Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kinh nghiệm thi viên chức giáo viên

Làm thế nào để thi đỗ viên chức giáo viên chắc hẳn là suy nghĩ của rất nhiều thầy cô. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm thi đỗ biên chế giáo viên để các thầy cô cùng tham khảo.

1. Kinh nghiệm ôn thi viên chức giáo viên hiệu quả

Nội dung 1: Luật

Luật khó và dài vì vậy để nhớ chính xác, nhớ lâu, không bị thiếu ý các bạn nhất định phải học từ khóa (Key words). Đừng bao giờ học vẹt. Gạch ý đầu dòng để. Ví dụ: Nêu những điều giáo viên không được làm? (Mình sẽ áp dụng cách học: Biến Phủ định = Khẳng định – Làm được thế: 10 năm sâu vẫn nhớ).

** *Đây là đầy đủ***

Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT. Cụ thể bao gồm:

  1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
  2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
  3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
  5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.
  6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

***Đây là cách học***

- Xúc phạm

- Gian lận

- Xuyên tạc

- Ép buộc

- Hút thuốc

- Bỏ giờ

Nội dung 2: Cách xử lí tình huống sư phạm

***Sai lầm***

1 - Đa số các bạn đều bị động trong việc giải quyết tình huống mà đã bị động thì việc xử lý tình huống sẽ không hay và thường bị điểm thấp.

2 - Cách xưng hô là Em và thường nói Em sẽ xử lý như thế này, như thế kia là chưa hợp lý đang bị nhầm lẫn về đối tượng. Thay vì xưng hô là "Em" thì mình phải xưng hô là "Cô (Thầy) và Em "Các em"

3 - Đa số đều mới dừng lại ở mức trả lời chứ không phải là thực hành (Kết hợp cả diễn).

***Nhu – cương; Khen – chê mềm mại trăm trận trăm thắng.

Cách khắc phục: PHẢI CHỦ ĐỘNG - GIẢI QUYẾT TRÊN ĐÚNG CƯƠNG VỊ LÀ GIÁO VIÊN CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT THÍ SINH.

Ví dụ: Giờ ra chơi em đi sau lưng 2 HS thì có 1 HS nói: "Môn toán cô Lan giảng tao chẳng hiểu bài gì". Là giáo chủ nhiệm em HS đó em sẽ giải quyết như thế nào

* Trả lời: Kính thưa BGK sau đây em xin phép được xử lý tình huống trên như sau. Trong trường hợp này có 2 đối tượng cần gặp: Là HS và cô lan dạy toán. Ở đối tượng 1 là HS trong bối cảnh của 1 giờ sinh hoạt lớp em sẽ trao đổi với Hs như sau:

- Đối tượng 1 HS: Các em thân mến các em vừa lắng nghe xong phần nhận xét của các tổ trưởng về những ưu khuyết điểm của các thành viên trong tuần vừa qua. Cô rất vui và tuyên dương tất cả các em trong tuần vừa rồi đã thực hiện rất tốt các nhiệm vụ. Hôm nào cô vô tình nghe thấy có em nói là cô Lan dạy toán không hiểu gì cả. Các em ạ cô Lan là một giáo viên dạy rất tốt, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề có thể phương pháp mà cô sử dụng với lớp mình chưa phù hợp lắm thôi. Cô nghĩ rằng: Không nên nói như thế. Thay vào đó nếu các em chưa hiểu chỗ nào các em có thể trao đổi với cô để cô có thể giảng cho các em hiểu - để cô xem xét sử dụng những phương pháp giúp các em hiểu bài hơn. Các em có quyền và hoàn toàn làm được việc đó. Cô tin rằng sau khi các em trao đổi với cô Lan xong thì giờ Toán các em sẽ hiểu bài hơn, yêu thích môn toán hơn. Có khi thi cuối kì nhiều bạn lại được điểm cao môn toán hơn ấy chứ.

- Đối tượng 2 cô giáo Lan: Chị Lan ơi! Em muốn trao đổi một chút. Các em có trao đổi với em là môn toán chưa hiểu bài lắm. Em biết chị là một người rất vững về chuyên môn, về phương pháp dạy học và bản thân em cũng học hỏi từ chị rất nhiều điều. Em trao đổi với chị với mong muốn là chị sẽ quan tâm hơn hay thay đổi phương pháp phù hơn để 100% các em hiểu bài. Chị là một người rất yêu quý HS và tâm huyết với nghề em tin là trong thời gian tới chị và HS lớp em sẽ hiểu nhau hơn, có nhiều bài giảng thật tốt, nhiều HS giỏi môn Toán. Có nhiều em thích học môn Toán và yêu quý chị lắm đấy ạ.

>> Chi tiết: Các tình huống sư phạm thường gặp

Nội dung 3: Giảng không có học sinh

Đây là phần thi quan trọng nhất thường nhân hệ số 2. Bạn đỗ hay trượt đều phụ thuộc vào phần này. Mình đã hướng dẫn cho nhiều bạn có bạn kiến thức tốt đi dạy 5-7 năm quen với giảng có HS nhưng đến khi Giảng không có HS lại không biết giảng, cực kì lúng túng. Quan trọng nhất là Giảng không có HS nhưng phải tạo được sự hứng thú hấp dẫn như là có HS.

Hãy tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Giới thiệu BGK

- Bước 2: Kiểm tra bài cũ

- Bước 3: Giới thiệu bài mới

- Bước 4: Hình thành kiến thức

- Bước 5: Luyện tập

- Bước 6: Vận dụng

- Bước 7: Liên hệ, mở rộng

- Bước 8: Tự đánh giá giờ học để BGK cho điểm cao

- Bước 9: Kết thúc giờ học

* Lưu ý: Dù giảng 10-15 phút hay 45 phút cũng phải đủ các bước trên.

Nội dung 4: Cách trình bày một vấn đề

- Giảng và trình bày liên quan mật thiết với nhau. Về khái niệm Giảng rộng hơn, khó hơn Trình bày. Nói theo kiểu Toán học Trình bày là tập con của Giảng. Nhưng thực tế giảng dạy: Để Trình bày 1 vấn đề cho BGK hiểu thfi khó hơn Giảng nhiều

- Giảng tốt trình bày sẽ tốt.

2. Kinh nghiệm thi tuyển công chức nhà nước

Chuẩn bị tâm lý

Đây là yếu tố đầu tiên quyết định mọi vấn đề, mọi kết quả mà bạn muốn đạt được. Nếu bạn thực sự muốn làm việc gì đó, bạn đặt tất cả quyết tâm vào đó thì kết quả sẽ khả quan, sẽ đạt được hơn là việc bạn hời hợt, bạn không tin vào bản thân mình. Việc chuẩn bị tâm lý thoải mái, vững vàng sẽ giúp bạn có được kết quả một cách tốt nhất, đôi khi ngoài mong đợi của bản thân.

Chuẩn bị các tài liệu ôn thi sát

Nếu bạn đã nộp hồ sơ thi công chức xong xuôi thì nên thường xuyên theo dõi thông tin trên trang điện tử của Sở nội vụ tỉnh, thành phố, trường học,… nơi mà bạn nộp hồ sơ thi giáo viên để có được tài liệu học tập sát nhất. Sau khi có được tài liệu thì cần phải học thật kỹ lưỡng, chi tiết, tham khảo thêm các tài liệu có liên quan để kiến thức được rộng hơn, sâu hơn.

Còn nếu như bạn vẫn đang chờ đợi đến một đợt thi viên chức giáo viên gần nhất mà chưa biết chính xác về thời gian thì việc hình dung về tài liệu ôn tập quả thật sự khó. Tuy nhiên chính lúc này việc tìm kiếm các tài liệu ôn tập trước đó sẽ giúp bạn định hướng được kiến thức, có thể tự kiểm tra khả năng của mình trong cuộc thi sắp tới.

Với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay thì quả thật không khó để bạn có thể tìm được tài liệu ôn tập. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm đơn giản là bạn đã có trong tay rất nhiều tài liệu của từng năm khác nhau. Nếu như có người quen đã từng thi giáo viên năm ngoái thì bạn có thể xin tài liệu của họ để học. Tuy nhiên không nên quá tập trung vào một bộ tài liệu mà bạn nên chuẩn bị thêm nhiều tài liệu khác nữa. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên cập nhật tài liệu ôn tập trên trang điện tử để công tác chuẩn bị của mình được tốt nhất.

Tham gia và ghi chép đầy đủ các nội dung ôn tập

Cũng sẽ có những trường hợp đơn vị tuyển dụng viên chức giáo viên tổ chức ôn thi cho ứng viên trước khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Nếu như bạn tham gia vào cuộc ôn tập này thì bạn hãy chắc chắn rằng mình ghi chép đầy đủ và lắng nghe những thứ được học. Điều này sẽ giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm, tài liệu thiết thực nhất trong kỳ thi sắp tới của mình.

Kinh nghiệm thi môn kiến thức chung

Với phần thi kiến thức chung có khá nhiều người chủ quan, vì thế mà điểm cho phần này lại tương đối thấp. Đây chính là cơ hội để bạn ăn điểm trong đó nhé, bởi phần thi kiến thức chung khá đơn giản, chỉ cần nắm chắc trong tài liệu ôn tập của mình là được. Đặc biệt là những câu hỏi về luật công chức viên chức, quyền và nghĩa vụ của viên chức, những điều viên chức nên làm và không nên làm. Các câu còn lại cũng sẽ nằm trong tài liệu ôn tập. Phần thi kiến thức chúng bạn không cần ôn tập quá kỹ và sâu, chỉ cần đọc qua vài lượt và ghi nhớ những điểm cần thiết, sau đó bằng kiến thức thực tiễn của mình để trả lời cho tốt là được.

Thông thường phần kiến thức chung này lại chính là phần thi gỡ điểm khá lớn cho giáo viên tương lai đó, bạn hãy tận dụng thật tốt nhé.

Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm

Chắc hẳn bài thi trắc nghiệm sẽ không còn xa lạ với chúng ta nữa đúng không nào? Không dưới 2 lần bạn đã gặp kiểu bài trắc nghiệm này trong suốt những năm tháng học tập của mình. Vậy kinh nghiệm để làm bài trắc nghiệm ra sao? Nếu như làm bài trắc nghiệm trên giấy thì bạn chỉ cần lấy bút khoanh vào ô đáp án đúng mình chọn, còn nếu như thi trên máy tính thì cần phải đảm bảo rằng bạn biết sử dụng thành thạo và biết quy chế thi trên máy tính nhé.

Trong trường hợp mà bạn không biết đâu là đáp án chính xác thì cũng đừng vội vàng bỏ qua câu đó không làm. Hãy thử vận may của mình bằng cách khoanh vào một đáp áp nhé. Xác suất đúng là 25% cho mỗi câu, thà bạn khoanh để có 25% cơ hội còn hơn là bỏ qua hoàn toàn. Tuy nhiên cũng tránh trường hợp khoanh tất cả các đáp án nhé, nó sẽ khiến cho bạn bị mất điểm và nếu nặng hơn thì còn bị hủy bài thi nữa đó.

Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi công chức - viên chức

    Xem thêm