Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông 2024

Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu phiếu được giáo viên lập ra để tự đánh giá về chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Mẫu phiếu nêu rõ thông tin của giáo viên, nội dung đánh giá nghề nghiệp...

1. Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là gì?

Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là biểu mẫu phiếu tự đánh giá giáo viên mới nhất được ban hành theo Công văn số 4530/BGDĐT-NGCBQLGD chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Phiếu tự đánh giá của giáo viên là mẫu lập ra dành cho giáo viên tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm đánh giá lại các điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên từ đó nêu ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm tiếp theo.

Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là một bước quan trọng trong quy trình đánh giá và xếp loại giáo viên. Ngoài việc tự đánh giá, giáo viên còn phải được lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và được hiệu trưởng nhà trường đánh giá và thông báo kết quả. Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông không chỉ là một bản ghi chép cá nhân mà còn là một tài liệu có tính pháp lý để làm căn cứ cho việc bồi dưỡng, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật giáo viên.

Phiếu tự đánh giá giúp giáo viên nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó đề ra kế hoạch phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.

2. Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Trường: Tiểu học A

Môn dạy: Toán chủ nhiệm lớp A

Quận/Huyện/Thành phố/Thị xã: A tỉnh/Thành phố: A

Giáo viên đọc kĩ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu cẩn thận với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của mình trong năm học, tự đánh giá (dấu X) các mức chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T).

Tiêu chí

Kết quả xếp loại

Minh chứng

Đ

K

T

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1: Đạo Đức nhà giáo

Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo

Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân

Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗn hợp trợ học sinh.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường

Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học ăn toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan

Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo đục đạo Đức, lối sống cho học sinh

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục

Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc

Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục

1. Nhận xét (ghi rõ)

‐ Điểm mạnh: Thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; thực hiện tốt nội quy, quy tắc ứng xử của nhà trường; thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh lồng ghép vào quá trình dạy học…..

‐ Những vấn đề cần cải thiện: năng lực ngoại ngữ….

2. Kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp trong năm học tiếp theo

‐ Mục tiêu: thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2023 – 2024; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học….

‐ Nội dung đăng ký, học tập bồi dưỡng (các năng lực cần cải thiện): ngoại ngữ

‐ Thời gian: từ Từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024

‐ Điều kiện thực hiện: bố trí nghỉ dạy chiều thứ 7 hàng tuần.

Xếp loại kết quả đánh giá: Khá.

…, ngày …… tháng… năm …

Người tự đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn nêu đánh giá và minh chứng

Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo

Đạt: có tác phong phù hợp với công việc của một giáo viên trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Không mặc trang phục hoặc dùng lời lẽ phản cảm, không làm những việc vi phạm đạo đức nhà giáo.

Bản đánh giá và phân loại giáo viên

Khá: có ý thức rèn luyện để tạo nên một phong cách giảng dạy mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh.

3. Các cấp độ đánh giá giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông

Để có căn cứ cho giáo viên phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực, qua đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.

Theo đó, quy chuẩn nghề nghiệp nêu tại Thông tư này áp dụng với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú…

Tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông gồm 05 tiêu chuẩn nêu tại Chương II Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20 này và được xếp theo 03 mức độ với cấp độ tăng dần:

- Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao khi dạy học, giáo dục học sinh;

- Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển giáo dục địa phương.

4. Nội dung của phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông:

Nội dung của phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm các phần sau :

– Phần 1: Thông tin cá nhân của giáo viên, bao gồm họ tên, tên trường, môn dạy, chủ nhiệm lớp.

– Phần 2: Đánh giá theo 5 tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, bao gồm phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng môi trường giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội và sử dụng ngoại ngữ, tin học. Mỗi tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí cụ thể để giáo viên tự đánh giá mức độ đạt được từ 1 đến 4 (1: chưa đạt; 2: đạt; 3: khá; 4: tốt).

– Phần 3: Tổng kết kết quả tự đánh giá của giáo viên, bao gồm điểm số (tính theo công thức: tổng số điểm của các tiêu chí / số tiêu chí), xếp loại (theo thang điểm 4 mức: chưa đạt, đạt, khá, tốt) và nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu và hướng phát triển của bản thân.

‐ Phần 4: Phương hướng hoạt động trong năm học tiếp theo: giáo viên tự đề ra các mục tiêu, kế hoạch và biện Pháp để nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.

– Phần 5: Ký tên và ghi rõ ngày tháng năm lập phiếu tự đánh giá.

5. Quy trình, các bước đánh giá, xếp loại giáo viên mới nhất

Việc đánh giá, xếp loại giáo viên phải đảm bảo khách quan, toàn diện, công bằng, dân chủ, thực hiện theo quy trình 3 bước theo Điều 10 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư nêu trên:

‐ Bước 1: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp về phẩm chất giáo viên, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, tạo môi trường giáo dục và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, liên kết và sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin và cách thức dạy học

‐ Bước 2: Nhà trường tổ chức lấy ý kiến ​​của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn với giáo viên được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

‐ Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá và báo cáo kết quả trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến ​​của đồng nghiệp và thực trạng giáo viên thực hiện nhiệm vụ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm