Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi trắc nghiệm viên chức giáo viên mầm non

Đề trắc nghiệm môn kiến thức chuyên môn mầm non

Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên mầm non là các câu hỏi trắc nghiệm môn kiến thức chuyên môn của giáo viên mầm non trong kỳ thi tuyển công chức, viên chức. Dưới đây là đề thi tham khảo thi tuyển giáo viên mầm non, mời các bạn cùng tham khảo.

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ THI TUYỂN GIÁO VIÊN

(Đề thi có 6 trang)

Môn: Kiến thức chuyên môn

Vị trí dự tuyển: Giáo viên mầm non

Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: Số bửa ăn trong chương trình giáo dục nhà trẻ:

  1. Một bữa chính và một bữa phụ.
  2. Hai bữa chính và một bữa phụ.
  3. Hai bữa chính và hai bữa phụ.
  4. Một bữa chính và hai bữa phụ.

Câu 2: Năng lượng phân phối cho các bữa ăn trưa trong chương trình giáo dục nhà trẻ:

  1. Cung cấp từ 20% đến 35% năng lượng cả ngày.
  2. Cung cấp từ 30% đến 45% năng lượng cả ngày.
  3. Cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.
  4. Cung cấp từ 30% đến 55% năng lượng cả ngày.

Câu 3: Nội dung “tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu” cần giáo dục cho trẻ 12 – 18 tháng tuổi

  1. Tập lẫy và Tập trườn.
  2. Tập trườn, xoay người theo các hướng. Tập bò. Tập đứng, đi.
  3. Tập trườn, bò qua vật cản. Tập đi. Ngồi lăn, tung bóng.
  4. Tập bò, trườn (Bò, trườn tới đích. Bò chui (dưới dây/gậy kê cao)). Tập đi, chạy (Đi theo hướng thẳng. Đi trong đường hẹp. Đi bước qua vật cản). Tập bước lên, xuống bậc thang. Tập tung, ném(Ngồi lăn bóng. Đứng ném, tung bóng)

Câu 4: Nội dung “Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt” cần giáo dục cho trẻ 3- 6 tháng tuổi.

  1. Tập uống bằng thìa. Làm quen chế độ ngủ 3 giấc.
  2. Làm quen chế độ ăn bột nấu với các loại thực phẩm khác nhau. Làm quen chế độ ngủ 3 giấc.
  3. Làm quen chế độ ăn cháo nấu với các loại thực phẩm khác nhau. Làm quen chế độ ngủ 2 giấc.Tập một số thói quen vệ sinh tốt: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. “Gọi” cô khi bị ướt, bị bẩn.
  4. Làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau. Làm quen chế độ ngủ 1 giấc.Tập một số thói quen vệ sinh tốt: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. “Gọi” cô khi bị ướt, bị bẩn.

Câu 5: Nội dung “Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe” cần giáo dục cho trẻ 3 – 12 tháng tuổi.

  1. Tập ngồi bô khi đi vệ sinh.
  2. Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc. Tập ngồi vào bàn ăn. Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh. Làm quen với rửa tay, lau mặt.
  3. Tập tự phục vụ: Xúc cơm, uống nước. Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt. Chuẩn bị chỗ ngủ. Tập nói với người lớn, khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. Tập đi vệ sinh đúng nới quy định. Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 6: Để nhận biết “Một số bộ phận của cơ thể con người” cần giáo dục cho trẻ 3 – 12 tháng tuổi

  1. Tên một số bộ phận của cơ thể: Mắt, mũi, miệng.
  2. Tên một số bộ phận của cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
  3. Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 7: Có mấy hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mẫu giáo

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 8: Mục đích đánh giá trong chương trình giáo dục mẫu giáo là

  1. Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
  2. Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển cuối chủ đề và theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho chủ đề và giai đoạn tiếp theo.
  3. Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
  4. Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Câu 9: Nội dung đánh giá trong chương trình giáo dục mẫu giáo là

  1. Tình trạng sức khỏe của trẻ.
  2. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
  3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
  4. Tất cả các nội dung trên.

Câu 10: Nội dung cần phát triển cảm xúc thẩm mỹ về “Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc” cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi là

  1. Nghe âm thanh của một số đồ vật, đồ chơi. Nghe hát ru, nghe nhạc.
  2. Nghe hát, nghe nhạc, nghe âm thanh của các nhạc cụ. Hát theo và tập vận động đơn giản theo nhạc.
  3. Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ. Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc.
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 11: Nội dung Giáo dục phát triển thẩm mĩ về Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật cần giáo dục cho trẻ từ 4 – 5 tuổi là.

  1. Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bài nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
  2. Bộc lộ cảm xác phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
  3. Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Hoạt động với đồ vật trong chương trình giáo dục nhà trẻ là

  1. Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với người thân, tạo cảm xúc hớn hở, luyện tập và phát triển các giác quan, hình thành mối quan hệ ban đầu với những người gần gũi. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  2. Hoạt động này đáp ứng yêu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan,…Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi.
  3. Hoạt động này đáp ứng yêu cầu của trẻ về vận động và khám phá thế giới xung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi. Ở độ tuổi này, trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian.
  4. Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này được tổ chức nhằm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mỹ.

Câu 13: Nội dung “Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt” cần giáo dục cho trẻ 18 – 24 tháng tuổi

  1. Tập uống bằng thìa. Làm quen chế độ ngủ 3 giấc.
  2. Làm quen chế độ ăn bột nấu với các loại thực phẩm khác nhau. Làm quen chế độ ngủ 3 giấc.
  3. Làm quen chế độ ăn cháo nấu với các thực phẩm khác nhau. Làm quen chế độ ngủ 2 giấc. Tập một số thói quen vệ sinh tốt: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. “Gọi” cô khi bị ướt, bị bẩn.
  4. Làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau. Làm quen chế độ ngủ 1 giấc.Tập một số thói quen vệ sinh tốt: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. “Gọi” cô khi bị ướt, bị bẩn.

Câu 14: Yếu tố nào sau đây không có trong mục tiêu phát triển thể chất trong chương trình giáo dục nhà trẻ.

  1. Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
  2. Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
  3. Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).
  4. Có khả năng làm được một số việc theo yêu cầu của giáo viên.

Câu 15: Trẻ 3 – 6 tháng tuổi

  1. Bú mẹ và Ngủ: 4 giấc.
  2. Bú mẹ và Ngủ: 3 giấc.
  3. Bú mẹ và Ngủ: 1 giấc.
  4. Bú mẹ và Ngủ: 2 giấc.

Câu 16: Chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ phải thực hiện trong các chương trình giáo dục nhà trẻ.

  1. Khám sức khỏe định kỳ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
  2. Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
  3. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Phân phối thời gian chương trình giáo dục nhà trẻ là.

  1. Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ.
  2. Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 6 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ.
  3. Chương trình thiết kế cho 34 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ.
  4. Chương trình thiết kế cho 36 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Câu 18: Phát triển vận động cho trẻ trong chương trình giáo dục nhà trẻ là cần phát triển điều gì?

  1. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
  2. Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
  3. Tập các cử động bàn tay, ngón tay.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Nội dung “Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp” cần giáo dục cho trẻ 12 – 18 tháng tuổi là

  1. Tập thụ động: Tay: co duỗi tay. Chân: co duỗi chân.
  2. Tập thụ động: Tay: co duỗi, đưa lên cao, bắt chéo tay trước ngực. Chân: co duỗi chân, nâng 2 chân duỗi thẳng.
  3. Tập thụ động: Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang. Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước,nghiêng người sang 2 bên. Chân: ngồi, chân dang sang 2 bên, nhấc cao từng chân, nhấc cao 2 chân.
  4. Hô hấp: Tập hít thở. Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau. Lưng, bụng, lườn:cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên. Chân: dang sang 2 bên, ngồi xuống đứng lên.

Câu 20: Nội dung “Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp” cần giáo dục cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

  1. Hô hấp: tập hít vào, thở ra. Tay : giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay. Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang hai bên. Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.
  2. Tập thụ động: Tay: co, duỗi, đưa lên cao, bắt chéo tay trước ngực. Chân: co duỗi chân, nâng 2 chân duỗi thẳng.
  3. Tập thụ động: Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang. Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước,nghiêng người sang 2 bên. Chân: ngồi, chân dang sang hai bên, nhấc cao từng chân, nhấc cao 2 chân.
  4. Hô hấp: Tập hít thở. Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau. Lưng, bụng, lườn:cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên. Chân: dang sang hai bên, ngồi xuống đứng lên.

Câu 21: Nội dung “Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu” cần giáo dục cho trẻ 3 – 6 tháng tuổi.

  1. Tập lẫy và Tập trườn.
  2. Tập trườn, xoay người theo các hướng. Tập bò. Tập ngồi. Tập đứng, đi.
  3. Tập trườn, bò qua vật cản. Tập đi. Ngồi lăn, tung bóng.
  4. Tập bò, trườn (Bò, trườn tới đích. Bò chui (dưới dây/gậy kê cao)). Tập đi, chạy (Đi theo hướng thẳng. Đi theo hướng hẹp. Đi bước qua vật cản). Tập bước lên, xuống bậc thang. Tập tung, ném(ngồi lăn bóng. Đứng ném, tung bóng).

Câu 22: Nội dung “Tập các cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay – mắt” cần giáo dục cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi.

  1. Vẫy tay, cử động các ngón tay. Cầm, nắm lắc, đập đồ vật. Cầm bỏ vào, lấy ra, buông thả, nhặt đồ vật. Chuyển vật từ tay này sang tay kia.
  2. Xoay bàn tay và cử động các ngón tay. Gõ, đập, cầm, bóp đồ vật. Đóng mở nắp không ren. Tháo lắp, lồng hộp. Xếp chồng 2 – 3 khối.
  3. Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay. Cầm, bóp, gõ, đó đồ vật. Đóng mở nắp có ren. Tháo lắp, lồng hộp tròn, vuông. Xếp chồng 4 – 5 khối. Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay.
  4. Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé. Đóng cọc bàn gỗ. Nhón nhặt đồ vật. Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.

Câu 23: Nội dung “Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe” cần giáo dục cho trẻ 3– 12 tháng tuổi.

  1. Tập ngồi bô khi đi vệ sinh.
  2. Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc. Tập ngồi vào bàn ăn. Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh. Làm quen với rửa tay, lau mặt.
  3. Tập tự phục vụ: Xúc cơm, uống nước. Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt. Chuẩn bị chỗ ngủ. Tập nói với người lớn, khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định. Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.
  4. A, B, C đều đúng.

Câu 24: Mục đích đánh giá trẻ theo giai đoạn trong chương trình giáo dục nhà trẻ.

  1. Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn.
  2. Xác định mức độ chưa đạt của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
  3. Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
  4. Xác định mức độ chưa đạt của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn.

Câu 25: Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe về Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt cho trẻ từ 5 – 6 tuổi là

  1. Làm quen cách đánh răng, lau mặt. Tập rửa tay bằng xà phòng. Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
  2. Tập đánh răng, lau mặt. Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng. Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
  3. Tập luyện kỹ năng: Đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
  4. Tất cả đều đúng.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi công chức - viên chức

    Xem thêm