Cách sử dụng bảng kiểm học thông qua chơi
Đáp án Module 3 Bảng kiểm học thông qua chơi
Các thầy cô đang cần hoàn thành Đáp án Module 3 học thông qua chơi Tiểu học. Bên cạnh đó thì cách sử dụng bảng kiểm học thông qua chơi cũng rất cần thiết. Dưới đây là gợi ý đáp án bảng kiểm học thông qua chơi và cách sử dụng bảng kiểm học thông qua chơi, mời các bạn tham khảo.
Xem thêm:
- Đáp án Module Học thông qua chơi đầy đủ nhất
- Đáp án Module 1 học thông qua chơi
- Đáp án Module 2 học thông qua chơi
- Đáp án Module 3 học thông qua chơi
- Đáp án Module 4 học thông qua chơi
- Đáp án Module 5 học thông qua chơi
1. Khái niệm Bảng kiểm
2. Cách sử dụng bảng kiểm học thông qua chơi
2.1. Đáp án bảng kiểm học thông qua chơi
Câu hỏi: Đây là những gì thầy cô đã làm trong bài tập cuối cùng của mô đun 1, trong đó thầy/cô đã phân tích một video. Thầy/cô còn nhớ lần đó mình đánh dấu yếu tố nào trong bảng kiểm của mình không? Thầy/cô thực hiện việc đó một cách dễ dàng hay khó khăn? Tại sao?
Trả lời:
- Tôi vẫn còn nhớ những yếu tố mình đã đánh dấu trên bảng kiểm. Tôi thực hiện việc đó một cách dễ dàng. Tại vì khi quan sát tiết học và đánh giá kế hoạch bài dạy hiện có giáo viên có thể dễ dàng đánh dấu những yếu tố mà giáo viên nhìn thấy.Ở mỗi mảnh ghép có các yếu tố được đề cập giúp giáo viên dễ dàng xác định những gì mình cần quan sát.
- Bảng kiểm được thiết kế chi tiết ở các phần. Các yếu tố này không phải là phương án khả quan duy nhất để xác định một đặc điểm trong tiết học nếu giáo viên tìm thấy các yếu tố khác trong tiết học đại diện cho một đặc điểm nào đó giáo viên có thể thêm vào trong mảnh ghép. Có nhều khoảng trống ở phần ghi chép để giáo viên ghi lại những gì quan sát được.
Câu hỏi: Những yếu tố cáo trong bảng kiểm mà thầy/cô nghĩ rằng mình đã sử dụng nhiều? Những yếu tố nào mới với thầy/cô?
Trả lời:
- Những yếu tố trong bảng kiểm tôi nghĩ rằng đã sử dụng nhiều là: trò chơi, ca hát, học sinh được trải nghiệm thực hành, gợi mở và đặt câu hỏi, các câu hỏi và gợi ý đưa ra có mục tiêu và mang tính khuyến khích, các nhiệm vụ có tính liên quan và hấp dẫn.
- Những yếu tố mới là: các hoạt động khơi gợi các giác quan, sử dụng kỹ thuật hướng dẫn phù hợp.
Câu hỏi: Đây là những gì thầy/cô đã làm trong bài tập cuối cùng của Mô đun 1, tại đó thấy cô đã phân tích video. Thầy/cô còn nhớ cách mình giải thích và chấm điểm trên bảng kiểm của mình không? Điều đó dễ hay khó đối với thầy/cô? Tại sao?
Trả lời:
Tôi vẫn còn nhớ cách mình giải thích và chấm điểm trên bảng điểm. Điều này rất dễ thực hiện bởi vì bảng kiểm thể hiện rõ ràng mức độ thể hiện của các đặc điểm học thông qua chơi, và mức độ tự chủ trao cho học sinh trong các hoạt động.
Câu hỏi: Như đã giải thích, bước diễn giải trong bảng kiểm là cách diễn giải cá nhân và mỗi cá nhân có một cách giải thích khác nhau. Thầy/cô có đồng ý rằng điều này không những đúng mà còn không thể tránh được không? Tại sao hoặc tại sao không?
Trả lời:
Tôi đồng ý rằng cách diễn giải trong bảng kiểm là cách diễn giải cá nhân và mỗi cá nhân có một cách giải thích khác nhau. Điều này không những đúng mà còn không thể tránh được tại vì kết luận mang tính cá nhân và mỗi người có một kết luận khác nhau. Bài học này áp dụng học thông qua chơi như thế nào. Suy nghĩ về học thông qua chơi và những đặc điểm khác nhau của học thông qua chơi không có câu trả lời nào là đúng nhất. Và không có một cách duy nhất nào áp dụng học thông qua chơi, nhiều ý kiến và ý tưởng khác nhau đều có giá trị và thú vị để thảo luận
Câu hỏi: Tại sao việc thêm phần lí giải cho kết luận của thầy/cô lại quan trọng khi thầy/cô sử dụng Bảng kiểm Học thông qua Chơi
Trả lời:
Khi sử dụng Bảng kiểm học thông qua chơi, thêm phần lý giải cho kết luận là quan trọng bởi vì đây là cách diễn giải mang tính cá nhân bởi vậy kết quả của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên với mục đích của bảng kiểm đây không phải là vấn đề. Bảng kiểm không nhằm phê bình hay đánh giá giáo viên hay tiết dạy. Mục đích của bảng kiểm là đánh giá mức độ áp dụng học thông qua chơi của tiết dạy và làm thế nào để cải thiện điểm đó. Vì vậy các thầy cô diễn giải theo cách của riêng mình là hoàn toàn tự nhiên và được khuyến khích. Hướng tiếp cận học thông qua chơi vốn có nhiều cách tiếp cận khác nhau vì vậy cũng có nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau. Nếu giáo viên định thảo luận cách giải thích này với người khác giáo viên nên ghi lại lý do vì sao mình chọn cho điểm số đó.
Câu hỏi: Khi viết phản hồi, tại sao thầy/cô nghĩ việc viết có điểm mạnh và điểm cần cải thiện là hữu ích?
Trả lời:
Khi viết phản hồi, viết cả điểm mạnh và điểm cải thiện là hữu ích bởi vì để đưa ra các phản hồi chi tiết cùng với các đề xuất cụ thể để người nhận phản hồi biết được thầy cô nghĩ gì và thầy cô đề xuất thay đổi điều gì.
Bảng kiểm Học thông qua Chơi bao gồm ba bước. Chọn ba bước từ danh sách và sắp xếp chúng theo đúng thứ tự
Câu trả lời chính xác
1. Phân tích
2. Diễn giải
3. Kết luận
Câu hỏi: Khi phân tích một bài học, bảng kiểm rà soát Học thông qua Chơi sử dụng 5 đặc điểm của Học thông qua Chơi như một khung tham khảo để tìm kiếm các yếu tố cụ thể trong bài học. Khái niệm quan trọng thứ 3 được đề cập ở giữa các hình đồ họa các đặc điểm là gì?
Trả lời:
- Sự hợp tác
- Giáo viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể
- Sự tự chủ của học sinh
- Các trò chơi
Đây là câu đúng
Ở trung tâm của các mảnh ghép của các đặc điểm là một khái niệm quan trọng mời thầy/cô phải luôn ghi nhớ: Sự tự chủ của học sinh. Trong khi thầy/cô xác định các yếu tố của hứng thú, có ý nghĩa, có nhiều cơ hội thử nghiệm, tương tác xã hội và tham gia tích cực, thầy/cô nên xem xét mức độ tự chủ mà học sinh sẽ trải nghiệm trong các hoạt động học tập vui vẻ, hứng thú vài liệu thầy/cô có thể làm gì để trao cho các em học sinh nhiều sự tự chủ hơn trong hoc tập.
Câu hỏi: Trong bước 2 và 3 của Bảng kiểm, thầy/cô giải thích và đưa ra kết luận Đây là một kết luận cá nhân và có thể có ý kiến khác nhau giữa các giáo viên. Tại sao vậy? Đánh dấu câu trả lời mà thầy/cô cho là đúng.
Bởi vì người sử dụng Bảng kiểm có hiểu biết tốt hơn về Học thông qua Chơi và biết cách tốt nhất để áp dụng Học thông qua Chơi.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu trả lời sai
Bảng kiểm có nghĩa là một công cụ để hợp tác và/hoặc tự suy ngẫm. Các giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục có thể sử dụng Bảng kiểm để tự cải thiện kế hoạch bài học của giáo viên hoặc để tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau giữa các đồng bị nghiệp về Học thông qua Chơi.
Bởi vì Bảng kiểm là để phản biện hoặc để đánh giá một giáo viên, hoặc là một bài học và người sử dụng Bảng kiểm cần phải đưa ra ý kiến cá nhân của họ.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu sai
Bảng kiếm không dùng để chỉ trích hay đánh giá giáo viên hay bài học. Mục đích của Bằng kiểm là để đo lường xem mức độ áp dụng Học thông qua Chơi của bài học, và hành theo nên đội bởi học có thể được cải thiện tốt hơn nếu nó chưa thực sự mang tính Học thông qua Chơi.
Vì bản chất của hướng tiếp cận Học thông qua Chơi là có nhiều cách khác nhau để thực hiện, nên có thể có nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Ý tưởng là thầy/cô suy nghĩ một cách có ý thức về Học thông qua Chơi và các đặc điểm khác nhau. Nhưng không có một câu trả lời đúng duy nhất, và không có một cách dùng duy nhất để áp dụng việc Học thông qua Chơi. Nhiều ý kiến và ý tưởng khác nhau có thể có giá trị và thú vị để thảo luận.
Câu hỏi: Là phần cuối cùng trong bước kết luận, thầy/cô có cơ hội ghi lại phản hồi. Mục đích của phản hồi này là gì? (Chọn nhiều đáp án đúng)
Để giải thích lí do của thầy/cô và để xác định các hành động cụ thể mà thầy/cô đã quan sát và tại sao thầy/cô ghi nhận chúng.
Nếu thầy cô đã sử dụng Bảng kiểm trong quá trình soạn kế hoạch bài dạy, thấy có có thể sử dụng các ghi chú phản hồi này để tự xác định điểm mạnh của kế hoạch bài dạy của mình và những điểm thầy/cô có thể cải thiện để áp dụng Học thông qua Chơi.
Nếu thầy/cô đã sử dụng Bảng kiểm trong quá trình dự gờ/thăm lớp, thầy/ cô có thể sử dụng các ghi chú phản hồi này để đưa ra phản hồi tử tế, hữu ích và cụ thể cho giáo viên để người giáo viên người nhận phản hồi biết rõ thầy/cô nghĩ gì và đề nghị thay đổi điều gì.
Phản hồi cũng có thể được sử dụng trong buổi Sinh hoạt chuyên môn về Học thông qua Chơi để tất cả cùng học hỏi và hưởng lợi.
2.2. Phiếu đặc điểm học thông qua chơi
Bước 1: Phân tích. Đánh dấu các yếu tố thể hiện trong kế hoạch/hoạt động
- Trong các mảnh ghép hãy đánh dấu hoặc khoanh tròn các yếu tố mà thầy/cô nhìn thấy trong kế hoạch hoạt động đang xem.
- Các yếu tố được nhóm theo 5 đặc điểm của hoạt động chơi (có ý nghĩa, tương tác xã hội, tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và hứng thú) sự tự chủ của HS, mục tiêu học tập và nguyên vật liệu được sử dụng.
- Thầy/cô có thể ghi chú thêm các yếu tố liên quan đến chơi mà không được đề cập đến trong các mảnh ghép nhưng vẫn được thể hiện trong kế hoạch/hoạt động.
Bước 2: Diễn giải. Kết quả là gì?
Dựa trên những phát hiện trong phần phân tích, thầy/cô hãy xác định mức độ các đặc điểm của Học thông qua Chơi được lồng ghép vào trong kế hoạch/hoạt động. Tính số điểm tổng tương
Đáp án bảng kiểm Học thông qua Chơi
Dựa trên phân tích vừa thực hiện: |
Không có |
Một ít |
Trung bình |
Nhiều |
Rất nhiều |
Ghi chú |
Số điểm | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | |
HỨNG THÚ thể hiện trong kế hoạch/hoạt động này như thế nào? | ||||||
THAM GIA TÍCH CỰC thể hiện trong kế hoạch/ hoạt động này như thế nào? | ||||||
CÓ Ý NGHĨA thể hiện trong kế hoạch/hoạt động này như thế nào? | ||||||
TƯƠNG TÁC XÃ HỘI thể hiện trong kế hoạch/ hoạt động này như thế nào? | ||||||
CÓ NHIỀU CƠ HỘI THỬ NGHIỆM thể hiện trong kế hoạch/hoạt động này như thế nào? | ||||||
Tổng điểm |
Bước 3: Kết luận
- Kế hoạch hoạt động thể hiện rõ nét các đặc điểm của HTQC vì thể hiện đầy đủ 5 đặc điểm của hoạt động qua chơi mang lại hiệu quả cao.
- Tạo sự hứng thú khơi gợi tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
- Học sinh được trải nghiệm hoạt động sơ đồ tư duy, các em không bị phân tâm từ các yếu tố bên ngoài.
Hãy nêu một số phản hồi của thầy/cô về kế hoạch hoạt động.
Hãy ghi lại phản hồi của anh/chị về Kế hoạch/hoạt động này, tập trung vào hai điểm chính: | |
Những điểm mạnh của kế hoạch/hoạt động đã lồng ghép áp dụng HTQC | Những điểm cần cải thiện để HTQC được |