Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

99 Tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý trong nhà trường

99 Tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý trong nhà trường

VnDoc.com xin gửi tới thầy cô bài viết 99 tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý trong nhà trường để thầy cô cùng tham khảo.

I. CÁC TÌNH HUỐNG

1. Tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên trên lớp

Tình huống 1: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bẩn, bàn ghế không ngay ngắn. Bạn xử lý thế nào?

Tình huống 2: Trong giờ giảng bài vật lý, có một học sinh giơ tay xin phát biểu và đề nghị thầy giải thích một vấn đề có liên quan đến bài giảng, phát hiện ra đó là một vấn đề được ứng dụng trong thực tiễn mà bạn chưa nắm vững. Nếu là giáo viên đó, bạn xử lý thế nào?

Tình huống 3: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằng thầy giáo đã chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lý thế nào?

Tình huống 4: Trong giờ làm bài kiểm tra môn toán. Mới hết nửa thời gian, trong khi cả lớp còn đang làm bài thì đã thấy em A (một học sinh giỏi toán của lớp) đã làm xong. Nếu là giáo viên bộ môn toán đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 5: Bước vào giờ dạy, bạn thấy lớp vắng đến nửa số học sinh, hỏi nguyên nhân thì các em cho biết là các bạn bỏ đi đưa đám mẹ của một bạn trong lớp bị mất. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 6: Trong lớp, học sinh phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào giờ dạy của bạn, có một học sinh lại tự động đảo chỗ, ngồi lên bàn đầu. Khi bạn hỏi lý do, học sinh đó nói rằng:

Thưa thầy, em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm. Trước tình huống đó bạn xử lý thế nào?

Tình huống 7: Bạn có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n. Khi giảng bài học sinh trong lớp đã cười, nghe thấy tiếng cười đó, bạn xử lý thế nào?

Tình huống 8: Khi trả bài kiểm tra đa số các em đều bị điểm kém, các em đều nhất loạt kêu là bài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm. Nếu là thầy giáo đón bạn xử lý thế nào?

Tình huống 9: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo thấy học sinh ở dưới lớp lại ồn ào và cười khúc khích. Khi thầy ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp lại im lặng và nhìn lên bảng. Nếu là thầy giáo đó bạn xử lý thế nào?

Tình huống 10: Trong khi giảng dạy, cô giáo Lan phát hiện thấy một học sinh ở cuối lớp đang mải làm việc riêng, không chú ý nhìn lên nghe giảng. Nếu là cô giáo Lan, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 11: Trong khi đang giảng bài, thầy giáo nhận thấy có một nữ sinh trong lớp không nhìn lên bảng mà mắt cứ mơ màng nhìn ra phía ngoài cửa sổ lớp. Nếu là thầy giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào trước tình huống đó?

Tình huống 12: Trong giờ dạy, thầy T phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt, mắt lờ đờ. Thầy T nghi vấn em đó mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáo T, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 13: Trong khi giảng dạy, thầy giáo phát hiện ra một học sinh nữ đang đọc truyện. Khi thầy đến và thu sách truyện thì thấy đây là một tiểu thuyết ái tình được xuất bản ở Sài Gòn từ trước năm 1975. Nếu vào trường hợp thầy giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 14: Trong khi giảng bài, thầy giáo thấy có một học sinh gục đầu xuống bàn không ghi bài. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 15: Khi bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên chào cô giáo, nhưng duy nhất có một em vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó bạn sẽ xử lý thế nào?

2. Các tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

Tình huống 16: Nếu lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh vi phạm kỷ luật, bạn yêu cầu học sinh về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng học sinh đó đã tự bỏ học. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Tình huống 17: Trong lớp 10B do thầy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng hay nghỉ học không phép. Tuần qua em cũng có 2 buổi nghỉ học không phép. Nếu là thầy Tuấn, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 18: Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt, phụ huynh đó năn nỉ bạn với câu "trăm sự nhờ thầy". Nếu là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó bạn phải ứng xử thế nào?

Tình huống 19: Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội đồng chiếu cố và "cho qua". Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng xử với vị phụ huynh đó ra sao?

Tình huống 20: Đến thăm một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A một học sinh học kém, cha mẹ em đã ngỏ ý đành xin cho con thôi học. Bạn xử lý thế nào?

Tình huống 21: Một học sinh khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh đến trình bày với giáo viên chủ nhiệm xin cho con nghỉ học. Nếu là giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng xử ra sao?

Tình huống 22: Là giáo viên chủ nhiệm, một lần đến thăm gia đình học sinh gặp đúng lúc bố mẹ em đang la mắng em đó. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử sự thế nào?

Tình huống 23: Một nữ sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa tròn 17 tuổi đã bị cha mẹ bắt nghỉ học để lấy chồng. Nữ sinh đó đến nhờ bạn là giáo viên chủ nhiệm che chở. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn xử lý thế nào?

Tình huống 24: Là giáo viên chủ nhiệm lớp, một hôm có anh công an đến trường gặp và thông báo rằng một học sinh của lớp đó đang có nghi vấn là đã tham gia vào một vụ trộm cắp. Đó là một học sinh thường được bạn đánh giá là một học sinh ngoan trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 25: Hai xe ôm chở học sinh lớp bạn đi tham quan. Xe nào các em cũng đề nghị bạn đi cùng. Bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 26: Giờ vật lý lớp 10C có một số học sinh bị ghi vào sổ đầu bài, nhưng 2 ngày sau không biết ai đã tẩy xóa. Thấy hiện tượng trên, nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp 10C, bạn xử lý thế nào?

Tình huống 27: Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bài nhưng bạn lại không có khả năng ca hát. Bạn xử lý thế nào?

Tình huống 28: Mặc dầu nhà trường đã cấm nhưng học sinh lớp bạn chủ nhiệm vẫn mang bóng đến đá trong trường. Các học sinh đó đá bóng làm vỡ một ô cửa kính, nhưng ngay lúc đó các em đã mua một tấm kính và lắp vào. Đứng trước sự việc đó là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý thế nào trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần đó?

Tình huống 29: Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có hai học sinh đã tự ý bỏ về giữa giờ. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Tình huống 30: Do có sư xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạn sẽ xử lý thế nào?

II. CÁC CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

1. Xử lý tình huống sư phạm của giáo viên trên lớp

Cách xử lý tình huống 1

a/ Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy bình thường.

b/ Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài và yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinh lớp sạch sẽ rồi mới cho học sinh vào học.

c/ Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đó tiến hành giảng dạy, hết giờ dạy yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để giờ sau có lớp học gọn gàng, sạch sẽ.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 2

a/ Giáo viên cho học sinh đó ngồi xuống và tuyên bố vấn đề này không có trong nội dung sách giáo khoa nên không đề cập ở giờ dạy.

b/ Giáo viên dừng bài giảng và tìm cách giải thích vấn đề mà học sinh nêu ra (nhưng do chưa chủ động và nắm vững nên giải thích lúng túng, mất thời gian).

c/ Khen học sinh có sự tìm tòi liên hệ bài giảng với thực tế và hẹn học sinh: “Tôi sẽ tìm hiểu thêm để giải thích hiện tượng em nêu ra vào đầu giờ sau.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 3

a/ Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó phải xem kỹ lại bài làm của mình.

b/ Thầy để học sinh trình bày luôn tại lớp, chỗ em đó cho là thầy đã chấm nhầm.

c/ Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặp thầy để thẩy trò cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 4

a/ Cho học sinh đó nộp bài và yêu cầu học sinh ra ngoài lớp.

b/ Yêu cầu học sinh đó cần xem lại bài cho kỹ và ngồi nghiêm chỉnh tại chỗ đến hết giờ.

c/ Giáo viên xuống lớp xem kết quả bài làm của học sinh đó, nếu thấy bài làm hoàn hảo, có thể khen và tuyên bố với lớp: “Tôi cho bạn A làm thêm một đề khác để bận có dịp thể hiện được khả năng của mình”.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 5

a/ Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, giáo viên bộ môn cho học sinh nghỉ luôn không tiến hành dạy giờ đó (để giờ trống).

b/ Giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy bình thường.

c/ Giáo viên ghi danh sách học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau, sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc trống giờ.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 6

a/ Kiên quyết buộc học sinh ngồi về chỗ theo quy định.

b/ Vui vẻ để cho học sinh ngồi bàn đầu luôn.

c/ Hoan nghênh học sinh có tinh thần ham học hỏi và yêu cầu học sinh vẫn trở về vị trí chỗ ngồi mà giáo viên chủ nhiệm đã quy định. Khuyến khích em cố gắng học tập và quan sát những thí nghiệm chứng minh được làm tại lớp.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 7

a/ Giáo viên tảng lờ như không biết.

b/ Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.

b/ Giáo viên bày tỏ với học sinh như sau: – “Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm các em cười. Tôi biết điều đó và hàng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, mong các em thông cảm cho tôi”.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 8

a/ Giáo viên không chấp nhận đề nghị của học sinh, tiếp tục lấy điểm ghi vào sổ điểm.

b/ Giáo viên vui vẻ bằng lòng không lấy điểm bài kiểm tra đó.

c/ Giáo viên hỏi học sinh để biết các em vướng mắc ở điểm nào, bài giảng có điểm nào chưa rõ. Sau đó chữa bài tập đó trên bảng. Với kết quả bài kiểm tra có quá nửa học sinh chỉ đạt điểm kém cho nên giáo viên quyết định sẽ tổ chức cho các em làm bài kiểm tra khác và không lấy điểm bài kiểm tra này.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 9

a/ Thầy cau mày quát mắng về thái độ ồn ào cười cợt của học sinh.

b/ Thầy gọi lớp trưởng yêu cầu cho biết vì sao lớp lại cười mỗi khi thầy quay vào bảng.

c/ Thấy học sinh vẫn cười, nên thầy tạm dừng tiết học, đi sang phòng giáo viên soi gương xem lại mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.

Cách “c” là hay nhất.

Cách xử lý tình huống 10

a/ Xuống ngay chỗ học sinh đó, để phát hiện xem em học sinh đang làm việc gì và sau đó phê bình luôn trước lớp

b/ Nhắc nhở luôn học sinh đó và yêu cầu em đứng lên nhắc lại câu cô giáo vừa giảng. Nếu học sinh không nói được, cô phê bình luôn và cho điểm kém.

c/ Xuống tận nơi xem học sinh đó đang làm việc gì và nhắc nhở em phải tập trung vào nghe giảng, sau đó cô giáo trở lại bục giảng và tiếp tục giảng bài.

Cách “c” là hay nhất.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm