ viên chức, Hiệu trưởng sẽ ban hành kế hoạch năm học của trường.

3.5 Bước 5: Điều chỉnh lại kế hoạch

Căn cứ kế hoạch năm học được ban hành, một lần nữa tổ trưởng chuyên môn điều chỉnh lại kế hoạch của tổ và làm thành kế hoạch chính thức của tổ chuyên môn để gửi cho Hiệu trưởng ký duyệt. Sau khi Hiệu trưởng ký duyệt, các cá nhân căn cứ vào kế hoạch này điều chỉnh lại kế hoạch của cá nhân.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Xem thêm:

Đánh giá bài viết
1 3.288
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm