Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học? Vai trò của tổ chuyên môn trong trường Tiểu học là những thắc mắc của rất nhiều giáo viên. Công tác vai trò của tổ chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Dưới đây là các công việc chi tiết cho các thầy cô cùng tham khảo.

>> Xem thêm: Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS

Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học thì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy - học tập, đổi mới phương pháp dạy học,... một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Lãnh đạo nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ trưởng phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy - học tập. Tổ trưởng là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chiụ trách nhiệm trước hiệu trưởng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.

Vậy, những việc trọng tâm cần thực hiện của tổ chuyên môn bắt đầu từ đâu? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học

I. Định hướng công việc cần làm của tổ chuyên môn

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học :Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp, khả thi (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)

2. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định.

3. Thực hiện kiểm tra chuyên đề (1 tháng/2 giáo viên) về soạn bài, việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh)

4. Xây dựng nề nếp dạy - học của giáo viên-học sinh trong tổ.

5. Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần (vào sáng thứ bảy hàng tuần).

6. Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ.

7. Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ.

8. Đề xuất, tham mưu với Ban Giám Hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.

9. Động viên các đồng chí viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.

II. Công việc cụ thể tổ trưởng chuyên môn

Những công việc trên được cụ thể hóa qua các hoạt động sau:

1. Qua kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, người tổ trưởng phải nắm tiến độ thực hiện chương trình từ đó động viên, nhắc nhở thường xuyên anh em giáo viên: soạn, giảng, kí duyệt kịp thời, chấm bài đầy đủ, chất lượng học tập của học cũng được tăng dần.

2. Người tổ trưởng phải nắm được nề nếp lớp cũng được theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời.

3. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải nắm chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của các bài dạy khó, tiết khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên nhờ có nghiên cứu, chuẩn bị trước nên đã sôi nổi đóng góp cho nội dung chuyên môn, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn.

4. Từ việc dự giờ, thăm lớp sát sao, người tổ trưởng phải nắm đã giúp giáo viên tự tin khi lên lớp, các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn.

5. Người tổ trưởng phải vận động các đồng chí trong tổ tham gia đăng ký đưa CNTT vào dạy học

Tất cả các tài liệu về kinh nghiệm giảng dạy học tập, các thầy cô tham khảo các nhóm dành cho giáo viên sau đây: Nhóm Cộng Đồng Giáo Viên.Tại đây các thầy cô có thể chia sẻ kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm soạn bài, các vấn đề liên quan đến giáo dục, .....

III. Phẩm chất của người tổ trưởng

Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng ở trường tiểu học cần

- Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Phải làm cho tổ luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống như dạy thay các đồng nghiệp khi bệnh, khi đi học bồi dưỡng,... Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may...

- Phát huy được vai trò các nhóm chuyên nghiên cứu trước phân môn để kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy.

- Luôn chuẩn bị nội dung hợp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.

- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp,để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.

- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.

- Ngoài các tiết dự giờ theo qui định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.

- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.

- Quan tâm việc thực hiện thường xuyên các nề nếp theo qui định, chấp hành sát sao các qui chế chuyên môn.

- Trong nội dung sinh hoạt tổ, trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.

- Kiểm điểm cá nhân, đôi bạn tay nghề cần phải rút kinh nghiệm hàng tháng.

- Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát.

- Lên lớp phải có đồ dùng dạy học để tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.

IV. Quyền hạn của tổ trưởng tổ chuyên môn

Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ.

Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.

Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ.

Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn.

Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn.

Quyền được hưởng các chế độ chính sách theo qui định.

Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.

Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.

V. Các hoạt động quản lý của tổ trưởng tổ chuyên môn

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của tổ hàng năm.

- Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân.

Tổ chức

- Phân công giáo viên.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Đánh giá xếp loại GV.

- Đề nghị khen thưởng, kỉ luật.

- Đề nghị bổ nhiệm tổ phó.

- Thiết lập các mối quan hệ quản lý và cơ chế hoạt động trong tổ.

- Tổ chức lao động khoa học.

Chỉ đạo

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

- Đôn đốc, động viên tạo động lực.

- Giám sát, uốn nắn.

- Thúc đẩy hoạt động.

Ngoài những yệu cầu về phẩm chất đạo đức, người tổ trưởng chuyên môn còn phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn. Để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên san có liên quan đến chuyên môn.

Đồng thời học tập ở các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu. Ngoài ra, người tổ trưởng còn phải xây dựng tổ thành một khối đoàn kết thống nhất mọi lúc mọi nơi trong công tác cũng như trong sinh hoạt thì việc khó mấy cũng vượt qua.

Các bạn nắm được nội dung bài viết cũng như hiểu được Tổ chuyên môn nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngoài ra, các thầy cô tham khảo các quyền lợi, các chính sách về lương, giảng dạy của nhà giáo, tham khảo chuyên mục: Dành cho giáo viên.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm