Mẫu học bạ lớp 1 theo Thông tư 27
Thông tư 27 mới ban hành đã đưa ra nội dung hướng dẫn ghi học bạ cùng với Mẫu học bạ mới theo Thông tư 27 giúp các thầy cô chủ động hoàn thành việc đánh giá hiệu quả học tập, năng lực và phẩm chất, suy nghĩ học sinh theo quy định mới nhất.
Nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 1
Mẫu học bạ mới được ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ GD&ĐT có nhiều thay đổi so với mẫu học bạ Tiểu học trước đây.
1. Mẫu học bạ mới theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
HỌC BẠ
Họ và tên học sinh: ................................................... Giới tính:......................................
Ngày, tháng, năm sinh: ........................ Dân tộc: ......................... Quốc tịch: …………..
Nơi sinh: .......................................................... Quê quán: .............................................
Nơi ở hiện nay: ..............................................................................................................
Họ và tên cha: ...............................................................................................................
Họ và tên mẹ:.................................................................................................................
Người giám hộ (nếu có):.................................................................................................
| |
HIỆU TRƯỞNG |
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
|
|
|
| Ngày nhập học/chuyển đến |
20…. - 20…. | ||||
20…. - 20…. | ||||
20…. - 20…. | ||||
20…. - 20…. | ||||
20…. - 20…. |
Họ và tên học sinh………………………………….……... Lớp: .............................
Chiều cao:...…………………………….. Cân nặng: ...…………………………………
Số ngày nghỉ phép: ...…………………….Số ngày nghỉ không phép
1. Các môn học và hoạt động giáo dục
Môn học và hoạt động giáo dục | Mức đạt được | Điểm KT ĐK | Nhận xét |
Tiếng Việt | T | 10 | Con đọc và viết rất tốt, có nhiều sáng tạo trong học Tiếng Việt. Chúc mừng con. Học Toán giỏi, sáng tạo và vận dụng tốt trong thực tiễn. Con học tốt môn Tiếng Anh. Phát âm chuẩn và nhớ nhiều từ vựng. Cô khen con .…………………………………………………… .…………………………………………………… .…………………………………………………… .…………………………………………………… .…………………………………………………… .…………………………………………………… Ngoan, lễ phép, biết yêu thương gia đình. Biết giúp đỡ và đoàn kết với bạn bè. Học chăm, sáng tạo và biết vận dụng bài học vào cuộc sống. Chăm chỉ và nghiêm túc trong tập luyện. Nắm vững các bài thể dục và vận dụng vào thực tiễn. Có năng kiếu về âm nhạc, hát thuộc lời ca, biểu diễn hồn nhiên dí dỏm. Có năng khiếu Mĩ thuật, hoàn thành xất sắc các bài vẽ thầy giao Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Biết trải nghiệm những hoạt động thực tế. .…………………………………………………… .…………………………………………………… |
Toán | T | 10 | |
Ngoại ngữ 1 | T | 10 | |
…………… | |||
Lịch sử & | |||
Địa lý | |||
Khoa học | |||
Tin học và | |||
Công nghệ | |||
Đạo đức | T | ||
Tự nhiên và | T | ||
xã hội | |||
Giáo dục thể chất | T | ||
Nghệ thuật | T | ||
(Âm nhạc) | |||
Nghệ thuật | T | ||
(Mĩ thuật) | |||
Hoạt động | T | ||
trải nghiệm | |||
Tiếng dân tộc |
2. Những phẩm chất chủ yếu
Phẩm chất | Mức đạt được | Nhận xét |
Yêu nước | T | Có tấm lòng nhân hậu, kính trọng thầy cô; yêu thương, giúp đỡ bạn. |
Nhân ái | T | Ở lớp hòa đồng, về nhà ngoan ngoãn, hay chia sẻ công việc nhà trong gia đình. |
Chăm chỉ | T | Con rất ngoan và chăm chỉ, vâng lời thầy cô |
Trung thực | T | Thật thà, không nói dối thầy cô và bạn bè. |
Trách nhiệm | T | Con có ý thức tốt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được giao. |
3. Những năng lực cốt lõi
3.1. Những năng lực chung
Năng lực | Mức đạt được | Nhận xét |
Tự chủ và tự học | T | Nghiêm túc, có ý thức tự học và tự chủ trong học tập. Lịch sự, hòa nhã, biết lắng nghe ý kiến của bạn để hoàn thành nội dung yêu cầu. |
Giao tiếp và hợp tác | T | |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | T | Tiếp thu nhanh kiến thức, biết vận dụng vào thực tiễn. |
3.2: Những năng lực đặc thù
Năng lực | Mức đạt được | Nhận xét |
Ngôn ngữ | Đọc to, ngắt nghỉ đúng ngữ pháp, giúp người nghe hiểu được nội dung cần truyền đạt. Rất tuyệt vời trong học toán. Luôn hoàn thành tốt nội dung học tập. Con rất có năng khiếu. Thực hiện xuất sắc các nội dung bài học. Thật tuyệt, con đã biết bảo vệ sức khỏe của mình. | |
Tính toán | ||
Khoa học | ||
Công nghệ | ||
Tin học | ||
Thẫm mĩ | ||
Thể chất |
4. Đánh giá kết quả giáo dục: …………………………………………………………
5. Khen thưởng:…………………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………
6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học……………………
….……………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………………
….ngày …tháng…năm 20…. | |
Xác nhận của Hiệu trưởng | Giáo viên chủ nhiệm |
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/10/2020 và thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016.
Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục là việc tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp và Học bạ vào các thời điểm theo quy định. Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm).
2. Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27
1. Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.
2. Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"
- Trong cột "Mức đạt được": Ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".
- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kĩ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).
3. Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"
- Trong cột "Mức đạt được" tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.
- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.
Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;..
- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.
Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;...
4. Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"
Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”, “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành hoặc “Chưa hoàn thành”.
5. Mục "5. Khen thưởng"
Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.
Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc; Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện;...
6. Mục "6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học".
Ghi Hoàn thành chương trình lớp....../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp....../chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.
Ví dụ: - Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.
- Hoàn thành chương trình tiểu học.
Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường, học xong chương trình tiểu học.
- Xem thêm: Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27
3. Một số nhận xét học tập theo mức độ
* Học sinh đạt Hoàn thành tốt
- Bài làm tốt, đáng khen.
- Thầy (Cô) rất hài lòng về bài làm của Con. Tiếp tục như thế con nhé.
- Cô rất thích bài văn của con vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn con nhé;
- Con làm bài tốt, cô khen ngợi con.
- Con học tốt và chăm chỉ.
- Bài làm tốt, rất đáng khen, con cần phát huy.
- Cô rất hài lòng về bài làm của con. Tiếp tục như thế con nhé.
- Cô rất thích cách suy luận và trình bày vở của con. Cố gắng phát huy con nhé.
- Bài làm tốt, con đáng khen.
* Học sinh đạt Hoàn thành (HT)
- Bài làm khá tốt, nếu …………… em sẽ có kết quả tốt hơn.
- Bài của con đã hoàn thành khá tốt. Để đạt kết quả tốt hơn, con cần …
- Em đã có sáng tạo trong bài làm. Tuy nhiên em cần trình bày sạch đẹp hơn!...
- Bài làm có đủ ý; Em hãy phát huy hơn nhé!
* Học sinh làm bài chưa hoàn thành:
- Con cố gắng hơn nhé!
- Bài làm diễn đạt ý chưa trôi chảy, Thiếu ý, con cố gắng hơn nhé!
- Bài làm chưa sáng tạo, con cố gắng hơn nhé!
- Trình bày ẩu; con hãy cố gắng hơn nhé!
- Bài làm quá sơ sài; con cố gắng hơn nhé!
- Bài làm chưa đạt yêu cầu, con cần cố gắng thêm nhé...
- Chú ý hơn chút nữa là con sẽ làm được tốt đấy”;
- Lần sau con nhớ khắc phục lỗi này nhé”;
- Cô tin rằng lỗi này con sẽ không mắc phải ở bài sau nữa”;
- Bài này con đã có tiến bộ hơn rồi đấy! Cố lên!”
Xem thêm: