Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề năm 2024 - 2025
Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề Năm 2024 - 2025 là mẫu kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ theo từng tháng trong năm học. Mẫu này dành cho các Tổng phụ trách tham khảo lên chương trình cho mỗi buổi sinh hoạt hàng tháng đạt hiệu quả cao.
Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ
1. Sinh hoạt dưới cờ là gì?
“Sinh hoạt dưới cờ” là một hoạt động giáo dục bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, thuộc 1 trong 4 loại hình hoạt động trải nghiệm (ở bậc THCS và THPT còn là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, khác với sinh hoạt đầu tuần.
2. Kế hoạch tổ chức sinh hoạt dưới cờ
KẾ HOẠCH
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ năm học 2024 - 2025
Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 - 2025; Căn cứ vào kế hoạch năm học của liên đội trường TH............; nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của thiếu nhi trong nhà trường. Góp phần giáo dục toàn diện theo hướng phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Liên đội TH ............. lập kế hoạch tổ chức "Sinh hoạt dưới cờ", cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thông qua các giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ nhằm giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho đội viên thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
2. Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
3. Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho thiếu nhi.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ TỔ CHỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:
1. Thời gian tổ chức: Giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ được gắn với Lễ Chào cờ đầu tuần của nhà trường; được tổ chức tối đa trong thời gian 20 phút.
2. Địa điểm tổ chức: Giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ được tổ chức tại sân trường ngay dưới sân cờ.
3. Quy mô tổ chức: Toàn Liên đội.
4. Đối tượng tham gia: Toàn thể đội viên đang học tập và sinh hoạt tại Liên đội theo các khối lớp. Ngoài ra, có sự tham gia của Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên và phụ trách các chi đội.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT
1. Nội dung
Nội dung sinh hoạt Liên đội dưới cờ được thiết kế gắn với chủ đề, chủ điểm hàng tháng trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học của Liên đội; kế hoạch năm học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá của nhà trường, tập trung vào 6 mảng hoạt động của Đội:
- Hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, nếp sống: Giúp thiếu nhi nâng cao hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc, Đảng, Bác Hồ; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh. Giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc; bồi dưỡng cho các em các giá trị đạo đức, lòng nhân ái, nếp sống văn minh; biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, ông bà, cha mẹ, thầy cô.
- Hoạt động hỗ trợ học tập, văn hoá: Giúp thiếu nhi có phương pháp học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật trong việc thực hiện nền nếp, nội quy nhà trường; biết vận dụng và đưa vào cuộc sống những kiến thức đã được học trong nhà trường. Nhờ đó, có thể củng cố được những kiến thức đã học, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết đối với thế giới xung quanh.
- Hoạt động vui chơi giải trí và phát triển: Tạo điều kiện để các em vui chơi, giải trí, góp phần rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương bạn bè; giúp các em rèn luyện thể chất, có sức khoẻ, óc thẩm mĩ, có nếp sống lành mạnh, biết giao tiếp ứng xử trong xã hội.
- Hoạt động lao động - sáng tạo: Giúp thiếu nhi làm quen với lao động, biết yêu lao động, yêu quý và tôn trọng thành quả lao động. Rèn luyện cho các em kỹ năng tự phục vụ bản thân và gia đình; gắn bó với đời sống xã hội, với quê hương đất nước, góp phần làm đẹp thêm quê hương; bước đầu hình thành cho các em ý thức, thái độ và tác phong của người lao động tự giác, có kỉ luật và sáng tạo.
- Hoạt động xã hội: Giúp thiếu nhi xây dựng những tình cảm tốt đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm của lớp măng non đất nước trong thời kỳ mới, hình thành cho các em đức hy sinh, lòng nhân ái, vị tha, tính tích cực xã hội, chủ động, góp phần vào việc xây dựng cộng đồng. Khơi dậy trong các em ý thức thực hiện pháp luật; tham gia có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
- Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế: Giúp thiếu nhi rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết chia sẻ, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Tạo điều kiện để các em hiểu biết thêm về tổ chức và hoạt động của các bạn thiếu nhi quốc tế, nhất là thiếu nhi trong khu vực. Tăng cường tình đoàn kết, hợp tác ngày một tốt hơn của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới.
Yêu cầu: Nội dung các buổi sinh hoạt Liên đội dưới cờ phải đảm bảo mục đích giáo dục, được thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dễ thực hiện, góp phần rèn luyện kỹ năng, hình thành thói quen có ích cho các em; góp phần củng cố, nâng cao kiến thức mà các em đã được học trên lớp.
2. Hình thức tổ chức
Mỗi chi đội, lớp trực tuần sẽ tổ chức 1 hoạt động gắn với chủ đề của mỗi tháng, các chi đội đăng kí tham gia với 1 hình thức, có thể tham khảo một số hình thức sau:
- Hình thức sân khấu hóa: Được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu nhằm chuyển tải các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi, bao gồm các thể loại: Hát múa, kể chuyện, hoạt cảnh truyền thống, tiểu phẩm, hóa trang, múa rối…
- Hình thức giao lưu, nói chuyện chuyên đề: Thông qua hình thức này nhằm tư vấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các em thông qua từng chủ đề, chủ điểm của buổi sinh hoạt; tạo điều kiện để các em được giao lưu, tìm hiểu, chia sẻ các vấn đề có liên quan tới thiếu nhi mà các em đang quan tâm.
- Hình thức tuyên truyền măng non: Thông qua hoạt động của các đội tuyên truyền măng non nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin cho thiếu nhi về các phong trào, các hoạt động của Đội; các kiến thức pháp luật có liên quan tới trẻ em, truyền thông bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng tránh các tệ nạn xã hội.
- Hình thức tổ chức trò chơi: Hình thức này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với thiếu nhi, vừa đáp ứng nhu cầu của các em, vừa là một phương thức giáo dục có hiệu quả về nhiều mặt: Sức khỏe, công tác xã hội, phát triển năng khiếu, tư duy, rèn luyện đạo đức.
Yêu cầu: Hình thức tổ chức sinh hoạt Liên đội dưới cờ vừa phải gắn với Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội, vừa phải đảm bảo các yếu tố sinh động, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em; tạo cho các em một môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, hướng các em tới mục tiêu “Học mà chơi - chơi mà học”.
3. Chương trình sinh hoạt
Chương trình sinh hoạt Liên đội dưới cờ cần được thiết kế đảm bảo các nội dung sau:
- Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội: Các chi đội tập trung xuống sân trường để tham dự Lễ Chào cờ của Liên đội. Các chi đội xếp đội hình hàng dọc theo vị trí quy định của Liên đội (5 phút).
- Đánh giá và triển khai hoạt động: Sau phần nghi lễ chào cờ, lớp trực tuần lên nhận xét, đánh giá các hoạt động của toàn Liên đội trong tuần trước. (thời gian không quá 10 phút).
- Hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn của chi đội: Sau phần đánh giá và triển khai hoạt động của Liên đội là hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn của một chi đội theo kế hoạch và chủ đề đã được phân công (thời gian khoảng 20 phút).
- Thi đua khen thưởng: Kết thúc mỗi tháng Liên đội sẽ sơ kết, lựa chọn và trao thưởng cho 01 chi đội thực hiện tốt hoạt động sinh hoạt Liên đội dưới cờ. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội dặn dò, phân công các chi đội chuẩn bị nội dung kỳ sinh hoạt tiếp theo trên cơ sở kế hoạch và chủ đề đã triển khai.
- Dự kiến chủ điểm sinh hoạt dưới cờ trong năm học (Chủ điểm có thể thay đổi theo tình hình thực tế)
STT | Thời gian | Chủ điểm | Người thực hiện |
1 | Tuần 1 | Truyền thống nhà trường | TPT-GV-HS |
2 | Tuần 2 | Xây dựng nội quy trường lớp | TPT-GV-HS |
3 | Tuần 3 | Tuyên truyền An toàn giao thông | TPT-GV-HS |
4 | Tuần 4 | Hội thi tìm hiểu ATGT | TPT-GV-HS |
5 | Tuần 5 | Tuyên truyền quyền bổn phận trẻ em | TPT-GV-HS |
6 | Tuần 6 | Em là người lịch sự | TPT-GV-HS |
7 | Tuần 7 | TÌm hiểu ngày phụ nữ Việt Nam | TPT-GV-HS |
8 | Tuần 8 | Tuyên truyền phòng tránh bạo lực học đường | TPT-GV-HS |
9 | Tuần 9 | Phát động thi đua mừng ngyaf nhà giáo Việt Nam | TPT-GV-HS |
10 | Tuần 10 | Phát động phong trào giữ gìn trường, lớp sạch đẹp | TPT-GV-HS |
11 | Tuần 11 | Biết ơn thầy giáo cô giáo | TPT-GV-HS |
12 | Tuần 12 | Nói lời hay làm việc tốt | TPT-GV-HS |
13 | Tuần 13 | Diễn đàn phòng chống xâm hại trẻ em | TPT-GV-HS |
14 | Tuần 14 | Tìm hiểu về những người có công với quê hương | TPT-GV-HS |
15 | Tuần 15 | Giao lưu kỷ niệm ngày TLQĐNDVN 22/12 | TPT-GV-HS |
16 | Tuần 16 | Ngày hội làm việc tốt | TPT-GV-HS |
17 | Tuần 17 | Mùa xuân trên quê hương em | TPT-GV-HS |
18 | Tuần 18 | Phát động phong trào Tết ấm yêu thương | TPT-GV-HS |
19 | Tuần 19 | Sơ kết học kỳ 1- Trò chơi dân gian ngày tết | TPT-GV-HS |
20 | Tuần 20 | Hội vui mừng Đảng mừng xuân | TPT-GV-HS |
21 | Tuần 21 | Chào mùa xuân mới | TPT-GV-HS |
22 | Tuần 22 | Mùa xuân là Tết trồng cây | TPT-GV-HS |
23 | Tuần 23 | Tìm hiểu cảnh đẹp quê hương | TPT-GV-HS |
24 | Tuần 24 | Hội thi hướng dẫn viên nhí | TPT-GV-HS |
25 | Tuần 25 | Phát động chào mừng ngày Quốc tế Phụ Nữ 8-3 | TPT-GV-HS |
26 | Tuần 26 | Hội thi đôi bàn tay khéo | TPT-GV-HS |
27 | Tuần 27 | Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh | TPT-GV-HS |
28 | Tuần 28 | Vẽ tranh về gia đình của em | TPT-GV-HS |
29 | Tuần 29 | Phát động phong trào nhân ái chia sẻ | TPT-GV-HS |
30 | Tuần 30 | Hội thi nhi đồng chăm ngoan | TPT-GV-HS |
31 | Tuần 31 | Theo dòng lịch sử | TPT-GV-HS |
32 | Tuần 32 | Chào mừng ngày giải phòng Miền nam | TPT-GV-HS |
33 | Tuần 33 | Mừng ngày sinh nhật Bác | TPT-GV-HS |
34 | Tuần 34 | Ngày Hội Đội viên | TPT-GV-HS |
35 | Tuần 35 | Tổng kết năm học | TPT-GV-HS |
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Liên đội:
- Tham mưu Ban Giám hiệu nhà trường, căn cứ hướng dẫn của Hội đồng đội để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
- Xây dựng chủ đề, chủ điểm hàng tháng để hướng dẫn các chi đội tổ chức tốt nội dung sinh hoạt Liên đội dưới cờ.
2. Các chi đội
- Căn cứ vào kế hoạch của Liên đội lựa chọn nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp với chủ đề từng tháng.
- Luôn hoạt sáng tạo trong thực hiện các nội dung sinh hoạt, đảm bảo tinh thần vừa học vừa chơi, trải nghiệm phát triển các kỹ năng sống.
Trên đây là kế hoạch sinh hoạt dưới cờ của Liên đội kính mong các đồng chí giáo viên phối kết hợp thực hiện để chương trình đạt kết quả tốt.
Các tài liệu Dành cho giáo viên sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ các vẫn đề liên quan đến lương, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức, và các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức,...
3. Mẫu hoạt động chủ điểm hàng tháng
Tháng 9: Chủ điểm “Mùa thu – Ngày khai trường”
Hoạt động 1: Giáo dục cho học sinh hiểu rõ hơn về ngày Quốc Khánh 2/9 và về “Truyền thống của trường”.
Biết đoàn kết giúp đỡ nhau phát huy truyền thống, tự hào và trân trọng các truyền thống tốt đẹp của trường.
Ngày 02/09/1945 Là ngày Quốc Khánh nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Sau thành công của CMT-8 ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước toàn thể quốc dân đồng bào và trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới : “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và thực sự trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đoàn kết cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Vì vậy, ngày 2/9/1945 hằng năm trở thành ngày lễ trọng đại của cả dân tộc Việt Nam, ngày Quốc Khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Hoạt động 2: Hội thi văn nghệ “ca ngợi truyền thống nhà trường”.
Hoạt động 3: Tìm hiểu an toàn giao thông.
Bao gồm các tình huống giao thông, các lời hay ý đẹp về ATGT, cách đội mũ bảo hiểm, tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm.
Câu chuyện: Đúng vào giờ thường lệ, Thắng sang rủ Trung đi học. Vừa tới đầu ngõ, Thắng đã thấy Trung sùm sụp cái mũ nhựa màu vàng đang đứng đợi ở đó. Ngạc nhiên Thắng Hỏi:
- Chà, sao hôm nay mũ mã nghiêm chỉnh vậy?
- À, sáng nay anh tớ hẹn sang đèo đi học bằng xe máy đi học. Vì thế tớ phải kiếm cái mũ đội, kẻo các chú công an thổi phạt thì gay. Hôm nay cậu chịu khó đạp xe đi một mình nhé!
- Vậy à, cậu sướng thật đấy! Thế tớ đi nhé. Nhưng mà này, khi đi xe gắn máy mà đội mũ như cậu đang đội là không đúng quy định đâu. Nếu gặp các chú công an cậu vẫn bị phạt đấy.
- Sao lại phạt? Trung cự lại, mũ bảo hộ lao động của người ta còn phạt nỗi gì? Thôi cậu đừng khủng bố tớ nữa!
- Rồi, tuỳ cậu! Tớ đi nhé. Nói rồi Trung lên xe nhấn bàn đạp...
Còn Trung giơ tay vẫy chào Thắng, vẻ sành điệu:
Bái! Bai
Mũ bảo hộ lao động và mũ bảo hiểm thì khác gì nhau nhỉ? không biết ý kiến của Thắng có đúng không? Còn bạn, ý kiến của bạn thế nào?
Đáp án: Ý kiến của Thắng hoàn toàn chính xác. Theo quy định mũ bảo hộ lao động không thể thay thế mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vì thế Trung đội mũ bảo hộ lao động đi trên xe máy sẽ bị phạt.
Tháng 10 Chủ điểm “Chăm ngoan học giỏi”
Hoạt động 1: Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa lời dạy của Bác thông qua những chương trình hoạt động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bao gồm những câu hỏi về lịch sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác từ khi đặt chân đến bến Nhà Rồng đến khi về lãnh đạo đất nước đấu tranh giải phóng dân tộc và giây phút cuối đời của Bác.
Câu 1: Bác Hồ lúc nhỏ tên là gì? (Nguyễn Sinh Cung)
Câu 2: Quê nội của Bác làng Kim Liên, tên nom là làng gì? (Làng Sen)
Câu 3: Bác sinh ra ở quê ngoại hay quê nội? (Quê ngoại)
Câu 4: Quê ngoại của Bác là làng gì?
(Làng Hoàng Trù, tên nom là làng Chùa)
Câu 5: Thân phụ của Bác Hồ tên là gì? (Nguyễn Sinh Sắc)
Câu 6: Thân mẫu của Bác tên là gì? (Hoàng Thị Loan)
Câu 7: Người chị của Bác tên là gì?
a. Nguyễn Thị Thanh
b. Nguyễn Kim Thanh
c. Nguyễn Thị Thu Thanh
Câu 8: Người anh của Bác có tên là gì?
a.Nguyễn Sinh Khâm
b. Nguyễn Sinh Khiêm
c.Nguyễn Sinh Kim
(Giải thích thêm: Bác còn có 1 người em mất sớm tên là Nguyễn Sinh Nhuận, mới lọt lòng có tên là Xin)
Câu 9: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ? (19/5/1890)
Câu 10: Năm nào Bác cùng mẹ và anh trai vào Huế?
a. 1890
b.1894
c.1895
d. 1896
Câu 11: Năm nào Bác bắt đầu lấy tên là Nguyễn Tất Thành?
a. 1901
b.1902
c. 1903
d.1904
Câu 12: Năm nào Bác theo cha vào Huế lần 2?
a. 1907
b.1906
c.1908
d.1909
Câu 13: Năm nào Bác vào học trường Quốc học Huế ?
a. 1906
b.1909
c.1907
d.1910
Câu 14: Năm nào Bác vào Phan Thiết dạy học ?
a. 1910
b. 1911
c.1912
d.1913
Câu 15: Trường Bác dạy học Phan Thiết có tên là gì ? (trường Dục Thanh)
Câu 16 : Nghe nhạc nói tên bài hát (Bài 2 - Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường)
Câu 17: Năm 1924 Bác rời Liên Xô đến Trung Quốc và lấy tên là gì ?
a. Lý Thuý
b. Văn Lý
c. Lý Thuỵ
Câu 18: Năm nào tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng Chí Hội ra đời?
a. 1924
b. 1923
c. 1926
d. 1925
Câu 19: Mùa thu năm 1928 Người từ châu Âu đến Thái Lan với bí danh là gì?
a. Thầu Phin
b. Thầu Phín
c. Thầu Chín
Câu 20 : Năm 1931, Bác bị nhà cầm quyền Hương Cảng bắt, lúc đó Bác lấy tên giả là gì?
a. Tống Văn Ly
b. Tống Văn Lý
c. Tống Văn Sơ
Câu 21: Năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước, nơi Người đặt chân là hang Pắc Pó với bí danh là ?
a. Già làng
b. Già Thu
c. Ông ké
Câu 22: Năm nào Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh
a. 1940
b.1941
c.1943
d.1942
Câu 23: Năm nào Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà?
a. 1946
b. 1947
c. 1948
d.1949
Câu 24: Nghe nhạc đoán tên bài hát (bài số 10,”Viếng lăng Bác “của Hoàng Hiệp)
Câu 25: Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm nào?
a. 18/12/1946
b. 19/12/1946
c. 20/12/1946
d. 16/12/1946
Câu 26: Đây là đoạn trích trong điếu văn truy điệu chủ tịch Hồ Chí Minh do cố tổng bí thư Lê Duẩn đọc. Hãy điền những đoạn còn thiếu?
"Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn ! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người ............dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. (gợi ý : có 2 từ)
Đáp án (Anh hùng )
Hoạt động 2: Giáo dục học sinh ngày lễ 15/10 và ngày 20/10
Ngày 15/10/1956 ngày Truyền Thống Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa ra đời, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 27/3/1946 sắc lệnh số 37 được ban hành về việc thành lập Nhà Thanh Niên và thể thao. Đồng thời Ban Thường Vụ Trung Ương Đảng chỉ thị cho Tổng Bộ Việt Minh chuẩn bị thành lập Đoàn Thanh Niên Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp hạ tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến toàn quốc”.
Với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết thanh niên, tăng thêm các thành viên tập thể của mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Đại hội đại biểu toàn quốc Liên Đoàn Thanh Niên Việt Nam lần thứ II từ ngày 8 đến ngày 15/10/1956 tại Thủ Đô Hà Nội đã quyết định thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và ngày này hằng năm được xem là ngày truyền thống của Hội.
Ngày 20/10/1930 ngày Thành Lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam. Từ Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ tháng 10/1939 đến các Nghị quyết của Đảng về công tác Phụ nữ. Phụ nữ được coi là một tổ chức quần chúng của Đảng. Qua các thời kỳ tổ chức phụ nữ có những tên gọi khác nhau. Đến tháng 4/1950 Đoàn phụ nữ Cứu quốc đã được họp nhất vào Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10/1950 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Nhà nước ta đã tặng huân chương Hồ Chí Minh sao vàng cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Hằng năm, mgàu 20/10 là ngày nhằm tôn vinh vai trò của người Phụ nữ xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ Phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Hoạt động 3: Làm thế nào để học tốt?
Biết vận dụng các phương pháp học tập, rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động. Có động cơ học tập đúng đắn, trung thực trong học tập
Hoạt động 4: Hội thi tài năng văn nghệ.
Tháng 11 Chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”
Hoạt động 1:
Chúng em với truyền thống tôn sư trọng đạo. Thuyết trình và thảo luận về tình nghĩa thầy trò. Lời chúc mừng của học sinh đối với Thầy cô giáo. Tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Vai trò và công ơn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục.
Tháng 8 – 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac-sa-va thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 – 11 hằng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.
Ở nước ta ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên tổ chức trên miền Bắc vào ngày 20 – 11 – 1958. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) ra quyết định lấy ngày 20 – 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 20 – 11 là ngày động viên, cổ vũ các thầy giáo cô giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, là ngày biểu dương khen thưởng các thầy giáo, cô giáo. Hưởng ứng ngày này học sinh cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời thầy cô … Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngảy này tổ chức tăm hỏi, động viên thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các thầy cô về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Ngày 20 – 11 đã trở thành ngày hội truyền thống của các nhà giáo Việt Nam, nhằm động viên giáo giới cả nước ta nêu cao ý thức trách nhiệm, làm tròn sứ mệnh dạy người vẻ vang.
Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
Trước khi vào hoạt động chủ điểm “ Tôn sư trọng đạo” chúng ta hãy cùng nhau hát bài “ Những bông hoa – Những bài ca” Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân.
Kính thưa Quý Thầy Cô giáo cùng các bạn thân mến.
Công lao dạy dỗ của các Thầy cô giáo đối với chúng em là vô cùng to lớn, từ những bước đi chậm chững của những ngày đầu đi học cho đến khi nên người. Thầy cô giáo không những chỉ là người truyền thụ kiến thức văn hóa cho chúng em mà còn là người dạy dỗ chúng em nên người, Thầy cô còn là người cha người mẹ, người anh người chị của chúng em.
Kính thưa qúy Thầy cô và các bạn.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội truyền thống của ngành Giáo dục. Nhân ngày này chúng em càng thể hiện lòng biết ơn, công lao dạy dỗ của các Thầy cô giáo, bằng những việc làm tốt, bằng những bông hoa điểm 10, những bài hát hay kính dâng tặng thầy cô giáo.
Hôm nay, liên đội trường THCS Hải Lạng chúng em tổ chức sinh hoạt hoạt động chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo” kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11……. Đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh.
Kính thưa quý Thầy cô giáo. Thưa toàn thể các bạn thân mến!
Để hoạt động buổi sinh hoạt hôm nay đạt kết quả, khách quan, công bằng, một phần không thể thiếu được là ban giám khảo …………
Và sau đây chúng ta sẽ bắt đầu phần thi tìm hiểu truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Đại diện khối lớp sẽ bốc thăm câu hỏi đọc to và trả lời câu hỏi trong 1 phút. Câu trả lời đúng sẽ mang về cho lớp mình 5đ, trả lời đúng 1 nửa cộng 3 điểm cho lớp, nếu trả lời sai không ghi điểm. và nhận 1 phần thưởng từ BTC.
1- Ngày 20/11 được thành lập vào tháng, năm nào? à 20/11/1981
2 -Ngày 20/11 được chính phủ Việt Nam ra quyết định chọn Ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày tháng năm nào? à 28/09/1982
3 -Bạn hãy nêu tên các Nhà giáo tiêu biểu qua các thời kỳ mà bạn biết?
a. Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tất Thành.
4- Bạn hãy đọc 1 bài thơ hoặc câu ca dao, tục ngữ nói về Thầy cô.
b. Không Thầy đố mày làm nên
c. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
d. Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
5- Bạn hãy cho biết danh hiệu cao quý nhất mà Nhà nước ta trao tặng cho các Thầy cô giáo công hiến cho sự nghiệp giáo dục là danh hiệu gì?
e. Nhà giáo nhân dân – Nhà giáo ưu tú
6- Bạn hiểu thế nào về câu “ Tôn sư trọng đạo”?
7- Bạn hãy nêu cảm nghĩ của bạn về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay.
Hoạt động 3: Bài ca tặng Thầy
Học sinh các khối chuẩn bị một số bài hát về Thầy cô giáo.Ngày 20/11 đã trở thành ngày hội truyền thống của Nhà giáo VN, là người tiếp sức mạnh của dân tộc hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Chính Thầy cô suốt đời thầm lặng dạy dỗ chúng em nên người – công ơn ấy nhhư trời biển. Thể hiện tấm lòng biết ơn Thầy cô bây giờ mời các bạn tham gia phần “ Hát về thầy cô giáo”.Chúng ta cùng nghe bài hát ………… Do bạn ……...........lớp…. trình bày. Đề nghị các bạn cho 1 tràng pháo tay để động viên tinh thần.
- Ngày đầu tiên đi học. (Nhạc: Nguyễn Ngọc Thuận - Lời: Viễn Phương)
- Bụi phấn (Nhạc và lời: Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc)
- Khi tóc Thầy bạc trắng (Nhạc và lời Trần Đức)