Câu hỏi trắc nghiệm thi viên chức trung học cơ sở

Đề thi trắc nghiệm thi viên chức trung học cơ sở

Câu hỏi trắc nghiệm thi viên chức trung học cơ sở là đề thi trắc nghiệm viên chức giáo viên THCS tham khảo dành cho các bạn đang ôn thi viên chức công chức giáo dục. Mời các bạn tham khảo và tải về sử dụng.

Đề tham khảo thi công chức giáo viên THCS

Câu 1: Phạm vi điều chỉnh luật viên chức

a) Luật này quy định về viên chức; quyền và nghĩa vụ của viên chức, tuyển dụng viên chức

b) Luật này quy định về viên chức; nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Luật này quy định về việc tuyển dụng viên chức, quyền của viên chức.

d) Luật này quy định về viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 2: Theo Luật Giáo dục 2005 và Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009, tổ chức loại hình nhà trường nào sau đây không trong hệ thống giáo dục quốc dân:

a)Trường dân lập

b)Trường tư thục

c)Trường bán công

d)Trường công lập

Câu 3: Viên chức

a) Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vịsự nghiệp công lập theo theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương củađơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

b) Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

c) Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lâp.

d) Viên chức là công dân Việt Nam, làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Câu 4 : Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học nêu rõ Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học thuộc điều mấy của Thông tư này.

a) Điều 32

b) Điều 31

c) Điều 19

d) Điều 20

Câu 5: Viên chức quản lý là gì?

  1. a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
  2. b) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức .
  3. c) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.
  4. d) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp quản lý.

Câu 6: Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT qui định quy trình đánh giá,xếp loại giáo viên theo các bước

a) Giáo viên tự đánh giá,xếp loại – Hiệu trưởng đánh giá xếp loại.

b) Tổ đánh giá-Hiệu trưởng xếp loại.

c) Giáo viên tự đánh giá,xếp loại – Tổ trưởng đánh giá xếp loại-Hiệu trưởng đánh giá xếp loại.

d) Giáo viên tự đánh giá,xếp loại – Tổ đánh giá xếp loại.

Câu 7: Theo Luật Giáo dục năm 2005, Chọn cụm từ sau điền vào chỗ trống: “Giáo dục phổ thông không bao gồm giáo dục:.......... . ”

  1. THPT
  2. Mầm non
  3. Tiểu học
  4. THCS

Câu 8: Đạo đức nghề nghiệp là gì?

  1. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực.
  2. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do tổ chức có thẩm quyền quy định.
  3. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
  4. Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực về nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

Câu 9: Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày

a) 05/09/2012.

b) 01/07/2012

c) 16/05/2012.

d) 19/05/2012.

Câu 10 : Quy tắc ứng xử

  1. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với từng công việc trong các lĩnh vực đặc thù.
  2. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
  3. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.
  4. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ, trong quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát.

Câu 11. Điều 3 Tính chất, nguyên lý giáo dục: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có................ ”

  1. tính nhân dân, tính dân tộc
  2. tính nhân dân, dân tộc, khoa học, lấy chủ nghĩa Mác- Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng.
  3. tính nhân dân, dân tộc, khoa học,hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
  4. tính nhân dân, tính khoa học,tính hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng.

Câu 12: Theo thông tư 58/2011/TT-BGD-ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh khuyết tật theo nguyên tắc.

  1. Tính điểm bình thường.
  2. Theo nguyên tắc động viên, khích lệ, tiến bộ
  3. Theo sự tiến bộ của học sinh.
  4. Không tính điểm.

Câu 13: Tuyển dụng

  1. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập.
  2. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
  3. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
  4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người cố năng lực, phẩm chất và trình độ vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 14. Điều 4. Hệ thống giáo đục quốc dân. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm.

a)giáo dục chính quy

b)giáo dục thường xuyên

c)giáo dục đặc biệt

d) giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Câu 15: Điểm trung bình các môn cả năm học( ĐTBcn), theo thông tư số 58/2011 được tính như thế nào?

  1. ĐTBcn là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm các môn học đánh giá bằng cho điểm
  2. ĐTBcn là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằngcho điểm, trong đó điểm trung bình môn Toán và Ngữ văn tính hệ số 2.
  3. ĐTBcn là trung bình cộng của điểm trung bình các môn HKI và HKII, trong đó điểm trung bình các môn HK II tính hệ số 2.
  4. ĐTBcn là trung bình cộng của điểm trung bình các môn HKI và HKII, trong đó điểm trung bình các môn HK I tính hệ số 2.

Câu 16: Hợp đồng làm việc

  1. a) Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc,quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
  2. b) Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
  3. c) Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
  4. d) Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc.

Câu 17. Điều 3 Tính chất, nguyên lý giáo dục:Nguyên lý giáo dục là?

  1. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.
  2. lí luận gắn liền với thực tiễn.
  3. giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
  4. Cả 3 đều đúng.

Câu 18: Theo thông tư số 13/2012/TT-BGD ĐT qui định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có bao nhiêu tiêu chuẩn? Tiêu chí

  1. 5 tiêu chuẩn. 30 tiêu chí
  2. 5 tiêu chuẩn. 36 tiêu chí
  3. 6 tiêu chuẩn. 36 tiêu chí
  4. 7 tiêu chuẩn. 36 tiêu chí

Câu 19: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức

  1. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật này .
  2. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
  4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 20: Điều 1:Phạm vi điều chỉnh của luật giáo dục

  1. Luật GD quy định về hệ thống giáo dục quốc dân.
  2. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống GD quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
  3. Tổ chức cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
  4. Luật GD quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống GD quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội,lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

Câu 21: Theo QĐ số 26/2001-QĐ-BGD ĐT ban hành qui định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục THCS. Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS phải đảm bảo tiêu chí ( trừ xã đặc biệt khó khăn)

  1. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 80% trở lên.
  2. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 90% trở lên.
  3. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 95% trở lên.
  4. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 75% trở lên.

Câu 22: Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

  1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của nhà nước
  2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
  3. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
  4. Tận tụy phục vụ nhân dân
  5. Cả c và d

Câu 23. Điều 2 Mục tiêu giáo dục là? Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam................ , có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lự của công dân,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xấy dựng và bảo vệ Tổ quốc”

  1. phát triển toàn diện
  2. phát triển
  3. phát triển không ngừng

Câu 24: Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức Nhà giáo thuộc điều mấy của quyết định số 16: Ban hành qui định về đạo đức nhà giáo?

  1. Điều 4.
  2. Điều 5.
  3. Điều 6
  4. Điều 3

Câu 25: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức gồm mấy nguyên tắc

  1. 1 nt
  2. 2 nt
  3. 3 nt
  4. 4 nt

Câu 26: Điều 4 Hệ thống giáo dục quốc dân. Có bao nhiêu cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 27: Nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

  1. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
  2. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân.
  3. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
  4. Cả a và b.

Câu 28. Luật Giáo dục năm 2005 quy định Hội đồng nhà trường có bao nhiêu nhiệm vụ:

  1. 7
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 29: Theo thông tư 58/2011/TT-BGD-ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh . Ai là người trực tiếp ghi kết quả học tập của học sinh sau khi thi lại:

  1. Văn thư.
  2. Giáo viên bộ môn.
  3. Giáo viên chủ nhiệm

Câu 30: Có mấy nguyên tắc quản lý viên chức

  1. a) 2nt
  2. b) 3 nt
  3. c) 4 nt
  4. d) 5 nt

Câu 31. Luật Giáo dục năm 2005 quy định điều lệ nhà trường có mấy nội dung chủ yếu:

  1. 7
  2. 6
  3. 8
  4. 9

Câu 32: Nguyên tắc quản lý viên chức

  1. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
  2. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng,người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
  3. Tận tụy phục vụ nhân dân
  4. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

Câu 33. Điều 4 Hệ thống giáo dục quốc dân. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

  1. GDMN có nhà trẻ và mẫu giáo.
  2. GD phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, THPT
  3. GD nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
  4. GD đại học và sau đại học( gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ CĐ, trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
  5. Cả 4 đáp án đều đúng.

Câu 34: Chủ tịch Hội đồng trường do:

  1. Các hành viên của hội đồng trường bầu
  2. Hội đồng sư phạm bầu.
  3. C. Hiệu trưởng bổ nhiệm

Câu 35: Vị trí việc làm là gì?

  1. a) Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  2. b) Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  3. c) Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
  4. d) Vị trí làm việc là công việc gắn với chức danh nghề nghiệp, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện viện tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 36. Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục quy định: nội dung giáo dục phải?

  1. đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống.
  2. coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân.
  3. kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  4. phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
  5. Cả 4 đáp án đều đúng.

Câu 37: Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm quy định diện tích trung bình cho mỗi học sinh trong lớp:

  1. 0,5 m2.
  2. Từ 1,1 m2 trở lên
  3. Từ 1,50 trở lên

Câu 38: Cơ quan nào quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

  1. Chính phủ
  2. Nhà nước
  3. Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Câu 39. Điều 9 phát triển giáo dục quy định:

  1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
  2. Phát triển giáo dục phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh.
  3. Thực hiện chuẩn hóa, HĐH- XHH; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
  4. Cả 3 đều đúng.

Câu 40: Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.Theo TT58/2011/BGD-ĐT thì xếp loại cả năm đạt yêu cầu (Đ) khi:

  1. Cả hai học kỳ xếp loại CĐ
  2. Học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ
  3. Cả hai học kì xếp loại Đ hoặc học kì I xếp loại Đ, học kì hai xếp loại CĐ.

Câu 41: Chính phủ quy định

  1. Chính phủ quy định phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  3. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  4. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 42: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Tại Điều 30 quy định: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm:

  1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
  2. GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn, Đội
  3. GV chủ nhiệm, GV làm công tác tư vấn HS
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 43. Điều 8 văn bằng, chứng chỉ quy định: Văn bằng là?

  1. của hệ thống giáo dục quốc dân câp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học.
  2. của hệ thống giáo dục quốc dân câp cho người học sau khi tốt nghiệp trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.
  3. Văn bằng gồm: bằng tốt nghiệp THCS, THPT, TC, CĐ, ĐH, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.
  4. Cả 3 đều đúng

Câu 44: Chức danh nghề nghiệp là gì?

  1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
  2. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của viên chức.
  3. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của viên chức.
  4. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 45: Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Ở Điều 6 định mức tiết dạy của giáo viên THCS trên một tuần là:

  1. 17 tiết
  2. 18 tiết
  3. 19 tiết

Câu 46: Cơ quan nào quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.

a) Bộ nội vụ chủ trì

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.

c) Bộ giáo dục và đào tạo

d) Cả a và b.

Câu 47. Điều 7 ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ quy định: ai là người quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. ?

  1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Thủ tướng Chính phủ
  3. Chủ tịch nước
  4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 48: Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện trong các trường phổ thông ở giai đoạn nào?

  1. 2006-2011.
  2. 2010-2015
  3. 2008-2013

Câu 49: Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

  1. a) Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
  2. b) Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
  3. c) Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công.
  4. d) Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công,phục vụ quản lý nhà nước.

Câu 49. Điều 7 ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ quy định: ngôn ngữ chính thứ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác là?

  1. Tiếng Anh
  2. Tiếng Việt
  3. Tiếng dân tộc
  4. Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Câu 50: Một HS A của trường THCS B có điểm TBM đạt 8.0 trở lên trong đó có một môn Văn hoặc Toán đạt 8.0. Trong các môn còn lại có một môn đạt 6.4 còn lại đạt 6.5 trở lên và các môn đánh giá bằng nhận xét đều xếp loại đạt. Học sinh A được xếp loại về học lực là:

  1. Giỏi
  2. Khá
  3. TB

Câu 51: Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự ( sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền hoàn toàn tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ)

c) Cả a và b.

Câu 52. Điều 6 chương trình giáo dục quy định: chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với?

  1. giáo dục mầm non
  2. tiểu học
  3. trung học cơ sở
  4. giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

Câu 53: Thông tư 58/2001/TT-BGD&ĐT có hiệu lực thi hành kể từ :

  1. 5/10/2006
  2. 15/09/2008
  3. 26/01/2012

Câu 54: Viên chức có mấy quyền về tiền lương và là những quyền nào

a) 1 quyền

Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, cùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong nghành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

b) 2 quyền

Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp chính sách ưu đãi, trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong nghành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

c) 3 quyền

Được hưởng lương theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý

và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp chính sách ưu đãi, trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác

theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Câu 55. điều 6 chương trình giáo dục quy định. Điền từ vào chỗ trống?

“Chương trình giáo dục phải bảo đảm................ . và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo”

  1. tính hiện đại, tính ổn định
  2. tính thống nhất, tính thực tiễn
  3. tính thực tiễn, tính hợp lý.
  4. tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính hợp lý.

Câu 56. điều 6 chương trình giáo dục quy định: ai quy định việc thực hiện chương trình giáo dục theo hình thức tích lũy tín chỉ, việc công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ. ?

  1. Chính phủ
  2. Bộ trưởng Bộ Giao dục và Đào tạo.
  3. Các bộ, cơ quan ngang bộ
  4. Cả 3 đều đúng.

Câu 57: Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học quy mỗi lớp ở cấp THCS có:

  1. Không quá 40 học sinh. B. Không quá 45 học sinh
  2. Không quá 50 học sinh.

Câu 58: Tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc THCS đạt tiết giỏi là:

  1. Tổng điểm đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 1.2, 2.1, 2.2, 2.3, 2.5 đạt tối đa(tổng cộng 9 điểm).
  2. Tổng điểm đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 1.2, 2.1, 2.2, 2.4, 2.6 đạt tối đa(tổng cộng 9 điểm).
  3. Tổng điểm đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 1.2, 2.1, 2.2, 2.4, 3.1 đạt tối đa(tổng cộng 9 điểm.)
  4. Tổng điểm đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 1.2, 2.1, 2.2, 2.5, 2.6 đạt tối đa(tổng cộng 9 điểm).

Câu 59. Điều 8 văn bằng, chứng chỉ quy định: “ Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp” điêu này đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 60: Viên chức có mấy quyền về nghỉ ngơi và là những quyền nào?

a) 1 quyền

Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

b) 2 quyền

Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ.

Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, có thể gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

c) 3 quyền

Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ.

Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác; nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

d) 4 quyền

Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho số ngày không nghỉ.

Viên chức làm việc ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc trường hợp đặc biệt khác; nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 2 năm để nghỉ 1lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 3 năm để nghỉ 1 lần thì phải có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ýcủa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Đánh giá bài viết
3 13.361
Sắp xếp theo

    Thi công chức - viên chức

    Xem thêm