Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên năm 2023 - 2024

Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là một phần của nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường trong năm học. Dưới đây là Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên năm 2023 - 2024 nhà trẻ, mầm non, tiểu học và THCS, THPT đã nêu rõ đặc điểm tình hình của tổ, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giảng dạy và những mục tiêu phát triển của tổ. Từ đó, cán bộ và giáo viên có thể nắm bắt được tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn, tạo điều kiện giúp giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt hơn.

I. Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

TRƯỜNG TH............

TỔ 4+5

Số: …../KHTCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

........, ngày ...... tháng.....năm .

KẾ HOẠCH
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
NĂM HỌC .....

Thực hiện Công văn.............................. của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ........... về việc Hướng dẫn các trường tiểu học xây dựng kế hoạch dạy học các môn học theo Công văn..........., thực hiện theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường Tiểu học........, Tổ 4+5 xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học ..... như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

I. Tình hình đội ngũ và số lượng học sinh:

1. Tình hình đội ngũ GV:

Tổng số giáo viên trong tổ: ..... - Nữ:.......

Trong đó:

- GV trực tiếp chủ nhiệm: ......

- GV Tin, Thể dục: ......

- Ban giám hiệu:......

Tỉ lệ GV đạt trên chuẩn: .......

Trong đó:

- Số GV có trình độ trên chuẩn (CĐSP): ..... Tỉ lệ:.....%;

(ĐHSP): ....... Tỉ lệ: ......%;

- Đảng viên Đảng CSVN: ...... Tỉ lệ: .....%

2. Số lượng học sinh:

* Khối 4: ....... nữ chia thành ..... lớp. Trong đó: HSKT:......

* Khối 5: ...... nữ chia thành ..... lớp.

II. Những thuận lợi và khó khăn:

1.Thuận lợi:

- Hoạt động của Tổ được sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện của BGH. Giáo viên đều được tham gia các lớp tập huấn do trường và ngành tổ chức;

- Đội ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

2. Khó khăn:

- Nề nếp sinh hoạt chuyên theo cách truyền thống một thời gian dài nên việc thay đổi cách SHCM theo NCBH cần phải có thời gian.

- GV được phân công dạy minh hoạ do chưa quen và chưa thực sự nắm rõ ý nghĩa của SHCM theo NCBH, chưa tự tin nên GV muốn dạy trước bài học, chuẩn bị sẵn câu trả lời cho HS từ đó việc tổ chức SHCM theo NCBH có thể mang tính “trình diễn” không đạt mục tiêu như mong muốn.

- Một số giáo viên dự giờ nhận thức chưa sâu sắc về SHCM theo NCBH nên việc góp ý kiến xây dựng kế hoạch bài học, cũng như góp ý xây dựng sau tiết học minh hoạ chưa tích cực.

- Số lượng giáo viên ở tổ không nhiều nhưng phụ trách chuyên môn ở nhiều lớp, nhiều môn học khác nhau nên việc nghiên cứu không tập trung được nhiều ý kiến chuyên sâu.

- Phòng học không đủ rộng để bố trí cho GV dự ngồi 2 bên lớp học hoặc phía trước học sinh.

B. MỤC TIÊU:

- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh khó khăn về học.

- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ.

- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường. Tạo môi trường làm việc, dạy học, học tập dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH VÀ HỒ SƠ:

I. Thời gian, môn học và số bài học thực hiện:

- Đầu năm học, họp tổ chuyên môn dự kiến chọn môn học cần nghiên cứu, chọn thời gian, phân công giáo viên phụ trách chính như sau:

STT

Thời gian

Nội dung sinh hoạt

Người thực hiện

Nội dung

1

Tháng 9,1

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22

Hoạt động trải nghiệm - Đạo đức 5

................

- Tổ chức tiết dạy minh họa

- Thảo luận, góp ý

- Vận dụng thực tiễn

- Sơ kết, rút kinh nghiệm

2

Tháng 10,2

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22.

Tập làm văn-Tập đọc 4

................

- Tổ chức tiết dạy minh họa

- Thảo luận, góp ý

- Vận dụng thực tiễn

- Sơ kết, rút kinh nghiệm

3

Tháng 11,3

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22

Địa lí-Lịch sử 5

................

- Tổ chức tiết dạy minh họa

- Thảo luận, góp ý

- Vận dụng thực tiễn

- Sơ kết, rút kinh nghiệm

2

Tháng 12,4

Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học, đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học theo Thông tư 22.

Toán - Khoa học 4

................

- Tổ chức tiết dạy minh họa

- Thảo luận, góp ý

- Vận dụng thực tiễn

- Sơ kết, rút kinh nghiệm

- Tổ chức các hoạt động để triển khai kế hoạch từng bài học như sau :

+ Phiên họp lần 1 của tháng thực hiện bước 1: Xây dựng bài học minh họa.

+ Phiên họp lần 2 của tháng thực hiện bước 2, bước 3: Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ; Phân tích bài học.

+ GV vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày (Bước 4).

II. Cách thức tiến hành SHCM theo NCBH:

Bước 1. Xây dựng bài học minh họa

- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa, giáo viên dạy minh họa; thời điểm, địa điểm, lớp học thực hiện và xây dựng kế hoạch bài học minh họa.

- Việc thảo luận xây dựng bài học minh họa tập trung một số nội dung sau :

+ Xác định mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất nào cần đạt?

+ Sử dụng phương tiện dạy học thế nào thích hợp nhất ?

+ Cách giới thiệu bài học như thế nào tạo hứng thú cho HS?

+ Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?

+ Dự kiến tổ chức hình thức hoạt động dạy học , phương pháp nào nào đạt hiệu quả ?

+ Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp ?

+ Đánh giá học sinh bằng hình thức nào ?

+ Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của HS vào bài học, các tình huống dạy học xảy ra, dự kiến cách kết thúc bài học, vv…

Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, trên cơ sở các ý kiến góp ý của tổ CM, GV hoàn thiện giáo án dạy minh họa và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho tiết dạy.

Lưu ý: không tổ chức dạy trước bài minh họa.

Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

- Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.

- GV dạy minh hoạ có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Người dự giờ quan sát biểu hiện qua nét mặt, thái độ hành vi tâm lí của HS, mối quan hệ tương tác giữa học sinh – giáo viên, học sinh – học sinh và ghi chép diễn biến hoạt động theo các yêu cầu về: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Trình bày kết quả và thảo luận; Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Người dự giờ luôn phải đặt câu hỏi cho mình:

+ Học sinh học được gì?

+ Học sinh có hứng thú không? Vì sao có? Vì sao không?

+ Học sinh có biểu hiện như thế nào?

+ Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho học sinh tham gia?

+ Có học sinh nào bị bỏ quên không?

+ Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không?

+ Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?vv...

Bước 3. Phân tích bài học

- Tạo điều kiện cho GV dạy minh họa chia sẻ cảm nhận, bày tỏ những điều tâm đắc, hoặc những điều chưa hài lòng về tiết dạy.

- Người dự sau khi quan sát việc học của HS, đưa ra minh chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.

- Mọi người lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không phê phán đồng nghiệp. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong sinh hoạt CM theo NCBH.

- Lấy hoạt động học tập của HS làm trung tâm thảo luận.

- GV tập trung nội dung thảo luận và suy ngẫm:

+ Học sinh có hiểu rõ nhiệm vụ, chủ động trong các hoạt động học tập hay không?

+ Học sinh có tự tin, tích cực tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập?

+ Học sinh được tiếp cận các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập hay không?

+ Học sinh có tự tin, mạnh dạn trình bày kết quả thảo luận hay không ?

+ Học sinh có tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau trong giờ học về những sai sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi?

+ Học sinh có hiểu về kiến thức, có kỹ năng và có thái độ tích cực sau bài học/ giờ học hay không?

+ Học sinh có vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tế?

Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch bài học (giáo án/bài soạn) và tổ chức dạy học phù hợp.

III. Hồ sơ SHCM theo NCBH:

1. Kế hoạch Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của năm học 2020 - 2021.

2. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn tham gia góp ý chọn bài dạy, xây dựng bài dạy và chọn GV dạy minh họa (Bước 1) tích hợp trong biên bản họp tổ chuyên môn lần 1 của tháng. Biên bản tổ chức dạy minh họa và dự giờ, thảo luận, rút kinh nghiệm (Bước 2, bước 3) được tích hợp trong họp tổ chuyên môn lần 2 của tháng. Giáo án dạy học, sổ dự giờ của GV (Bước 4).

3. Giáo án thiết kế tiết dạy minh họa.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Trên đây là kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học năm học 2020 – 2021 của Tổ CM tổ 4+5, GV toàn tổ thực hiện nghiêm túc.

Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn vướng mắc, đề nghị giáo viên báo cáo để tổ chuyên môn kịp thời hỗ trợ, giải quyết./.

Hiệu trưởng.............................

Tổ trưởng chuyên môn.............................

II. Kế hoạch tổ chuyên môn theo môn học

Những mẫu kế hoạch tổ chuyên môn theo từng môn học, khối lớp cụ thể dưới đây VnDoc.com sưu tầm nhằm mang đến những mẫu kế hoạch của tổ chuyên môn mới nhất đến quý thầy cô.

1. Kế hoạch tổ chuyên môn bộ môn Giáo dục thể chất Khối THCS

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT, KHỐI LỚP: 6 

(Năm học 2023 - 2024)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 14 Số học sinh:635

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 9; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 1 Đại học: 8; Trên đại học:0

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt:.0; Khá:.8 Đạt: 0.; Chưa đạt:1

3. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáodục)

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

Còi

9 cái

Trong tất cả các Chủ đề.

2

Tranh ảnh kỹ thuật

20 cái

Trong tất cả các Chủ đề.

3

Mắc cơ/chóp nón

20 cái

Trong tất cả các Chủ đề.

4

Băng keo dán vạch

1 cuộn

Trong tất cả các Chủ đề.

5

Thước dây

1 cuộn

Chạy cự li ngắn, chạy cự li trung bình, ném

bóng, trò chơi phát triển thể lực.

6

Đồng hồ bấm giờ

6 cái

Chạy cự li ngắn, chạy cự li trung bình, trò

chơi phát triển thể lực.

7

Quả bóng đen

(ném bóng).

5 quả

Ném bóng, trò chơi phát triển thể lực.

8

Bộ trụ xà

1 bộ

Bật nhảy, nhảy cao

9

Nệm dày

4 cái

Bật nhảy, nhảy cao, nhảy xa.

10

Nệm thấp

1 cái

Bật nhảy, nhảy cao, nhảy xa.

11

Bộ trụ lưới Đá cầu

1 bộ

Đá cầu.

12

Hố cát nhảy xa

2 cái

Nhảy xa.

13

Bục giậm nhảy

2 cái

Nhảy xa.

14

Cuốc, xẻng. bồ cào san cát

2 cái

Nhảy xa.

15

Bộ trụ lưới Bóng chuyền

3 bộ

Bóng chuyền, trò chơi phát triển thể lực.

16

Quả bóng chuyền

20 quả

Bóng chuyền, trò chơi phát triển thể lực.

4. Phòng học bộ môn/ phòng thí nghiệm/ phòng đa năng/ sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/ phòng bộ môn/ phòng đa năng/ sân chơi/ bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/ hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Nhà thi đấu đa năng

1

Bộ môn Thể dục, lưu trữ thiết bị dụng cụ.

2

Sân bãi tập luyện

2

Sân trường, sân chơi và học môn Thể dục.

II. Kế hoạch dạy học: Khối 6

1. Phân phối chương trình:

Xem chi tiết tại:

Phân phối chương trình Giáo dục thể chất lớp 6 Chân trời sáng tạo

Phân phối chương trình môn Giáo dục thể chất 6 Kết nối tri thức

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian (1)

Thời điểm (2)

Yêu cầu cần đạt (3)

Hình thức (4)

Giữa Học kỳ 1

45 phút

(1 tiết)

Tuần 9

Đạt yêu cầu trong việc nắm được kiến thức nội dung kiểm tra.

Bài tập trắc nghiệm, bài tập chọn đúng sai một trong những nội dung (chủ đề)

đã học đến thời điểm tuần 8 của HKI.

Cuối Học kỳ 1

45 phút

(1 tiết)

Tuần 16 &

Tuần 17

Đạt yêu cầu trong việc nắm được kiến thức nội dung kiểm tra.

Bài tập trắc nghiệm, bài tập chọn đúng sai một trong những nội dung (chủ đề)

đã học đến thời điểm tuần 16 của HKI.

Giữa Học kỳ 2

45 phút

(1 tiết)

Tuần 27

Đạt yêu cầu trong việc nắm được kiến thức nội dung kiểm tra.

Bài tập trắc nghiệm, bài tập chọn đúng sai của một trong những nội dung (chủ

đề) đã học đến thời điểm tuần 27 của HKII.

Cuối Học kỳ 2

45 phút

(1 tiết)

Tuần 33 &

Tuần 34

Đạt yêu cầu trong việc nắm được kiến thức nội dung kiểm tra.

Bài tập trắc nghiệm, bài tập chọn đúng sai của một trong những nội dung (chủ

đề) đã học đến thời điểm tuần 33 của HKII.

III. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn

Khối lớp: 6 Số học sinh: 635

STT

Chủ đề (1)

Yêu cầu

cần đạt (2)

Số tiết (3)

Thời điểm (4)

Địa điểm (5)

Chủ trì (6)

Phối hợp (7)

Điều kiện thực hiện

(8)

1

2

...

IV. Sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

(sinh hoạt chuyên môn: thao giảng, dự giờ, kiểm tra giám sát nội bộ ..)

Căn cứ thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Căn cứ công văn 5555/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá;

Căn cứ công văn 4612/BGDĐT-GDTrHV/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018

Căn cứ công văn 4363/BGDĐT-GDTrH tăng cường xây dựng và sử dụng kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung.

1. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn:

  • Đổimới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học mỗi học kì 1 tiết.
  • Thực hiện xây dựng chủ đề theo hướng phát triển năng lực họcsinh;
  • Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyênmôn.
  • Đảm bảo sinh hoạt chuyên môn định kỳ: 2 lần/tháng, chú trọng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn. Thảo luận tìm giải pháp, thống nhất trọng tậm, phương pháp dạy đối với những bàikhó.

2. Thực hiện đúng và đủ công tác dạy lồng ghép, giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho HS:

  • Tích hợp, lồng ghép kiến thức về dinh dưỡng vào chươngtrình.
  • Qua trò chơi giáo dục hoc sinh tính tự giác, trungthực.

3. Thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp:

  • Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp 2-3 chủ đề trong 1tiết.
  • Sử dụng, phối hợp các phương pháp như làm mẫu, phân tích, phânnhóm.

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy nhằm phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh:

  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tưliệu.
  • Sinh hoạt chuyên môn trên trang ....Sử dụng tiện ích trên cổng thông tin điện tử. Mỗi GV trong tổ đều có 1 tài khoản và phải xây dựng được tối thiểu 1 chuyên đề dạy học/1 năm hoặc đề kiểm tra có chất lược đưa lên hệ thống. Ngoài ra có thể đăng kí tham gia các khóa học/ bài học/ chuyên đề về bộ môn nếucó.
  • Sử dụng sổ điểm điệntử

5. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:

  • Thực hiện kiểm tra đánh giá và xếp loại học sinh theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung thông tư
  • Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học với các mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của ngườihọc.
  • Tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh: chuẩn bị chu đáo kiểm tra

6. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên:

- Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

- Chú trọng bồi dưỡng phát triển kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; phát triển năng lực chuyên môn; năng lực đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

- Chỉ tiêu:

+ 100% GV trong nhóm đạt chuẩn nghề nghiệp và đạt từ loại khá trở lên..

+ 100% GV hoàn thành công tác BDTX.

+ Mỗi giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất 9 tiết/học kì.

- Biện pháp:

+ Tăng cường dự giờ đồng nghiệp.

+ Thường xuyên trao đổi, học tập đồng nghiệp, tham khảo tư liệu, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ.

+ Tất cả giáo viên trong nhóm phải coi tự học là biện pháp chính để nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Họp nhóm chuyên môn trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác.

7. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên:

Kiểm tra chuyên môn giáo viên: Việc thực hiện qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách chuyên môn, giáo án cácloại.

Kế hoạch cụ thể:=

Tháng 10: Thầy/ Cô ...

Tháng 11: Thầy/ Cô ...

Tháng 12: Thầy/ Cô ...

Tháng 1-2/2024: Thầy/ Cô ...

Tháng 3: Thầy/ Cô ...

Tháng 4: Thầy/ Cô ...

III. Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên các cấp

1. Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn mầm non

Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn mầm non - Mẫu 1

PHÒNG GD&ĐT ……..

TRƯỜNG MN .........

Số: 175/QĐ-MNMH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày …. tháng …. năm

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHUYÊN MÔN KHỐI GIÁO DỤC

Năm học .........

Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học ......... của Phòng giáo dục và đào tạo .........;

Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học ......... của Trường;

Căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ, đội ngũ giáo viên và công việc được giao trong năm học .........;

Khối giáo dục xây dựng Kế hoạch hoạt động CM năm học ......... như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM HỌC ...

1. Chăm sóc - nuôi dưỡng:

* Chăm sóc: - Duy trì chế độ vệ sinh sinh hoạt, ăn ngủ của trẻ.

- Trẻ có đủ các kí hiệu riêng cho đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.

- Giáo viên thực hiện đúng lịch sinh hoạt, vệ sinh nghiêm túc.

- 100% trẻ được cân đo vào biểu đồ đầy đủ

* Nuôi dưỡng: Phối kết hợp cùng gia đình thực hiện việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khoa học thông qua các hoạt động vui chơi và học tập.

- Tuyên truyền phụ huynh phương pháp nuôi con khoa học. Cụ thể:

+ Trẻ phát triển bình thường cân nặng: 98%.

+ Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ: 2 %.

+ Trẻ phát triển bình thường về chiều cao: 96,9 %

+ Trẻ thấp còi: 3,1 %

2. Công tác giáo dục:

- 100% giáo viên các lớp thực hiện nghiêm túc lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ và chương trình giảng dạy.

- Đã chỉ đạo thành công 2 lớp A2 và B2 thực hiện ứng dụng phương pháp GD tiến tiến STEAM vào chương trình GD trẻ có hiệu quả, các nhóm-lớp còn lại trong trường học sinh cũng đều được tiếp cận dần với phương pháp GD tiên tiến STEAM.

- Đã triển khai và thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục trẻ.

- Thực hiện các chuyên đề đạt kết quả cao như: làm điểm chuyên đề của Phòng GD&ĐT về “Chuyên đề giáo dục âm nhạc”, ứng dụng “Phương pháp GD STEM , xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm, không gian sáng tạo tại lớp B2 và A2”, tiếp tục thực hiện chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mỹ”, chuyên đề “Chăm sóc nuôi dưỡng, VSATTP” “Kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng cháy, chữa cháy” tại các lớp A3, A4, B3, C3 và D1. Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn của nhà trường, chú trọng xây dựng các lớp điểm nhân rộng ra toàn trường.

- Tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để bổ sung cho các góc chơi của trẻ.

- Giáo viên chủ động mạnh dạn nghiên cứu và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy.

- Đã tổ chức LHVN cho các cháu vào các dịp: tết trung thu, tết nguyên đán, 20/10; 20/11; 22/12; 19/5.

- Đã tổ chức thành công các hội thi cấp trường: Thi GVG, thi làm ĐDĐC sáng tạo, thi sáng tác thơ ca, bài hát, ca dao, đồng dao, trò chơi (đối với GV), Thi bé khéo tay, thi chúng cháu vui khỏe, thi bé tìm hiểu về LLATGT...(đối với trẻ).

* Kết quả xếp loại các nhóm lớp cụ thể như sau:

+ Xếp loại tốt: 10 lớp (A1,A2,A3,A4,B1,B2,B4,C3,C4,D1);

+ Xếp loại khá: 5 lớp (B3,C1,C2; D2,D3);

- Thực hiện tốt Kế hoạch “Phát triển giáo dục MN giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục, đáp ứng 06 nội dung trong tiêu chí môi trường giáo dục do Bộ GDĐT ban hành, chú trọng thiết kế khung cảnh sư phạm thân thiện - sáng- xanh - sạch - đẹp - an toàn”, tận dụng diện tích mặt đất, tầng tum, gầm cầu thang... để xây dựng “Khu sáng tạo”, “Khu trải nghiệm dân gian Việt Nam” cho trẻ hoạt động.

* Kết quả đánh giá chất lượng trẻ cuối năm trong toàn trường là: Tổng số trẻ được đánh giá: 454 cháu

+ Nhà trẻ: Tổng 70 cháu được đánh giá

Xếp loại đạt yêu cầu cuối độ tuổi 66 cháu đạt tỷ lệ 94,3 %.

Xếp loại không ĐYC cuối độ tuổi 4 cháu đạt tỷ lệ 6 %.

+ Mẫu giáo: Tổng 384 cháu được đánh giá

Xếp loại đạt yêu cầu cuối độ tuổi 363 cháu đạt tỷ lệ 94,5 %.

Xếp loại không ĐYC cuối độ tuổi 21 cháu đạt tỷ lệ 5,5 %.

3. Công tác xây dựng đội ngũ.

- 100% giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Tham gia dự giờ thao giảng, dự chuyên đề của trường của phòng GD tổ chức.

- Giáo viên trong các tổ đều có ý thức tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chuyên môn đã chỉ đạo sát sao tới 100% GV thực hiện tốt chương trình GDMN, tập trung đi sâu vào lĩnh vực GD thẩm mỹ cho trẻ, đồng thời lồng ghép GD kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Đã xây dựng 03 tiết chuyên đề về “Lĩnh vực GD âm nhạc” “Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm” cho hơn 300 lượt CBQL và GV cốt cán của các trường MN trong toàn huyện về dự và học tập trong 03 ngày. 100% GV cùng tích cực thực hiện“Xây dựng trường, lớp MN hạnh phúc”.

- Đội ngũ giáo viên cốt cán đã được tham gia và dự các lớp tập huấn về tiếp cận với PPGD tiên tiến STEAM, kỹ năng ca hát, kỹ năng ứng xử sư phạm, kỹ năng giao tiếp và việc XD môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm do PGD&ĐT tổ chức và về trường đã tổ chức xây dựng thành công các chuyên đề cho đội ngũ giáo viên toàn trường về dự sau khi được đi tham gia các lớp tập huấn do PGD&ĐT tổ chức.

4. Công tác thi đua.

+ 02 đ/c đạt giải nhì cấp Huyện “Hội thi giáo viên dạy giỏi”(đ/c Đức và Huệ).

+ 05 đ/c được công nhận “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”

+ 10 đ/c có SKKN đạt loại A cấp trường, 02 đ/c đạt loại A, 05 đ/c đạt loại B cấp Huyện và 01 đ/c đạt cấp TP.

+ 29 đ/c GV đạt “Lao động tiên tiến cấp cơ sở”

II. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA TỔ NĂM HỌC ..........

1. Đặc điểm tình hình của Tổ:

Do đặc thù của ngành học là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nên đòi hỏi giáo viên có sự năng động, sáng tạo nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nuôi dưỡng, tạo tiền đề cho trẻ sau này.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tổ giáo dục đã có những thuận lợi và gặp những khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Về sở vật chất của nhà trường đã được UBND Thành phố Hà Nội, UBND Huyện ......... quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng khu Trung Tâm theo mô hình trường chuẩn Quốc gia. Đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu “Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I” ngày 19/12/2017.

- Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, nhiệt tình và được nâng dần lên về chất lượng. Đặc biệt đội ngũ CB - GV - NV trong trường có trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt tỷ lệ 85,7%, tỷ lệ đạt chuẩn 14,3%, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác, có lòng nhiệt tình, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khiêm tốn, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt.

- Có nhiều phụ huynh trong trường đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác CS&GD cho trẻ MN, nên đã rất quan tâm và ủng hộ về mọi mặt cho nhà trường.

- Giáo viên luôn gần gũi trẻ để tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, từ đó có phương pháp dạy trẻ phù hợp. Vận động phụ huynh đóng góp, ủng hộ nguyên phế liệu tạo môi trường học tập phong phú cho trẻ hoạt động một cách chủ động

- Trẻ ngoan có nề nếp, thích được đến trường, lớp , biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè, có ý thức phấn đấu và hăng hái phát biểu xây dựng bài.

* Khó khăn:

- Tuy đội ngũ GV đã được trẻ hóa, nhưng vẫn còn một số GV còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ, một số GV cao tuổi, do vậy có nhiều hạn chế về việc sử dụng công nghệ thông tin, máy vi tính và việc ứng dụng cho trẻ được tiếp cận PPGD tiên tiến còn khó khăn, nên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương trình GDMN mới hiện nay.

- Đa số phụ huynh trong trường chủ yếu làm nông nghiệp là chính, do vậy mức thu nhập của gia đình các cháu còn thấp, chưa ổn định dẫn đến điều kiện chăm lo cho con em của nhiều gia đình còn hạn chế.

2. Chỉ tiêu phấn đấu:

100 % giáo viên thực hiện tốt chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện; phong trào thi đua“Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” và ứng dụng hiệu quả phương pháp GD tiên tiến STEAM cho trẻ trong toàn trường.

* Độ tuổi: 24 - 36 tháng tuổi:

Tổng số lớp: 3 lớp - Tổng số trẻ là : 70 cháu - Tổng số giáo viên: 09 đồng chí

- Trình độ chuyên môn: Đại học: 07; Cao đẳng: 0; Trung cấp: 02

- Tổ phó Tổ Nhà trẻ+3T phụ trách khối Nhà trẻ: Lê Thị Thanh Yên

- 100% GV các lớp GV biết ứng dụng PPGD tiên tiến Steam để dạy cho trẻ.

- 100% giáo viên trong Tổ đạt giáo viên giỏi cấp trường, 01 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở, 01 giáo viên đạt CSTĐ cấp cơ sở.

* Độ tuổi 3-4 tuổi:

- Tổng số lớp: 4 lớp - Tổng số trẻ là: 103 cháu - Tổng số giáo viên: 08 đồng chí

- Trình độ chuyên môn: Đại học: 04; Cao đẳng: 02; Trung cấp: 02

- Tổ trưởng Tổ Nhà trẻ+3T phụ trách khối 3T: Đ/c Nguyễn Thị Anh

- 100% GV các lớp GV biết ứng dụng PPGD tiên tiến Steam để dạy cho trẻ.

- 100% giáo viên trong Tổ đạt giáo viên giỏi cấp trường, 01 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở, 01 giáo viên đạt CSTĐ cấp TP.

* Độ tuổi 4-5 tuổi:

- Tổng số lớp: 4 lớp - Tổng số trẻ là: 128 cháu - Tổng số giáo viên: 08 đồng chí

- Trình độ chuyên môn: Đại học: 07; Cao đẳng: 01; Trung cấp: 0

- Tổ trưởng Tổ 4+5T phụ trách khối 4T: Đ/c Kiều Thị Hằng

- 100% GV các lớp GV biết ứng dụng PPGD tiên tiến Steam để dạy cho trẻ.

- 100% giáo viên trong Tổ đạt giáo viên giỏi cấp trường, 01 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở, 01 GV đạt CSTĐCS.

* Độ tuổi 5-6 tuổi:

- Tổng số lớp: 4 lớp - Tổng số trẻ là: 139 cháu - Tổng số giáo viên: 9 đồng chí

- Trình độ chuyên môn: Đại học: 6; Cao đẳng: 1; Trung cấp: 02

- Tổ phó phụ trách: Đ/c Nguyễn Thị Thúy.

- 01 lớp ứng dụng PPGD tiên tiến STEM - Lớp A2 (Đ/c Nga + Huệ)

- 100% giáo viên trong Tổ đạt giáo viên giỏi cấp trường, 02 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở, 02 GV đạt CSTĐCS.

3. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong Tổ:

* Tổ trưởng:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của các thành viên trong Tổ theo kế hoạch giáo dục.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của Tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Có trách nhiệm đôn đốc các thành viên trong Tổ thực hiện nghiêm túc chương trình CS&GD trẻ, linh hoạt ứng dụng PPGD tiên tiến STEAM trong giảng dạy.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo Tổ, dự giờ 1 tháng/2 lần

- Kiểm tra thực hiện nội quy, quy định của nhà trường qua các lớp trong Tổ.

- Tổ chức các phong trào thi đua của Tổ, của trường phát động, tổ chức hướng dẫn giáo viên hoạt động chuyên môn có chất lượng và sinh hoạt có nề nếp.

* Tổ phó:

Có trách nhiệm đôn đốc các thành viên trong Tổ thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế chuyên môn và các Quy định của Luật lao động, hoạt động của Tổ theo kế hoạch chung của đơn vị và Kế hoạch của Tổ đã XD.

* Thành viên:

- Mọi thành viên trong Tổ đều được tổ chức sinh hoạt chuyên môn và thực thi nhiệm vụ và Kế hoạch của Tổ, chịu sự phân công, giám sát của Tổ trưởng, Tổ phó. Mọi quyền lợi, nghĩa vụ đều được thực hiện trong Tổ.

- Tổ viên phải tuyệt đối chấp hành sự phân công của Tổ trưởng, có vấn đề gì vướng mắc, gặp khó khăn phải báo cáo xin ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó khi chưa kịp phúc đáp vẫn thi hành nhiệm vụ, không tự ý làm trái với nhiệm vụ được giao.

4. Nhiệm vụ cụ thể.

4.1. Công tác chăm sóc - giáo dục:

* Phấn đấu đạt tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần và tỷ lệ trẻ ăn bán trú:

Độ tuổi

Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần

Tỷ lệ trẻ ăn bán trú

1. Trẻ nhà trẻ

2. Trẻ Mẫu giáo 3,4 tuổi

3. Trẻ Mẫu giáo 5 tuổi

87%

88 - 90%

96 trở lên

100%

100%

100%

* Phấn đấu cuối năm đạt tỷ lệ sức khỏe của trẻ:

Độ tuổi

Tổng số trẻ

Cân nặng

Chiều cao

Kênh bình thường

Kênh SDD

Kênh bình thường

Kênh SDD

Nhà trẻ

70

69 = 98,5%

1 = 1,4%

68 = 97,1%

2 = 2,9%

Mẫu giáo

362

355 = 98,1 %

7 = 1,9%

350 = 96,7%

12 = 3,3%

Tổng

432

424 = 98,1 %

9 = 1,9 %

418 = 96,8%

14 = 3,2%

* Phấn đấu thực hiện kết quả đánh giá trẻ cuối năm đạt:

TT

Độ tuổi

Tổng số trẻ

Đạt

Không đạt

1

2

3

4

Nhà trẻ

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

70

103

128

131

67 = 95,7 %

99 = 96,1 %

123 = 96,1%

126 = 96,2%

3 = 4,3 %

4 = 3,9 %

5 = 3,9 %

5 = 3,8%

Cộng

432

415 = 96,1%

17 = 3,9%

* Đối với giáo viên:

- Tổng số tiết kiến tập: 10 tiết tốt

- Tổng số tiết thao giảng: 34 tiết

- Tổng số tiết dự giờ trong năm: 230 Tiết

+ Trong đó: Xếp loại Tốt: 92 tiết đạt 40 %

Xếp loại Khá: 110 tiết đạt 48 %

Đạt yêu cầu: 28 tiết đạt 12 %.

* Biện pháp thực hiện:

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, không có bạo lực, được đảm bảo tuyệt đối về VSDD&ATTP, 100% trẻ được kiểm tra sức khoẻ, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng và được bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về trang thiết bị trong công tác phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 trong nhà trường.

- Nghiêm túc thực hiện tốt Quy chế CS trẻ, được tập huấn kỹ năng, biện pháp, cách sơ cứu ban đầu để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, như: Hóc, sặc, bỏng, điện giật, đuối nước, ngã…và GDATGT trong nhà trường. Có biện pháp phòng tránh hợp lý, không để xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường

- Động viên cho trẻ ăn hết suất.

- Cho trẻ suy dinh dưỡng ngồi bàn riêng gần chỗ cô giáo.

- Phối hợp với phụ huynh để có chế độ ăn riêng cho trẻ SDD, trẻ béo phì.

- Xây dựng kế hoạch, lịch vệ sinh.

- Tuyên truyền với phụ huynh phương pháp nuôi con khoa học.

- Thay đổi thực đơn cho trẻ ăn theo mùa, ngày.

- Cân đo sức khỏe định kỳ vào biểu đồ tăng trưởng.

* Thực hiện chương trình GDMN khi trẻ phải nghỉ học do dịch bệnh:

- Trong trường hợp dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, trẻ phải nghỉ học, do tuổi các cháu còn nhỏ chưa thể tương tác được theo hình thức học trực tuyến như học sinh phổ thông. Do vậy giáo viên các lớp không thực hiện tổ chức dạy học trực tuyến, giáo viên duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa các cô giáo với gia đình trẻ em, thông qua các hoạt động truyền thông tại các nhóm Zalo, Fecebook của từng lớp, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, video, Clip (đã được nhà trường kiểm duyệt)… có nội dung về giáo dục kỹ năng chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khoẻ của cá nhân, GDATGT và giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ bản thân, tình cảm kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, hoạt động thể chất, vui chơi, học qua chơi,… phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, để phụ huynh phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ khi nghỉ dịch ở nhà.

- Đối với GV khối 5 tuổi, yêu cầu giáo viên lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết, hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện của gia đình, nhằm chuẩn bị cho trẻ có tâm thế, kỹ năng sẵn sàng vào lớp Một.

* Thực hiện chương trình GDMN khi trẻ được đến trường:

- Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, đổi mới về “Xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc” để thực hiện trong năm học.

- Xây dựng điểm chuyên đề của Phòng GD&ĐT giao về chương trình“Tôi yêu Việt Nam”.

- 100% giáo viên các nhóm, lớp thực hiện việc ứng dụng phương pháp GD tiên tiến STEAM vào chương trình GD trẻ.

- 100% các lớp thực hiện theo nguyên tắc “Trẻ là trung tâm - toàn diện - tích hợp - trải nghiệm”, trẻ được thực hành, trải nghiệm trong tất cả các nội dung giáo dục tại trường. 100% giáo viên chú trọng việc đưa nội dung giáo dục ATGT và hình thành, phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, đảm bảo tính khoa học và sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của trẻ từng nhóm, lớp. Trẻ được làm quen với bài hát Quốc ca.

- Thực hiện tốt việc đi sâu nâng cao chuyên đề “Tổ chức hoạt động GD phát triển tình cảm kỹ năng XH” “Ứng dụng PPGD tiên tiến STEAM” vào giảng dạy.

- GV các lớp xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các HĐ tập thể như: Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”, các Hội thi, liên hoan, giao lưu, thăm quan ngoại khóa...; tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên, tăng cường hoạt động múa hát (dân vũ), giao lưu tập thể, làm quen với bài hát Quốc ca, các hoạt động GDATGT phù hợp với độ tuổi, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.

- 100% giáo viên tiếp tục thực hiện nâng cao các “Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội”; “Giáo dục ATGT với chủ đề Tôi yêu Việt Nam”; “Giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch Covid-19”… cho trẻ; Thực hiện lồng ghép GD dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe với GD phát triển vận động cho trẻ; Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn bản thân và môi trường sống.

- 100% GV thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về công tác phối hợp CS&GD trẻ và ủng hộ nguyên vật liệu để XDMT học tập cho trẻ.

- 100% các nhóm lớp có góc tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học cho phụ huynh.

- 100% các nhóm lớp tham gia hội thi xây dựng môi trường học tập “Lấy trẻ làm trung tâm” cho các cháu ngay tại lớp học để phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ ở trường, tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp cơ sở, tham gia hội thi “Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm”; “Thi làm ĐD sáng tạo”, thao giảng (dịp 20/11 và 8/3).

- 100% các lớp Mẫu giáo tham gia chương trình “Tôi yêu Việt Nam; hội thi “Chúng cháu vui khỏe”, hoạt động liên hoan tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian, hội thi “Bé khéo tay”. Các lớp khối 4 và 5 tuổi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, viếng nghĩa trang liệt sỹ, tham quan các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh,… trên địa bàn TP Hà Nội và tại địa phương vào tháng 12/2021 và tháng 3/2023.

4.2. Công tác thi đua:

- 100% GV không vi phạm đạo đức nhà giáo, tích cực đăng ký các danh hiệu thi đua các cấp.

- Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn thực hiện phong trào thi đua người tốt, việc tốt. Phấn đấu trong năm học có từ 1-2 gương điển hình tiến tiến đề nghị cấp trên khen thưởng.

- Thực hiện XD điểm chuyên đề của PGD&ĐT giao cho về GDLLATGT với chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.

- Đăng ký với nhà trường nội dung đổi mới về việc thực hiện phong trào thi đua "Nhà giáo ......... duyên dáng, mẫu mực, chuyên nghiệp và sáng tạo" để thực hiện trong năm học.

- Danh hiệu LĐTT cấp cơ: 34/34 đ/c (100%);

- Cá nhân đạt danh hiệu “Bằng khen cấp Thành phố”: 01 đ/c.

- Cá nhân đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở: 5/34 đ/c (14,7%);

- SKKN đạt: Loại A cấp trường: 8/34 bản (23,5 %);

Loại B cấp trường: 22/34 bản (64,7 %);

Loại C cấp trường: 4/34 bản (11,8%);

- SKKN được XL A - B cấp cơ sở: 05 bản.

- SKKN được xếp loại cấp Thành phố: 01 bản.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỤ THỂ TỔ CHUYÊN MÔN:

1. Khối 5-6 tuổi:

Tháng

Nội dung công việc.

Người thực hiện

9/2023

- Thống nhất xây dựng mục tiêu - ngân hàng nội dung các hoạt động giáo dục cả năm học.

- Hướng dẫn giáo viên trong tổ XD kế hoạch giảng dạy

- Thảo luận hướng dẫn GV XD kế hoạch phối hợp với PH CS&GD trẻ khi ở nhà nghỉ dịch.

- Trao đổi kinh nghiêm tạo môi trường hoạt động cho trẻ, Ứng dụng PPGD STEM.

- Hướng dẫn giáo viên duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa các cô giáo với gia đình trẻ em, thông qua các hoạt động truyền thông tại các nhóm Zalo, Fecebook của từng lớp, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, video, Clip.

Giáo viên trong tổ thực hiện

10/2023

- Thống nhất cách ghi chép một số hồ sơ sổ sách

- Trao đổi về cách viết đề tài SKKN.

- Tổ chức các hoạt động lĩnh vực GD phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho GV tham khảo.

- Tổ chức dự giờ các giáo viên.

- Trao đổi thảo luận về cách đưa các kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động giáo dục. Cách ứng dụng PPGD STEM vào HĐ giảng dạy.

G.viên trong tổ

P.Hương

11/2023

- Thao giảng chào mừng ngày 20/11

- Trao đổi về phương pháp và 1 số hình thức tổ chức hoạt động tạo hình, KPKH.

- Trao đổi về cách thiết kế XD, trình chiếu giáo án điện tử và Bài giảng E lerning

Giáo viên trong tổ cùng với chuyên môn

12/2023

- Trao đổi về cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động trong góc.

- Thực hiện XD điểm chuyên đề của PGD&ĐT giao cho về GDLLATGT với chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.

- Dự HĐ LQT cùng rút kinh nghiệm

- Tổ chức dự giờ chéo giữa GV các lớp

- Tham gia thi GV dạy giỏi cấp trường và cấp cơ sở.

GV trong tổ

Đ/c Thi A1

1/2024

- Trao đổi cách chọn bài trong hoạt động KP và 1 số phương pháp, hình thức khi dạy KP, PPGD STEM.

- Tập hát một số bài hát trong chủ đề.

- Trao đổi kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa tổ chức cho trẻ vui đón tết .

Tổ chuyên môn.

Tổ trưởng.

2/2024

- Trao đổi về phương pháp dạy HĐ làm quen văn học.

- Tổ chức XD chuyên đề về CĐ LQV toán

- Triển khai kế hoạch BDCM học kỳ 2

Giáo viên các lớp

3/2024

- Thao giảng chào mừng ngày 8/3 và 26/3

- Trao đổi kỹ năng viết SKKN, PPGD STEM.

- Trao đổi thảo luận về việc ứng dụng PPGD STEAM trong các hoạt động của trẻ.

BGH

GV

4/2024

- Trao đổi về phương pháp tổ chức vận động theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu và vận động minh họa.

Trao đổi một số kinh nghiệm đánh giá chỉ số phát triển theo chuẩn. PPGD STEM.

- Tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN.

GV trong tổ

5/2024

- Trao đổi rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Đánh giá trẻ cuối năm.

GV trong tổ

2. Khối 4-5 tuổi:

Tháng

Nội dung công việc.

Người thực hiện

9/2023

- Thống nhất xây dựng mục tiêu - ngân hàng nội dung các hoạt động giáo dục cả năm học.

- Hướng dẫn giáo viên trong tổ XD kế hoạch giảng dạy

- Thảo luận hướng dẫn GV XD kế hoạch phối hợp với PH CS&GD trẻ khi ở nhà nghỉ dịch.

- Trao đổi kinh nghiêm tạo môi trường hoạt động cho trẻ, Ứng dụng PPGD STEM.

- Hướng dẫn giáo viên duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa các cô giáo với gia đình trẻ em, thông qua các hoạt động truyền thông tại các nhóm Zalo, Fecebook của từng lớp, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, video, Clip.

Đ/c Phạm Hương

Giáo viên trong tổ thực hiện

10/2023

- Trao đổi cách đưa các kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động trong ngày. Ứng dụng PPGD STEM.

- Trao đổi cách xác định kiến thức - kỹ năng HĐ giáo dục Âm nhạc.

- Tổ chức các hoạt động lĩnh vực GD thẩm mỹ cho GV tham khảo.

Đ/c Phạm Hương

Giáo viên trong tổ

11/2023

- Thao giảng chào mừng ngày 20/11

- Trao đổi những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và chuẩn bị đồ dùng công cụ cho trẻ thực hiện. Ứng dụng PPGD STEM.

Giáo viên trong tổ cùng với chuyên môn

12/2023

- Trao đổi về cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động trong góc.

- Thực hiện XD điểm chuyên đề của PGD&ĐT giao cho về GDLLATGT với chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.

- Dự HĐ LQT cùng rút kinh nghiệm

- Tổ chức dự giờ chéo giữa GV các lớp

- Tham gia thi GV dạy giỏi cấp trường và cấp cơ sở.

Giáo viên trong tổ

1/2024

- Trao đổi cách chọn bài giáo dục trẻ trong chủ đề và 1 số phương pháp ,hình thức khi dạy trẻ làm quen với hoạt động làm quen với các biểu tượng toán. Ứng dụng PPGD STEM.

- Trao đổi kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa tổ chức cho trẻ vui đón tết .

BGH, tổ trưởng

GV trong tổ

2/2024

- Xây dựng chuyên đề: Tạo hình

- Trao đổi về phương pháp dạy hđ văn học, Ứng dụng PPGD STEM.

- Triển khai kế hoạch học kỳ 2

Đ/c Kiều Hằng

G.viên trong tổ

3/2024

- Thao giảng chào mừng ngày 8/3 và 26/3

- Trao đổi kinh nghiệm viết SKKN

BGH

G.viên trong tổ

4/2024

- Trao đổi về cách vận động theo phách,theo nhịp,theo tiết tấu và vận động minh họa.

- Trao đổi về cách chọn hoạt động ôn trong hoạt động làm quen với toán.

Giáo viên trong tổ

5/2024

- Trao đổi rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, Ứng dụng PPGD STEM .

- Tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN.

GV trong tổ

3. Khối 3 - 4 tuổi:

Tháng

Nội dung công việc.

Người thực hiện

9/2023

- Thống nhất xây dựng mục tiêu - ngân hàng nội dung các hoạt động giáo dục cả năm học.

- Hướng dẫn giáo viên trong tổ XD kế hoạch giảng dạy

- Thảo luận hướng dẫn GV XD kế hoạch phối hợp với PH CS&GD trẻ khi ở nhà nghỉ dịch.

- Trao đổi kinh nghiêm tạo môi trường hoạt động cho trẻ, Ứng dụng PPGD STEM.

- Hướng dẫn giáo viên duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa các cô giáo với gia đình trẻ em, thông qua các hoạt động truyền thông tại các nhóm Zalo, Fecebook của từng lớp, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, video, Clip.

Giáo viên trong tổ thực hiện

10/2023

- Thảo luận về cách đưa kỹ năng tự phục vụ giáo dục trẻ trong các HĐ.

- Thống nhất nội dung KH hoạt động gắn với các chủ đề sự kiện.

- Trao đổi về cách XD, trình chiếu giáo án điện tử.

- Tổ chức các hoạt động lĩnh vực GD thẩm mỹ cho GV tham khảo

G.viên trong tổ

11/2023

- Trao đổi về phương pháp và 1 số hinh thức trong hoạt động tạo hình.

- Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các gióa dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

G. viên trong tổ

12/2023

- Trao đổi về cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động trong góc.

- Thực hiện XD điểm chuyên đề của PGD&ĐT giao cho về GDLLATGT với chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.

- Dự HĐ LQT cùng rút kinh nghiệm

- Tổ chức dự giờ chéo giữa GV các lớp

- Tham gia thi GV dạy giỏi cấp trường và cấp cơ sở.

Tổ trưởng.

G.viên trong tổ

1/2024

- Trao đổi cách chọn bài trong hoạt động văn học và 1 số phương pháp, hình thức khi dạy hoạt động văn học

- Trao đổi kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa tổ chức cho trẻ vui đón tết .

BGH, tổ trưởng

GV trong tổ

2/2024

- Triển khai kế hoạch học kỳ 2

- Trao đổi kinh nghiệm, ổn định nề nếp cho trẻ sau tết

- Trao đổi về phương pháp Tổ chức HĐ Tạo Hình

- Trao đổi kinh nghiệm viết SKKN

G.viên trong tổ

3/2024

- Thao giảng chào mừng ngày 8/3 và 26/3

- Trao đổi về cách chọn hoạt động ôn trong hoạt động - Làm quen với toán, KPMTXQ

BGH

G.viên trong tổ

4/2024

Trao đổi về cách vận động theo phách,theo nhịp,theo tiết tấu và vận động minh họa.

XD hoạt động giáo dục phát triển vận động.

G.viên trong tổ

5/2024

- Trao đổi rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

- Tham gia đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN.

GV trong tổ

4. Khối Nhà trẻ:

Tháng

Nội dung công việc.

Người thực hiện

9/2023

- Thống nhất xây dựng mục tiêu - ngân hàng nội dung các hoạt động giáo dục cả năm học.

- Hướng dẫn giáo viên trong tổ XD kế hoạch giảng dạy

- Thảo luận hướng dẫn GV XD kế hoạch phối hợp với PH CS&GD trẻ khi ở nhà nghỉ dịch.

- Trao đổi kinh nghiêm tạo môi trường hoạt động cho trẻ, Ứng dụng PPGD STEM.

- Hướng dẫn giáo viên duy trì hoạt động kết nối và tương tác giữa các cô giáo với gia đình trẻ em, thông qua các hoạt động truyền thông tại các nhóm Zalo, Fecebook của từng lớp, để hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc sức khoẻ, cách phòng chống dịch bệnh và tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà thông qua các bài tuyên truyền, các hình ảnh, video, Clip.

G.viên trong tổ

10/2023

- Thảo luận về cách đưa kỹ năng tự phục vụ giáo dục trẻ trong các HĐ.

- Thống nhất nội dung kế hoạch XDMT học tập cho trẻ.

- Tổ chức các hoạt động lĩnh vực GD thẩm mỹ cho GV tham khảo.

G.viên trong tổ

11/2023

- Trao đổi về phương pháp và 1 số hình thức trong hoạt động tạo hình.

- Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

G.viên trong tổ

12/2023

- Trao đổi về cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động trong góc.

- Dự HĐ nhận biết cùng rút kinh nghiệm

- Tổ chức dự giờ chéo giữa GV các lớp

- Tham gia thi GV dạy giỏi cấp trường và cấp cơ sở.

Tổ trưởng.

G.viên trong tổ

1/2024

- Trao đổi cách chọn bài trong hoạt động văn học và 1 số phương pháp, hình thức khi dạy hoạt động văn học

- Trao đổi kinh nghiệm làm công tác xã hội hóa tổ chức cho trẻ vui đón tết .

BGH, tổ trưởng

GV trong tổ

2/2024

- Triển khai kế hoạch học kỳ 2

- Trao đổi kinh nghiệm, ổn định nề nếp cho trẻ sau tết

- Trao đổi về phương pháp Tổ chức HĐ Vận động

- Trao đổi kinh nghiệm viết SKKN.

G.viên trong tổ

3/2024

- Thao giảng chào mừng ngày 8/3 và 26/3

- Trao đổi về cách XDMT học tập, cách làm ĐDĐC tự tạo đảm bảo an toàn cho trẻ, việc ứng dụng PPGD Steam cho trẻ.

- Thảo luận về cách viết và hoàn thiện SKKN.

BGH

G.viên trong tổ

4/2024

- XD hoạt động giáo dục phát triển vận động.

- Trao đổi kinh nghiệm tổ chức GD một số bài hát mới phù hợp với chủ đề.

- Tham gia đánh giá chuẩn NNGVMN.

- Đánh giá trẻ cuối năm.

G. viên trong tổ

5/2024

- Trao đổi rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

GV trong tổ

IV. THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG VÀ PHONG TRÀO THI ĐUA:

100% GV các khối thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học của đơn vị, làm việc có khoa học, ứng xử có văn hóa trong giao tiếp, tận tụy với nhiệm vụ được giao, tích cực học tập, tâm huyết với nghề, phấn đấu mỗi tháng có từ 01 - 02 bài viết về gương người tốt việc tốt, phát hiện và đề nghị khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt, tạo sức lan toả trong toàn ngành. Đồng thời hưởng ứng phong trào xây dựng khung cảnh sư phạm “Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện” và biết “Tạo môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm”, trưng bày sản phẩm của trẻ, tích cực tham gia “Hội thi làm đồ dùng đồ chơi mang tính hiệu quả, thiết thực” trẻ mầm non được sử dụng lâu, bền.

Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên môn khối giáo dục năm học ......... của Tổ chuyên môn giáo dục. Kế hoạch này sẽ được cụ thể hoá cho từng tháng, từng tuần trong suốt năm học b ằng văn bản g ửi BGH duyệt vào đầu mỗi tháng./.

HIỆU TRƯỞNG                              PHÓ HIỆU                              TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG

Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn mầm non - Mẫu 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON………

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH –TỔ CM NT

.., ngày .tháng .. năm

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN NHÀ TRẺ

NĂM HỌC …..

Thực hiện Chỉ thị số ………. của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành nhiệm vụ chủ yếu năm học …….. của ngành Giáo dục;

Căn cứ Quyết định …….. của Ủy ban nhân dân tỉnh …… về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học ……. của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số ……… của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học …..;

Căn cứ Công văn số ……….. của Phòng Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học ……..;

Căn cứ vào kết quả đạt được của năm học ……. và Nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức ngày ………. và dựa vào đặc điểm tình hình thực tế, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động năm học ……. như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Tình hình đầu năm.

1.1. Học sinh.

TT

Nhóm, lớp

Học tại trường

SL

bé gái

SL trẻ dân tộc

TL trẻ suy dinh dưỡng đầu năm

Trong xã

Khác xã

Khác huyện

Khác tỉnh

Cộng

CN

CC

SL

TL

%

SL

TL

%

1.

2.

1.2. Giáo viên.

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ ĐT

Năm vào ngành

Biên chế

Hợp đồng

Đảng viên

Phụ trách nhóm lớp

XL năm học trước

1.

2.

3

4

2. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy và các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.

- Các giáo viên trong tổ đều có trình độ đạt chuẩn: …… giáo viên tỷ lệ: 100% , giáo viên luôn nhiệt tình trong công tác, dành nhiều thời gian và điều kiện để tiếp cận những tri thức mới, có tinh thần học hỏi, tự tìm tòi trong công tác chuyên môn. Luôn an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc được giao.

3. Khó khăn:

- Ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên vẫn còn hạn chế qua các bài dạy thông qua máy chiếu, giáo viên chưa giành nhiều thời gian cho việc cập nhật qua mạng Internet.

- Đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của nhóm trẻ còn thiếu nhiều, ti vi đầu đĩa, đàn organ còn thiếu...

II. Kế hoạch năm học:

1. Kế hoạch chung.

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau chỉnh sửa, tiếp tục đổi mới công tác dạy và học, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ, giảm tối đa tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Tiếp tục tăng cường đồ dùng đồ chơi tại các lớp, đẩy mạnh xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ GD&ĐT về đổi mới và phát triển GDMN.

2. Chỉ tiêu phấn đấu

2.1.Công tác phát triển số lượng

- Huy động trẻ đến trường mẫu giáo đạt tỷ lệ 100%; nhà trẻ đạt 38% trở lên. Đảm bảo tỷ lệ chuyên cần toàn trường đạt 86,5% trở lên, trong đó trẻ 5 tuổi 98,5% trở lên.

- Tổng số nhóm trẻ: 02nhóm

2.2. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ

* Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

- 100% đảm bảo an toàn tuyệt đối về tâm lý và thể chất.

- 100% nhóm lớp xây dựng môi trường an toàn cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

- 100% trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngòi trời đảm bảo an toàn.

* Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ trẻ

- 100% trẻ được ăn bán trú tại trường; tuyệt đối không để ngộ độc xẩy ra.

- 100% trẻ được cân đo, lập biểu đồ tăng trưởng 3 lần/ năm; khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 3.0% đối với thể nhẹ cân và dưới 5,0 % đối với thể thấp còi;

* Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện

Chương trình giáo dục mầm non

- 6/6 nhóm lớp thực hiện Chương trình GDMN theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- 100% trẻ năm tuổi được đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đảm bảo đúng mục đích thực hiện Chương trình GDMN nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ lên Mẫu giáo.

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non

- 90,9% CBQL, giáo viên có khả năng khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ;

- 7/8 nhóm lớp có trang thiết bị đàn, ti vi đầy đủ

- Mỗi Giáo viên viết bài trên trang web của nhà trường ít nhất 1 bài/tháng

2.3. Chất lượng đội ngũ

- 3/4 giáo viên đạt lao động tiên tiến cấp cơ sở.

- 100% GV được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp.

- Phấn đấu cuối năm giáo viên được xếp loại Xuất sắc: không, Tỷ lệ 0:%; Khá: 3/4, Tỷ lệ 75%; TB: 1/4 Tỷ lệ 25%, không có giáo viên xếp loại kém.

- 75% GV giỏi cấp trường;

- Kết nạp Đảng viên 1 người.

- 100% CBGV thực hiện đầy đủ các tiết bồi dưỡng thường xuyên/năm học

2.4. Triển khai thực hiện các chuyên đề

- 100% các chuyên đề được tổ chức ở các tổ, khối.

- 100% giáo viên được tham gia học tập chuyên đề và được đúc rút kinh nghiệm sau khi tổ chức chuyên đề.

- 100% Giáo viên đăng ký triển khai thực hiện các chuyên đề về bồi dưỡng chuyên môn trong công tác giảng dạy.

- 100% giáo viên biết áp dụng các nội dung chuyên đề vào thực tiển vào trong công tác dạy và học.

2.5. Các hoạt động khác

- 100% lớp học có các góc tuyên truyền.

- 100% phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.

- Mỗi chủ đề có ít nhất 1 bài tuyên truyền ở các góc.

- Phát động viết tin, bài trên trang Website của nhà trường, của ngành.

....................

2. Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên Tiểu học

TRƯỜNG………………………….
TỔ……………………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

Hoạt động chuyên môn năm học .........

Căn cứ ............................ về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học......... của Sở GD& ĐT ............;

Căn cứ KH ........................ về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bậc tiểu học năm học ........ của Phòng GD-ĐT..........;

Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường và tình hình thực tế của địa phương, trường tiểu học . lên kế ho........ạch hoạt động chuyên môn năm học . như sau:.........

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Về đội ngũ: Tổng số GV-NV: ..... (BC: .....; hợp đồng trường: .... GV nghỉ sinh); Nữ : ....; CBQL:....; NV: .;... GVCB : . ....(..... hợp đồng GV nghỉ sinh)

- Trình độ: CĐ: .....; ĐH:......

- Đội ngũ GV có trách nhiệm, kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trẻ.

- Còn thiếu GV, NV theo định biên lao động và để tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Một số giáo viên nhà xa trường đi lại khó khăn.

2. Về học sinh: Tổng số lớp:......

- Tổng số học sinh: ......em (trong đó: Nữ..... em, Nam.......; HS khuyết tật:... )

Khối lớp

TSHS

Nữ

Số lớp

Số lớp ở TT

Số lớp ở điểm lẻ

Lưu ban

KT

1

2

3

4

5

Tổng cộng

Học sinh có nền nếp học tập và sinh hoạt khá ổn định, các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường.

3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất đã được xây dưng khang trang, đồ dùng thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, hệ thống thiết bị máy vi tính, đèn chiếu đã hư hỏng, chưa có điều kiện mua sắm bổ sung, hệ thống màn hình TV còn thiếu một số phòng học. Đây là một trong những yếu tố gây khó khăn trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

Trường có 3 điểm trường, nên khó khăn khi tổ chức các hoạt động chung.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

- Duy trì số lượng, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Thực hiện dạy học 8 buổi/tuần đối với tất cả các khối lớp.

- Thực hiện dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới đối với học sinh lớp 3-4-5 với thời lượng 4 tiết/tuần; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ làm quen với tiếng Anh đối với học sinh lớp 1, 2 theo đề nghị của phụ huynh với thời lượng 2 tiết/tuần .

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học là: “Nâng cao trách nhiệm, đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh”

-Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên. Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

- Nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn

III. CHỈ TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Chỉ tiêu về số lượng:

Duy trì số lượng 100%

2. Chỉ tiêu về chất lượng giáo dục toàn diện:

- Hoàn thành chương trình lớp học 99%

- Hoàn thành chương trình Tiểu học 100% .

- Học sinh được khen thưởng 65-70%: HTXS : 15-20%; Môn học: 40%; Thành tích khác 10%.

*) Chất lượng các cuộc giao lưu môn học:

- Khuyến khích học sinh tham gia thi Violympic các môn Toán, Tiếng Anh theo tinh thần tự nguyện

- Thi chữ viết đẹp, tham gia Hội khòe Phù Đổng, các môn TDTT- các môn Điền kinh, năng khiếu Âm nhạc, Mỹ thuật, các cuộc thi giao lưu khác... cấp Huyện, Tỉnh đạt: 30 giải.

- Chỉ tiêu khác:

+ Lớp tiên tiến: 85% .

+ Cháu ngoan Bác Hồ: 100%

+ Kết nạp Đội viên mới: 100% HS lớp 3.

3. Chỉ tiêu về đội ngũ giáo viên:

- Phẩm chất đạo đức: - Tốt: 100%

- GV dạy giỏi, TPT Đội giỏi cấp huyện: .... ; dạy giỏi cấp trường: .....%; GVDG cấp Tỉnh: ..... (bảo lưu)

- GVCNG cấp trường ...., cấp Huyện: .....; cấp Tỉnh: .....

- Xếp loại cuối năm về chuẩn nghề nghiệp có 100% đạt khá, tốt.

IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CỤ THỂ:

1. Giáo dục đạo đức, tư tưởng.

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận động và phong trào thi đua trong giáo dục, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo; chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể học sinh..

- Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Đưa việc thực hiện tiêu chí xây dựng lớp học thân thiện vào việc đánh giá xét thi đua của các lớp theo học kỳ, cả năm.

2. Đảm bảo quy chế chuyên môn:

- Triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn của nhà trường.

-Thực hiện chương trình đúng tiến độ; đảm bảo các loại hồ sơ theo quy định; soạn giảng đúng chương trình, theo chuẩn KT-KN. Thực hiện nề nếp giờ giấc đúng quy định.

- Đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2016. Triển khai cho GV thực hiện nghiêm túc các quy định hướng dẫn về việc đánh giá, xếp loại học sinh; theo dõi HS khuyết tật học hoà nhập. Hồ sơ HS khuyết tật có đầy đủ chứng lý y tế, đúng quy định theo văn bản.

- Thực hiện quản lý chuyên cần và an toàn đối với học sinh khi ở trường.

- Làm tốt công tác chủ nhiệm. GVCN phối kết hợp với phụ huynh học sinh thực hiện tốt 3 môi trường giáo dục. Tìm biện pháp kèm cặp, động viên giúp đỡ những HS yếu kém, HS khuyết tật và HS có hoàn cảnh khó khăn, áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực phù hợp.

- Kiểm tra ký duyệt hồ sơ giáo án thường xuyên, góp ý bổ sung điều chỉnh kịp thời (nếu có sai sót).

3. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu:

-Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh;

-Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Đổi mới phương pháp dạy học. Áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” linh hoạt đối với các bài học, các chủ đề phù hợp. Lựa chọn một số thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào đổi mới phương thức giáo dục đang thực hiện, đảm bảo nguyên tắc lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

- Tiếp tục triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới theo Công văn số: 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở TH và THCS. Giáo viên chủ động sắp xếp bài dạy theo chương trình đã được nhóm theo chủ đề thành buổi cho phù hợp, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế.

- Nâng cao chất lượng dạy và học các môn Âm nhạc, Thủ công , Kĩ thuật, Thể dục, TNXH, Đạo đức ,… và các nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường thực hành, trải nghiệm. Lồng ghép vào các môn học và dược dạy theo cuốn “Lịch sử- Địa lí Quảng Trị” cho HS lớp 4,5.

- Thành lập các CLB tiếng Anh, bóng bàn, bóng đá, hội họa, Âm nhạc ... nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu các lĩnh vực, đồng thời tạo cho các em niềm hứng thú ham mê các môn học:

Tên CLB

Khối lớp

GV phụ trách

Thời gian sinh hoạt

Speak English Club

4

Đỗ Trọng Tú

1 buổi/tuần

Speak English

5

Nguyễn Hữu Toàn

1 buổi/tuần

Speak English

3

Lê Đa Ngọc Trang

1 buổi/ tuần

Làm quen với T.A

1,2

Nguyễn Hữu Toàn

2 tiết /tuần

Mỹ thuật

3-4-5

Trần Thị Kim Anh

1 buổi/tuần

Bóng đá mini, bóng bàn, cờ vua

3-4-5

Lê Thị Trà My

1 buổi/tuần

Họa mi

1-5

Võ Thị Liên

1. buổi/tuần

- Phát động phong trào tự luyện tập TDTT trong học sinh

>> Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên Tiểu học

3. Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THCS

Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THCS mẫu 1

UBND QUẬN …………..

TRƯỜNG ...................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ

Năm học 20.... - 20....

- Căn cứ kế hoạch số …../KH-GDĐT-TrH ngày.......của Phòng GDĐT quận...................về Kế hoạch chuyên môn cấp Trung học cơ sở (THCS) năm học 20....-20....;

- Căn cứ văn bản số.......GDĐT-TrH ngày...................của Phòng GDĐT quận...................về Hướng dẫn thực hiện cụ thể nhiệm vụ chuyên môn cấp THCS năm học 20....-20....;

- Căn cứ kế hoạch số...... /KH-QT ngày /10/20.... của Hiệu trưởng trường ................... về Kế hoạch năm học 20....-20....;

- Căn cứ kế hoạch số....../KH-QT ngày /10/20.... của Hiệu trưởng trường ................... về Kế hoạch Giáo dục nhà trường năm học 20....-20...., Tổ ………. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 20....-20.... như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Bối cảnh năm học

- Năm học 20....-20.... nhà trường tích cực triển khai thực hiện các nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận...................lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X.

- Thực hiện Kế hoạch số 06-KH/QU ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Quận ủy...................về thực hiện Chương trình hành động số 46-CtrHĐ/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Thực hiện các nội dung Chương trình số 10-Ctr/QU ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Quận ủy...................về nâng cao chất lượng dạy và học bậc tiểu học, trung học cơ sở trong hệ thống trường công lập trên địa bàn quận giai đoạn 2015-2020.

- Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

- Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Thuận lợi

- Tổ có giáo viên đạt chuẩn. Các tổ viên đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác.

- Đội ngũ giáo viên trong tổ hầu hết có năng lực khá, giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, cảnh quan, môi trường, điều kiện dạy học ngày càng được cải thiện.

- Nhà trường đã có những đầu tư về trang thiết bị dạy học, đặc biệt là những trang thiết bị hiện đại cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dạy học.

- Năm học 20....-20.... là năm học giáo viên tiếp tục thực hiện phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Giáo viên của tổ nhiệt tình trong giảng dạy.

3. Khó khăn

................... -……..…. nên gặp nhiều trở ngại trong triển khai hoạt động và quản lí giáo viên.

- Trình độ vận dụng thông tin vào trong công tác dạy học chưa đáp ứng nhiệm vụ dạy học.

4. Tình hình đội ngũ năm học 20....-20....

- Tổ có … giáo viên. Trong đó: … nam, … nữ.

- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, ………... trên chuẩn.

STT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn

Ngành đào tạo

XL CM năm học trước

II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC

Xây dựng Kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết và thực hiện đúng chương trình và kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt.

Thực hiện đúng và đủ công tác dạy tự chọn môn …………, khối ………

Thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp (văn bản hướng dẫn và tài liệu tham khảo tại địa chỉ ..............Tổ … đưa các nội dung vào bài dạy cụ thể như sau:

…........................................................

...........................................................

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy nhằm phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh.

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:

- Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học với các mục tiêu cụ thể như:

+ Đổi mới hình thức tổ chức dạy học …

+ Tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá …

- Tổ chức dạy học với tiết học ngoài nhà trường: Nếu không thể thực hiện thì TTCM xoá nội dung này nhưng riêng môn Sinh bắt buộc thực hiện.

+ Khối 6 thực hiện nội dung …

+ Khối 7 thực hiện nội dung …

+ Khối 8 thực hiện nội dung …

+ Khối 9 thực hiện nội dung …

Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn: tổ thực hiện ít nhất một lần trong mỗi học kỳ

+ Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học … tiết

+ Dạy học chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực của học sinh:

Trong học kỳ I …. chuyên đề … do …

Trong học kỳ II …. chuyên đề … do …

+ Thảo luận các vấn đề, các nội dung khó dạy hàng tháng, rút kinh nghiệm trong toàn tổ.

Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học vào bài giảng.

Xét hết tập sự cho …

Cập nhật thông tin giáo viên đầy đủ trên hệ thống thông tin quản lý nhà trường của Ngành giáo dục.

III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng tư tưởng, đạo đức tác phong của giáo viên trong tổ

a) Chỉ tiêu

- 100% giáo viên của tổ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các quy định của ngành Giáo dục.

- 100% giáo viên của tổ có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không có biểu hiện tiêu cực trong thi cử, kiểm tra, đánh giá.

- …

b) Biện pháp thực hiện

- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

- Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chính trị.

- Gương mẫu trong công tác, đoàn kết với đồng nghiệp, gần gũi với học sinh.

- Duy trì kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ.

- Thực hiện kiểm tra nội bộ đúng kế hoạch.

2. Giữ vững và nâng cao chất lượng, hạn chế học sinh bỏ học, đảm bảo công tác phổ cập giáo dục THCS

Chỉ tiêu

- Tỷ lệ lưu ban, bỏ học không quá … %.

- Tỷ lệ chuyên cần … %.

- Hoàn thành …

Biện pháp thực hiện

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức tự học cho sinh.

- Phối hợp cha mẹ học sinh, GVCN trong việc giáo dục học sinh.

- Nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với năng lực trình độ học sinh, phương pháp dạy học đổi mới tạo hứng thú cho học sinh, ôn tập phụ đạo cho học sinh yếu kém.

- Tăng cường công tác kiểm tra, …

- Thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

- Tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu theo kế hoạch của nhà trường.

- GVBM theo dõi, lập danh sách cử đi học cho BGH vào mỗi đợt phụ đạo.

3. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh giáo dục học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu

3.1. Về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

a) Các chỉ tiêu

- Danh hiệu thi đua của tổ và chất lượng bộ môn (phụ lục kèm theo).

- Thực hiện đầy đủ chương trình, không cắt xét, bỏ nội dung dạy học.

- Có Kế hoạch dạy học chi tiết theo từng khối lớp (theo định hướng đổi mới) được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

- Chất lượng bộ môn:

+ Môn: ………

KHỐI

GIỎI

KHÁ

TB

TRÊN TB

YẾU

KÉM

DƯỚI TB

6

7

8

9

TC

b) Biện pháp thực hiện

- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đúng tiến độ, đúng mức độ yêu cầu chương trình và kế hoạch giáo dục.

- Soạn giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp các đối tượng học sinh.

- Đổi mới phương pháp dạy học, Tổ chuyên môn tổ chức tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh, giúp học sinh vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng vận dụng và liên hệ thực tế.

- Vận dụng tốt các phương pháp dạy học vào các đối tượng khác nhau. Tăng cường rèn luyện kĩ năng cho học sinh, bám sát đối tượng học sinh yếu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả, chú ý tích hợp liên môn, bảo vệ môi trường.

3.2. Về bồi dưỡng học sinh giỏi

a) Các chỉ tiêu

- Tổ chuyên môn hướng dẫn ít nhất 01 (nhóm) học sinh thực hiện, tham gia đầy đủ các Hội thi, hoạt động chuyên môn, học sinh nghiên cứu khoa học …

b) Biện pháp thực hiện:

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi (bộ môn, hội thi) ……...

- Tăng cường số buổi bồi dưỡng thêm cho đội tuyển.

- Tổ chức chọn, phát hiện học sinh có năng khiếu.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học sinh tham gia học bồi dưỡng và dự thi.

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.

3.3. Về phụ đạo học sinh yếu

a) Các chỉ tiêu

- Kiểm tra, rà soát, phát hiện sớm tất cả học sinh yếu không theo kịp chương trình.

- Không để học sinh diện yếu, kém phải bỏ học và không được phụ đạo, hướng dẫn giúp đỡ.

b) Biện pháp thực hiện

- Xây dựng kế hoạch, nội dung dạy phụ đạo học sinh yếu.

- Tăng cường kiểm tra theo dõi chuyên cần.

- Phối hợp cha mẹ học sinh, GVCN trong giáo dục học sinh.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên

a) Các chỉ tiêu

- 100% giáo viên nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa, nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ GDĐT.

- Thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi.

- Tổ trưởng dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 02 tiết dạy/giáo viên/năm; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 01 bài giảng có ứng dụng CNTT, dự giờ đồng nghiệp ít nhất 18 tiết/năm.

- Tham gia dự thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp quận: Có ít nhất 01 trong tổ đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên, có ít nhất 01 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp quận; không có giáo viên xếp loại yếu theo quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch.

Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THCS mẫu 2

TRƯỜNG THCS ...........

TỔ CHUYÊN MÔN: SỬ - ĐỊA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ... /KH-TCM

....., ngày ... tháng ... năm ...

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỔ CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC: ......

----------o0o----------

Căn cứ Quyết định số 596/QĐ-SGDĐT ngày 25/8/2020 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh .... về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh ...;

Căn cứ thông tư 26/2020/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ công văn số 3280/BGDĐT- GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT;

Căn cứ công văn số 1189/SGDĐT- GDTrH ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh ... về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT;

Căn cứ công văn số 751/PGDĐT-CMTHCS ngày 9 tháng 9 năm 2020 của phòng giáo dục và đào tạo thành phố ... về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS từ năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo;

Căn cứ công văn số 1230/SGDĐT- GDTrH ngày 9 tháng 9 năm 2020 của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh ... về việc quy định kiểm tra, đánh giá giữa kì đối cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Căn cứ Công văn số 911/PGDĐT-CMTHCS ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai một số nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục Trung học cơ sở năm học

Căn cứ vào kế hoạch số 12/KH-NH, ngày 15 tháng 10 năm 2020 của trường THCS ... về việc thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2020-2021;

Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên tổ chuyên môn Sử-Địa năm học 2020-202, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2020-2021 cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG

1. Thông tin về đội ngũ:

2. Về giáo viên:

- Tổng số giáo viên trong tổ: 06

- Dân tộc thiểu số: 0

- Nữ: 05 - Nữ dân tộc: 0

- Trình độ chuyên môn: Đại học: 06: Cao đẳng: 00

- Đảng viên: 04

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ CM

Chuyên môn

đào tạo

Năm

vào ngành

01

Phạm Văn A

1970

ĐHSP

Văn – Sử

1998

02

Hoàng Thị B

1981

ĐHSP

Địa - GDCD

2005

03

Hoàng Thị C

1973

ĐHSP

Văn – Sử

1999

04

Hà Thị Thu D

1981

ĐHSP

Địa - GDCD

2005

05

Nguyễn Thị E

1968

ĐHSP

Sinh – Địa

1997

06

Nguyễn Thị F

1972

ĐHSP

Sinh – Địa

1999

Nhiệm vụ được giao:

+ Giảng dạy môn: Lịch sử khối 7,8,9 ( 16/22 lớp)

+ Giảng dạy môn: Địa lí khối 6,7,8,9 (22/22 lớp)

+ Giảng dạy môn: GDCD 6a,b;khối7,8,9 (18/22/lớp)

+ Công tác chủ nhiệm: 6A, 6D, 7A,9D.

3. Về học sinh:

Khối

Số lượng lớp

TSHS

Nữ

DTTS

NDTTS

6

6

267

117

20

9

7

6

267

135

26

15

8

5

221

112

11

6

9

5

201

84

10

4

TC

22

956

448

67

34

II. Những thuận lợi và khó khăn:

1. Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường, BGH nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ phát huy hết năng lực và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

- 100% giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn.;

- Tập thể giáo viên của tổ nhiệt tình trong công tác và có kỉ luật cao;

- Giáo viên đựợc tham dự các lớp tập huấn chuyên môn do PGD, CM trường tổ chức;

- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo cho con em đến trường, phần lớn học sinh chăm ngoan, lễ phép.

3. Khó khăn:

- Chất lượng đội ngũ không đồng đều, giáo viên cốt cán còn mỏng;

- Ý thức học tập của một số ít học sinh chưa cao. Việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt nên dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới còn những hạn chế nhất định;

- Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc chưa thực sự quan tâm, phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

III. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn để chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện CTGDPT mới.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của trường, ngành phù hợp điều kiện của tổ chuyên môn;

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho HS....

- Chú trọng xây dựng văn hóa học đường trong môi trường giáo dục.

IV. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1.Công tác bồi dưỡng chính trị -tư tưởng giáo dục đạo đức.

1.1 Đối với giáo viên

- Giữ vững lập trường tư tưởng, thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”, rèn luyện và phấn đấu với mục tiêu "Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; gắn với các nội dung phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thường xuyên trong nhà trường.

- Xây dựng, phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ; phát huy quyền làm chủ tập thể trong mọi hoạt động; thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trường học; an tâm công tác, hết lòng vì HS.

1.2 Đối với học sinh

- Tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật của người học sinh; tổ chức tốt phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”.

- Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới và biển đảo; bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho HS, tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Tăng cường công tác phối hợp đảm  bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh…

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học. (có bản KHDH chi tiết kèm theo)

2.2 Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện.

- Tăng cường hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trải nghiệm, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá để học sinh tiếp nhận kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh.

2.3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS quy định của Bộ GDĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT.

- Thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức: hỏi - đáp, viết; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, thực hiện thông qua: bài kiểm tra trên giấy, bài thực hành, dự án học tập.

+ Đối với kiểm tra trên giấy: Xây dựng đề kiểm tra theo ma trận, theo 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

+ Kiểm tra, đánh giá bằng bài thực hành, hoặc dự án học tập: xây dựng hướng dẫn cụ thể bằng bảng kiểm các mức độ đạt được phù hợp với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng.

- Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

2.4. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn:

- Giao quyền tự chủ cho giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học ở các môn học, kế hoạch bồi dưỡng HSG và phải được TTCM, BGH phê duyệt.

- Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, dành nhiều thời gian trao đổi các vấn đề:

+ Xây dựng các chủ đề dạy học nội môn, chủ đề dạy học tích hợp liên môn; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học sử dụng di sản văn hoá…

+ Tổ chức xây dựng và dạy thể nghiệm các chuyên đề.

+ Trao đổi những vấn đề khó, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy và đề ra các giải pháp khắc phục, chú trọng về thực hiện các phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

+ Thực hiện nghiêm túc việc thảo luận, đánh giá, xếp loại giờ dạy theo Công văn số 1056/SGDĐT ngày 31/8/2016 của Sở GDĐT.

- Thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn 2 lần/tháng.

- Khuyến khích giáo viên bộ môn tham gia sinh hoạt chuyên môn qua diễn đàn trên mạng.

3. Các hoạt động giáo dục:

3.1. Dạy học tích hợp liên môn:

- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, chương trình môn học, đối tượng học sinh. TCM chỉ đạo giáo viên xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp - liên môn, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 01 chủ đề/năm học.

- Dự kiến các chủ đề thực hiện trong năm học như sau: (Có danh sách chủ đề kèm theo)

3.2. Nội dung giáo dục địa phương:

- Căn cứ vào tài liệu giáo dục địa phương, giáo viên thiết kế phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Chú ý giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá của quê hương Kon Tum.

- Nội dung: Theo tài liệu giáo dục địa phương

- Tổng số tiết: 21 tiết, cụ thể.

TT

Môn

Lớp 6

Lớp 7

lớp 8

Lớp 9

Tổng số tiết

1

Lịch sử

1

3

1

2

7

2

Địa lí

1

4

5

3

GDCD

3

3

3

9

3.3. Hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm

* Hoạt động ngoại khoá

Thời gian

GVCN thực hiện

Tên hoạt động

1/2021

Hà Thị Thu B

Giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo.

4/2021

Phạm Văn A

Kỉ niệm 45 năm ngày giả phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

* Hoạt động trải nghiệm:

- Các hoạt động tổ chuyên môn thực hiện

Thời gian

Môn

Chủ đề

4/2021

Lịch sử ĐP

Tìm hiểu về bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở Kon Tum

- Các hoạt động cá nhân giáo viên thực hiện

+ Thực hiện các chủ đề tích hợp liên môn: như trên

+ Thực hiện trong các tiết học nội khoá: GV linh hoạt tổ chức HS trải nghiệm bằng các hình thức đóng vai nhân vật, đóng vai giải quyết tình huống, …trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới, kiểm tra, đánh giá nhưng không làm ảnh hưởng đến tổng thể tiến trình bài học.

3.4. Bồi dưỡng học sinh giỏi:

- Tổ chuyên môn giao cho giáo viên bộ môn Lịch sử, Địa lí lựa chọn học sinh giỏi để thành lập các đội tuyển và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

- Hàng tuần TCM phối hợp với GVBM theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng, có biện pháp để đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá, đề xuất, lựa chọn, điều chỉnh và bổ sung học sinh.

- Phân công giáo viên phụ trách như sau:

Môn

Số tiết/ tuần

Giáo viên phụ trách

Lịch sử

4

Phạm Văn A

Hoàng Thị B

Địa lí

4

Hà Thị C

Nguyễn Thị D

- Thời gian bồi dưỡng: Dạy vào buổi chiều theo lịch của nhà trường phân công.

3.5. Phụ đạo học sinh yếu:

- Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch năm học, giáo viên bộ môn khảo sát lập danh sách học sinh yếu kém đối với các môn học.

- Trong quá trình dạy học giáo viên kết hợp phụ đạo, quan tâm nhiều đến đối tượng HS yếu, kém, theo dõi sự tiến bộ của các em từ ý thức và kết quả học tập trong các giờ học.

- Có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh thường xuyên động viên, khuyến khích các em học sinh, tạo sự cố gắng thực sự trong học tập và rèn luyện ý thức đạo đức, nhằm kịp thời khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, lười học tập...

3.6. Tham gia các hội thi chuyên môn:

* Đối với giáo viên:

- Tham gia thi GVG cấp trường: ….

- Tham gia thi thiết kế bài giảng elearning, dự kiến 01 sp dự thi.

* Đối với học sinh: Tham gia đầy đủ, có chất lượng các cuộc thi do nhà trường, ngành phát động như:

+ Tham gia thi HSG cấp thành phố ở 2 môn: Lịch sử, Địa lí;

+ Tham gia tập luyện, thi văn nghệ nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11;

3.7. Tư vấn giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9:

+ Hình thức tổ chức: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối 9 thông qua tình hình thực tế về năng lực học tập, sức khoẻ của học sinh, như cầu về lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như nhu cầu thực tế của xã hội.

+ Dự kiến số tiết:01 tiết / tháng

4. Thực hiện các công tác kiêm nhiệm:

+ Quản lí hoạt động chuyên môn của Sử-Địa.

+ Quản lí lớp chủ nhiệm: 6A,6D.7A,9D.

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với tổ chuyên môn

- Chủ động, xây dụng kế hoạch từng tuần, tháng cụ thể. Tổ chức tốt và hiệu quả các hoạt động chuyên môn và đánh giá đúng thực chất năng lực của giáo viên theo công văn hướng dẫn.

- TTCM thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động chuyên môn trong tổ và các điều chỉnh về chuyên môn.

- Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra hồ sơ để điều chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động dạy và học.

2. Đối với giáo viên

- Mỗi giáo viên thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và chấp hành sự phân công chuyên môn và thực hiện đúng nhiệm vụ giáo viên.

- Tổ chức dạy tốt các môn học theo hướng bám sát nội dung chương trình phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện việc lồng ghép các chủ đề giáo dục.

- Từng giáo viên phải có sự đầu tư thích đáng cho chuyên môn, từng bài dạy phải có sự chuẩn bị chu đáo. Mỗi giáo viên phải nắm vững quy trình soạn giảng “Tìm hiểu kĩ nội dung kiến thức, yêu cầu chuẩn kiến thức-kĩ năng; nghiên cứu mục tiêu bài giảng trên thực tiễn học sinh từng lớp, trên cơ sở trang thiết bị của nhà trường và có thể tự làm; chọn phương pháp phù hợp”.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng dẫn của ngành; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, phát huy khả năng học tập của học sinh, tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm ...trong dạy học.

- Hướng dẫn phương pháp học tập phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn; bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh, vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc để không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn.

- Tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng tốt các thiết bị dạy học điện tử được cấp trong giảng dạy, khai thác hiệu quả tranh ảnh, các phần mềm chuyên dụng cho các bộ môn, nhằm phát huy tối đa tính năng của các phương tiện trực quan. Chú ý không lạm dụng công nghệ thông tin mà phải kết hợp hợp lý giữa các phương pháp trong đó có việc vận dụng CNTT.

- Có định hướng cho học sinh khá giỏi, giúp các em tự bồi dưỡng từ những năm đầu cấp học.

- Đôn đốc nhắc nhở cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.

D. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Thời gian

Những nhiệm vụ trọng tâm

Người

thực hiện

Tháng 8/2020

- Tổ chức ôn, kiểm tra lại đối với những học sinh trong diện kiểm tra lại môn Địa lí 7.

- Tập huấn sử dụng phần mềm Zoom

- Họp tổ chuyên môn:

+ Học tập các văn bản có liên quan;

+ Phân công chuyên môn; thống nhất các loại hồ sơ, các bước tổ chức hoạt động dạy học, …

- GVCN nhận lớp, cho HS học tập Quy chế

GV tổ CM GV tổ CM

GV tổ CM

GV tổ CM

GVCN

Tháng 9/2020

- Tham dự Khai giảng năm học:2020-2021

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Hoàn thành đăng kí danh hiệu thi đua năm học.

- Triển khai và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.

- Xây dựng kế hoạch dạy học, KH bồi dưỡng HSG (Môn Lịch sử-Địa lí lớp 9).

- Sinh hoạt CM xây dựng và thực hiện dạy thể nghiệm chuyên đề thao giảng. Chuyên đề “ Định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí”. GV thực hiện Nguyễn Thị Thu Nga.

GV tổ CM GV tổ CM GV tổ CM GV tổ CM

GV dạy BD

GV tổ CM

Tháng 10/2019

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn (Đánh giá công tác thực hiện chuyên môn tháng 9, xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng 10)

- Bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Kiểm tra chuyên đề đổi mới PP dạy học ( Cô B)

- Kiểm tra hồ sơ cá nhân (lần 1)

- Ra đề - duyệt - nộp đề kiểm tra giữa kì các môn: Lịch sử, Địa lí, GDCD về chuyên môn nhà trường.

- Nhập điểm phần mềm SMAS.

GV tổ CM

GV tổ CM

GV dạy BD

A+B

TTCM

GV tổ CM

GV tổ CM

Tháng 11/2020

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn (Đánh giá công tác thực hiện chuyên môn tháng 10, xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng 11)

- Kiểm tra HĐSP nhà giáo ( Cô Kim Anh).

- Tham gia coi, chấm, vào điểm kiểm tra giữa kì I.

- Thực hiện tiết dạy vận dụng lại chuyên đề “ Định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Địa lí”. GV thực hiện Nguyễn Thị Thắm.

- Dự sinh hoạt cụm chuyên môn tại trường TH-THCS ChưHreng môn GDCD.

- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi 2 môn Địa lí, Lịch sử.

- GVCN nhắc nhở HS luyện tập văn nghệ chào mừng này 20/11.

- Nhập điểm phần mềm SMAS.

GV tổ CM

GV tổ CM

Hoan+K.Anh

GV tổ CM

GV tổ CM

Hoan+Quỳnh

GVdạy BD

GVCN

GV tổ CM

Tháng 12/2020

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch. GV vừa dạy vừa ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối HK cho học sinh.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn (Đánh giá công tác thực hiện chuyên môn tháng 11, xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng 12)

- Kiểm tra nội bộ (cô Nga) Chuyên đề: “Ra đề kiểm tra, chấm chữa bài kiểm tra học sinh”.

- Ôn tập, Kiểm tra học kì I,

- Hoàn thành chương trình HK I.

- Nộp báo cáo – thống kê 2 mặt GD HK HK I.

- Khảo sát, lập sanh sách HS đủ điều kiện tham dự thi HSG cấp TP.

GV tổ CM

GV tổ CM

Hoan+NgaGV tổ CM

GV tổ CM

GVCN

GV dạy BD

Tháng 1/2021

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn:

+ Đánh giá công tác chuyên môn học kì I, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong HK II.

+ Xây dựng kế hoạch chuyên môn tháng 1/2021.

- Phối hợp cùng các tổ chuyên môn trong trường Tổ chức câu lạc bộ: "Vui học - học vui rèn kĩ năng sống".

- Học sinh tham dự thi HSG cấp thành phố môn Lịch sử, Địa lí.

GV tổ CM

GV tổ CM

GV tổ CM

Học sinh

Tháng 2/2021

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Thực hiện chương trình –TKB HK II

- Sinh hoạt tổ chuyên môn:

+ Đánh giá công tác chuyên môn tháng 1, xây dựng kế hoạch tháng 2

+ Xây dựng chuyên đề và dạy thể nghiệm chuyên đề (lần 2) môn Lịch sử ( GV thực hiện Phạm văn Hoan).

- Dạy vận dụng chuyên đề lần 2 (Cô Kim Anh)

- Tham gia Hội thi GV dạy giỏi cấp TP.

- Tham dự các hoạt động Mừng Đảng-Mừng Xuân.

GV tổ CM

GV tổ CM

GV tổ CM

GV tổ CM

………….

