Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học năm 2024 - 2025

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học năm 2024 - 2025 giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng kế hoạch giáo dục các môn học chi tiết năm học 2024 - 2025 cho trường mình theo đúng quy định mới ban hành.

1. Kế hoạch dạy học là gì?

Kế hoạch dạy học là kế hoạch của một tiết học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình môn học, thể hiện được mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả , được gọi là 4 thành tố cơ bản của bài học. Hay nói cách khác, kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy, dự kiến các nguồn lực học tập, tổ cức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy - học.

Kế hoạch dạy học sẽ là một sẽ là một sơ đồ logic để người giáo viên tiến hành bài giảng của mình một cách logic và tuân theo những ý đồ giảng dạy đã lên sẵn ý tưởng để đạt được những hiệu quả mong muốn nhất.

- Ý nghĩa của việc lập kế hoạch dạy học

+ Lập kế hoạch dạy học có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó giúp giáo viên quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn

+ Lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác , chủ động, sáng tạo của cá nhân giáo viên và học sinh

2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học

Phụ lục 02

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP ...

NĂM HỌC 202… – 202...

A. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu chương trình môn học; nghiên cứu sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường, các sách giáo khoa khác thực hiện môn học có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt để chọn các nội dung phù hợp thực hiện tích hợp, bổ sung, xây dựng chủ đề dạy học đưa vào kế hoạch dạy học môn học; nghiên cứu kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học của các cấp có thẩm quyền và các quy định khác có liên quan của Hiệu trưởng nhà trường (nếu có).

- Nghiên cứu điều kiện tổ chức dạy học môn học gồm: đội ngũ giáo viên, nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có); nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, … chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn và các điều kiện đảm bảo khác có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục môn học trong năm học tại nhà trường.

- Tìm hiểu về đặc điểm đối tượng học sinh gồm: các đặc điểm về vùng miền; hoàn cảnh gia đình của học sinh; đặc điểm về chất lượng học tập lớp dưới, học các môn tự chọn, chất lượng học tập các môn học bắt buộc (dựa vào hồ sơ bàn giao chất lượng giáo dục)…

2. Tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện môn học; tổng hợp xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục các môn học theo khối, lớp; tổ chức trao đổi, thảo luận giữa các thành viên tổ chuyên môn về dự thảo kế hoạch; hoàn thiện dự thảo kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch môn học theo khối, lớp.

3. Giáo viên dạy học các môn học chủ động nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và các nội dung liên quan khác lập kế hoạch giáo dục cho môn học mình phụ trách, phù hợp điều kiện thực tiễn; giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp lập kế hoạch giáo dục/thời khóa biểu cho lớp học mình phụ trách theo ngày/tuần/tháng phù hợp với kế hoạch chung của toàn khối, toàn trường; tổng phụ trách đội dự thảo kế hoạch hoạt động, thống nhất với tổ chuyên môn, giáo viên làm công tác chủ nhiệm về hình thức và nội dung tiết Sinh hoạt dưới cờ để thực hiện trong toàn trường.

4. Tổ chuyên môn xác định những chủ đề/bài học có những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung; tổ chức xây dựng kế hoạch môn học, hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục môn học theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung điều chỉnh kế hoạch giáo dục môn học trong quá trình thực hiện.

B. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch (chương trình môn học, sách giáo khoa sử dụng tại nhà trường, các sách giáo khoa khác thực hiện môn học có trong danh mục được Bộ GDĐT phê duyệt, kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học của nhà trường, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện các môn học của các cấp có thẩm quyền …)

II. Điều kiện thực hiện các môn học (đội ngũ giáo viên, nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn (nếu có); nội dung giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, … chủ đề hoạt động giáo dục tập thể, nội dung thực hiện tích hợp liên môn, đặc điểm đối tượng học sinh,…)

III. Kế hoạch thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục

1. Môn/hoạt động giáo dục …….

STT

Chương trình

Sách giáo khoa

Nội dung điều chỉnh, bổ sung

Thời gian thực hiện

Ghi chú

Mạch nội dung/Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Tên bài học/Chủ đề học tập

Yêu cầu cần đạt

Tiết học-Thời lượng

- …

- …

2. Môn/hoạt động giáo dục….

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giáo viên (Giáo viên phụ trách môn học, giáo viên chủ nhiệm)

2. Tổ trưởng (Khối trưởng)

3. Tổng phụ trách đội.

4. Phó hiệu trưởng.

5. Hiệu trưởng.

Tổ trưởngHiệu trưởng

IV. Mục đích xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học nhằm đạt tới các mục đích sau:

  • Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm