7 Trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 4, 5
Trò chơi gây hứng thú học tập trong môn Toán
Trò chơi trong dạy học Toán lớp 4 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các trò chơi vui cho các thầy cô tham khảo, thúc đẩy việc học cho các em học sinh tích cực trong các hoạt động, đạt hiệu quả cao cho các giờ học trên lớp.
Dưới đây là danh sách tổng hợp các trò chơi vui cho các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh tham khảo và luyện tập mỗi ngày. Cùng theo dõi nhé!
1. Trò chơi xây hàng rào
Chuẩn bị: giáo viên vẽ hàng rào như chữ X, ghi các số theo quy luật nhất định do giáo viên quy định. Ví dụ: Tích hai số trái và phải bằng tổng của hai số trên và dưới.
Hướng dẫn cách chơi: ghi một số vào bên trái của hàng rào, ghi một số vào bên phải hàng rào, nhân hai số này lại ra kết quả thì ghi nhớ rồi nhẩm tính xem số trên và số dưới nào của hàng rào cộng lại bằng kết quả của hai số trái và phải đã tìm được, sau đó ghi hai số này vào bên trên và bên dưới hàng trào. Ví dụ: 7 X 2 Mỗi nhóm 3 em. Trong 2 phút nhóm nào xây nhiều hàng rào nhất và làm đúng kết quả là thắng cuộc.
2. Trò chơi điền số thích hợp
Chuẩn bị: vẽ các vòng tròn nhỏ
Cách chơi: điền số từ 1 đến 7 vào các vòng tròn nhỏ sao cho tổng của ba số trên cùng một vạch thẳng đều bằng nhau. Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em. Mỗi nhóm điền số vào bảng con , trong 5 phút nhóm nào điền đúng được nhiều bảng có tổng khác nhau hơn là thắng và được cả lớp tuyên dương.
Lưu ý: tổng các số từ 1 đến 7 bằng 28. Tổng của ba tổng trên các vạch bằng 28 cộng hai lần số ở vòng tròn giữa, và số này phải chia hết cho 3. Vì vậy, ta có các trường hợp sau: Số giữa là 1: tổng = 28 + 2 = 30 (chia hết cho 3) – tổng ba số trên một vạch là 10.. Số giữa là 2 : tổng = 28 + 4 = 32 (không chia hết cho 3) – không được.. Số 3, 5, 6 cũng đều không được.
3. Trò chơi ra khơi
Chuẩn bị: các tấm bìa hình tứ giác ghi biểu thức, các tấm bìa hình tam giác ghi kết quả.
Cách chơi: cho chơi nhóm 6 em. Các nhóm tự đính tấm bìa ghi biểu thức vào giấy khổ to rồi lựa chọn tấm bìa ghi kết quả tương ứng đính lên trên sao cho giống hình một chiếc thuyền căng buồm ra khơi. Trong 8 phút nhóm nào ghép đúng và nhiều thuyền nhất là thắng. Nhóm thắng sẽ được giáo viên thưởng 1 cái cờ đỏ.
4. Trò chơi Hộp số may mắn
Mục đích: Củng cố, xếp thứ tự các số tự nhiên từ lớn đến bé (hoặc ngược lại từ bé đến lớn).
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một hộp giấy bên trong có các mảnh giấy ghi sẵn nội dung, yêu cầu học sinh cần thực hiện.
Cách tiến hành:
Học sinh chuyển hộp giấy lần lượt cho nhau theo bàn ngang, vừa chuyển, vừa hát. Chủ trò yêu cầu dừng thì học sinh đang cầm hộp sẽ mở hộp và đọc yêu cầu của bất kì mảnh giấy nào mà em lấy được.
Ví dụ: Em và các bạn hãy lần lượt nêu các số tròn triệu. Hãy nêu một số có 5 chữ số bất kì và các bạn tiếp theo phải nêu lần lượt các số có 5 chữ số lớn hơn số đã nêu hai đơn vị .
5. Trò chơi May rủi
Mục đích:
Củng cố số chẵn – lẻ.
Rèn kỹ năng đọc số tự nhiên có lớp triệu.
Chuẩn bị: 14 tấm bìa (20cm x 5 cm ) có ghi số lớp triệu, trên một mặt, mặt viết số có dán keo hai mặt (7 bìa ghi số chẵn, 7 bìa ghi số lẻ )
Số lượng học sinh tham gia: 2 đội , mỗi đội 7 em. Đội chẵn – Đội lẻ.
Cách chơi:
Giáo viên cho đội chẵn đứng một bên, đội lẻ đứng một bên. Giáo viên dán 1 tấm bìa lên bảng, xáo trộn số số chẵn – lẻ. Giáo viên mời từng em của mỗi đội (luân lưu) lên gởi một tấm bìa bất kì. Khi em nào giở ra, em đó phải đọc to số đó ( nếu em đó đọc sai, giáo viên sửa ngay).
Giáo viên hỏi “số chẵn hay số lẻ ”. Số chẵn thì em đó giao cho đội chẵn và ngược lại. Đội nào giữ tấm bìa nhiều hơn đội đó thắng, bằng nhau thì hòa.
6. Trò chơi Đội nào vô địch
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh nắm vững cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh, sáng tạo.
Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.
Thời gian chơi: 5 phút.
Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành ba đội, mỗi đội năm em và viết sẵn năm bộ đề toán cho ba đội.
Hướng dẫn cách chơi: Khi giáo viên hô (5 phút bắt đầu) thì mỗi em trong đội bốc thăm đề của mình trong bộ đề của đội và làm các yêu cầu của đề. Em nào làm xong trước thì nộp bài rồi về chỗ ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết thời gian giáo viên cùng cả lớp chấm điểm cho từng đội.
Luật chơi:
- Mỗi bài giải đúng được 10 điểm.
- Nếu sai một phép tính hoặc một lời giải trừ 2 điểm.
- Mỗi bài nộp trước thời gian quy định được cộng thêm một điểm.
- Hết thời gian mà bạn nào còn viết tiếp là phạm quy thì không được tính điểm.
- Đội nào có tổng điểm nhiều hơn thì thắng cuộc.
7. Trò chơi những bông hoa điểm 10
Mục đích chơi:
- Giúp học sinh nhớ lâu công thức tính chu vi, diện tích của các hình cơ bản trong chương trình.
- Từ đó vận dụng linh hoạt kết hợp với kĩ năng tính nhẩm để tính toán chu vi, diện tích của một số hình.
Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.
Thời gian chơi: 5 – 7 phút.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bó hoa đặt ở giữa bục giảng, trên những bông hoa được cắt bằng giấy màu bên trong ghi nội dung các câu hỏi:
Câu 1: Có mấy loại góc, đó là những góc nào? So sánh các góc với góc vuông.
Câu 2: Hình vuông có đặc điểm gì?
Câu 3: Hình chữ nhật có đặc điểm gì?
Câu 4: Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
Câu 5: Nêu điểm khác giữa tính chu vi và diện tích một hình? Cho VD minh hoạ.
...
Cách chơi: chơi thi đua giữa các cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa. Hái hoa xong phải đọc cho cả lớp nghe câu hỏi sau đó mới trả lời. Nếu bạn trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy thì cả lớp vỗ tay thật to và thưởng cho bạn một bông hoa. Nếu bạn trả lời đúng nhưng chưa trôi chảy thì vỗ tay nhưng hơi nhỏ. Nếu bạn trả lời sai cô giáo gợi ý nhưng không trả lời được thì lặc cò cò về chỗ, bạn khác lên thay.
Luật chơi: Giáo viên nhận xét đánh giá và có phần thưởng cho học sinh trả lời xuất sắc.