GV tổ CM

Tháng 3/2021

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Sinh hoạt tổ chuyên môn: Xây dựng, thực hiện dạy thể nghiệm chuyên đề môn GDCD. GV thực hiện Hà Thị Thu Quỳnh.

- Ra đề kiểm tra giữa học kì II các môn : Địa lí, Lịch sử, GDCD.

- Hoàn thành chấm, nhập điểm kiểm tra vào phần mềm quản lí SMAS.

- Nộp và chấm SKKN, ĐT NCKHSPƯD.

- Kiểm tra nội bộ: Kiểm tra việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.( thầy Hoan)

GV tổ CM

GV tổ CM

GV tổ CM

GV tổ CM

GV đăng kí

BGH

Tháng 4/2021

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Lên lớp, dự giờ GV trong tổ

- Xây dựng đề cương ôn tập học kì II

- Tham dự tổng kết cụm chuyên môn tại trường.

- Kiểm tra hồ sơ cá nhân.

- Kiểm tra nội bộ: Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học”.

( Cô Thắm)

GV tổ CM

GV tổ CM

Đ/c Nga

TTCM

GV tổ CM

GV tổ CM

Tháng 5/2021

- Thực hiện chuyên môn theo kế hoạch.

- Kiểm tra nội bộ: Chuyên đề : “Lồng ghép- tích hợp trong dạy học”. ( Cô Hà).

- Gv vừa dạy, vủa tổ chức ôn tập kiến thức trọng tâm HK II cho học sinh.

- Phân công giáo viên ra đề, chấm bài kiểm tra HK II.

- Tham gia tổ chức kiểm tra HKII, chấm điểm, nộp báo cáo thống kê.

- GVCN hoàn thành Hồ sơ lớp 9, tham gia xét tốt nghiệp THCS.

- GVCN hoàn thành báo cáo hai mặt giáo dục

- Sinh hoạt tổ chuyên môn xếp loại thi đua năm học, đánh giá chuẩn nghề nghiệp.

- Nộp các báo cáo, hồ sơ tổ chuyên môn về chuyên môn nhà trường.

GV tổ CM

Hoan+Hà

GV tổ CM

GV tổ CM

GV tổ CM

Cô Nga

GVCN

GV tổ CM

GV tổ CM

VI. NHỮNG ĐỀ XUẤT: Không.

Trên đây là kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Sử - Địa trường THCS ... năm học 2020 - 2021. Giáo viên trong tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch này để xây dựng kế hoạch cá nhân cho phù hợp./. Tài liệu này được tham khảo từ các thầy cô giáo tại các trường học trên cả nước.

Nơi nhận:

- Ban Giám hiệu (B/c);

- Giáo viên tổ chuyên môn (T/h)

- Lưu hồ sơ tổ CM

DUYỆT CỦA BGH

(Kí tên, đóng dấu)

T/M TỔ CHUYÊN MÔN

Tổ trưởng

Phạm Văn A

>> Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THCS

4. Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THPT

Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THPT - Mẫu 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...

TRƯỜNG THPT ...........

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
Số: .../KH-NHT..........., ngày ….. tháng ….. năm ……

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 LỚP 10

NĂM HỌC................

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ công văn số 1094/SGDĐT-GDTrH ngày 13 tháng 4 năm ...... của Sở Giáo dục và Đào tạo ........... về hướng dẫn thực hiện hoạt động chuyên môn hoàn thành nhiệm vụ năm học ......

Căn cứ điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, trường THPT ........... xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 khối lớp 10 năm học ...........; nội dung cụ thể:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chuẩn bị cho học sinh đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia vào việc học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn, đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp sau này. Chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực của người học.

- Tổ chức giáo dục, rèn luyện cho học sinh đầy đủ kỹ năng cần thiết, đảm bảo thực hiện giáo dục định hướng nghề nghiệp giúp học sinh đủ khả năng tiếp cận nghề nghiệp theo đúng năng lực, sở trường.

2. Yêu cầu

- Phù hợp với phẩm chất, năng lực, nguyện vọng của học sinh khi học tập.

- Phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường.

- Đảm bảo tính chủ động, hiệu quả trong xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học ...........

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trường trung học phổ thông ........... được thành lập năm 2004 trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo ...........; Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân ........... về việc thành lập Trường Trung học phổ thông ............

1. Học sinh

- Chỉ tiêu tuyển sinh năm học .............: 17 lớp 10 (765 học sinh)

2. Đội ngũ Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên 2.1. Giáo viên

TTTổ bộ mônGiáo viênĐảng viênSố giáo viên
Biên
chế (cơ
hữu)
Hợp đồng thỉnh giảngTrình độ chuyên môn
T.sốNữ>ĐHĐHKhác
1Ngữ văn
2Lịch sử
3Địa lý
4GDCD
5Tiếng Anh
6Toán
7Vật lý
8Hóa học
9Sinh học
10KTCC
11KTNN
12Thể dục
13Giáo dục quốc phòng
14Tin học
15Nghề PT
Tổng

2.2. Cán bộ - Nhân viên

TTBộ phậnSố lượngĐảng viênSố cán bộ - nhân viên
Biên
chế (cơ
hữu)
Hợp đồngTrình độ
T.sốNữ>ĐHĐHKhác
1BGH
2TNTN (TPT
3Kế toán
4Thủ quỹ
5Thu ngân
6Thư viện
7TB-THTN
8Học vụ - G.vụ
9Y tế
10Văn thu
11Bảo vệ
12Phục vụ
13Giám thị
14Văn phòng
Tổng

2.3. Trình độ đội ngũ

Tổng số

(CBQL, GV, NV)

Trình độ đào tạo
Tiến sĩThạc sĩĐại họcCao đẳnTrung cấpKhác

3. Cơ sở vật chất

Chỉ danh

Số lượng

Diện tích/ Qui cách kỹ thuật /Công năng

Diện tích trƣờng

01

13.980 m2

Phòng học

45

1.827 m2 (60 m2/phòng)

Phòng TN Lý

01

60 m2

Phòng TN Hóa

01

60 m2

Phòng TN Sinh

01

60 m2

Phòng TH Dinh Dưỡng

01

60 m2

Phòng Vi tính

02

208,8 m2 (48 máy/ phòng)

Phòng Đa năng

01

69,6 m2 (phục vụ giảng dạy giáo án điện tử)

Hội trường

01

790,7 m2 (224 chỗ ngồi)

Nhà tập TDTT đa năng

-

-

Thư Viện

01

90 m2

Phòng truyền thống

01

63 m2

Phòng Giáo viên

01

63 m2

Phòng Y tế

01

25,2 m2

Phòng Đồ dùng dạy học

01

25,2 m2

B. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nguyên tắc:

- Đảm bảo mục tiêu, nội dung, thời lượng của Chương trình GDPT 2018. Xây dựng các

giáo án lựa chọn phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường.

- Tổ chức tư vấn nhóm môn lựa chọn cho Phụ huynh và học sinh, giúp học sinh và phụ huynh lựa chọn nhóm môn phù hợp với năng lực và sở trường. Mỗi học sinh có 2 nguyện vọng lựa chọn theo thứ tự ưu tiên.

2. Nội dung giáo dục

2.1. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1 (tiếng Anh); Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

2.2. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn (lựa chọn 05 môn):

- Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

- Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hóa học, Sinh học.

- Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).

- Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

2.3. Các chuyên đề học tập: học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù

hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Lưu ý: Nhà trường xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

3. Quy trình thực hiện:

- Bướ 1: Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình, dự kiến biên chế lớp.

- Bước 2: Công khai thông tin tuyển sinh 10 (văn bản, website...)

- Bước 3: Chuẩn bị cơ sở vật chất, điều kiện dạy học.

- Bước 4: Tiếp nhận danh sách trúng tuyển lớp 10 năm học ..........

- Bước 5: Tổ chức tư vấn PHHS, học sinh về việc lựa chọn môn học và tiến hành đăng ký nguyện vọng.

- Bớc 6: Công bố danh sách lớp.

4. Dự kiến thực hiện chƣơng trình và biên chế lớp

4.1. Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc

ToánNgữ vănNgoại ngữGiáo dục thể chấtGiáo dục quốc phòngHoạt động trải nghiệm hướng nghiệpNội dung giáo dục địa phương
Tiếng Anh+ Bóng chuyền
+ Cầu lông
+ Đá cầu
105 tiết/
1 năm
105 tiết/
1 năm
105 tiết/
1 năm
70 tiết/
1 năm
35 tiết/1 năm105 tiết/
1 năm
35 tiết/1
năm

4.2. Nhóm môn học lựa chọn (chọn 05 môn) và 03 cụm chuyên đề

ĐỊNH HƯỚNGMÃ NHÓMMÔN LỰA CHỌN (05 MÔN)03 CỤM
CHUYÊN ĐỀ
SỐ LỚP
(dự kiến)
Xét tuyển ĐH
khối A, A1, A2, D1…
N1
Lý – Hóa – Sinh
Kinh tế và Pháp luật – Tin học
Toán – Tiếng
Anh – Lý
4
Xét tuyển ĐH
khối A1, C, C7, D1…
N2
Lý – Sử – Địa
Kinh tế và Pháp luật – Tin học
Toán – Tiếng
Anh – Ngữ văn
3
Xét tuyển ĐH
khối A6, B, B2,
B8, D1…
N3
Hóa – Sinh – Địa
Kinh tế và Pháp luật – Tin học
Toán – Tiếng
Anh – Hóa
3
Xét tuyển ĐH
khối C, C12,
C13, D1…
N4
Sinh – Sử – Địa
Kinh tế và Pháp luật – Tin học
Toán – Tiếng
Anh – Ngữ văn
2
Xét tuyển ĐH
khối A, A1, A2,
D1…
N5
Lý – Hóa – Sinh
Sử – Công nghệ (Công nghiệp)
Toán – Tiếng
Anh – Lý
2
Xét tuyển ĐH
khối A1, C, C7,
D1…
N6Lý – Sử – Địa
Âm nhạc – Công nghệ (Công
nghiệp)
Toán – Tiếng
Anh – Ngữ văn
1
Xét tuyển ĐH
khối A6, B, B2,
B8, D1…
N7Hóa – Sinh – Địa
Mỹ thuật – Công nghệ (Nông
nghiệp)
Toán – Tiếng
Anh – Hóa
1
Xét tuyển ĐH
khối A8, B1, C3,
D1…
N8Sinh – Sử – Kinh tế và Pháp luật
Mỹ thuật – Công nghệ (Nông
nghiệp)
Toán – Tiếng
Anh – Ngữ văn
1

- Số lớp thực tế phụ thuộc vào số lượng học sinh đăng ký theo từng mã nhóm và theo thứ tự 2 nguyện vọng ưu tiên.

- Giáo viên chưa giảng dạy đủ số tiết nghĩa vụ/1 tuần được phân công kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, phụ trách hướng dẫn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục địa phương,..để đảm bảo đủ số tiết nghĩa vụ trong 01 năm học theo quy định.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG 1. Chương trình dạy học 02 buổi/ngày

- Thực hiện dạy học 02 buổi/ngày nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng nhu cầu của giao đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng sống; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, dạy học ứng dụng STEM, nghiên cứu khoa học...) cho học sinh, dự kiến số tiết cụ thể như sau:

STT

Môn

Khối 10

Ghi chú

1

Toán

2

2

Văn

2

3

Ngoại ngữ

2

4


Lý; Hóa; Sinh; Sử;

Địa; Giáo dục kinh tế

và pháp luật

2

Tùy theo lựa chọn môn của học sinh,

nhà trường bố trí 2 tiết/môn phù hợp với

tình hình lớp, tối đa 2 tiết/tuần

Tổng số tiết

8

2. Chương trình học tiếng Anh với giáo viên nƣớc ngoài

- Đối tượng: học sinh lớp 10.

- Thời gian học: Theo khung thời gian năm học .......... của UBND Thành phố.

- Số lớp học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài: 17 lớp 10.

- Số tiết: 2 tiết/1 tuần.

3. Chương trình học tăng cƣờng tiếng Anh

- Đối tượng: học sinh có năng khiếu ngoại ngữ, có nhu cầu tham gia lớp tăng cường tiếng Anh.

- Thời gian học: Theo khung thời gian năm học..........của UBND Thành phố.

- Số lớp học tăng cường tiếng Anh: 7 lớp 10.

- Số tiết: 2 tiết/1 tuần.

4. Chương trình Tin học chuẩn quốc tế MOS

- Thực hiện Kế hoạch số 1274/KH-SGDĐT ngày 04/5/2021 của Sở GDĐT về triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông TP. Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế, giai đoạn 2021-2030”.

- Đối tượng: học sinh lớp 10.

- Thời gian học: Theo khung thời gian năm học.......... của UBND Thành phố.

- Số lớp học chương trình Tin học chuẩn quốc tế MOS: 17 lớp 10.

- Số tiết: 01 tiết/1 tuần (ngoài số tiết theo quy định của Bộ GDĐT).

5. Chương trình giáo dục kỹ năng sống

- Thực hiện Văn bản số 2896/GDĐT-CTTT ngày 09 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong các cơ sở giáo dục trực thuộc.

- Đối tượng: học sinh lớp 10.

- Thời gian học: Theo khung thời gian năm học ..........của UBND Thành phố.

- Số lớp học chương trình giáo dục kỹ năng sống: 17 lớp 10.

- Số tiết: 01 tiết/1 tuần (ngoài số tiết theo quy định của Bộ GDĐT).

6. Chương trình tập luyện Thể dục thể thao tự chọn – nâng cao (01 tiết/tuần); Hoạt động các Câu lạc bộ (học thuật, rèn luyện kỹ năng, văn nghệ, thể dục thể thao,...); ... được tổ chức thường xuyên vào thứ Bảy hàng tuần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về phẩm chất lẫn năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

7. Chương trình tổ chức bán trú cho học sinh có nhu cầu

- Nhằm tạo điều kiện cho học sinh có nhu cầu ở lại trưa học tập, rèn luyện và hoạt động cả ngày tại trường, nhà trường có tổ chức hoạt động bán trú cho học sinh năm học ...........

- Đối tượng: học sinh lớp 10,11,12 có nhu cầu.

- Số buổi nghỉ trưa tại trường: từ 4 - 5 buổi/tuần (tùy theo thời khóa biểu học của mỗi lớp).

- Phòng ngủ: đáp ứng đủ số lượng học sinh đăng ký, được trang bị máy lạnh, quạt, đèn, chiếu, gối ... đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, sạch sẽ.

- Suất ăn: do căn tin nhà trường phục vụ tại chỗ (nấu tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bếp ăn đảm bảo quy trình 1 chiều).

IV. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Ban Giám hiệu

- Xây dựng Kế hoạch giáo dục (KHGD) nhà trường năm học .........., tổ chức phân công phù hợp, triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng phương án lựa chọn môn học cho học sinh lựa chọn phù hợp với tình hình của nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Thành lập Ban tư vấn để giúp học sinh hiểu về yêu cầu nội dung giáo dục, lựa chọn môn học, chuyên đề học tập phù hợp theo đúng tinh thần của Chương trình GDPT 2018.

- Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Huy động tất cả lực lượng, nguồn lực cùng tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

2. Tổ chuyên môn

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên theo đúng kế hoạch nhà trường.

- Tổ chức xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động giáo dục, xây dựng các chủ đề dạy học, các chuyên đề chuyên sâu theo bộ môn.

- Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình GDPT 2018 của tổ chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường; dự báo những thuận lợi, khó khăn và đề ra những giải pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. Tổ chức giới thiệu nội dung môn học lên website của nhà trường, hỗ trợ PHHS các thông tin cần thiết trong việc lựa chọn môn học.

- Thường xuyên giám sát, hỗ trợ công việc của các thành viên trong tổ chuyên môn để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và đề xuất nhà trường các biện pháp xử lý. Tổng hợp ý kiến và báo cáo các lãnh đạo nhà trường trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT.

3. Giáo viên

- Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Triển khai kế hoạch dạy học, giáo dục cho từng lớp theo phân công và thời khóa biểu.

- Tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục THPT.

- Phối hợp và hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện KHGD nhà trường.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khối lớp 10, năm học .........., kế hoạch có thể được điều chỉnh cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Hiệu trưởng nhà trường đề nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện nghiêm Kế hoạch này./.

Nơi nhận:

- Phòng GDTrH Sở GD&ĐT (“để báo cáo”);

- Ban Giám hiệu;

- TTCM (để thực hiện);

- Toàn thể GV, NV;

- PHHS, HS;

- Niêm yết P.GV, web trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THPT - Mẫu 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.......

TRƯỜNG THPT …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

KẾ HOẠCH
Hoạt động Tổ …
Năm học 20..... – 20.....

Căn cứ vào công văn số…………….. /BGDĐT-GDTrH, ngày … tháng 8 năm 20..... của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học Phổ thông năm học 20..... -20.....;

Căn cứ vào Kế hoạch năm học 20..... - 20..... của Trường THPT …, Tổ … xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 20..... - 20..... như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Bối cảnh năm học

Năm học 20..... - 20..... nhà trường tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực; …

Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; …

Thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; …

2. Thuận lợi

- Tổ có … giáo viên đạt chuẩn. Các tổ viên đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác…

- Đội ngũ giáo viên trong tổ hầu hết có năng lực khá, giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy…

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, cảnh quan, môi trường, điều kiện dạy học ngày càng được cải thiện …

- Năm học 20..... - 20..... là năm học giáo viên đã làm quen với chương trình SGK mới; phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy….

- Giáo viên của Tổ nhiệt tình trong giảng dạy ...

- Nhà trường đã có những đầu tư về trang thiết bị đặc biệt là những trang thiết bị hiện đại cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dạy học ...

- …..................................................................

3. Khó khăn

- Tổ …. nên gặp nhiều trở ngại trong triển khai hoạt động và quản lí giáo viên.

- Trình độ vận dụng thông tin vào trong công tác dạy học … đáp ứng ? nhiệm vụ dạy học.

-…..................................................................

4. Tình hình đội ngũ năm học 20..... - 20.....

- Tổ có … giáo viên. Một lãnh đạo... (trong đó: … nam, … nữ)

- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn.

STT

Họ và tên

Trình độ

Đạt chuẩn

Chuyên Môn

1

2

3

II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC

1. Xây dựng Kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết và thực hiện đúng chương trình và kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt

2. Thực hiện đúng và đủ công tác dạy tự chọn môn …

3. Thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp (văn bản hướng dẫn và tài liệu tham khảo tại địa chỉ..................... Tổ … đưa các nội dung vào bài dạy cụ thể như sau:

- …................................................................

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy nhằm phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh …

- …................................................................

5. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:

+ Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học với các mục tiêu cụ thể như …

+ Đổi mới hình thức tổ chức dạy học …

+ Tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá …

+ Tổ chức dạy học với tiết học ngoài nhà trường:

Khối … thực hiện nội dung …

Khối … thực hiện nội dung …

Khối … thực hiện nội dung …

6. Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

+ Dạy học theo định hướng nghiên cứu bài học … tiết

+ Dạy học chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

Trong Học kỳ I …. chuyên đề … do …

Trong Học kỳ II …. chuyên đề … do …

+ Thảo luận các vấn đề, các nội dung khó dạy hàng tháng, rút kinh nghiệm trong toàn tổ.

7. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học vào bài giảng… .

8. Xét hết tập sự cho …

9. Cập nhật thông tin giáo viên đầy đủ trên hệ thống thông tin quản lý nhà trường của Ngành GD thành phố …

II. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Xây dựng tư tưởng, đạo đức tác phong của giáo viên trong tổ

a) Chỉ tiêu:

- …................................................................

- ….................................................................

b) Biện pháp thực hiện:

- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước …

- Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chính trị.

- Gương mẫu trong công tác, đoàn kết với đồng nghiệp, gần gũi với học sinh …

- Duy trì kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ ...

- Thực hiện kiểm tra nội bộ …

10. Giữ vững và nâng cao chất lượng, hạn chế học sinh bỏ học, đảm bảo công tác phổ cập giáo dục THCS.

1. Chỉ tiêu:

- Tỷ lệ lưu ban, bỏ học không quá … %.

- Tỷ lệ chuyên cần … %.

- Hoàn thành …

2. Biện pháp thực hiện:

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao … Phối hợp cha mẹ học sinh, GVCN ….

- Nâng cao vai trò …

- Nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với năng lực trình độ học sinh, phương pháp dạy học đổi mới tạo hứng thú cho học sinh, ôn tập phụ đạo cho học sinh yếu kém …

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp… cho học sinh trong các tiết sinh hoạt để thu hút học sinh …

- Tăng cường công tác kiểm tra, …

- Thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn…

- Tổ chức … lớp phụ đạo cho học sinh yếu ... vào thứ … trong tuần. Giao Thầy (cô) … phụ trách.

GVBM theo dõi, lập danh sách cử đi học … gửi … thống kê, theo dõi …

Giáo việc dạy phụ đạo báo cáo tình hình học tập của học sinh cho Tổ trưởng và Lãnh đạo trường để tổ chức phối hợp với cha mẹ học sinh … vào cuối mỗi tháng …

3. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh giáo dục học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.

a) Về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Các chỉ tiêu:

Danh hiệu thi đua của tổ và chất lượng bộ môn (phụ lục kèm theo) …

Thực hiện đầy đủ chương trình, không cắt xét, bỏ nội dung dạy học.

Có Kế hoạch dạy học chi tiết theo từng khối lớp (theo định hướng đổi mới) được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

- Biện pháp thực hiện.

Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đúng tiến độ, đúng mức độ yêu cầu chương trình và kế hoạch giáo dục …

Soạn giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phù hợp đối tượng …

Đổi mới phương pháp dạy học, Tổ chuyên môn tổ chức tăng cường dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh, giúp học sinh vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề thực tiễn.

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng vận dụng và liên hệ thực tế...

Vận dụng tốt các phương pháp dạy học vào các đối tượng khác nhau. Tăng cường rèn luyện kĩ năng cho học sinh, bám sát đối tượng …

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách hiệu quả, chú ý tích hợp liên môn, bảo vệ môi trường, …

…...............................................................

b) Về bồi dưỡng học sinh giỏi

- Các chỉ tiêu:

Đội tuyển HSG tham dự thi HSG cấp thành phố...

Tham gia các Hội thi, hoạt động chuyên môn, học sinh nghiên cứu khoa học …

- Biện pháp thực hiện:

Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi các lớp...

Tăng cường số buổi bồi dưỡng thêm cho đội tuyển …

Tổ chức xét chọn đội tuyển … phát hiện học sinh có năng khiếu ….

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học sinh tham gia học bồi dưỡng …và dự thi….

Tổ chức hội thi ý tưởng sáng tạo, …

Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học …

c) Về phụ đạo học sinh yếu

- Các chỉ tiêu:

Kiểm tra, rà soát, phát hiện sớm tất cả học sinh yếu không theo kịp chương trình...

Không để học sinh diện yếu, kém phải bỏ học và không được phụ đạo, hướng dẫn giúp đỡ …

- Biện pháp thực hiện:

Xây dựng chương trình phụ đạo...

Tăng cường kiểm tra theo dõi …

Phối hợp cha mẹ học sinh, địa phương trong giáo dục học sinh ….

8. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.

a) Các chỉ tiêu:

- 100% giáo viên nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa, nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ GDĐT. …

- Thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi …

- Tổ trưởng, dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất có …tiết dạy/giáo viên/năm; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất … bài giảng có ứng dụng CNTT, dự giờ đồng nghiệp ít nhất … tiết/năm.

- Tham gia dự thi GV dạy giỏi cấp trường, cấp …. Có ít nhất … trong tổ đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên, có giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp … (khi cơ quan cấp trên tổ chức); không có giáo viên xếp loại yếu theo quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên; …

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học …

- Thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên …

b) Biện pháp thực hiện :

- Tổ CM phải có ít nhất …chuyên đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học/năm

- Mỗi giáo viên phải có … chuyên đề tự bồi dưỡng chuyên môn

- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên đề do nhà trường và Sở tổ chức

- Thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm các giáo viên.

- TTCM kiểm tra hồ sơ giáo viên mỗi tháng 1 lần; kiểm tra kế hoạch giảng dạy hàng...

- Đảm bảo sinh hoạt tổ chuyên môn … lần/tháng…

- Tham gia các Hội thi cấp trường và cấp …

- Tích cực và có ý thức trong công tác tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn.

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thao giảng, … của chuyên môn.

- Nghiên cứu nội dung chương trình để dạy học theo hướng nghiên cứu bài học.

- Có kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực và xây dựng giáo án tích hợp.

10. Nâng cao thành tích các Hội thi cấp...

a) Các chỉ tiêu:

- Trong tổ có ít nhất … GV tham gia ít nhất một cuộc thi do sở tổ chức.

b) Biện pháp thực hiện:

- Tổ tạo mọi điều kiện để giáo viên trong tổ và học sinh tham gia đầy đủ các hội thi trong khả năng của nhà trường có thể.

- Tạo điều kiện về thời gian và động viên giáo viên và học sinh tích cực học tập để thu được kết quả cao trong các kì thi Học sinh giỏi …

Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên.

a) Các chỉ tiêu:

- …% giáo viên trong tổ biết soạn giáo án áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học, khai thác mạng internet phục vụ dạy học. Có …% ở mức thành thạo …

- 100% giáo viên có kỹ năng ứng dụng phần mềm quản lý và đánh giá kết quả học sinh …

- Triển khai các chuyên đề trong trong năm học theo kế hoạch xây dựng:

- Học kì I thực hiện … chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh

+ Chuyên đề 2 …

- Học kì II thực hiện … chuyên đề:

+ Chuyên đề 3: Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học

+ Chuyên đề 4: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học

+ Chuyên đề 5 …

- Thao giảng:

+ HK I: ít nhất … tiết;

+ HK II: ít nhất … tiết.

- Dự giờ rút kinh nghiệm, đánh giá: … tiết/gv/năm học

- Kiểm tra kế hoạch giảng dạy: …lần/tháng

- Kiểm tra tiến độ cho điểm: … lần/tháng

b) Các biện pháp thực hiện:

- Tiếp thu và thực hiện nghiêm chỉnh văn bản Quy định trách nhiệm và cơ chế làm việc giữa Lãnh đạo và tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn với tổ các tổ viên.

- Phát huy quyền làm chủ, tính tự giác và chủ động của cán bộ giáo viên trong mọi mặt hoạt động.

- Tổ trưởng lập kế hoạch kiểm tra cấp tổ.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau kiểm tra …

- Tổ chức kiểm tra và đánh giá, xếp loại học sinh phải lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình GDPT làm cơ sở, đảm bảo khách quan thống nhất.

- Các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên các tổ viên ra đề phải có ma trận đề nộp cho Tổ trưởng trước khi kiểm tra …

Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

a) Các chỉ tiêu:

- Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Hợp tác với … để có buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp hiệu quả.

b) Biện pháp thực hiện:

- Nghiên cứu các câu hỏi chuyên đề phù hợp với nội dung chuyên đề…. Xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nề nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả, tham gia đầy đủ các buổi tham quan, học tập các di sản văn hóa nếu có điều kiện.

- Thực hiện các buổi ngoại khóa, tuyên truyền...

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

- Đề nghị bổ sung những thiết bị thí nghiệm thực hành khối … và khối... do bị hỏng, trang bị thêm …

Trên đây là kế hoạch năm học 20..... -20..... nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của tổ …./.

HIỆU TRƯỞNG

….……, ngày … tháng … năm 20.....

Tổ trưởng

Đính kèm các Phụ lục:

- Kế hoạch Thực hiện chương trình
- Đăng ký thi đua tập thể, cá nhân
- Thao giảng, ngoại khóa
- Kiểm tra chuyên môn
- …

>> Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên THPT

IV. Mẫu kế hoạch dạy học của Tổ chuyên môn theo Công văn 5512

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT )

TRƯỜNG: ...............................
TỔ: .........................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC .........................., KHỐI LỚP............

(Năm học 20..... - 20.....)

I. Đặc điểm tình hình

Số lớp: .................. ; Số học sinh: ................... ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có) :……………

Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: ...................; Trình độ đào tạo : Cao đẳng: ........ Đại học:...........; Trên đại học:.............

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt:.............; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........

Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

2

3

Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

2

...

Kế hoạch dạy học

Phân phối chương trình

STT

Bài học (1)

Số tiết (2)

Yêu cầu cần đạt (3)

1

2

...

Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)

STT

Chuyên đề (1)

Số tiết (2)

Yêu cầu cần đạt (3)

1

2

(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.

(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.

(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu (mức độ) cần đạt.

Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian (1)

Thời điểm (2)

Yêu cầu cần đạt (3)

Hình thức (4)

Giữa Học kỳ 1

Cuối Học kỳ 1

Giữa Học kỳ 2

Cuối Học kỳ 2

(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.

(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.

(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).

(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.

Các nội dung khác (nếu có):

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày.... tháng..... năm 20…

HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xem thêm:

Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và nhà trường, đảm bảo yêu cầu thực hiện chương trình GDPT mới nhất.

Trên đây là nội dung chi tiết của Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên năm 2023 - 2024. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô. Chúc các thầy cô làm tốt công tác chuyên môn của mình!

Đánh giá bài viết
11 146.700
Sắp xếp theo

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm