Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhiệm vụ và quyền hạn giáo viên tổng phụ trách 2021

Vai trò của tổng phụ trách là gì? Chức năng và quyền hạn của tổng phụ trách đội được quy định như thế nào? VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng phụ trách đội để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng phụ trách. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

1. Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội

1. Giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ (tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập).

b) Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.

c) Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.

2. Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội

1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.

2. Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.

3. Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.

4. Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.

5. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.

6. Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

3. Cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội

1. Hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường về việc chọn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.

2. Hiệu trưởng ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo (đơn vị quản lý trực tiếp nhà trường) và Hội đồng Đội cùng cấp.

4. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội

1. Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm. Hết thời hạn trên, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.

2. Trường hợp giáo viên hết thời hạn được cử nhưng còn đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng tiếp tục làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường để xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Trường hợp giáo viên chưa hết thời hạn được cử mà thôi không làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng ra quyết định thôi cử đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đồng thời cùng Hội đồng trường xem xét, chọn và cử giáo viên khác thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT

------------------------------------------------------------------

5. Quy định về chức danh và chế độ, chính sách đối với Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

* Tổng phụ trách Đội có các chức năng:

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng và phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường (nếu có) tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, đội viên.

2. Vận động, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng tổ chức Đội trong nhà trường ngày càng vững mạnh.

3. Giúp đỡ và hướng dẫn cho tổ chức Đội hoạt động tự quản, giáo dục bồi dưỡng tập thể đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh rèn luyện trở thành “con ngoan - trò giỏi - bạn tốt - cháu ngoan Bác Hồ”.

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng phụ trách Đội

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng để quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.

2. Thiết kế, tổ chức chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của Ngành Giáo dục và Đào tạo và theo chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.

3. Xây dựng và tổ chức hệ thống Chi đội trong nhà trường vững mạnh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Chi đội, Ban Chỉ huy Đội theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

4. Tự học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do Ngành Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

5. Tổng phụ trách Đội là thành viên chính thức của Hội đồng trường, tham gia hội nghị liên tịch và các hội đồng xét duyệt có liên quan đến học sinh, đội viên trong nhà trường.

6. Phối hợp trực tiếp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giải quyết nguyện vọng và quyền lợi của học sinh, đội viên.

7. Lập kế hoạch về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội theo kế hoạch hàng năm của nhà trường; đề xuất, tham mưu với Hiệu trưởng phân công điều động các lực lượng trong nhà trường hỗ trợ công tác Đội.

* Tiêu chuẩn Tổng phụ trách Đội

Giáo viên đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở:

1. Là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các trường có độ tuổi không quá 35 (đối với bổ nhiệm lần đầu).

2. Có văn bằng tốt nghiệp tiêu chuẩn hóa sư phạm theo bậc học và tương đương (được bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ giảng dạy tại các trường Sư phạm).

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, có nhiệt tình và năng khiếu về tổ chức hoạt động xã hội, hiểu biết về Đoàn, Đội, có đủ sức khỏe, biết vận động học sinh, các lực lượng xã hội và mọi người tham gia hỗ trợ công tác Đội, có uy tín đối với đơn vị và tập thể học sinh, đội viên.

4. Đã được đào tạo chức danh Tổng phụ trách tại các trường Đoàn - Đội.

* Chế độ, chính sách của Tổng phụ trách Đội

1. Chế độ của Tổng phụ trách Đội được thực hiện như quy định chung đối với giáo viên Ngành Giáo dục và Đào tạo. Định mức tiết dạy được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Vào mỗi năm học, Hiệu trưởng các trường trang cấp hai bộ đồng phục cho Tổng phụ trách Đội theo mẫu thống nhất của Hội đồng Đội Thành phố.

2. Tổng phụ trách Đội được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điểm b, c, d Khoản 2 Mục II Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và được hỗ trợ thêm một phần kinh phí trích từ nguồn thu sự nghiệp của nhà trường để bằng với phụ cấp trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng.

3. Việc đánh giá bình xét thi đua Tổng phụ trách Đội dựa theo tiêu chuẩn cán bộ quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của trường.

4. Tổng phụ trách Đội được đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn hóa theo chức danh. Hàng năm, được hưởng chế độ tham quan, nghỉ mát như cán bộ quản lý nhà trường.

5. Tổng phụ trách Đội được nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo ưu tiên chọn, cử đi học cán bộ quản lý, lý luận chính trị, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quy hoạch cán bộ quản lý.

* Về công tác tổ chức

1. Mỗi trường tiểu học, trung học cơ sở có một Tổng phụ trách Đội. Tổng phụ trách Đội được tuyển dụng theo Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy định tuyển dụng viên chức và xếp lương khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

2. Đối với trường Tiểu học, Trung học cơ sở: Tổng phụ trách Đội được Hiệu trưởng cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường thống nhất đề nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý công chức, viên chức xét duyệt. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cử giáo viên Tổng phụ trách sau khi thống nhất ý kiến với Hội đồng Đội quận, huyện. Thời gian đảm nhận chức danh Tổng phụ trách Đội ít nhất là 5 năm.

3. Hội đồng Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện có trách nhiệm chỉ đạo về chuyên môn công tác Đội và giúp đỡ Tổng phụ trách Đội hoàn thành tốt công việc của mình.

4. Tổng phụ trách Đội được Hiệu trưởng quản lý, đánh giá dựa trên chương trình, kế hoạch và hiệu quả công tác hàng năm, có kết hợp với đánh giá của Hội đồng Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện.

* Trợ lý thanh niên:

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện có 01 biên chế bố trí chức danh Trợ lý thanh niên. Trợ lý thanh niên có nhiệm vụ sau:

1. Tham mưu cho Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục đạo đức lối sống, lý tưởng, các hoạt động ngoại khóa của học sinh; về công tác phối hợp chỉ đạo hoạt động Đoàn, Đội trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trực thuộc.

2. Là đầu mối phối hợp, chỉ đạo cũng như tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo đảm an ninh, an toàn cho học sinh trên địa bàn.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Nhiệm vụ và quyền hạn giáo viên tổng phụ trách 2021. Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những nhiệm vụ cũng như quyền hạn của giáo viên tổng phụ trách rồi đúng không ạ? Bài viết cho ta thấy những tiêu chuẩn để làm tổng phụ trách, quyền hạn và nhiệm vụ của tổng phụ trách... Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều thông tin về giáo dục hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo tại mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm