Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tình huống sư phạm thường gặp ở thi viên chức

Các tình huống sư phạm là những kỹ năng giáo viên thường xuyên phải trau dồi và cũng là các tình huống xử lý kỹ năng thường gặp trong các kỳ thi viên chức. Dưới đây là 12 tình huống sư phạm thường gặp VnDoc xin được chia sẻ để các thầy cô cùng tham khảo.

Là một giáo viên thì việc xử lý các tình huống sư phạm là điều thường gặp, làm thế nào để giúp các giáo viên có thể xử lý các tình huống một cách linh hoạt và đảm bảo nguyên tắc giáo dục, đặc biệt là đối với những giáo viên còn ít kinh nghiệm thực tế thì việc tìm hiểu cách xử lý các tình huống là điều cần thiết. Bạn sắp bước vào kỳ thi viên chức? Bạn đang băn khoăn lo lắng bởi cách xử lý tình huống nên xử lý làm sao cho thật thuyết phục. Để giúp bạn hoàn thành tốt phần thi xử lý tình huống sư phạm hôm nay VnDoc xin được chia sẻ đến bạn top các cách xử lý tình huống sư phạm để áp dụng thi viên chức giáo dục năm 2019 bạn không nên bỏ qua.

Học sinh học kém, hay đi học muộn, ngủ gật trong lớp.

Tình huống:

Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học, trong lớp của bạn chủ nhiệm có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cải thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học. Lý do mà mẹ của em đưa ra là vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trông nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con.

Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?

Hướng giải quyết:

Bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em. Ngoài ra, trong những giờ ra chơi bạn có thể cắt cử các học sinh khác trong lớp thay phiên nhau đến để giúp đỡ gia đình em ấy, để em ấy có thời gian đi học. Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em.

Trong trường có một học sinh cá biệt, đã rất nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường.

Tình huống:

Trong trường có một học sinh cá biệt, đã rất nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường. Nhưng lần này là một sai lầm nghiêm trọng. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì bố của học sinh đã đứng dậy tát tới tấp vào mặt học sinh và nói vì đã "làm xấu mặt" gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Hướng giải quyết:

Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho bố của học sinh tiếp tục đánh học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên xấu đi và điều đó là không ai trong gia đình mong muốn.

Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm. Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao giờ được giáo dục các em bằng bạo lực hay dùng những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em đã ý thức được cái tôi cá nhân và các em cần được tôn trọng. Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng bạo lực hay dùng lời lẽ không hay chỉ làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em.

Xé bài kiểm tra

Tình huống:

Sau khi trả bài kiểm tra định kỳ cho lớp, bạn quay lên bục giảng chữa bài để cho các em rút kinh nghiệm thì bỗng nghe tiếng xé và vò giấy. Khi quay lại thì thấy Nam đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp.

Câu hỏi đặt ra: Trong trường hợp này, bạn nên làm gì?

Hướng giải quyết:

Bạn nên dành ít phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động vừa rồi của em ấy. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình nguyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành những mảnh giấy vụn.

Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”. Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau không có những phản ứng nóng nảy như thế.

Học sinh bị bắt nghỉ học để lấy chồng

Tình huống:

Một học sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa mới bước sang tuổi 18 đã bị bố mẹ bắt em nghỉ học để lấy chồng vì lý do hoàn cảnh gia đình. Nữ học sinh đó sau khi đã thuyết phục gia đình nhưng không có kết quả đã đến nhờ giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ. Nếu bạn là một giáo viên chủ nhiệm, bạn xử lý sao đây?

Hướng giải quyết:

Đây là một tình huống liên quan đến một vấn đề rất tế nhị, nhưng không phải hiếm gặp, nhất là với những thầy cô giáo chủ nhiệm lớp cuối cấp phổ thông trung học. “Trai lớn lấy vợ, gái khôn lấy chồng”, đó là một quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội, nhưng cái chính là nó được thực hiện vào lúc nào thì không phải ai cũng có quan điểm đúng đắn. Không ít vùng việc con gái chưa hết tuổi đi học đã phải bỏ dở để thực hiện “nghĩa vụ” làm vợ, làm mẹ trở thành một hiện tượng phổ biến. Dù biết rằng đó là một sự thiệt thòi rất lớn đối với các em nhưng không phải lúc nào sự can thiệp từ phía thầy cô giáo và những người xung quanh cũng có kết quả tốt đẹp.

Vì vậy bạn thực sự đang đối mặt với một vấn đề khó khăn. Thật không gì hạnh phúc hơn đối với một người thầy khi học sinh luôn coi mình là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy nhất, là nơi có thể thổ lộ những gì sâu kín nhất, hạnh phúc cũng như nỗi buồn. Trong tình huống này, học sinh của bạn đang rơi vào một hoàn cảnh éo le: một bên là niềm hạnh phúc được cắp sách đến trường, vui vẻ hồn nhiên cùng bạn bè, một bên là trách nhiệm của người con đối với gia đình. Và em gái tội nghiệp đó đã tìm đến bạn để “cầu cứu”. Thế mà bạn nỡ “làm ngơ”. Bạn có thể nói: “Đây là chuyện nội bộ của gia đình”, điều đó hoàn toàn chính xác, nhưng nó đang đe dọa đến tương lai học sinh của bạn. Cũng là một người phụ nữ, bạn thừa hiểu rằng việc lập gia đình ở tuổi này đồng nghĩa với việc chấm dứt việc học hành còn đang dang dở. Ở độ tuổi phổ thông trung học các em còn bồng bột, suy nghĩ còn đơn giản thế mà đã phải gánh vác một trách nhiệm rất lớn, đòi hỏi sự trưởng thành về mọi mặt. Vẫn biết đó là một hạnh phúc nhưng trong lúc này em còn đang đi học, chưa thể có sự chuẩn bị chu đáo đón nhận nó và còn bao hoài bão về con đường học vấn sẽ theo đó mà tan biến. Thái độ thờ ở đối với tương lai của học sinh là một thái độ vô trách nhiệm, nếu không muốn nói là hơi nhẫn tâm. Xử lý theo cách này thì quả thật bạn đã tránh cho mình không phải chuốc lấy “rắc rối” vì bạn biết đây là vấn đề rất khó mà nhiều khi có cố gắng cũng chưa chắc đã đem lại kết quả. Nhưng như vậy bạn đã vô tình dập tắt niềm hy vọng, tin tưởng của học sinh vào cô giáo và dễ khiến học sinh của bạn dễ rơi vào tuyệt vọng vì mất đi một chỗ để “cầu cứu”.

Bạn là một giáo viên có trách nhiệm và luôn yêu thương học sinh, bạn không bao giờ muốn chứng kiến cảnh học trò của mình đang vui vẻ học hành bên bạn bè phải ngậm ngùi “lên xe hoa về nhà chồng”, nên càng không thể thờ ơ trước cảnh ngộ éo le của học sinh. Bạn sẽ tiếp thêm sức mạnh, động viên em học sinh kiên quyết đấu tranh với ý kiến của gia đình. Điều đó tạm thời có thể an ủi được học sinh vì ít nhất em đã tìm được một chỗ dựa tinh thần. Nhưng liệu rằng trong tình cảnh này điều thực sự em cần có phải chỉ là những lời động viên và “cổ vũ” đấu tranh. Vì nếu sự chống đối mà có hiệu quả chắc em đã không phải tìm đến bạn. Chắc chắn em đã hoàn toàn bất lực khi một mình phải đấu tranh phản đối lại quyết định của gia đình, nên em cần một cách để hành động. Hơn nữa, biết đâu đấy học sinh đó càng dứt khoát đấu tranh theo sự cổ vũ của bạn không những không đem lại kết quả, mà lại càng làm cho tình hình thêm xấu đi thì thật tai hại.

Vậy tốt nhất trong tình huống này bạn nên thật bình tĩnh trấn an tinh thần và động viên em. Bạn tỏ ra thông cảm nhưng cũng nói cho em hiểu bố mẹ luôn thương yêu, mong muốn con cái được hạnh phúc, biết đâu việc bắt em lập gia đình sớm là có lý do nào đó chăng. Khi cả cô trò đã cùng bình tĩnh phân tích kỹ càng nguyên nhân của vấn đề rồi hãy quyết định phương án giải quyết cũng chưa muộn.

Nếu thực sự đó là một sự áp đặt quá đáng từ phía gia đình, đơn giản chỉ xuất phát từ một quyền lợi nào đó của người lớn bắt con trẻ phải chấp nhận hy sinh hạnh phúc của mình thì bạn nên khuyên em kiên trì giải thích để cha mẹ hiểu mà bỏ qua quyết định sai lầm đó. Nhưng đó không phải là sự chống đối bằng những hành động tiêu cực (như bỏ nhà đi, hỗn láo với cha mẹ…) mà phải kết hợp với sự thuyết phục, giải thích kiên trì. Bạn cần nói cho em hiểu việc đầu tiên em cần làm là vẫn tiếp tục học thật tốt để bố mẹ thấy rằng hạnh phúc thực sự của em lúc này là được cắp sách tới trường như các bạn bè cùng trang lứa. Sự thất vọng, chán nản bỏ bê chuyện học hành lúc này sẽ là một bất lợi lớn khiến cha mẹ càng quyết tâm với quyết định của mình hơn. Nhưng để cho học sinh thực sự yên tâm, bạn hứa sẽ bằng mọi cách giúp em thuyết phục gia đình, kể cả sự can thiệp của những tổ chức xã hội ở địa phương nếu cần thiết. Lựa chọn xử lý theo cách này là bạn đã thực sự phải đối mặt với một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Bạn phải lập tức lên kế hoạch gặp gỡ gia đình, phải chuẩn bị những lý lẽ cần thiết để lời nói của bạn có sức thuyết phục nhất. Đó sẽ là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, lòng dũng cảm và tình thương yêu vô bờ với học sinh vì bạn có thể vấp phải sự kháng cự từ phía gia đình, không loại trừ cả sự xúc phạm. Trong cuộc “thương lượng” với gia đình, bạn phải giải thích cho gia đình thấy rằng nếu bắt em phải nghỉ học trong lúc này là buộc em phải hy sinh niềm hạnh phúc lớn lao của đời mình. Và em sẽ lo toan cho cuộc sống sao đây khi em chưa thực sự chuẩn bị để đối phó với vô vàn khó khăn, thách thức sẽ đến. Người lớn chúng ta sẽ cầm lòng sao đây khi phải chứng kiến cảnh một em gái ngậm ngùi nhìn bạn bè trang lứa của mình đang vui vẻ cắp sách đến trường.Dù được cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng, nhưng con trẻ hoàn toàn có quyền tự quyết định về những vấn đề liên quan đến tương lai của mình, nhất là vấn đề trọng đại này. Chính vì thế người lớn chúng ta cần tôn trọng và chỉ nên định hướng chứ không thể can thiệp một cách thô bạo.

Nhưng những lời “giảng giải” của bạn sẽ ít sức thuyết phục nếu thiếu đi một lời cam kết. Với tư cách là một giáo viên luôn gần gũi, quan tâm đến em, bạn hứa sẽ cố gắng giúp đỡ hết sức để em có thể học tập tốt, chẩn bị một cách tốt nhất cho tương lai của mình về sau. Trong tình huống này chỉ có thể bằng những lời nói có lý, có tình và sự kiên trì của bạn mới mang lại kết quả.

Học sinh bỏ tiết học và kết quả học tập đi xuống.

Tình huống:

Một em học sinh trong lớp thầy/cô chủ nhiệm trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu thầy/cô biết bố mẹ em đó mới ly hôn và em đã bỏ tiết đi chơi game. Khi thầy/cô gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “ Bố mẹ có thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em cũng phải bỏ học thôi. Là một GVCN thầy/cô hãy xử lý tình huống trên như thế nào?

Xử lí tình huống:

Có thể nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình em hãy xem lại những hành động của em. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. Đồng thời GVCN về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em. GVCN cần có thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với GVBM, thầy giáo TPT. BGH nếu em đó chưa tiến bộ. Đặc biệt bạn cần quan tâm chia sẻ với học sinh đó và uốn nắn kịp thời bởi cú sốc tinh thần đó có thể khiến học sinh kia lạc lối. Đồng thời động viên các bạn trong lớp quan tâm, chia sẻ với học sinh kia để em ấy nhanh chóng vượt qua những cú sốc tâm lí đó.

Học sinh mất trật tự trong các giờ học

Tình huống:

Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là giáo viên chủ nhiệm thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?

Xử lí tình huống:

Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một số môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viên bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn.

Học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật

Tình huống:

Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: "Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được". Bạn phải xử lý thế nào?

Xử lý tình huống:

Giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp. Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng. Chắc chắn bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên người

Học sinh yêu nhau

Tình huống:

Thấy các em học sinh trêu nhau và là một thầy giáo chủ nhiệm lớp đó, bạn phát hiện một đôi đang yêu nhau và có những biểu hiện học tập đi xuống rất tồi. Cả hai đều không chú ý nghe giảng, rất hay chống cằm mơ màng!……. Bạn hiểu rõ, tình trạng này là rất đáng lo , đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. Bạn sẽ xử lí ra sao trong tình huống này.

Xử lý tình huống:

Bạn khéo léo và lặng lẽ tìm gặp riêng từng học sinh một , nhắc nhở nhẹ nhàng , tế nhị để chúng không sao nhãng việc học tập. Không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.

Học sinh đánh bi a mặc dù đã đến giờ lớp

Tình huống:

Trên đường đến trường, bạn bắt gặp một em học sinh lớp bạn chủ nhiệm đang đánh bi a mặc dù đã đến giờ lớp. Nếu bạn gặp phải tình huống này, bạn sẽ xử lý thế nào?

Xử lý tình huống:

Nếu tôi là cô (thầy) chủ nhiệm của em học sinh đó , tôi sẽ dừng xe mời em lên xe và đưa em học sinh đó đến trường để em vào lớp học bình thường . Đến giờ sinh hoạt lớp, tôi sẽ nói trước lớp rằng : “Các em phải biết rằng bố mẹ các em rất vất vả có thể nuôi các em và cho các em đi học để lấy kiến thức , biết cái chữ . Các em phải cố gắng học thật tốt , nghe lời bố mẹ , không nên bỏ học để đi chơi như vậy các em sẽ mất kiên thức bài học hôm đó, không theo kịp các bạn trong lớp , kết quả học tập kém, sẽ làm cho bố mẹ buồn và chính các em cũng cảm thấy thua kém các bạn khác trong lớp có thành tích cao trong học tập. Cô (thầy) hi vọng lớp mình sẽ không có ai như vậy nữa".

Học sinh mất tiền

Tình huống:

Vừa bước vào lớp sau 15 phút ra chơi của học sinh và chuyển giao giờ dạy, tôi bước vào lớp. Khi bài học mới chỉ bắt đầu được khoảng 5 phút thì một em học sinh đứng dậy vừa khóc vừa thất thanh: “Thưa cô, tiền của em bị mất. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp, sau giờ ra chơi em chơi cùng các bạn, khi vào xem lại thì không còn thấy tiền đâu”. Cả lớp nhốn nháo, em học sinh đó liên tục khóc. Vào hoàn cảnh này của tôi, các bạn sẽ làm gì?

Xử lý tình huống:

Đây là vấn đề liên quan đế chuyện tiền bạc nên các em không thể tự giải quyết mà chắc chắn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của giáo viên. Và dù số tiền đó là ít hay nhiều thì bạn vẫn phải đứng ra phân giải để chấm dứt ngay hiện tượng lấy trộm tiền của nhau trong lớp học.

Nhưng ngặt một nỗi đây là chuyện đã xảy ra trong giờ ra chơi, không một ai để ý nên chắc chắn không hy vọng gì có được nhân chứng. Chính vì thế nhiều giáo viên đã chọn cách xử lí 1 vì như thế là bạn cũng không mất thời gian đi “mò kim đáy bể” mà lại làm mất tiết học của cả lớp. Và một số tiền “không đáng là bao nhiêu” ấy bạn khuyên em nên về nhà xin lại bố mẹ. Nhưng như thế là bạn đã cố tình làm ngơ để cho tật xấu trộm cắp tiền của bạn bè ngang nhiên tồn tại trong lớp học. Và lần sau biết đâu lại là một em học sinh khác cũng kêu mất tiền. Bạn khuyên em nên cho qua vì theo suy nghĩ của bạn nó chẳng đáng là bao nhiêu. Nhưng bạn có nghĩ đến tình huống phụ huynh học sinh sẽ nghĩ gì khi con họ thông báo là bị mất tiền ngay ở lớp học mà cô giáo không có biện pháp gì. Còn nữa nếu đó là một em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì khoản tiền đó cũng đáng kể đấy chứ.

Cũng có nhiều người cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng ở lứa tuổi học trò nên cho dừng ngay tiết học và truy tìm thủ phạm. Trong tình huống mất tiền không rõ ràng như thế liệu bạn có chắc chắn vào khả năng “phá án” của mình? Bạn có nghĩ đến trường hợp sau một thời gian căng thẳng cố gắng đến mấy bạn cũng không thể tìm ra thì tính sao đây? Uy tín của bạn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, và cả lớp mất một tiết học, chịu đựng không khí căng thẳng nghi ngờ lẫn nhau mà vấn đề không được giải quyết. Đành rằng phương án xử lí này có thể nói lên trách nhiệm và sự quan tâm đến các vấn đề trong lớp học của bạn nhưng nó sẽ đẩy bạn vào nhiều tình huống khó xử khác và bạn rất dễ vận dụng những biện pháp “rắn” không cần thiết. Vì bạn nên biết rằng ở lứa tuổi này các em thường rất sợ bị dư luận tập thể lên án, coi thường, thậm chí hắt hủi vì tội trộm cắp tài sản của bạn là tật xấu không thể bỏ qua. Nên mặc dù có thể đã trót cầm nhầm nhưng vì bạn đang truy xét đến cùng và rất gay gắt nên em đó sẽ tìm mọi cách để tẩu tán “tang vật” chứ không bao giờ để bạn phát hiện ra.

Việc cần làm trước tiên trong tình huống này là bạn phải trấn an em học sinh đó để em không hoảng hốt. Bạn có thể nói: “Cô rất hiểu sự lo lắng của em nhưng em cứ bình tĩnh, đã có cô ở đây. Nhưng bây giờ đang là tiết học, chắc em cũng không muốn vì việc riêng của mình mà ảnh hưởng đến tất cả các bạn trong lớp. Cô hứa sau tiết học này cô sẽ giải quyết giúp em”. Đó cũng có thể coi là “kế hoãn binh” để bạn có thời gian suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài giảng của mình sớm, dành ra một khoảng thời gian để giải quyết vấn đề. Trước tiên bạn nên khuyên em học sinh đó xem xét lại thật kĩ xem có thật sự là mất tiền không và có thể là mất ở đâu đó sau đấy mới lên lớp. Nếu sau khi em đã xem xét kĩ và khẳng định với bạn rằng đã mất trong lớp học thì vấn đề đã trở nên khá nghiêm trọng rồi đấy! Lúc này bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với các em học sinh trong lớp. Bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, có sức thuyết phục, bạn “kêu gọi” tinh thần tự giác của các em: “Cô biết lớp ta từ trước đến nay rất yêu thương nhau, đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy cô tin không bao giờ có trường hợp lấy trộm tiền hay tài sản của nhau. Hôm nay bạn A có mất một số tiền. Tuy đối với nhiều em đó không phải là một điều gì to tát cả, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nhà bận rất khó khăn để có thể thuyết phục bố mẹ cho lại. Vậy các em thử đặt vào hoàn cảnh của bạn A, các em sẽ hiểu và cảm thông với bạn. Cô mong rằng nếu bạn nào đã trót cầm hay nhặt được tiền của bạn thì cho bạn xin lại. Nếu không muốn đưa trực tiếp cho bạn thì có thể lên gặp cô để nộp quỹ cho bạn A. Cô sẽ rất cảm ơn và đánh giá cao sự trung thực ấy. Các em biết không, thực ra cô không thiếu cách để truy xét các em đến cùng nhưng cô đã không làm như vậy, vì cô biết các em không bao giờ muốn điều đó và điều quan trọng là cô tin vào tình cảm của các em dành cho bạn bè cùng lớp học”.

Những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn sẽ khiến các em tôn trọng và em nào đã trót phạm lỗi cũng có thêm dũng khí để nhận lỗi, vì em tin tưởng rằng cô sẽ không bao giờ mạt sát, phê bình em gay gắt và em vẫn có thể giữ được tình cảm và sự tôn trọng của bạn bè.

Học sinh nhuộm tóc vàng (đỏ, xanh) và cắt kiểu không giống ai.

Tình huống:

Lớp bạn chủ nhiệm có một em nhuộm tóc vàng (đỏ, xanh) và cắt kiểu không giống ai. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì?

Xử lý tình huống:

Nếu tôi là chủ nhiệm của em học sinh đó, thì sẽ nói chuyện nhẹ nhàng với cả lớp trong giờ sinh hoạt: “Trong xã hội hiện nay, hầu hết ai cũng chạy theo xu hướng và muốn giống thần tượng của mình. Các em hiện đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì không nên nhuộm tóc vàng (đỏ, xanh), nên để mái tóc tự nhiên mà khi sinh ra đã có. Như vậy sẽ phù hợp với lứa tuổi của các em mà nhìn lớp ai cũng giống ai không có sự khác biệt, không phân chia giàu nghèo…. Tạo nên một tập thể đoàn kết hòa đồng, luôn giúp đỡ lẫn nhau”.

Không khí học tập và các phong trào của lớp rất trầm.

Tình huống:

Khi BGH phân công cho bạn chủ nhiệm một lớp. Sau khi nhận lớp, bạn cảm thấy không khí học tập và các phong trào của lớp rất trầm. Trong lớp rất ít khi học sinh phát biểu bài, có ngày chẳng có học sinh nào phát biểu, các hoạt động của lớp cũng không hăng hái.

Câu hỏi đặt ra: Trước tình trạng này bạn cần làm gì để khuấy động phong trào của lớp mà mình chủ nhiệm?

Xử lý tình huống:

Bạn cần tìm hiểu lý do vì sao các phong trào của lớp lại trầm như vậy. Sau khi đã tìm hiểu rõ được phần nào nguyên nhân thì sau đó hãy tiếp tục đưa ra hướng giải quyết. Chẳng hạn như :

Động viên khuyến khích tinh thần của các em khi làm được việc tốt.

Tổ chức thêm một số các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi chung để các em em hòa đồng và năng động hơn

Cần có những khích lệ khi các học sinh tham gia các hoạt động của trường

Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp, biểu dương khen thưởng cho các học sinh và các nhóm.

Ngoài việc làm sôi nổi phong trào trong lớp thì các hoạt động như thế này còn làm siết chặt thêm tình bạn giữa các học sinh trong lớp nữa.

Trên đây là top các tình huống sư phạm để bạn áp dụng khi thi viên chức giáo dục năm 2019 bạn không nên bỏ qua. Hy vọng sẽ giúp ích bạn. Chúc bạn có một kỳ thi đạt kết quả thật cao nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi công chức - viên chức

    Xem thêm