Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức
Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Luật viên chức
Kế hoạch tổ chức kỳ thi công chức, viên chức đã được sở nội vụ chính thức công bố. Nhằm giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển công chức viên chức, VnDoc xin chia sẻ cho các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm về Luật viên chức có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức có đáp án
Câu 1: Phạm vi điều chỉnh luật viên chức
- Luật này quy định về viên chức; quyền và nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng viên chức
- Luật này quy định về viên chức; nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Luật này quy định về việc tuyển dụng viên chức, quyền của viên chức.
- Luật này quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 2: Viên chức là gì?
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lâp.
- Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Câu 3: Viên chức quản lý là gì?
- Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
- Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức .
- Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
- Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
Câu 4: Đạo đức nghề nghiệp là gì?
- Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực.
- Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định.
- Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
- Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
Câu 5: Quy tắc ứng xử
- Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với từng công việc trong các lĩnh vực đặc thù.
- Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
- Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.
- Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ, trong quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.
Câu 6: Tuyển dụng
- Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
- Tuyển dụng là việc lựa chọn người có năng lực, phẩm chất và trình độ vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 7: Hợp đồng làm việc
- Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc.
Câu 8: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật này .
- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5: Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Câu 9: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức gồm mấy nguyên tắc
- 1 nt
- 2 nt
- 3 nt
- 4 nt
Câu 10: Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
a. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của nhà nước
b.Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
c. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
d. Tận tụy phục vụ nhân dân
e. Cả c và d
Câu 11: Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
a. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
b. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân.
c. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
d. Cả a và b.
Điều 6: Các nguyên tắc quản lý viên chức
Câu 12: Có mấy nguyên tắc quản lý viên chức
2nt
3 nt
4 nt
5 nt
Câu 13: Nguyên tắc quản lý viên chức
- Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
- Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng,người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
- Tận tụy phục vụ nhân dân
- Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Điều 7: Vị trí việc làm
Câu 14: Vị trí việc làm là gì?
- Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
- Vị trí làm việc là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện viện tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 15: Cơ quan nào quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chính phủ
- Nhà nước
- Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 16: Chính phủ quy định
- Chính phủ quy định phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 8: Chức danh nghề nghiệp
Câu 17: Chức danh nghề nghiệp là gì?
- Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
- Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức.
- Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của viên chức.
- Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 18: Cơ quan nào quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.
- Bộ nội vụ chủ trì
- Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
- Bộ giáo dục và đào tạo
- Cả a và b.
Điều 9: Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 19: Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công.
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Câu 20: Viên chức có mấy quyền về tiền lương và là những quyền nào
1 quyền
Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, cùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong nghành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2 quyền
Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp chính sách ưu đãi, trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong nghành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
3 quyền
Được hưởng lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp chính sách ưu đãi, trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 13: Quyền của viên chức về nghỉ ngơi.
Câu 21: Viên chức có mấy quyền về nghỉ ngơi và là những quyền nào?
1 quyền
Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2 quyền
Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ.
Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, có thể gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
c) 3 quyền
Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ.
Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác; nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
d) 4 quyền
Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ.
Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác; nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1 lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 22: Trong điều 16( mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định : Nghĩa vụ chung của viên chức gồm mấy nghĩa vụ?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 23: Trong điều 17( mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định : Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp gồm mấy nghĩa vụ?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 24: Trong điều 17( mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định nào?
- Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân. Chấp hành các quy định về đạo dức nghề nghiệp.
- Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn
- Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân.
- Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 25: Trong điều 18( mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Nghĩa vụ của viên chức quản lý gồm mấy nghĩa vụ?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 26: Trong điều 19( mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Những việc viên chức không được làm gồm bao nhiêu việc ?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 27; Trong điều 19( mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Những việc viên chức không được làm gồm?
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác cong việc hoặc nhiệm vụ đươc giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 28 Trong điều 19( mục 2 nghĩa vụ của viên chức) trong luật viên chức quy định: Những việc viên chức không được làm gồm bao nhiêu việc ?
- Lợi dụng nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của luật pháp có liên quan.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 29. Điều 20 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu gì?
- Nhu cầu công việc
- Vị trí việc làm
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 30. Điều 21 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Nguyên tắc tuyển dụng gồm mấy nguyên tắc:
A. 5
B. 6
C. 4
D. 8
Câu 31. Điều 21 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Nguyên tắc tuyển dụng gồm những nguyên tắc nào?
- Bảo đảm tính cạnh tranh
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
- Uư tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
- Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 32. Điều 21 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Nguyên tắc tuyển dụng gồm những nguyên tắc nào ?
- Tuyển trọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cả 2 đáp án đều đúng
- Cả 2 đáp án đều sai
Câu 33: Điều 22 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Người có đủ điều kiện nào sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng kí dự tuyển viên chức. ?
- Người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Có đơn đăng kí dự tuyển, có lí lịch rõ ràng.
- Có văn bằng , chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kĩ năng phù hợp với vị trí làm việc.
- Cả 3 đáp án trên đầu đúng.
Câu 34: Điều 22 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Người có đủ điều kiện nào sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng kí dự tuyển viên chức. ?
- Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
- Cả 2 đáp án đều đúng
- Cả 2 đáp án đều sai.
Câu 35: Điều 22 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Người không được đăng kí dự tuyển viên chức. ?
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 36: Điều 23 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Phương thức tuyển dụng viên chức là?
- thông qua thi tuyển
- Thông qua xét tuyển
- Thông qua thi tuyển và xét tuyển
- Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 37: Điều 24 trong chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Ai là người quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tuyển dụng viên chức?
- Nhà nước
- Hiệu trưởng
- Bộ giáo dục
- Chính phủ
Câu 38: Điều 25 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Có mấy loại hợp đồng làm việc?
a. 1
b. 3
c. 2
d. 4
Câu 39: Điều 25 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Có mấy loại hợp đồng làm việc?
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
- Cả 3 đều sai
Câu 40: Điều 25 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: hợp đồng làm việc xác định thời hạn là?
- là hợp đồng mà trong đó 2 bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đử 12 tháng đến 36 tháng. Nó áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại diểm d và điểm đ khoản 1 điều 58 của luật viên chức.
- là hợp đồng mà trong đó 2 bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Nó không xá định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển ngành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 điều 58 của luật viên chức.
- Cả 2 đều đúng
- cả 2 đều sai
Câu 41: Điều 26 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: hợp đồng làm việc gồm mấy nội dung?
a. 12
b. 11
c. 14
d. 15
Câu 42: Điều 26 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: hợp đồng làm việc gồm những nội dung nào?
- Tên, địa chie của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
- Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng
- Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- e. Tất cả đều đúng
Câu 43: Điều 26 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: hợp đồng làm việc gồm những nội dung nào dưới đây?
- Loại hơp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác; thời gian lam việc, thời gian nghỉ ngơi.
- Chế độ tập sự; điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động.
- Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng k trái quy định của luật này.
- e. Cả 4 đáp án đều đúng
Câu 44: Điều 26 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: hình thức của hợp đồng làm việc là?
- văn bản
- công văn
- Báo cáo
- Cả 3 đều sai
Câu 45: Điều 27 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: chế độ tập sự được quy định trong thời gian bao lâu?
- từ 2 tháng đến 12 tháng
- Từ 3 tháng đến 12 tháng
- từ 4 tháng đến 12 tháng
- Từ 6 tháng đến 12 tháng.
Câu 46: Điều 27 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: Ai là người quy định chi tiết chế độ tập sự?
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
- Chính phủ.
- Sở nội vụ.
Câu 47: Điều 28 trong Hơp đồng làm việc của chương III Tuyển dụng, sử dụng viên chức- Luật Viên Chức quy định: trong quá trình làm việc, nếu 1 bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước bao nhiêu thời gian?
a) 3 ngày
b) 6 ngày
c) 12 ngày
d) 60 ngày
Câu 48 a: Viên chức không phải thực hiện chế độ tập sự nếu đã có thời gian làm từ bao lâu?
12 tháng trở lên
36 tháng trở lên
Từ đủ 12 tháng trở lên
Từ đủ 36 tháng trở lên
Khoảng 12 tháng
Khoảng 36 tháng
Câu 49: Điều 27 về Chế độ tập sự có mấy nguyên tắc?
a. 1 nt
b. 2 nt
c. 3nt
d. 4 nt
Điều 28: Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
Câu 50: Đối với hợp đồng xác định thời hạn thì trước khi hết hạn hợp đồng bao nhiêu ngày thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định kí kết tiếp hoặc chấm dứt.
a) 30 ngày
b) 60 ngày
c) 36 ngày
d) 24 ngày
Câu 51: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức bị ốm đau trong thời hạn là bao lâu?
- 12 tháng liên tục với hợp đồng không xác định thời hạn, 6 tháng liên tục đối với hợp đồng xác định thời hạn.
- 36 tháng liên tục với hđ không xác định thời hạn, 12 tháng liên tục với hợp đồng xđ thời hạn.
- Khoảng 12 tháng với hđ không xác định thời hạn, khoảng 6 tháng đối với hđ xđ thời hạn.
- Khoảng 36 tháng với hđ không xác định thời hạn, khoảng 12 tháng với hợp đồng xđ thời hạn.
Câu 52: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc quy định: Viên chức có mấy năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng.
a) 1 năm
b) 2 năm
c) 3 năm
d) 4 năm
Câu 53: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việcquy định: Trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước bao nhiêu ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- 45 ngày đối với hđ không xđ thời hạn, 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn.
- Ít nhất 45 ngày đối với hđ không xđ thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn.
- 60 ngày đối với hđ không xđ thời hạn, 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn.
- Ít 60 ngày đối với hđ không xđ thời hạn, ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn
Câu 54: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việcquy định: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với viên chức nữ đang có thai và nuôi con bao nhiêu tháng tuổi.
a) Dưới 18 tháng tuổi
b) Dưới 24 tháng tuổi
c) Dưới 36 tháng tuổi
d) Dưới 12 tháng tuổi
Câu 55: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việcquy định: Viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo bằng văn bản với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước bao nhiêu ngày.
a) 60 ngày
b) ít nhất 60 ngày
c) 45 ngày
d) ít nhất 45 ngày.
* Trường hợp viên chức bị ốm đau, bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục thì phải báo trước bao nhiêu ngày.
a) 30 ngày b) 6 ngày
d) 3 ngày c) ít nhất 3 ngày
e) ít nhất 6 ngày f) ít nhất 30 ngày.
Câu 56: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việcquy định: Viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị tai nạn, khi bị ốm đau đã điều trị bao nhiêu tháng ?
a) 3 tháng
b) 6 tháng
c) ít nhất 3 tháng
d) ít nhất 6 tháng
đ) từ 3 tháng
e) từ 6 tháng.
Câu 57: theo Điều 29: Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc quy định: Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước bao nhiêu ngày đối với các khoản a, b, c, đ, e khoản 5 điều này?
a) từ 3 ngày
b) ít nhất 3 ngày
c)từ 6 ngày
d) ít nhất 6 ngày
* Đối với điểm d khoản 5 Điều này
a) Từ 45 ngày
b) ít nhất 45 ngày
c) Từ 30 ngày
d) ít nhất 30 ngày
Câu 58: Thời hạn biệt phái không quá bao nhiêu năm?
a) 3 năm
b) 6 năm
c) 1 năm
d) 2 năm
Câu 59: Không biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới bao nhiêu tháng tuổi?
a) 12 tháng
b) 18 tháng
c) 24 tháng
d) 36 tháng.
Câu 60: Điều 36: Biệt phái viên chức có mấy khoản
a) 4 khoản
b) 5 khoản
c) 6 khoản
d) 7 khoản.
Điều 37: Bổ nhiệm viên chức quản lý
Câu 61: Điều 37: Bổ nhiệm viên chức quản lý có bao nhiêu khoản:
a) 4 khoản
b) 5 khoản
c) 6 khoản
d) 7 khoản.
Câu 62: Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào đâu?
- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền.
- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
- Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
Câu 63: Viên chức giữ chức vụ quản lý có thời hạn bao nhiêu năm
a) 5 năm
b) Không quá 5 năm
c) 3 năm
d) Không quá 3 năm
Câu 64: Cơ quan nào quy định chi tiết bổ nhiệm viên chức quản lý
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
- Chính phủ
- Cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
- Cấp có thẩm quyền
Câu 65. Điều 33 chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức quy định: Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:
- a. Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý.
- b. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- c. Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
- d. Cả 3 đấp án đều đúng
Câu 66. Điều 33 chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức quy định: Cơ quan nào được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
- Các bộ, cơ quan ngang bộ
- Cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
- Cấp có thẩm quyền
Câu 67. Điều 34 quy định đơn vị nào có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức ?
- a. Đơn vị ngoài công lập
- b. Đơn vị sự nghiệp công lập
- c. Đơn vị công lập
- d. Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Câu 68: Điều 35 trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng quy định: “Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương” điều này đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 69: Điều 36 Biệt phái viên chức quy định: Biệt phái viên chức là gì?
a. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan tổ chức, đơn vị khác.
b. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu, nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.
c. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu của hiệu trưởng.
d. Cả 3 đều đúng
Câu 70: Điều 36 Biệt phái viên chức quy định: Ai là người quết định việc biệt phái viên chức ?
a. Người đúng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
b. Cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập.
c. Cả 2 đều sai
d. Người đúng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc Cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu 71. Điều 38 Xin thôi giữu chức vụ quản lí hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lí quy định: Viên chức quản lí có thể xin thôi giữ chức vụ quản lí hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc trường hợp nào?
a. Không đủ sức khỏe
b. Không đủ năng lực, uy tín
c. Theo yêu cầu nhiệm vụ
d. Vì lí do khác
e. Tất cả đều đúng
Câu 72. Điều 39. Mục đích đánh giá viên chức quy định:
a. Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng viên chức.
b. Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng , bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức.
c. Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng , bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
d. Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng , bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng , khen thưởng, kỉ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.
Câu 73. Điều 40 Căn cứ đánh giá viên chức quy định: Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
a. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã kí kết.
b. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của vien chức.
c. Cả 2 đều đúng
d. Cả 2 đều sai
Câu 74. Điều 41 nội dung đánh giá viên chức quy định: việc đánh giá viên chức được xem xét theo nội dung nào?
a. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã kí kết.
b. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp.
c. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
d. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức
e. Cả 4 đá án đều đúng
Câu 75. Việc đánh giá viên chức được thực hiện khi nào?
a. Hàng năm
b. khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi kí kết hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm
c. Hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi kí kết hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; khi xét khan thưởng, kỉ luật, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng
d. khi xét khan thưởng, kỉ luật, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.
Câu 76. Điều 42 Phân loại đánh giá viên chức quy định: Hằng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân thành mấy loại?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Câu 77. Điều 42 Phân loại đánh giá viên chức quy định: Hằng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân thành mấy loại?
a. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
b. Hoàn thành tốt nhiệm vụ
c. Hoàn thành nhiệm vụ
d. Không hoàn thành nhiệm vụ
Câu 78. Điều 43 quy định trách nhiệm đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lí thuộc về ai?
a. Chính phủ
b. Bộ giáo dục
c. Đơn vị công lập
d. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
Câu 79. Điều 43 quy định chi tiết trình tự, thủ tục đánh giá viên chức do cơ quan nào?
a. Chính phủ
b. Bộ giáo dục
c. Đơn vị công lập
d. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
Câu 80. Điều 44 thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức quy định.
a. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức.
b. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập.
c. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 81. Điều 45 chế độ thôi việc quy định: Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được?
a. Hưởng trợ cấp thôi việc
b. Trợ cấp mất việc làm
c. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d. Cả 3 đều đúng
Câu 82. Điều 45 chế độ thôi việc quy định: Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc trường hợp nào sau đây?
a. Bị buộc thôi việc
b. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4,5 và 6 Điều 29 của luật này.
c. Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
d. Cả 3 đều đúng
Câu 83. Điều 46 Chế độ hưu trí quy định: viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của?
a. Pháp luật về lao động
b. Pháp luật về bảo hiểm xã hội
c. Pháp luật về lao động và Pháp luật về bảo hiểm xã hội
d. Hội đồng nhà trường
Câu 84: Điều 46 Chế độ hưu trí quy định: cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lí viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu trước?
a. 6 tháng
b. 4 tháng
c. 2 tháng
d. 5 tháng
Câu 85. Điều 46 Chế độ hưu trí quy định: cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lí viên chức ra quyết định nghỉ hưu trước?
a. 3 tháng
b. 4 tháng
c. 2 tháng
d. 5 tháng
Câu 86. Điều 47. Quản lí nhà nước về viên chức quy định cơ quan thống nhất quản lí nhà nước về viên chức là?
a. Nhà nước
b. Đợn vị sự nghiệp công lập
c. Chính phủ
d. Cả 3 đều đúng
Câu 87. Điều 48 Quản lí viên chức quy định nọi dung quản lí viên chức bao gồm mấy nội dung. ?
a. 7
b . 8
c . 9
d. 10
Câu 88. Điều 48 Quản lí viên chức quy định nọi dung quản lí viên chức bao gồm nội dung nào?
a. Xây dựng vị trí việc làm; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp.
b. Tuyển dụng viên chức; Kí hợp đồng làm việc
c. Thay đổi vị trí việc làm, biệt pahis chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyết chế độ thôi việc.
d. Cả 3 đều đúng
Câu 89. Điều 48 Quản lí viên chức quy định nọi dung quản lí viên chức bao gồm nội dung nào?
a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lí, sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc.
b. Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỉ luật viên chức
c. Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
d. Lập, quản lí hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lí viên chức thuộc phạm vi quản lí.
e. Cả 4 đều đúng
Câu 90. Điều 48 cơ quan quy định quản lí viên chức là?
a. Bộ giáo dục và đào tạo
b. đơn vị sự nghiệp công lập
c. Chính phủ
d. Nhà nước
Câu 91. Điều 50: Kiểm tra, thanh tra?
a. Cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lí viên chức tại các đvị sự nghiệp công lập được giao quản lí
b. Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức ttheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
c. Các bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lí.
d. Cả 3 đều đúng.
Câu 92. Điều 51. Khen thưởng quy định:
a. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
b. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ.
c. Viên chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập giao phó.
d. a và b đúng.
Câu 93. Điều 52. Các hình thức kỉ luật đối với viên chức quy định: Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu 1 trong các hình thức kỉ luật nào sau đây?
a. Khiển trách
b Cảnh cáo
c. Cách chức
d. Buộc thôi viêc
e. Cả 4 đáp án đều đúng.
Câu 94. Điều 52 Các hình thức kỉ luật đối với viên chức quy định: Hình thức kỉ luật cách chức chỉ áp dụng đối với.
a. Viên chức
b. Cán bộ
c. Viên chức quản lí
d. Cả 3 đều sai.
Câu 95. Điều 52 Các hình thức kỉ luật đối với viên chức quy định: Quyết định kỉ luật được lưu vào hồ sơ viên chức đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 96. Điều 52 Các hình thức kỉ luật đối với viên chức quy định: cơ quan nào quy định việc áp dụng các hình thức kỉ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lí kỉ luật đối với viên chức. ?
a. Đơn vị sự nghiệp công lập
b. Bộ giáo dục và đào tạo
c. Chính phủ
d. Các bộ, cơ quan ngang bộ
Câu 97. Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định: Thời hiệu xử lí kỉ luật kể từ thời điểm có hành vi vi phạm là?
a. 12 tháng
b. 24 tháng
c. 36 tháng
d. 6 tháng
Câu 98. Điều 53 Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định: Thời hạn xử lí kỉ luật không quá?
a. 1 tháng
b. không quá 1 tháng
c. 2 tháng
d. Không quá 2 tháng
Câu 99. Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định: trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lí kỉ luật có thể kéo dài nhưng không quá?
a. 2 tháng
b. 3 tháng
c. 4 tháng
d. 5 tháng
Câu 100. Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định : kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lí viên chức để xem xét xử lí kỉ luật trong thời hạn bao lâu?
a. 1 ngày
b. 2 ngày
c. 3 ngày
d. 4 ngày
Câu 101. Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định: trong thời hạn xử lí kỉ luật ai là người quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu tháy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lí kỉ luật
a. Chính phủ
b. Người đúng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
c. Đơn vị sự nghiệp công lập.
d. Bộ giáo dục và đào tạo
Câu 102: Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định: thời hạn tạm đình chỉ công tác là?
a. không quá 5 ngày
b. không quá 10 ngày
c. không quá 15 ngày
d. không quá 20 ngày
Câu 103: Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá?
a. 20 ngày
b. 25 ngày
c. 30 ngày
d. 40 ngày
Câu 104: Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định : Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lí kỉ luật thì được?
a. bổ nhiệm vào vị trí việc làm cũ
b. bổ nhiệm vào vị trí việc làm khác
c. chấm dứt hợp đồng làm việc
d. Cả 3 đều sai
Câu 105: Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định : trong thời gian tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theoquy định của Chính phủ điều này đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 106: Điều 55 trách nhiệm bồi thường, hoàn trả quy định : cơ quan nào quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức là?
a. Bộ giáo dục và đào tạo
b. nhà nước
c. pháp luật
d. chính phủ
Câu 107: Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài?
a. 1 tháng
b. 2 tháng
c. 3 tháng
d. 4 tháng
Câu 108: Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: viên chức bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài?
a. 3 tháng
b . 6 tháng
c. 5 tháng
d. 4 tháng
Câu 109: Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức : trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài đồng thời đơn vị sự nghệp công lập bố trí việc làm khác phù hợp?
a. 3 tháng
b. 6 tháng
c. 12 tháng
d. 2 4 tháng
Câu 110: Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: viên chức bị kỉ luật từ khiểm trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn bao nhiêu kể từ ngày quyết định kỉ luật có hiệu lực?
a. 3 tháng
b. 6 tháng
c. 12 tháng
d. 24 tháng
Câu 111: Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: “ viên chức đang trong thời hạn xử lí kỉ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giái quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc” đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 112: Điều 58 Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức: việc Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện theo mấy nội dụng?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Câu 113: Điều 58 Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức: cơ quan nào quy định việc Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức?
a. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
b. Chính phủ
c. Nhà nước
d. Các bộ, cơ quan ngang bộ
Câu 114: Điều 59 Quy định chuyển tiếp; “Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003 có các quyền, nghĩa vụ và được quản lí như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xá định thời hạn theo quy định của luật này. ” Điều này đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 115: Điều 61: Hiệu lực thi hành: Luật viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày?
a. 1/1/2010
b. 1/1/2011
c. 1/1/2012
d. 1/1/2013
Câu 116. Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 8 thông qua ngày?
a. 15/9/2010
b. 15/11/2010
c. 15/10/2010
d. 15/12/2010
Câu 117. Luật Viên chức gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
a. 6 chương, 60 điều
b. 7 chương, 62 điều.
c. 6 chương, 62 điều
d. 7 chương, 70 điều
Làm bài Trắc nghiệm luật viên chức Online:
- Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức
- Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức - Đề 2
- Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức - Đề 3
- Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức - Đề 4
- Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức - Đề 5
- Câu hỏi trắc nghiệm Luật viên chức - Đề 6